Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 6, Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm

 - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gây chiến và xâm lược. Các nước đế quốc thuộc cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này

 - Biết được các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chất và những hậu quả tai hại của nó đối với xã hội loài người

 - Biết giải thích vì sao chỉ có Đảng Bônsêvich Nga, đứng đầu là Lênin, đứng vững trước thử thách của chiến tranh, lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, đấu tranh giành hoà bình và cải tạo xã hội

 2.Về kỹ năng:

 - Phân biệt được các khái niệm “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “ chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”

 - Biết sử dụng lược đồ trình bày diễn biến của chiến tranh

 3.Về thái độ:

 - Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc

II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC:

 - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất

 - Bảng thống kê hậu quả của chiến tranh

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 6, Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 6 Ngày 12-10-2007 CHƯƠNG II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918 ) BÀI 6 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gây chiến và xâm lược. Các nước đế quốc thuộc cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này - Biết được các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chất và những hậu quả tai hại của nó đối với xã hội loài người - Biết giải thích vì sao chỉ có Đảng Bônsêvich Nga, đứng đầu là Lênin, đứng vững trước thử thách của chiến tranh, lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, đấu tranh giành hoà bình và cải tạo xã hội 2.Về kỹ năng: - Phân biệt được các khái niệm “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “ chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa” - Biết sử dụng lược đồ trình bày diễn biến của chiến tranh 3.Về thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC: - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất - Bảng thống kê hậu quả của chiến tranh III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DAY-HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử Châu Phi từ thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX ? Rút ra nhận xét của em về phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi? - Chính sách bành trướng của mỹ đối với khu vực Mỹ La Tinh? 2.Giới thiệu bài mới: Từ 1914-1918 nhân loại phải trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn vào vòng chiến hàng chục nước, chủ yếu là ở Châu Aâu, đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và của. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc chiến tranh này đã diễn ra như thế nào và hậu quả của cuộc chiến tranh . Cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 3.Tổ chức dạy học trên lớp Hoạt động của thầy và trò Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV giúp học sinh mnhớ lại tình hình các nước tư bản trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? - HS dựa vào nội dung GV vừa trình bày, suy nghĩ, trả lời -GV nhận xét, nhấn mạnh: chủ nghĩa tư bản phát triển không đều - GV nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại những biểu hiện sự phát triển không đều của các nước đế quốc vào cuối TK XIX đầu XX? - HS nhớ lại kiến thức đã học, trả lời, giáo viên chốt ý chính: + Anh, Pháp: nền kinh tế gỉm sút , mất địa vị độc tôn đứng dầu thế giới, nhưng lại nhiều thuộc địa + Mỹ, Đức: kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhưng lại ít thuộc địa - GV trình bày về âm mưu của các nước đế quốc + Giới cầm quyền Đức đã vạch kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. Nhật, Mỹ cũng ráo riết vạch định chiến lược bành trướng của mình - Vi vậy ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu XX các cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa đã nổ ra - GV chuyển ý yêu cầu HS:Nêu những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc ở cuối thế kỷ XIX đầu XX? - GV làm rõ mục đích của từng cuộc chiến tranh - GV tiếp tục trình bày: trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất. Từ những năm 80, giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hết lãnh thổ châu Aâu và vươn ra bên ngoài thôn tính các thuộc địa của Anh, Pháp ở châu Á, Châu Phi - GV trình bày sự thành lập 2 khối quân sự + Đức cùng Aùo-Hung-Italia ký hiệp ước tay ba, được gọi là phe Liên minh ( 1882). Đến đầu thế kỷ XX, Italia rút khỏi Liên minh + Để đối phó, Anh, Pháp, Nga ký hiệp ước tay đôi: Pháp-Nga, Pháp-Nga, Anh-Nga ( 1907), gọi là phe hiệp ước - GV trình bày những toan tính của các nước đế quốc + Đức muốn phát động chiến tranh để tiêu diệt kẻ địch của mình là Anh, Pháp chiếm thuộc địa của những nước này, làm suy yếu nga hòng giành lấy Ba Lan, Ucraina và vùng Ban Tích. Aùo-Hung muốn chiếm Xécbi + Anh muốn đánh tan Đức để tiêu diệt kẻ địch nguy hiểm nhất trên thị trường thế giới. Pháp mong giành lại miền Andát và Loren đã bị Đức chiếm trong cuộc chiến tranh Pháp-phổ + Do những toan tính và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc như trên, chiến tranh là điều không thể tránh khỏi - Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang + Đức, Aùo-Hung, Italia chi phí cho quân sự 4 tỷ Mác, chuẩn bị 8 triệu quân + Anh, Pháp, Nga chi phí cho quân sự 5 tỷ Mác Hoạt động 2: làm việc cá nhân -GV chuyển ý nêu câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh bùng nổ? - GV giải thích làm rõ nguyên nhân trực tiếp: +Thái tử Aùo-Hung là người kế vị ngôi vua +Xécbi làmột nước được phe hiệp ước ủng hộ Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV giảng: lúc đầu chỉ có 5 cường quốc, dần dần 38 nước tham gia và nhiều thuộc địa của các nước đế quốc bị lôi kéo vào cuộc chiến - GV yêu cầu HS lập bảng tóm tắt tiến trình của cuộc chiến tranh I. Nguyên nhân của chiến tranh * Nguyên nhân sâu xa: - Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa - Cuối thế kỷ XIX đầu XX, các cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa đã nổ ra + Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) + Chiến tranh Mỹ-TBN (1898) + Chiến tranh Anh-Bô-ơ (1899-1902) + Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) - Các nước đế quốc chia thành 2 khối quân sự Đức Anh L.M Aùo-Hung Pháp H.ước Nga Italia - Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang, tích cực chuẩn bị chiến tranh * Nguyên nhân trực tiếp: Việc thái tử Aùo-Hung bị người Xécbi ám sát chết II. Diễn biến: * Giai đoạn I: 1914-1916 THỜI GIAN CHIẾN SỰ KẾT QUẢ 1914 - 3-8-19145 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp - Nga tấn công phía đông nước Đức - Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ - Đức chiếm được Bỉ, thủ đô Pari bị uy hiếp - Nước Pháp được cứu nguy - Đức-Pháp rút xuống chiến hào ở thế cầm cự trên chiến tuyến dài 780 Km 1915 - Đức, Aùo-Hung dồn sức tấn công Nga - Hai bên ở vào thế cầm cự trên một mặt trận dài 1.200 Km 1916 -Đức chuyển sang tấn công pháo đài Véc-dong của nước pháp - Đức không hạ được Véc-dong, 2 bên thiệt hại nặng - GV sử dụng bản đồ, trình bày diễn biến giai đoạn thứ nhất - GV nêu câu hỏi: Rút ra nhận xét của em về tiến trình của cuộc chiến tranh ở giai đoạn I ? - HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét chấn mạnh - GV trình bày tiếp + Trong 2 năm đầu, để giành thắng lợi, 2 bên đã sử dụng những phươnfg tiện chiến tranh hiện đại: xe tăng, máy bay để trinh sát, ném bom, hơi độc + Vì vậy hai bên đều thiệt hại nặng nề, chỉ trong 2 năm đầu của chiến tranh đã có 6 triệu người chết, 10 triệu người bị thương Hoạt động 2: làm việc cả lớp - GV yêu cầu học sinh lập bảng tóm tắt - Hai bên ở vào thế cầm cự, ưu thế không nghiêng về phe nào * Giai đoạn II: 1917-1918 THỜI GIAN CHIẾN SỰ KẾT QUẢ 2-1917 - Cách mạng dân chủ tư sản Nga thành công - Chính phủ lâm thời tư sản Nga được thành lập, tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh 2-4-1917 - Mỹ tham chiến cùng phe hiệp ước -Chiến sự diễn ra ở cả 2 mặt trận Đông và Tây - Có lợi cho phe hiệp ước -Hai bên ở vào thế cầm cự 11-1917 - Cách mạng tháng 10 Nga thành công - Chính phủ Xô Viết thành lập 3-3-1918 - Chính phủ Xô Viết ký với Đức hoà ước Brrét Litốp - Nga rút khỏi chiến tranh Đầu 1918 - Đức tiếp tục tấn công pháp - Một lần nữa Pari bị uy hiếp 7-1918 - Mỹ đổ bộ vào châu Aâu, chớp thời cơ Anh Pháp phản công - Đồng minh của Đức đầu hàng: Bugari 29-9, Thổ nhĩ Kỳ 30-10, Aùo-Hung 2-11 9-11-1918 - Cách mạng Đức bùng nổ - Nền quân chủ bị lật đổ 1-11-1918 - Chính phủ Đức đầu hàng -VChiến tranh kết thúc - GV làm rõ lý do Mỹ không tham chiến từ đầu, đến đầu năm 1917 lại tham chiến Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất? - HS dựa vào nguyên nhân, diễn biến trả lời - GV treo bảng tóm tắt những thiệt hại của cuộc chiến tranh + Những thiệt hại về người và của từng nước + Thiệt hại chung: 38 nước tham gia, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tổng thiệt hại về vật chất 338 tỷ đôla, chi phí cho quân sự 85 tỉ đôla - Thắng lợi nghiêng về phe hiệp ước III.Tính chất và kết cục của cuộc chiến tranh 1.Tính chất:cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa 2.Kết quả: - Phe liên minh thất bại - Để lại hậu quả nặng nề về người và của - Cách mạng tháng mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh 4.Sơ kết bài học: a.Củng cố: - Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. Sự kiện hoàng thân Aùo-Hung bị ám sát châm ngòi cho cuộc chiến tranh bùng nổ - Kết quả phe liên minh thất bại, để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại b.Dặn dò: - Học bài - Làm bài tập: Viết một đoạn văn ngắn gọn rút ra nhận xét của em về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - Đọc bài mới

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_6_bai_6_chien_tranh_the_gioi_thu.doc
Giáo án liên quan