Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/Về kiến thức: hiểu rõ :

-Những thay đổi của tình hình thế giới sau CTTG I , chính sách khái thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến về kinh tế-xã hội , văn hóa giáo dục ở VN.

-Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ 1919-1925 có bước phát triển mới.

 2/Về kỹ năng: rèn luyênk kỹ năng phân tích , đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế.

 3/Về thái độ: bồi dưỡng lòng yêu nước , ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược và thóng trị của các nước dế quốc.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

-Bản đồ, tranh ảnh, sgk

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1/Ổn định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày các xu thế phát triển của thế giới hiện nay.Qua đó , hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc.

 3/. Dẫn dắt vào bài mới: ( phần mở đầu của SGK)

 4/. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp:

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết ppct: / Tuần PHẦN II: =================== CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 ==== Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 I/MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/Về kiến thức: hiểu rõ : -Những thay đổi của tình hình thế giới sau CTTG I , chính sách khái thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến về kinh tế-xã hội , văn hóa giáo dục ở VN. -Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ 1919-1925 có bước phát triển mới. 2/Về kỹ năng: rèn luyênk kỹ năng phân tích , đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế. 3/Về thái độ: bồi dưỡng lòng yêu nước , ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược và thóng trị của các nước dế quốc. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: -Bản đồ, tranh ảnh, sgk III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1/Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày các xu thế phát triển của thế giới hiện nay.Qua đó , hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc. 3/. Dẫn dắt vào bài mới: ( phần mở đầu của SGK) 4/. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1 : cả lớp và cá nhân -GV giới thiệu khái quát tình hình thế giới sau CTTG I: Các nước thắng trận họp nhau lại để phân chia lại thế giới , một trật tự thế giới mới đã hình thành. Cuộc chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu Âu.Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên đến 200 tỉ Frăng.CMTM Nga thắng lợi , nước Nga Xô viết ra đời , Quốc tế cộng sản được thành lạpTình hình đó đã tác động mạnh đến VN. -Sau đó , GV nêu vấn đề: nguyên nhân nào làm cho thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở VN ? -HS suy nghỉ trả lời.GV nhận xét chốt ý. -GV nêu câu hỏi : vậy Pháp đã tiến hành khai thác lần thứ hai như thế nào ? -HS dựa vào SGK trả lời. -GV nhận xét sử dụng lược đồ VN để giới thiệu lại những nết chính về biện pháp đầu tư khai thác của Pháp và chôt ý. +Số vốn đầu tư nhanh , qui mổ lớn. +Chủ yếu là đầu tư trong nông nghiệp : mở rộng trồng cây cao su , thành lập các công ty cao su mới +Công nghiệp : dệt , muối , xay xát.. chủ yếu là khai thác mỏ than +Thương nghiệp +Giao thông vận tải +tài chính : Ngân hàng Đông dương , tăng thuế .Ngân sách Đông Dương thu đựoc năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912. GV chuyển ý sang nội dung tiếp theo -GV nêu câu hỏi : những chính sách của thực dân Pháp về chính trị , văn hóa giáo dục là gì? Mục tiêu của những chính sách đó ? -HS dựa vào SGK trả lời ý thứ nhất và trên cơ sở ý 1 rút ra vấn đề cho ý thứ hai. -GV nhận xét bổ sung. +các thủ đoạn về chính trị , văn hóa , giáo dục +Mục tiêu của các chính sách đó. *Cũng cố quyền thống trị ( biện pháp về chính trị , văn hóa ) *Phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.( văn hóa –giáo dục ) -VH-GD cũng có nhiều thay đổi.Hệ thống GV chuyển ý sang nội dung thứ ba: chương trình khai thác lần thứ hai đã tạo ra sự biến đổi về kinh tế , giai cấp xã hội. Hoạt động 2: thảo luận nhóm. -GV chia lớp ra làm 4 nhóm và phân câu hỏi cho từng nhóm để thảo luận +Câu hỏi cho nhóm 1: Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm cho nền kinh tế VN chuyển biến như thế nào? +Câu hỏi cho nhóm 2: giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân đã có sự thay đổi như thế nào ? +Câu hỏi cho nhóm 3: giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản như thế nào ? +Câu hỏi cho nhóm 4: giai cấp công nhân đã có sự thay dổi như thế nào ? -Các nhóm tiến hành thảo luận. -Sau đó mỗi nhóm cử đại diện của mình lên trình bày vấn đề đựoc phân công. -Sau phần trình bày của mỗi nhóm , Gv nhận xét và kết luận. +Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai , nền kinh tế của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.Trong qua trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác ,thực dân Pháp có đầu tư kỹ thuật và nhân lực , song rất hạn chế.Cơ cấu kinh tế VN vẫn mất cân đối.Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ một số vùng -Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa , các giai cấp ở VN có nhiều chuyển biến mới -sau khi các nhóm trình bày xong , GV kết luận chung : Như vậy , từ sau CTTG I đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX , trên đất nước Việt Nam những biến đổi quan trọng về kinh tế , xã hội , văn hóa , giáo dục . Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc , trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú. Câu hỏi củng cố : - Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở V sau CTTG I ? -Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp , các giai cấp Việt nam có sự chuyển biến ra sao ? Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân -GV đặt vấn đề : thế nào là phong trào dân tộc dân chủ ? thông qua tìm hiểu các sự kiện cụ thể àgiải thích thuật ngữ nầy ? -GV giới thiệu vắn tắc về Phan Bội Châu , về chủ trương và hoạt động cứu nước ở Nhật và TQ .Nêu tư liệu về ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô Viết đối với Phan Bội Châu. -GV giới thiệu vắn tắc về Phan Chu Trinh : chủ trương cứu nước, hoạt động cứu nước , đọc tư liệu về Thất điều thư và vua Khải Định THáng 6/1925 , PCT về nước .Ông tiép tục hoạt động , đả phá chế độ quân chủ , đề cao dân quyền quan điểm của ông đựoc nêu trong nhiều buổi diễn thuyết với các chủ đề như “Đạo đức và luân lý Đông-Tây”, “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”.Nhiều tầng lớp nhân dân , nhất là thanh niên rất mến mộ ông Giới thiệu tư liệu về hoạt động Việt kiều ở Pháp - GV nêu câu hỏi : hãy nêu các hoạt động của các tầng lớp giai cấp tư sản , tiểu tư sản và giai cấp công nhân ? - HS dựa vào SGK suy nghỉ trả lời. -GV nhận xét bổ sung , chốt ý +Tư sản:một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ ( dại biểu là Bùi Quang Chiêu , Nguỹen Phan Long..) đã tập hợp thànhmột tớc có tên là ĐLH đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ .Nhưng khi đựoc thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi ( như cho tham gia Hội đồng Quản hạt Nam kỳ ), họ lại thỏa hiệp nhượng bộ với chúng. Nhóm Nam Phong cổ vũ thuýêt “quân chủ lập hiến” , nhóm “Trung Băc tân văn” đề cao tư tưởng trực trị” +TTS: gồm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm hà Nội , HS và GV , viên chức , nhà văn , nhà báo ,,,sôi nổi đấu tranh dòi những quyền tự do dân chủ Năm 1923 , tại Quảng Châu ( TQ), Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng Mậu ..lập ra tổ chức Tâm tâm xã .Ngày 19/6/1924 ,Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát toàn quyền Đông Dương Mec-lanh 0ử Sa Diện ( Quảng Châu).Việc không thành , Phạm Hống Thái anh dũng hi sinh , song tiếng bom của ngừoi thanh niên yêu nước ấy đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu cho nhân dân ta , nhất là trong giới thanh niên. Sự kiện đó “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” Mục tiêu cuộc bãi công : không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm nầy chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân TQ.Với yêu sách đòi tăng lương 20% và phải cho những công nhân bị thải hồi trở lại làm việc , sau 8 ngày bãi công , nhà chức trách Pháp đã nhận tăng lương 10% cho công nhânsự kiẹn nầy đánh dấu Hoạt động 2: cá nhân -GV sử dụng lược đồ về hành trình tìm đường cứu nước.Giới thiệu vắn tắc về tiểu sử , quá trình tìm đường cứu nước. -GV nêu câu hỏi : lập niên biểu các hoạt động chính của NAQ từ 1919-1924.Ý nghĩa của các sự kiện đó. -HS dựa vào SGK suy nghỉ trả lời. -GV bổ sung , chốt ý. Sự kiện tháng 6/1919:không thể kêu gọi sự quan tâm của các nước đế quốc , chỉ có thể trông cậy vào thực lực của chính mình. Ý nghĩa của sự kiện bắt gặp Luân cương và gia nhập ĐCS Pháp: CNYN gắn liền với CNXH , giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đừong lối giai phóng dân tộc. -GV kết luận :từ việc tìm hiểu những hoạt động cụ thểà nhận định : những hoạt động đó là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở VN. I/ NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , VĂN HÓA , XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. 1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.(1919-1929) a/Nguyên nhân: bù đắp tổn thất nặng nề trong chiến tranh. b/Thực hiện : -Đầu tư với tốc độ nhanh , qui mô lớn : từ 1924 đến 1929 số vốn đầu tư lên khoảng 4 tỉ phrăng. +Nông nghiệp : lập đồn điền cao su , mở rộng diện tích , thành lập các công ti cao su mới + Mở một số ngành CN như dệt , muối xay xát +Khai thác mỏ , chủ yếu là mỏ than đựoc coi trọng. Ngoài ra còn đầu tư khai thác kẽm , sắt. +Thương nghiệp có bước phát triên mới ; quan hệ lưu thông buôn bán nội địa được đẩy mạnh. + Giao thông vận tải đựoc phát triển , đô thị đựoc mở rộng . +Tài chính :Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế ĐD , Ngoài ra , Pháp còn tăng thuế. 2/ Chính sách về chính trị , văn hóa , giáo dục của thực dân Pháp. a/ Về chính trị : -Bộ máy quân sự , cảnh sát , mật thám , nhà tù đựoc tăng cường. -Thực hiện một vài cải cách chính trị -hành chính để đối phó với những biến dộng diễn ra ở ĐD: đưa người Việt vào các công sở , lập Viên dân biểu ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. b/Văn hóa,giáo dục: -Hệ thống giáo dục mở rộng từ tiểu học , trung học đến cao đẳng và đại học. - Nhiều báo , tạp chí ra đời .Pháp khuyến khích các sách báo cổ vũ cho chủ trương Pháp-Việt đề huề .Các trào lưu tư tưởng ,KHKT , văn hóa , nghệ thuật phương Tây tràn vào VN tạo ra sự chuyển biến về nội dung , phương pháp tư duy sáng tác.Các yếu tố văn hóa truyền thống , văn hóa mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại , đan xen , đấu tranh với nhau. 3/ Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam. a/ Kinh tế : - Kinh tế tư bản xuất hiện nhưng chỉ ở một số vùng , còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu . -Lệ thuộc kinh tế Pháp.ĐD vẫn là thị trường độc chiếm của thực dân Pháp. b/Xã hội : có chuyển biến mới. - Giai cấp địa chủ phong kiến :tiếp tục phân hóa.Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ , chống Pháp và tay sai. - Giai cấp nông dân : bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột ànông dân VN>< đế quốc phong kiến gay gắt.Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc. - Giai cấp tiểu tư sản : phát triển nhanh về số lượng.Họ có tinh thần dân tộc , chống đế quốc và tay sai;đặc biệt là bộ phận HSSV rất hăng hái trong đấu tranh dân tộc. -Giai cấp tư sản : +Ra đời sau CTTG I +Phần lớn làm thầu khóan cho tư bản Pháp.Cũng có một số kinh doanh riêng như Bạch Thái Bưởi , Nguyễn hữu Thu. +Phân hóa thành hai bộ phạn: tư săn mại bản và tư sản dân tộc. -Giai cấp công nhân : +Ngày càng phát triển ( năm 1929 có trên 22 vạn) +Bị thực dân áp bức , bóc lột nặng nề. +Có quan hệ gắn bó với nông dân . +Kế thừa truyền thống yeu nớc của dân tộc , sớm chịu ảnh hưởng của trừo lưu cách mạng vô sản . ànhanh chóng vươn lên thành một động lực của phongtrào dan tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tién của thời đại. II / PHONG TRÀO DAN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 1/ Hoạt động của Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài. a/Phan Bội Châu. - Sau nhiều năm hoạt động cứu nước ở Nhật và TQ , PBC bị giới quân phiêt bắt ( 1913) đến cuối năm 1917 mới đựoc thả. - Năm 1925 bị thực dân Pháp , kết án tù và đưa về an trí ở Huế. b/Phan Chu Trinh. - Năm 1922, viết Thất điều thư , tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường VN , tiếp tục hô hào Khai dân trí , chấn dân khí , hậu dân sinh -Năm 1925 , PCT về nước , tiếp tục hoạt động đả phá chế độ quân chủ , đề cao dân quyền..đựoc nhân dân , nhất là thanh niên mến mộ và hưởng ứng. c/Nhiều Việt kiều ở Pháp đã tham gia hoạt động yêu nước , chuyển tài liệu , sách báo tiến bộ về nước.Năm 1925 Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương ra đời .2/Hoạt động của tiểu tư sản , tư sản và công nhân Việt Nam a/Tư sản : -Tẩy chay Hoa kiều , vận động “ chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa” - Năm 1923: + Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo của thực dân Pháp. +Thành lập các tổ chức chính trị: Đảng Lập hiến (Bùi Quang Chiêu , Nguyễn Phan Long) nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh ), Trung Bắc tân văn ( Nguyễn Văn Vĩnh) b/Tầng lớp Tiểu tư sản trí thức: - Thành lập các tổ chức chính trị:Việt Nam nghĩa đoàn , Hội Phục VIệt , Đảng Thanh niên với nhiều hình thức hoạt động sôi nổi. - Ra nhiều tờ báo tiến bộ : Chuông rè , An Nam trẻ , Người nhà quê , Đông Pháp thời báo , Thực nghiệp dân báo -Thành lập các nhà xuất bản xuất bản nhiều loại sách báo tiến bộ như như Nam đồng thư xã , Cường học thư xã -Năm 1923 tại Quảng Châu (TQ) thành lập tổ chức Tâm tâm xã .Ngày 19/6/1924 , Phạm Hồng Thái mưu sát viên toàn quyền Pháp ở Sa Diện(Quảng Châu ) nhưng bất thành. -Sự kiện nổi bật của phong trào dân ttọc dân chủ : cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ( 1925) và cuộc truy diệu Phan Chu Trinh ( 1926) c/Giai cấp công nhân : -các cuộc đấu tranh ngày càng nhiều hơn song còn lẻ tẻ và tự phát.Đã thành lập tổ chức Công hội ở SG-CLớn. -Tháng 8/1925 , công nhân xưởng Ba son bãi công , đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân VN. 3/ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc -Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước , NAQ trở về Pháp ( 1917) và gia nhập Đảng xã hội Pháp ( 1919) -Tháng 6/1919 , gỏi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghi Véc xây -Năm 1920 : + NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lêninàtìm được đường lối cứu nước. +Tại đại hội Đảng Xã hội , NAQ bảo phiếu tán thành QTCS và tham gia sáng lập ĐCS Pháp. -Năm 1921, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa àtập hợp lực lượng chống thực dân. - Sáng lập Báo người khổ , tham gia viết bài cho các báo Nhân đạo , Đồi sống công nhân , viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp. -Năm 1923 , sang LX dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V( 1924) -Năm 1924 NAQ về Quảng Châu(TQ) đê tuyên truyền , xây dựng tổ chức CMGPDT cho nhân dân VN. Câu hỏi củng cố và bài tập 1/Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế , giai cấp xã hội Vn như thế nào ? 2/Lập niên biểu những hoạt động của NAQ từ năm 1919 đến 1925 theo những nội dung sau : thời gian , nội dung hoạt động , ý nghĩa. 3/ Hãy nêu nhận xét về PTĐTC VN trong những năm 1919-1925. ------o0o ------

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_12_phong_trao_dan_toc_dan_chu_o_v.doc
Giáo án liên quan