Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 9, Bài 7: Tây Âu

I. Mục tiêu:

+ Hiểu được quá trình phát triển của các nước Tây Âu. Nắm được nét chính về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.

+ Nhận thức được xu thế của thời đại ngày nay là hòa bình, hợp tác phát triển. Từ đó thấy được quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

+ Rèn luyện kỹ năng phân tích và tư duy những vấn đề lịch sử.

II.Thiết bị: Bản đồ châu Âu, tranh ảnh và các tư liệu về EU

III.Tiến trình dạy và học:

 1. Ổn định tổ chức: GV nghi sĩ số học sinh.

 2. Kiểm tra: 1; Nguyên nhân nào dẫn đến kinh tế Mĩ phát triển ?

 2; Nêu những nét chính về chính sách đối ngoại của Mĩ ?

3. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 9, Bài 7: Tây Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 - Bài 7 : Tây Âu Ngày soạn: 30/9/2010 Ngày dạy: 12a: sĩ số 12a: 12b: 12b: I. Mục tiêu: + Hiểu được quá trình phát triển của các nước Tây Âu. Nắm được nét chính về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu. + Nhận thức được xu thế của thời đại ngày nay là hòa bình, hợp tác phát triển. Từ đó thấy được quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. + Rèn luyện kỹ năng phân tích và tư duy những vấn đề lịch sử. II.Thiết bị: Bản đồ châu Âu, tranh ảnh và các tư liệu về EU III.Tiến trình dạy và học: 1. ổn định tổ chức: GV nghi sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra: 1; Nguyên nhân nào dẫn đến kinh tế Mĩ phát triển ? 2; Nêu những nét chính về chính sách đối ngoại của Mĩ ? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt H : hoàn cảnh và sự khôi phục của các nước Tây Âu sau chiến tranh ? GV: Thiệt hại về người và của cải.Nằm trong kế hoạch Mácsan của Mĩ. Các nước Tây Âu vay nợ Mĩ 17 tỷ$, tham gia NATO, một số nước quay lại xâm lược các nước châu á. H: tình hình các nước châu Âu từ sau khi khôi phục đất nước đến khi nổ ra khủng hoảng năng lượng thế giới? H: Nguyên nhân phát triển? GV : Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra, nhiều nước có lãnh thổ và hải cảng là căn cứ quân sự của Mĩ. Nhiều nước phản đối chiến tranh, phản đối hạt nhân, phản đối chiến tranh xâm lược. Liên minh với Mĩ : Anh, Đức. Ita, nhiều nước thoát khỏi lệ thuộc Mĩ : Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan... H : tình hình chung của các nước Tây Âu từ 1973 đến 1991. - ảnh hưởng và hệ quả kết thúc chiến tranh lạnh của Mĩ. H : tình hình chung của các nước Tây Âu từ 1991 đến 2000. GV : Mức độ tăng trưởng kinh tế dần tăng. GDP > 7 000 tỷ$, chiếm 1/3 tổng sản phẩm Công nghiệp thế giới.Quan hệ với các nước TBCN, các nước phát triển, các nước Đông Âu và SNG. H : sự ra đời và và phát triển các nước trong khối EU. - Tháng 6/1979 có Nghị viện châu Âu - Tháng 3/1995 hủy bỏ việc kiểm soát đi lại giữa các nước. - Ngày 1/1/1999 đồng tiền chung châu Âu được phát hành ( EURO ) và 1/1/2002 chính thức được sử dụng trong các nước EU Khối Thị trường chung châu Âu ( EEC ) - Bắt đầu từ 6 nước Tây Âu. Đến năm 2007 có 27 nước thành viên. Năm 1990 EU thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Vnam. I.Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950. * Kinh tế : + Các nước Tây Âu chịu hậu quả chiến tranh nặng nề. + Cho đến năm 1950 các nước Tây Âu đã vươn lên và trở thành đối trọng của các nước XHCN Đông Âu dựa vào viện trợ của Mĩ kế hoạch Mácsan. * Chính trị- xã hội : ổn định, củng cố chính quyền của Tư sản. * Đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Đi xâm lược các nước. II.Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973. * Kinh tế: Phát triển mạnh trở thành Trung tâm kinh tế thế giới, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao. Anh đứng thứ 4, Đức thứ 3, Pháp thứ 5 trong giới tư bản + Nguyên nhân: - áp dụng thành tựu KHKT tạo ra năng suất lao động cao. - Nhà nước đóng vai trò quản lý, điều tiết nề kinh tế. - Tận dụng các điều kiện nh viện trợ của Mĩ, nguồn nguyên liệu của thế giới thứ ba và sự hợp tác EEC. * Chính trị: Tiếp tục phát triển của nền dân chủ Tư sản nhưng cũng có những biến động về chính trị. * Đối ngoại: Nhiều nước tiếp tục liên minh với Mĩ, mặt khác đa phương hóa quan hệ. Nhiều thuộc địa đã giành độc lập. III.Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991. + Kinh tế: - Do tác động các nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái, phát triển không ổn định. - Lạm phát, thất nghiệp, sự cạnh tranh của Nhật Bản và các nước NIC, quá trình “ Nhất thể hóa ” còn nhiều trở ngại. + Chính trị-Xã hội: - Nền dân chủ vẫn bộc lộ những mặt trái, phân hóa giàu nghèo càng lớn. - Các tệ nạn xã hội và tội phạm thường xuyên xảy ra. + Đối ngoại: - Việc ký hiệp định quan hệ của hai miền nước Đức ( 11/1972 ) việc phá bỏ bức tường Béc lin ( 11/1989 ) và tái thống nhất Đức ( 3/10/1990). - Các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác( 1975) IV.Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000. + Kinh tế: - Từ năm 1994 kinh tế phục hồi và phát triển. - Vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính. + Chính trị và đối ngoại: - Tình hình cơ bản ổn định. - Các nước đã điều chỉnh mối quan hệ, mở rộng mối quan hệ với các nước. V. Liên minh châu âu. + Các nước châu Âu đã thành lập “ Cộng đồng Than – Thép châu Âu ” ( 18/4/1951 ) Ký hiệp ước Rôma thành lập “ Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu ” và “ Cộng đồng kinh tế châu Âu - EEC ” ( 25/3/1957 ). Đến ngày 1/7/1967 ba tổ chức trên hợp nhất thành “ Cộng đồng châu Âu ” ( EC ) ngày 1/1/1993 đổi tên thành “Liên minh châu Âu” ( EU) ( Hiệp ước Maxtrích - Hà Lan với 15 nước thành viên). - Ngày 1/1/1999 đồng tiền chung châu Âu được phát hành ( EURO ) và 1/1/2002 chính thức được sử dụng trong các nước EU + EU ra đời là liên minh kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh. Đây là tổ chức liên kết Chính trị – Kinh tế lớn nhất hành tinh 4. Củng cố: - Tây Âu là khu vực phát triển kinh tế và có sự liên minh, hợp tác giữa các nước. 5. Giao nhiệm vụ về nhà: - Tìm hiểu thêm về các nước Tây Âu và khối EU.Học câu hỏi SGK

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_12_tiet_9_bai_7_tay_au.doc