Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 52, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến trước năm 1873

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.Về kiến thức: HS càn nắm

 - Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp

 - Quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1873

 - Cuộ kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873

 2.Về kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử

 - Biết liên hệ, rút ra bài ọc kinh nghiệm

 3.Về thái độ:

 - Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng

 - Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông

 - Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà nguyễn trong việc mất nước cuối thế kỷ XIX

 - Có nhận thức đúng đắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể

II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY-HỌC

 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ

 - Tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam từ 1858-1873

II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC

 1.Giới thiệu bài mới:

 - Chương trình lịch sử lớp 11 gồm 3 phần

 + Phần một: Lịch sử thế giới Cận đại cuối thế kỷ XIX đến 1917

 + Phần hai: Lịch sử thế giới Hiện đại từ 1917-1945

 + Phần ba: lịch sử Việt Nam từ 1858-1918

 - Cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong phần một và phần hai, hôm nay cô trò chúng ta sẽ chuyển sang phần ba tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ 1858-1918

 - Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta là gì? Quá trình xâm lược của Pháp diễn ra như thế nào? Nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược như thế nào? Đó là những nội dung cơ bản của bài 19 và 20

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 52, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến trước năm 1873, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 22+ 23 Ngày soạn: 12-02-2008 PHẦN BA LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858-1918 CHƯƠNG I VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC Từ năm 1858 đến trước năm 1873 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức: HS càn nắm - Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp - Quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1873 - Cuộ kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873 2.Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử - Biết liên hệ, rút ra bài ọc kinh nghiệm 3.Về thái độ: - Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng - Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông - Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà nguyễn trong việc mất nước cuối thế kỷ XIX - Có nhận thức đúng đắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY-HỌC - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ - Tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam từ 1858-1873 II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC 1.Giới thiệu bài mới: - Chương trình lịch sử lớp 11 gồm 3 phần + Phần một: Lịch sử thế giới Cận đại cuối thế kỷ XIX đến 1917 + Phần hai: Lịch sử thế giới Hiện đại từ 1917-1945 + Phần ba: lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 - Cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong phần một và phần hai, hôm nay cô trò chúng ta sẽ chuyển sang phần ba tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 - Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta là gì? Quá trình xâm lược của Pháp diễn ra như thế nào? Nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược như thế nào? Đó là những nội dung cơ bản của bài 19 và 20 2.Dạy và học bài mới: Hoạt độg của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Trước khi tìm hiểu về cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX -trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam - GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức SGK, em hãy nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam giữa thế kỷ XIX ? -HS dựa vào kiến thức SGK trình bày, giáo viên nhận xét, chốt ý * Chính trị: - Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802 nguyễn Aùnh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, đến 1804 đổi tên nước là Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XIX Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hoá - Tuy nhiên trãi qua nữa thế kỷ, đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng: nhà Nguyễn đã thi hành chính sách cai trị chuyên chế ở mức độ cao, dùng những điều luật hà khắc để trừng trị mọi hành vi coi là phản nghịch, chống đối triều đình, tệ quan lại tham nhũng, nạn cường hào hà hiếp dân lành phổ biến khắp nơi * Kinh tế : - Nông nghiệp: Sa sút, tuy triều đình nhà Nguyễn đã có những chính sách khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích, nhưng hầu hết ruộng đất khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Đê điều không được chăm sóc, thiên tai, mất mùa, đói kém thừng xuyên xảy ra - Công thương nghiệp: bị đình đốn, lạc hậu. Do nhà nước nắm độc quyền sản xuất công nghiệp và thương mại, vì vậy đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại, để ngăn chặn sự dòm ngó và xâm nhập của tư bản phương Tây, nhà nước thực hiện chính sách bế quan toả cảng, khiến cho nước ta bị cô lập với bên ngoài, kiềm hãm sự phát triển nền kinh tế *Xã hội: - Cấm đạo, tàn sát giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn xã hội, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho cuộc kháng chiến sau này, nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra: Khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Lê Văn khôi, Nông Vanê Vân - GV chuyển ý nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình nước ta lúc bấy giờ? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhấn mạnh: + Tạo điều kiện cho tư bản phương Tây xâm lược + Triều Nguyễn không có khả năng phòng thủ đất nước trước hoạ xâm lược cũa phương Tây Hoạt động 2:Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Dựa vào những kiến thức đã học trong chương ttrình lịch sử lớp 10, em hãy cho biết Việt Nam tiếp xúc với phương Tây từ khi nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhấn mạnh: + Từ thế kỷ XVI, sau cuộc phát kiến địa lý, các lái buôn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đến Việt Nam đặt quan hệ mua bán. Sau đó là Pháp, Anh . Lúc đầu đơn giản chỉ là buôn bán và truyền đạo, về sau chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu ngày càng lớn. Vì vậy các nước phương Tây đã tiến hành tranh giành thị trường buôn bán và muốn xâm lược các nước biến thành thuộc địa + Vì vậy đến thế kỷ XVII, người Anh định chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam không thành - Trong cuộc chạy đua thôn tính Phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam: thế kỷ XVII, các giáo sĩ Pháp đến Việt Nam truyền đạo, lợi dụng việc truyền đạo một số giáo sĩ dò xét tình hình, vẽ bản đồ, vạch kế hoạch cho cuộc xâm nhập của người Pháp sau này - Cuối thế kỳ XVIII, khi phong trào Nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Aùnh đã cầu cứu nước ngoài nhằm khôi phục lại quyền lực. Chớp lấy cơ hội đó, năm 1787 Giám mục Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Vécxai . Theo Hiệp ước này, tư bản Pháp hứa sẽ giúp Nguyễn Aùnh đánh lại nhà Tây Sơn, đổi lại Pháp được sở hữu cảng Hội An, Côn Lôn và độc quyền buôn bán ở Việt Nam - GV giảng đôi nét về Bá Đa Lộc: + Là người Pháp, năm 1776 được phái sang Campuchia ở đây ông gặp Nguyễn Aùnh. Bá Đa Lộc đã thuyết phục Nguyễn Aùnh cầu viện Pháp + Năm 1874 Nguyễn Aùnh giao Vương Aán và Hoàng tử Cảnh ( mới 5 tuổi ) nhờ Bá Đa Lộc đưa sang Pháp. Được sự đồng ý của vua Pháp, Bá Đa Lộc đã thay mặt Nguyễn Aùnh ký với Pháp Hiệp ước Vécxai năm 1787 - Đến giữa thế kỷ XIX, nước Pháp tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam, tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á. Vì vậy năm 1857 Napôlêông III lập ra Hội đồng Nam kỳ bàn cách can thiệp vào nước ta -Trước chính sách bế quan toả cảng và cấm đạo của triều Nguyễn, Pháp cho sứ thần tới Huế đòi được tư do mua bán và truyền đạo. Lệnh cho Phó Đô đốc Rigôn đơ Giơ nui y chỉ huy hạm đội Pháp đánh Việt Nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu ( Trung Quốc ) - GV chốt ý: tất cả những hành động trên của thực dân Pháp, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược - Vậy Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam như thế nào, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh chống thực dân Pháp ra sao, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 3 Hoạt động 1: Làm việc theo cá nhân - GV chuyển ý nêu câu hỏi: Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã bộc lộ khá rõ ràng. Vây Pháp đã lấy cớ gì để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhấn mạnh: + Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn tàn sát giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha + Pháp đã kêu gọi nữ hoàng Tây Ban Nha cùng với Pháp đem quân đánh Việt Nam -Sau nhiều lần đưa quân tới khêu khích, chiều ngày 31-8-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha với khoảng 3.000 binh lính, 14 chiến thuyền kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẳng ( GV sử dụng lược đồ giúp HS xác định vị trí tấn công của Pháp ) - GV nêu câu hỏi:Tại sao Pháp chọn Đà Nẳng là mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? - HS suy nghĩ trả lời, GV chốy ý:Vì + Đà Nẳng là cửa cảng sâu, tàu chiến Pháp có thể dể dàng hoạt động + Đà Nẳng gần kinh thành Huế, chiếm Đà Nẳng làm bàn đạp tấn công Huế + Thực dân Pháp cho rằng Việt Nam theo chế độ quân chủ chuyên chế, Triều đình Nguyễn nắm mọi quyền hành, quyết định mọi vấn đề của đất nước. Vì vậy nếu chiếm được khinh thành Huế, Nhà Nguyễn đầu hàng thì coi như Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm Việt Nam Pháp thực hiện Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh - Một lý do khác Pháp chọn Đà Nẳng là vì: Đà Nẳng là nơi Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô giáo, Pháp hy vọng được giáo dân ở đây ủng hộ - Sáng ngày 1-9-1858, Pháp gởi tối hậu thư: buộc triều đình nhà Nguyễn mở cửa cho Pháp tự do mua bán và phaỉo trả lời trong vòng 2 ngày. Chưa đến hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà - Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Tri Phương cùng với quân dân Đà Nẳng xây dựng phòng truyến Liên Trì ở tả và hữu ngạn sông Đà Nẳng, nhân dân thực hiện kế sách “ vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn. Kết quả Liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 trên bán đảo Sơn Trà. Quân Tây Ban Nha rút lui khỏi cuộc xâm lược - GV trình bày mở rộng :Uûng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Đà Nẳng, Đốc Học Phạm Văn Nghị đã đem 300 quân từ Bắc vào kinh thành Huế được lên đường giết giặc - GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa thắng lợi của nhân dân Đà Nẳng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhấn mạnh: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu bị phá sản Hoạt động 1: làm việc cá nhân - GV trình bày:Không thể chiếm được Đà Nẳng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định - GV nêu câu hỏi: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định ? - HS suy nghĩ trả lời, Gv chốt ý: + Gia Định là vựa lúa của Việt Nam, nếu chiếm được Gia Định sẽ cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực cho triều đình nhà Nguyễn + Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng, từ đây có thể sang Campuchia một cách dể dàng, từ đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp + Gia Định là vùng sông nước, Pháp có thể vừa dùng tàu chiến để hành quân, vừa là căn cứ quân sự của quân Pháp - GV trình bày tiếp: + Đến ngày 10 –2-1859 Pháp đến Vũng Tàu + Ngày 15-2-1859 quân Pháp tiến sát thành Gia Định + Ngày 17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định, đến trưa quân Pháp chiếm được thành, quan quân triều đình nhà Nguyễn tan rã - Tuy Pháp đã chiếm được thành Gia Định, nhưng nhân dân ta vẫn chủ động kháng chiến: quấy rối, tiêu diệt chúng. Cuối cùng quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, rút quân xuống tàu chiến - GV nêu câu hỏi: Thắng lợi của quân dân ta tại Gia Định có ý nghĩa như thế nào? - HS dựa vào kiến thức SGK trả lời, GV nhấn mạnh - Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kỳ có sự thay đổi: + Lúc này thực dân Pháp sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia, phải rút bớt quân. Số quân còn lại Gia Định chỉ khoảng 1.000 tên, phải rải ra trên một tuyến dài tới 10 Km + Đúng ra lúc này triều đình phải chủ động tấn công tiêu diệt quân Pháp, nhưng lúc này trong nội bộ triều đình Huế đã có sự phân hoá, chia l2m 2 phe: phe chủ chiến, phe chủ hoà. Vì vậy triều đình do dự chưa có hành động gì: quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hoà - Mặc dù triều đình Nguyễn không có hành động gì, nhưng nhân dân Gia Định vẫn tiếp tục tấn công địch: Đồn chợ Rẫy, phòng tuyến Chí Hoà. Vì vậy Pháp không thể mở rộng đánh chiếm được Gia Định, ở vào thế tiến thoái lưỡng nan - GV nêu câu hỏi cho học sinh về nhà suy nghĩ: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẳng và Gia Định? - HS về nhà suy nghĩ, trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh: + Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên chống Pháp, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp + Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân ta kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao Hoạt động 2:Làm việc cá nhân - Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc, quân Pháp liền kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng việc đánh chiếm nước ta - GV trình bày tóm tắt chiến sự ở Đà Nẳng - Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn. - GV yêu cầu HS: Trình bày những nét chính về Nguyễn Trung Trực và chiến công của nghĩa quân NTT - GV gọi 1 HS đọc nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất trong SHK - GV nêu câu hỏi: Rút ra nhận xét của em về Hiệp ước Nhâm Tuất? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chốt ý: + Đây là một Hiệp ước bất bình đẳng + Thể hiện sự đầu hàng của nhà Nguyễn Hoạt động 1: làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Tình hình 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ sau Hiệp ước Nhâm Tuất? - HS dựa vào kiến thức SGK trình bày, GV nhận xét, giảng: + Thực hiện những điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862 với Pháp, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà + Nhưng nghĩa quân vẫn không chịu hạ vũ khí, tiếp tục chống Pháp. Các sĩ phu yêu nước bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa quân đánh Pháp, chống bọn phong kiến đầu hàng - GV trình bày về cuộc khởi nghĩa của Trương Định, cho HS nghi tóm tắt Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV trình bày: Lấy được 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị, chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng, chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ - GV nêu câu hỏi: 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ đã rơi vào tay Pháp như thế nào? -HS dựa vào kiến thức SGK trình bày -GV cần làm rõ việc Phan Thanh Giản giao nộp thành Vĩnh Long cho Pháp +Lực lượng giữa ta và Pháp lúc này có sự chênh lệch rất lớn. Nếu chống cự thì 1% thắng lợi cũng không có +Để tránh cuộc giao chiến không có lợi, Phan Thanh Giản quyết định nộp thành cho Pháp -GV tiếp tục trình bày về việc Pháp chiếm thành Ang Giang, Hà Tiên Thể hiện lòng thương dân ( # Nguyễn Tri Phương, ông không bám vào tư tưởng trung quân ) GV tiếp tục nêu câu hỏi: Thái độ của nhân dân ở 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ? -HS trình bày, GV nhận xét, giảng: +Trương Định +Nguyễn Trung Trực: Tên tay sai Trần Bá lộc hiến kế cho Pháp: bắt những người thân của nghĩa quân. NTT hạvũ khí, nạp mình cho Pháp -GV nhấn mạnh: do tương quan lực lượng, vũ khí thô sơ, cuối cùng phong trào thất bại -GV chuyển ý: Tuy cuối cùng thất bại, nhưng phong trào yêu nước thời kỳ này là một biểu hiện sinh động về lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta -GV nêu câu hỏi:Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kỳ có điểm gì mới? -HS dựa vào kiến thức đã tiếp thu trình bày -GV nhận xét, nhấn mạnh: +Từ sau Hiệp ước 1862 cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chất độc lập với triều đình +Vừa chống Pháp, vừa chống Phong kiến đầu hàng +Cuốc kháng chiến của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình I.Liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. 1.Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX-trước khi Pháp xâm lược * Chính trị: - Giữa thế kỷ XIX Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. - Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng *Kinh tế: - Nông nghiệp: sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra - Công thương nghiệp: đình đốn, lạc hậu, nhà nước thực hiện chính sách bế quan toả cảng * Xã hội: -Nhà Nguyễn cấm đạo, tàn sát giáo sĩ phương Tây - Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã xảy ra 2.Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta - Các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là Pháp đã nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm ( TK XVI ) -Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam - Năm 1787 Bá Đa Lộc đã giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước VécXai - 1857 Napôleông III lập ra Hội đồng Nam Kỳ bàn cách can thiệp vào nước ta Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược 3.Chiến sự ở Đà Nẳng năm 1858 - Ngày 31-8-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẳng - Ngày 1-9-1858 Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam - Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân dân Đà Nẳng chiến đấu anh dũng Pháp bị cầm chân tại Đà Nẳng Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu bị phá sản II.Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh Miền Đông Nam Kỳ từ năm 1859 đến năm 1862 1.Kháng chiến ở Gia Định - 2-1859 Pháp chuyển hướng đánh vào Gia Định - Ngày 17-2-1859 Pháp chiếm thành Gia Định - Nhân dân chủ động kháng chiến, chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch, Pháp phải phá thành, rút quân xuống tàu chiến Làm phá sản “Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp” Pháp chuyển sang “chinh phục từng gói nhỏ” 2.Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam kỳ. Hiệp ước 5-6-1862 - Ngày 23-2-1861 Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà.. hạ được đồn . Pháp chiếm Định Tường ( 1861 ), Biên Hoà ( 1861 ), Vĩnh Long ( 1862 ) - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn: nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm tàu chiến của Pháp trên dòng sông Vàm Cỏ - 5-6-1862 triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất ( SGK ) III.Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ sau Hiệp ước 1862 1.Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862 - Sau Hiệp ước 1862 phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ vẫn tiếp diễn - Cuộc khởi nghĩa Trương Định ( 1862-1864 ): lập căn cứ ở Tân Hoà-Gò Công, gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp dùng tay sai dẫn đường, đánh úp bất ngờ, Trương Định hy sinh năm 44 tuổi 2.Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, phong trào chống Pháp ở miền Tây Nam kỳ - Vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862, Thực dân Pháp yêu cầu triều đình giao nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ cho chúng - Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ 20 đến 24-6-1867 thực dân Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ) không tốn một viên đạn -Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kỳ vẫn tiếp tục dâng cao: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân Từ sau 1862 cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chất độc lập với triều NguyễnThất bại Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta 4.Sơ kết bài: a.Củng cố: - Từ 1858-1862 thực dân Pháp đã chiếm 6 tỉnh Nam kỳ - Nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất - Phong trào kháng chiến của nhân dân ta diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, nhưng do sự chênh lệch lực lượng, vũ khí, phomg trào chống Pháp của nhân dân Nam kỳ thời kỳ này đều thất bại - GV nêu câu hỏi mhận thức: Em hãy so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân ta từ 1858-1873? + Triều Nguyễn: đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những yêu cầu đòi hỏi của Pháp + Nhân dân chủ động chống đứng lên chống Pháp với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân vẫn tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo b.Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK - Đọc trước bài 20:Chiến sự lan rộng ra tòn quốc. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 đến 1884 . Nhà nguyễn đầu hàng

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_52_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khan.doc
Giáo án liên quan