Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 11 - Tiết 35: Tỉnh Bình Dương các nghề thủ công truyền thống và làng nghề

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản:

+ Lịch sử hình thnh v pht triển cc lng nghề truyền thống.

+ Giới thiệu các làng nghề và địa bàn phn bố sản xuất.

2/ Xét về tư tưởng: Bồi dưỡng tình yu qu hương đất nước, hiểu biết và yêu thích từ đó dịnh hướng chọn nghề.

3/ Kỹ năng: Khái quát, sưu tầm, nhận xét.

4/ Phương pháp: Giảng thuật, phát vấn kết hợp với sử dụng tranh ảnh, tư liệu do học sinh sưu tầm.

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.

- Sch “Lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương”.

- Bản đồ “hnh chính tỉnh Bình Dương”

-Tranh ảnh.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 11 - Tiết 35: Tỉnh Bình Dương các nghề thủ công truyền thống và làng nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35 Tiết: 35 Ngày soạn: Ngày dạy: PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (TIẾT 1) CÁC NGHÊ THỦ CƠNG TRUYỀN THỐNG VÀ LÀNG NGHỀ Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản: + Lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. + Giới thiệu các làng nghề và địa bàn phân bố sản xuất. 2/ Xét về tư tưởng: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hiểu biết và yêu thích từ đĩ dịnh hướng chọn nghề. 3/ Kỹ năng: Khái quát, sưu tầm, nhận xét. 4/ Phương pháp: Giảng thuật, phát vấn kết hợp với sử dụng tranh ảnh, tư liệu do học sinh sưu tầm. II. Tư liệu và đồ dùng dạy học. - Sách “Lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương”. - Bản đồ “hành chính tỉnh Bình Dương” -Tranh ảnh. III. Tiến trình tổ chức dạy và học. HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC NỘI DUNG HỌC SINH CẦN NẮM Các em hãy cho biết BD cĩ những nghề truyền thống nào? - H/s phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung. Theo các em, những nghề thủ cơng ấy ra đời từ khi nào? - H/s phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung. - GV khái quát quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề. Nhấn mạnh tính địa phương và bản sắc, đồng thời làm nổi bật điều kiện thuận lợi để phát triển. Hãy thử kể tên một số làng nghề Gốm nổi tiếng ở BD mà em biết? - H/s phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung. (H/s cĩ thể trình bày sự chuẩn bị của mình bằng các tài liệu sưu tầm hoặc hiện vật thực tế; GV đánh giá và cĩ thể cho điểm khuyến khích) - GV dùng các tư liệu, tranh ảnh, hiện vật để minh họa và sử dụng lược đồ hành chính tỉnh để nêu phân bố (nếu cĩ). Hãy thử kể tên một số làng nghề sơn mài nổi tiếng ở BD mà em biết? Hãy thử kể tên một số làng nghề sơn mài nổi tiếng ở BD mà em biết? - GV dùng các tư liệu, tranh ảnh, hiện vật để minh họa và sử dụng lược đồ hành chính tỉnh để nêu phân bố (nếu cĩ). 1/. LS hình thành và phát triển các làng nghền truyền thống ở Bình Dương: - Bình Dương là nơi tập trung nhiều nghề truyền thống cĩ lịch sử lâu đời và nổi tiếng. - Từ thời cổ đại, trên vùng đất Tân Uyên đã cĩ nghề Gốm qua các di chỉ khảo cổ tim được, mang đậm nét Văn hĩa sơng Đồng Nai. - Vào khoảng giữa TK XVII, nhà Nguyễn khai phá vùng đất Nam bộ, những người đến định cư đã mang theo các nghề thủ cơng từ các miền đến và phát triển chúng. - Bình Dương cĩ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các nghề thủ cơng như: Đan lát, điêu khắc gỗ, vẽ tranh trên kính, đặc biệt nổi tiếng là nghề gốm và sơn mài. - Nghề Gốm: cĩ lịch sử lâu đời hàng nghìn năm, phat triển mạnh từ cuối TK XIX với làng gốm Lái Thiêu. Hiện nay, gốm sứ Bình Dương cĩ tới hơn 80 cơ sở sản xuất với hơn 200 triệu sản phẩm mỗi năm, xuất khẩu ra hơn 50 quốc gia. Gốm BD mang đậm hồn Việt, đất Việt cĩ tính mỹ thuật cao, gĩp phần truyền bá văn hĩa Việt ra quốc tế. - Nghề Sơn mài: phát triển ở BD cách nay hơn 200 năm (khỏang TK XVIII). Đầu TK XX, người Pháp mở trường dạy phat triển hơn nữa nghề này. Đây là nghề kết hợp giữa thủ cơng và nghệ thuật. Ngày nay, sản phẩm sơn mài BD rất phong phú, đa dạng, nổi tiếng cả trong nước và xuất khẩu. - Nghề chạm khắc gỗ: xuất hiện vào đầu TK XVII. Làng Phú Cường từng nổi tiếng là trung tâm cưa xẻ gỗ lớn nhất Nam Kỳ. Ngày nay, một số cơ sở sản xuất đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. 2/. Giới thiệu địa bàn phân bố và một số cơ sở nghề truyền thống ở BD: a/. Nghề Gốm sứ: Làng nghề Tân Phước Khánh (Tân Khánh) (xã Tân Phước Khánh – Tân Uyên) nổi tiếng với lị gốm Thái Xương Hịa. Làng nghề Lái Thiêu (Lái Thiêu – Thuận An), nổi tiếng với các lị gốm như: Anh Ký, Quảng Thái Xương, Hưng Long. Làng nghề Chánh Nghĩa cịn gọi là gốm Bà Lụa (Thị Xã TDM), các lị: Vương Long, Chín Thuận, Tứ Hiệp Thành. Ngồi ra, BD cịn cĩ cơ sở sản xuất gốm cơng nghiệp nổi tiếng Minh Long I (Thuận An). b/. Nghề Sơn mài: Làng nghề Tương Bình Hiệp là cái nơi của ngành sơn mài Thủ Dầu Một. Là nơi chuyên cung cấp nghệ nhân cho các xưởng sơn mài nổi tiếng như: Thành Lễ, Trần Hà. c/. Nghề Chạm khắc gỗ: Làng nghề Phú Thọ, các cơ sở sản xuất nổi tiếng như: Thành Lễ, Đồng Tâm, Kim Hưng, d/. Các nghề khác: Vẽ tranh trên kính (Lái Thiêu – Thuận An). Đan tre (Phú An – Bến Cát). Làm guốc (Bình Nhâm – Thuận An). Làm nhang (An Bình – Dĩ An). IV/ Sơ kết bài học: 1/ Củng cố bài: GV đặt câu hỏi hệ thống các kiến thức cơ bản của bài. 2/ Dặn dò: Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau với nội dung: Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời, Tỉnh ủy TDM thành lập và lãnh đạo hai cuộc kháng chiến. Ký duyệt: Rút kinh nghiệm: Tuần: 36 Tiết: 36 Ngày soạn: Ngày dạy: PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH DƯƠNG (TIẾT 2) CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN RA ĐỜI, TỈNH ỦY THỦ DẦU MỘT THÀNH LẬP VÀ LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản: + Sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở BD. + Khái quát sự lãnh đạo của Tỉnh Ủy TDM trong hai cuộc kháng chiến. 2/ Xét về tư tưởng: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hiểu thêm về vùng đất, con người BD. 3/ Kỹ năng: Khái quát, nhận xét. 4/ Phương pháp: Giảng thuật, phát vấn kết hợp với sử dụng tranh ảnh, tư liệu. II. Tư liệu và đồ dùng dạy học. - Sách “Lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương”. - Bản đồ “hành chính tỉnh Bình Dương” - Tranh ảnh. III. Tiến trình tổ chức dạy và học. HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC NỘI DUNG HỌC SINH CẦN NẮM Các em hãy cho biết ĐCS VN thành lập ngày tháng năm nào? - H/s phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung. - GV khái quàt tình hình địa danh, địa giới những năm 30 ở Đơng Nam Bộ và sự hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên. Hãy lập bảng niên biểu theo mẫu sau: T. gian Nội dung Người đứng đầu - GV hướng dẫn học sinh lập bảng dựa vào SGK kèm theo khái quát. - H/s theo dõi sách hồn thành. - GV cũng yêu cầu H/s lập bảng thống kê như trên. - H/s theo dõi sách hồn thành. - GV sử dụng tranh ảnh, lược đồ và tư liệu để minh họa. Hãy thử kể tên một số chiến khu nổi tiếng ở BD mà em biết? - GV liên hệ thực tế ở địa phương. 1/. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời: - 10/1929, tại đồn điền cao su Phú Riềng (Biên Hịa) đã thành lập chi bộ Cộng sản do Đ/c Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư. - 1/1930, chi bộ dự bị đặc biệt đề pơ xe lửa Dĩ An ra đời do Đ/c Nguyễn Đức Thiệu làm bí thư. - 8/1930, chi bộ Cộng sản xã Bình Nhâm (Lái Thiêu) ra đời với các Đảng viên đầu tiên: Ba Phèn, Hồ Văn Cống (Hai Cống), Nguyễn Văn Tiết (Sáu Tiết), Nguyễn Văn Lộng, Đinh Văn Sáng. - 11/1930, sau khi thành lập, chi bộ đã lãnh đạo nhân dân TDM đấu tranh kỷ niệm CM tháng Mười Nga và ủng hộ Xơ Viết Nghệ Tĩnh. 2/. Tỉnh Ủy TDM ra đời (2/1936) Cuối 1935, nhiều chi bộ Cộng sản lần lượt ra đời ở An Thạnh, An Sơn, Tân Khánh, 2/1936, Tỉnh Ủy lâm thời TDM được thành lập do Đ/c Trương Văn Nhâm làm bí thư. Cuối 1936, được cơng nhận chính thức, Đ/c Hồ Văn Cống được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. 27/3/1943, tái lập Tỉnh ủy TDM, Đ/c Văn Cơng Khai làm Bí thư Tỉnh ủy. 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám được Tỉnh ủy lãnh đạo thành cơng gĩp phần vào thành cơng chung của cả nước. 3/. Tỉnh Ủy TDM trong hai cuộc kháng chiến (1945 – 1975): 3/1946, Đảng rút vào hoạt động bí mật, Đ/c Nguyễn Văn Tiết làm Bí thư, Đ/c Văn Cơng Khai làm Phĩ Bí thư Tỉnh ủy. 5/1948, Đ/c Vũ Duy Hanh làm Bí thư Tỉnh ủy. 1955, Đ/c Lê Đình Nhơn làm Bí thư Tỉnh ủy. 10/1956, Đ/c Võ Văn Đợi làm Bí thư Tỉnh ủy. 6/1961, Đ/c Nguyễn Văn Trung làm Bí thư Tỉnh ủy. 10/1972, Đ/c Nguyễn Văn Luơng làm Bí thư Tỉnh ủy. Trong hai cuộc chiến, Tỉnh ủy TDM đã vượt qua muơn vàn khĩ khăn để tồn tại và phát triển phong trào cách mạng TDM, làm nên những chiến thắng vang dội. Với các địa danh nổi tiếng: Chiến khu Đ, Thuận An Hịa, Long Nguyên, Tam Giác Sắt, rừng Kiến An, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, đã đi vào lịch sử hào hùng của cả nước, gĩp phần giải phĩng hịan tồn MN, thống nhất đất nước. IV/ Sơ kết bài học: 1/ Củng cố bài: GV đặt câu hỏi hệ thống các kiến thức cơ bản của bài. 2/ Dặn dò: Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau với nội dung: Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời, Tỉnh ủy TDM thành lập và lãnh đạo hai cuộc kháng chiến. Ký duyệt: Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_dia_phuong_lop_11_tiet_35_tinh_binh_duong_ca.doc