Giáo án Lịch sử Lớp 11 tự chọn - Tiết 10: Bài tập

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được nội dung của tranh ảnh gắn liền với nội dung sgk

2. Kĩ năng

 - Khai thác tranh ảnh.

 3. Thái độ.

- Có thái độ tích cực, say mê trong việc tìm hiểu nội dung các tranh ảnh, lược đồ.

II. Chuẩn bị

 - GV: Giáo án, nội dung một số tranh ảnh trong sgk

 - HS: vở, sgk, nội dung một số tranh ảnh trong các bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ dạy

2. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 tự chọn - Tiết 10: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạyLớp 11B2 TIẾT 10: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I.Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nắm được nội dung của tranh ảnh gắn liền với nội dung sgk 2. Kĩ năng - Khai thác tranh ảnh. 3. Thái độ. - Có thái độ tích cực, say mê trong việc tìm hiểu nội dung các tranh ảnh, lược đồ. II. Chuẩn bị - GV: Giáo án, nội dung một số tranh ảnh trong sgk - HS: vở, sgk, nội dung một số tranh ảnh trong các bài. III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ dạy 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung hình 1 trang 5 Thiên hoàng Minh Trị (1852- 1912) - GV yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 5 Thiên hoàng Minh Trị (1852- 1912) nêu một vài nét về Thiên hoàng Minh Trị và những cải cách của ông. - GV có thể nêu một vài câu hỏi nhỏ để học sinh suy nghĩ: + Em đánh giá thế nào về tư tưởng, chủ trương cải cách của Minh Trị. + Cải cách của Minh trị có ưu điểm, hạn chế gì? + Vì sao cuộc cải cách của Minh Trị được xem như là cuộc cách mạng tư sản? - Sau khi hs trả lời GV tóm tắt và kết luận *Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung hình 2 trang 6 Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản. - GV hướng dẫn hs quan sát bức tranh giới thiệu đôi nét về sự phát triển ở Nhật Bản: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc, Với tốc độ như Lênin nhận xét: Sau năm 1874, Đức phát triển nhanh chóng hơn Anh và Pháp ba, bốn lần; Nhật Bản phát triển nhanh hơn Nga mười lần. - Sau khi giới thiệu song, GV hỏi hs + Vì sao ngành đóng tàu lại phát triển mạnh ở Nhật Bản? + Ngành đóng tàu phát triển có tác dụng gì đối với kinh tế, quân sự? - Sau khi hs trả lời, GV phân tích, kết luận: *Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung hình 4 trang 11 B.Ti-lắc qua đó thấy được công lao to lớn của ông đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ. - GV hướng dẫn hs quan sát bức tranh, kết hợp với sgk trả lời câu hỏi: + Em biết gì về Ti-lăc? + Đường lối chủ trương của Ti-lăc? + Hãy cho biết các cuộc đấu tranh do Ti-lắc lãnh đạo? - Sau khi hs trình bày, GV nhận xét và tóm tắt. * Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung hình 6 Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc. - GV hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh và giới thiệu đôi nét về quá trình Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc: Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây tăng cường xâm lược lãnh thổ thuộc địa để thoả mãn nhu cầu thị trường tài nguyên và nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc. Tất cả các nước đều hướng về vùng đất rộng lớn Trung Quốc. Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc bắt đầu từ cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh năm 1840 – 1842. Với hiệp ước Nam Kinh tháng 8 – 1842, Trung quốc phải cắt Hương Cảng cho Anh. Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc.. Cho đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm Sơn Đông; Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử; Pháp thôn tính Vân Nam; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc - Sau khi giới thiệu xong, GV hỏi hs: + Vì sao không một đế quốc nào có thể một mình xâm lược được Trung Quốc? + Kể tên nhưng nhân vật trong hình? - Sau khi hs trả lời, GV phân tích, kết luận: +Trong tác phẩm “Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc” Hồ Chí Minh nêu rõ: “Mặc dù Trung Quốc rất suy nhược, mặc dù nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ, nhưng dù sao con số 11.139.000 km2 của nó vẫn là một miếng mồi quá to mà cái mõm của CNĐQ thực dân không thể nuốt trôi ngay một lúc được. Và không thể trong một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489.500.000 người Trung Quốc vào xiềng xích của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên người ta cắt Trung Quốc ra. Cách này chậm hơn nhưng khôn hơn” - Sự phân chia lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện rất rõ trong bức tranh đồng thời thái độ của các nước đế quốc cũng được bộc lộ rõ 1. Thiên hoàng Minh Trị. - Minh Trị là tên hiệu của Thiên Hoàng Nhật Bản Mitsuhitô (1852- 1912), lên ngôi năm 15 tuổi và cai trị suốt 45 năm (1868 - 1912). Ông là người thông minh, có tài năng, có đầu óc canh tân trong chính phủ mới để tiến hành cuộc cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá – giáo dục... nhằm đưa nước Nhật từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN. - Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã góp phần làm biến đổi nền kinh tế - xã hội Nhật Bản một cách sâu sắc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Cải cách Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để bởi còn những hạn chế: chính sách tự do mua bán đất đai chỉ đem lại quyền lợi cho những người giàu có, còn những nông dân nghèo không có đất đai; chính quyền mới không thuộc về tay giai cấp tư sản. 2.Tranh Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản - Do sớm phát triển giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, sản phẩm công - nông nghiệp tăng, nên thương nghiệp khá phát đạt xây dựng được một đội tàu buôn bán hiện đại có thể đi biển xa... Đầu thế kỉ XX do công nghiệp nặng phát triển đặc biệt ngành luyện kim phát triển nên Nhật có thể đóng được tàu chiến hiện đại - Sự phát triển của ngành đóng tàu ở Nhật Bản trong những năm thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX vừa phục vụ sự thông thương một cách đắc lực cho quân đội trong các cuộc chiến tranh đế quốc mà Nhật gây ra hay tham gia. 3. Ti-lắc. - Ti-lắc là nhà cách mạng Ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc đại Ấn Độ, là một học giả, một triết gia về truyền thống Ân Độ và có tinh thần yêu nước nồng nàn. - Để tập hợp nhân dân, Ti-lăc đứng ra tổ chức những ngày lễ hội truyền thống của địa phương mình và các địa phương khác được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Qua các buổi hội làng, ông tuyên truyền và giác ngộ nhân dân. - Trong phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Ấn Độ những năm 1905 – 1907, Ti-lăc hô hào nhân dân đứng lên lật đổ nền thống trị Anh. - Năm 1908 ông bị thực dân Anh bắt và kết án 6 năm tù. Trong nhà tù ông viết sách về triết học truyền thống của Ấn Độ để bày tỏ lòng quyết tâm đối với cách mạng. 4. Tranh Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc. - Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn đứng thứ ba thế giới và số dân đông nhất thế giới. Với những điều kiện thuận lợih về nhân công, tài nguyên...để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành “ cái bánh ngọt mà tất cả các nước đế quốc đều thèm muốn.” Nhưng đây là một miếng mồi quá to nên các nước đế quốc phải cắt nó ra. - Kể từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh đương thời đang chia nhau “cái bánh ngọt Trung Quốc” 3. Củng cố, luyện tập - Một số nội dung chủ yếu của tranh ảnh gắn liền với nội dung bài học. 4. Hướng dẫn học bài - Tìm hiểu thêm nội dung các tranh ảnh, lược đồ gắn liền với nội dung các bài học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tu_chon_tiet_10_bai_tap.doc