I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.
1- Kiến thức: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. Thế nào là âm lịch, dương lịch, công lịch. Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo công lịch.
2- Kỹ năng: Biết cách tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
3- Tư tưởng, tình cảm: Giúp học sinh biết quý thời gian, bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học .
II- CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
* HS: Sách giáo khoa, tập viết.
*GV: +Lịch treo tường.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:( 5)
* Lịch sử là gì? Tại sao phải học lịch sử? Dựa vào đâu để dựng lại lịch sử?
2- Bài mới( 1) Một năm có bao nhiêu tháng? Tại sao là 12 tháng, không phải là 13 tháng? Chúng ta tìm hiểu bài 2.
36 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Bài 1*
Tiết 1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ.
N dạy: . . . . . . .
Lớp
6A1
6A2
Vắng
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.
1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết. * Cần phải giữ gìn các tư liệu hiện vật.
2/ Kỹ năng: Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.
3/ Tư tưởng tình cảm: Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh có ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong tập bộ môn.* Bước đầu hình thành thái độ đấu tranh chống các hành động phá huỷ các di tích lịch sử.
II= CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
* HS: Sách giáo khoa, tập viết.
* GV: + Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
III-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Giới thiệu bài mới ( 2’)
Chương trình lịch sử lớp 6 gồm hai phần: lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam. Để học tốt và chủ động trong bài học lịch sử cụ thể các em phải hiểu lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì?
2/ Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV+HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1(10’) Cá nhân
- Từ khi xuất hiện cây cỏ có hình dạng như ngày nay không? (khác nhau nhỏà trưởng thành à chết).
Sự vật, con người, làng xóm chúng ta thấy hiện nay đều trải qua quá trình hình thành và phát triển nghĩa là đều có quá khứ đó là lịch sử? Vậy lịch sử là gì?
- Lớp học có lịch sử không?
Bản thân các em có lịch sử không? Cho ví dụ?
- Trong nhà trường lịch sử chúng ta học chỉ có giới hạn lịch sử xã hội loài người xuất hiện trên Trái Đất trải qua nhiều giai đoạn cho đến ngày nay.
- Có gì khác nhau giữa lịch sử con người và xã hội loài người? (1 người chỉ có hoạt động riêng của mình. Còn xã hội loài người có liên quan đến tất cả)
- Lịch sử chúng ta học những gì?
Hoạt động 2 ( 8’-10’) Cá nhân
Quan sát hình 1 so sánh trường làng thời xưa với lớp học hiện nay có gì khác nhau?( khung cảnh, bàn ghế, thầy trò)
Vì sao có sự khác nhau đó? ( XH tiến bộ, điều kiện học tốt hơn)
Như vậy mỗi người, mỗi làng xóm trãi qua những thay đổi theo thời gian.Để biết những thay đổi đó cần phải học môn gì?
Tại sao học lịch sử là nhu cầu không thể thiếu của con người? ( mở rộng sự hiểu biết về XH loài người)
Chúng ta cần phải biết lịch sử dân tộc Việt Nam để làm gì? (Quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày nay)
à Học lịch sử là cần thiết.
Hoạt động 3.( 15’-18’) Cá nhân.
*Tại sao chúng ta biết được cuộc sống của ông bà? ( qua câu chuyện, lời mô tả à tư liệu truyền miệng.)
* Quan sát H1.2 theo em có những chứng tích, tư liệu nào người xưa để lại? ( hiện vật)
* Bia đá thuộc loại gì? Tại sao em biết đó là bia tiến sĩ? ( nhờ chữ khắc trên bia)
*Đó là những hiện vật người xưa để lại.
**Vậy căn cứ vào đâu để biết lịch sử ?
* Liên hệ bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương
1/LỊCH SỬ LÀ GÌ?
* Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
* Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bô những hoạt động của con người và xã hội loài người.
2/ HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ?
* Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình , để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
3/ DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ DỰNG LẠI LỊCH SỬ?
* Để dựng lại lịch sử căn cứ vào tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật và tư liệu chữ viết.
IV- CỦNG CỐ:( 5’)
* Lịch sử là gì? Tại sao phải học lịch sử? * Dựa vào đâu để dựng lại lịch sử?
* Tìm câu thành ngữ nói về lịch sử?( “ Nói có sách, mách có chứng” )
V- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (2’)
Học bài và tìm hiểu bài 2 xem tại sao phải xác định thời gian. Người xưa tính thời gian như thế nào?.Có những các tính nào?
* Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
** Rút kinh nghiệm:
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tuần :2. Bài 2 *
Tiết : 2 CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.
N dạy: . . . . . . .
Lớp
6A1
6A2
Vắng
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.
1- Kiến thức: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. Thế nào là âm lịch, dương lịch, công lịch. Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo công lịch.
2- Kỹ năng: Biết cách tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
3- Tư tưởng, tình cảm: Giúp học sinh biết quý thời gian, bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học .
II- CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
* HS: Sách giáo khoa, tập viết.
*GV: +Lịch treo tường.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:( 5’)
* Lịch sử là gì? Tại sao phải học lịch sử? Dựa vào đâu để dựng lại lịch sử?
2- Bài mới( 1’) Một năm có bao nhiêu tháng? Tại sao là 12 tháng, không phải là 13 tháng? Chúng ta tìm hiểu bài 2.
3- Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS.
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (10’- 12’)- Cá nhân .
Lịch sử là những sự kiện xãy ra trong quá khứ . Muốn hiểu rõ sự kiện trong quá khứ phải xác định thời gian chuẩn xác.
H2 trang 5 có phải bia tiến sĩ được lập cùng năm không? Vì sao? ( Không vì người đổ trước, sau)
à Tính thời gian rất quan trọng.
* Đọc sgk “ từ xưa từ đây”
Dựa vào đâu bằng cách nào con người sáng tạo ra cách tính thời gian?
Hoạt động 2-( 10’) Cá nhân.
Dựa vào bảng trang 6 có những đơn vị thời gian nào? Có những loại lịch nào?
Em hãy cho biết cách tính âm lịch? Dương lịch?
Mỗi quốc gia có cách tính lịch riêng, nhưng có 2 cách chính là âm, dương lịch.
Người cổ đại sáng tạo ra lịch, cần có lịch chung không?
Hoạt động 3- (12’-15’)Cá nhân.
Cho HS xem quyển lịch. Đó có phải là lịch chung của thế giới không?
Vì sao phải có công lịch? ( giao lưu cần có cách tính thời gian thống nhất)
Công lịch được tính như thế nào?
GV giải thích về công lịch.
Thiên niên kỷ: 1000 năm; thế kỷ :100 năm.
Cách tính thời gian theo công lịch
Xác định thế kỷ XXI bắt đầu năn nào, kết thúc năm nào?
Tính khoảng cách thời gian các sự kiện
179 thế kỷ II TCN; cách nay 2192năm.
111 IITCN; 2123năm.
50 ITCN: 2063 năm.
40 I; cách 20 TK và 1973 năm.
248 III; cách 18 TK 1765 năm.
1418 XV cách 6 TK 595 năm.
1- TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH THỜI GIAN:
* Hiểu diễn biến lịch sử theo thời gian
* Nguyên tắc của phép làm lịch: dựa vào chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh trục của nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất, của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- NGƯỜI XƯA ĐÃ TÍNH THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO
* Aâm lịch dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
* Dương lịch dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
3- THẾ GIỚI CẦN CÓ MỘT THỨ LỊCH CHUNG HAY KHÔNG?
* Xã hội càng phát triển sự giao lưu giữa các dân tộc càng tăng cần phải có lịch chung để tính thời gian. Đó là công lịch.
IV- CỦNG CỐ:( 5’)
* Vì sao trên tờ lịch có thêm ngày tháng, năm âm lịch? ( không quên cách tính thời gian của tổ tiên, liên quan ngày tết, lễ hội truyền thống của dân tộc)
V- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (2’)
* Học bài xác định ngày nào là âm liïch, dương lịch?
* Chuẩn bị bài 3 con người xuất hiện ở đâu và sống như thế nào?
** Rút kinh nghiệm:
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tuần: 3 Bài 3 *
Tiết : 3 XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ.
N dạy: . . . . . . .
Lớp
6A1
6A2
Vắng
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.
1- Kiến thức: giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm sau:
+ Nguồn gốc loài người, các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổà người hiện tại.+ Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
+ Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
2- Kỹ năng: Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm: Bước đầu hình thành ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
II-CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
* HS: Sách giáo khoa, tập viết.
*GV: +Tranh đời sống của bầy người nguyên thuỷ.
+Tư liệu miêu tả đời sống tập quán của người nguyên thuỷ.
III-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ:( 5’)
+ Người xưa tính thời gian như thế nào? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 cách nay bao nhiêu thế kỷ? Bao nhiêu năm? ( XI TK, 1075 năm).
+ Tại sao thế giới cần có lịch chung? Cho biết những năm sau thuộc thế kỷ nào? 179TCN (II TCN); 544 (VI); 1418 (XV); 1858 (XIX); 1945 (XX)
Bài mới:(1’)
Con người xuất hiện và sống như thế nào? Có phải khi xuất hiện họ đã có cuộc sống như ngày nay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 3.
Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV + HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1( 7’-10’)- Cá nhân.
+ Cách đây hàng chục triệu năm có vượn cổ sinh sống,
+ Cách 5- 6 triệu năm vượn cổ có có dáng hình người
* Quan sát H 3, 4 em hãy nhận xét:
* Nhậân xét hình dáng người tối cổ?
* Người tối cổ có cuộc sống như thế nào?
GV Cuộc sống người nguyên thuỷ bấp bênh phụ thuộc vào thiên nhiên, dài hàng triệu năm có bước tiến thành ngưởi tinh khôn.
Hoạt động 2 ( 10’)- Cá nhân.
* Quan sát H 5 nhận xét người tối cổ, người tinh khôn có gì giống, khác nhau? ( hình dáng, đôi tay, gương mặt, thể tích hộp sọ, lớp lông)
* Đời sống người tinh khôn diễn ra như thế nào?
* So sánh đời sống người tinh khôn và người tối cổ
* Công cụ người NT được chế tác bằng gì?
* Người tinh khôn làm đồ trang sức nói lên điều gì về cuộc sống của họ?( Quan tâm đời sống tinh thần, biết làm đẹp)
Hoạt động 3(12’-15’)- Cá nhân.
* Quan sát H 7 nhận xét công cụ được làm bằng gì? Có gì khác trước?
* Thời gian nào xuất hiện công cụ kim loại?
* Công cụ kim loại xuất hiện con người làm được những gì?( Khai hoang, xẻ gỗ làm nhà)
* Sản phẩm thế nào so với trước? ( nhiều hơnà thừa)
* Ai chiếm những sản phẩm thừa?
* Xã hội có gì thay đổi?
* Điều nào chứng tỏ sự tiến bộ của con người?
1- CON NGƯỜI ĐÃ XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
* Cách đây 3-4 triệu năm vượn cổ à người tối cổ.
* Thoát khỏi thế giới động vật , con người hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay trở nên khéo léo có thể cầm, nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ.
* Sống theo bầy vài chục người. Sống bằng săn bắt, hái lượm.
* Bước đầu biết chế tạo công cụ lao động và phát minh ra lửa.
* Nơi tìm thấy di cốt: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc
2- NGƯỜI TINH KHÔN SỐNG NHƯ THẾ NÀO?
* Xuất hiện cách đây 4 vạn năm
* Đạc điểm có cấu tạo cơ thề như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển Sống theo từng nhóm có họ hàng, đó là thị tộc.
* Biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ trang sức.
*à Đời sống cao hơn, đầy đủ hơn trước.
3- VÌ SAO XHNT TAN RÃ:
* Khoảng 4000 năm TCN con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ.
* Nhờ công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt..sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
* Một số người đứng đầu thị tộc chiếm đoạt của cải thừa trở nên giàu cóàXH phân hoá giàu, nghèo. XH NT tan rã, XH có giai cấp xuất hiện.
IV- CỦNG CỐ:( 5’)
* Hoàn thành sơ đồ sau về nguyên nhân XHNT tan rã :
Năng suất lao động tăng
Phân hoá giàu nghèo
Sản phẩm dư, thừa.
Công cụ SX bằng kim loại
Không sống chung, làm chung
XH có giai cấp xuất hiện
XH NT tan rã
V/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (2’)
* Học bài theo câu hỏi sgk.
* Đọc trước bài 4 Các nước cổ đại hình thành ở đâu? Xã hội có gì khác trước?
** Rút kinh nghiệm:
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tuần 4 Bài 4 *
Tiết 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
N dạy: . . . . . . .
Lớp
6A1
6A2
Vắng
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.
1- Kiến thức: giúp học sinh hiểu được sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời Nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông bao gồm: Ai Cập, Lương Hà, Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III TCN. Nền tảng kinh tế và thể chế nhà nước ở các quốc gia này.
2- Kỹ năng: Bước đầu làm quen kỹ năng xem bản đồ và tranh lịch sử.
3- Tư tưởng, t ìmh c ảm: Học sinh nhận thức xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ. Bước đầu có ý thức bất bình đẳng sự phân chia giai cấp trong xã hội và nhà nước chuyên chế.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
* HS: Sách giáo khoa, tập viết.
*GV: + Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.
+ Tranh khắc trên tường đá trong lăng mộ Ai Cập.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ(4’)
* Đời sống của người tinh khôn có gì tiến bộ hơn người tối cổ?
* Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
2- Bài mới (1’)
Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã xã hội có giai cấp và nhà nước xuất hiện lần đầu tiên ở phương Đông. Vậy các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ. Xã hội cổ đại phương Đông có đặc điểm gì? Đó là vấn đề chúng ta tìm hiểu ở bài 4.
3- Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV + HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1( 10’): cá nhân
GV giới thiệu với HS các quốc gia cổ đại phương Đông trên bản đồ.
* Em hãy nhạân xét các quốc gia này hình thành ở đâu?
* Vì sao người nguyên thuỷ định cư ở vùng các sông lớn?( đất đai màu mỡ, sản xuất nông nghiệp thuận lợi)
* Chỉ bản đồ các sông lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông? ( Hoàng Hà, Trường Giang, Aán, Hằng, Nin)
* Quan sát tranh khắc tên tường đá trong lăng mộ Ai Cập, hãy mô tả các khâu chính của sản xuất nông nghiệp?( cắt lúa, đập lúa..)
* Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất, nông dân phải làm gì?(đắp đê, làm thuỷ lợi)
* Con người có tác động thế naò đến môi trường tự nhiên?
** Liên hệ môi trường địa phương.
* Khi sản xuất phát triển của cải dư thừa à tình trạng gì?( phân chia giai cấp à nhà nước ra đời)
* Các quốc gia cổ đại xuất hiện thời gian nào?
* Xác định trên bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông?
Hoạt động 2(12’-15’)- Thảo luận nhóm.
Chia lớp 8 nhóm thảo luận 5’, trình bày,bổ sung.
* Nhóm 1,3,5,7 Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? Ai làm ra của cải vật chất?
* Nhóm 2,4,6,8 Xã hội có những tầng lớp nào? Nhạân xét quan hệ giữa các tầng lớp đó?
* Đọc bộ luật Ham-mu-ra-bi, nêu nhận xét của mình?
Hoạt động 3 ( 8’-10’)– Cá nhân
* Để cai trị đất nước tầng lớp quý tộc tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào?
* Vua có những quyền hạn gì?
* Giúp việc cho vua là những ai?( quan thu thuế, xây dựng cung điện, chỉ huy quân đội)
HS đọc thuật ngữ chuyên chế trang 80 sgk.
GV Quyền lực tập trung trong tay vua à vua chuyên chế à nhà nước quân chủ chuyên chế
1- CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNGĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH Ở ĐÂU VÀ TỪ BAO GIỜ?
* Các quốc gia cổ đại ra đời cuối thiên niên kỷ thứ IV đầu thiên niên kỷ thứ III TCN.
* Các quốc gia này hình thành ở lưu vực những con sông lớn như sông Nin(Ai cập), Hoàng Hà, Trường Giang(Trung Quốc), Aán, Hằng(Aán Độ).
* Đời sống kinh tế: ngành kinh tế chính là nông nghiệp: biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng. Thu hoạch lúa hàng năm ổn định
2- XÃ HỘI CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG BAO GỒM NHỮNG TẦNG LỚP NÀO?
* Xã hội cổ đại phương Đông gồm ba tầng lớp:
+ Nông dân công xã đông đảo nhất và là tầng lớp lao động sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế bao gồm vua, quan lại và tăng lữ
+ Nô lệ là những người hầu hạ phục dịch cho quý tộc
3- NHÀ NƯỚC CHUYÊN CHẾ CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG:
* Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu
* Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là đại diện của thần thánh.
* Bộ máy hành chính tử trung ương đến địa phương giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội
IV- CỦNG CỐ: (5’)
* Chỉ bản đồ các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Aán Độ, Trung Quốc.
* Kể tên những tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông?
* Lập sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đông.
V= HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (2’)
* Học bài theo câu hỏi sgk.
* Xem bài 5 các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở đâu?Hoạt động kinh chính là gì? Có gì khác xã hội cổ đại phương Đông?
** Rút kinh nghiệm:
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tuần 5 Bài 5 *
Tiết 5 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY.
N dạy: . . . . . . .
Lớp
6A1
6A2
Vắng
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.
1- Kiến thức: Học sinh biết được tên, vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây. Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.Những đặc điểm và nền tảng kinh tế, cơ cấu thể chế nhà nước Hy Lạp, Rô-ma cổ đại. Những thành tựu lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây.
2- Kỹ năng: Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ở mỗi khu vực.
3- Tư tưởng, tình cảm: HS thấy rõ sự bất bình đẵng trong xã hội có giai cấp.
II-THIẾT BỊ DẠY HỌC:
+ Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây và Đông.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ( 5’)
* Xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông. Cho biết chúng được hình thành thời gian nào?Ở đâu?
* Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Thế nào là nhà nước quân chủ chuyên chế?
2- Bài mới (1’)
Sự xuất hiện nhà nước không chỉ xãy ra ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như phương Đông. Nhà nước còn xuất hiện ở những vùng khó khăn về tự nhiên. Nhà nước đó xuất hiện như thế nào? Có gì khác nhà nước phương Đông? Bài 5.
3- Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV + HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1( 8’)-Cá nhân.
* Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ bao giờ?
* Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời lúc nào?
* Quan sát và chỉ bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây?
* Nhận xét địa hình các quốc gia cổ đại phương Tây? So sánh với phuơng Đông?
* Nền kinh tế chủ yếu là gì? Có gì khác các quốc gia cổ đại phương Đông?
GV Các quốc gia cổ đại phưong Tây có nền tảng kinh tế là thủ công nghiệp và ngoại thương nên giàu lên nhanh chóng xã hôi có những tầng lớp nào?
Hoạt động 2- ( 12’-15’)- Thảo luận nhóm.
Chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận 4’, trình bày, bổ sung.
* Nhóm số lẻ Xã hội cổ đại phương Tây có những giai cấp nào? * So sánh thành phần giai cấp của xã hội cổ đại phương Tây và phương Đông?
* Nhóm số chẵn: Nô lệ có đóng góp gì cho xã hội?
* Vì sao nô lệ không ngừng nổi dậy chống chủ nô?
* Cảm nghĩ cuả em khi biết thân phận người nô lệ ở quốc gia cổ đaị phương Tây?
GV Chế độ chính trị phương Tây ngưới dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định. Nhà nước cổ đại phương Tây theo thể chế dân chủ chủ nô.
1- SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY:
* Đầu thiên niên kỷ I TCN các quốc gia phương Tây xuất hiện
* Trên các bàn đảo Ban Căng và I-ta-li-a có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng nhưng lại có nhiều hải cảng tốt thuận lợi cho buôn bán đường biển.
* Đời sống kinh tế: ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp như luện kim, đố mỹ nghệ, nấu rượu nho và thương nghiệp( xuất khẩu hàng thủ công rượu nho, dầu ô liu nhập lúa mì, súc vật). Ngoài ra còn trồng các cây lưu niện như nho, ô liu, cam chanh
2- XÃ HỘI CỔ ĐẠI HY-LẠP, RÔ-MA GỒM NHỮNG GIAI CẤP NÀO?
* Giai cấp chủ no âgồm các chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ trang trại rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ..
* Giai cấp nô lệ với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong XH, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
* Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có hai giai cấp chính chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.
IV- CỦNG CỐ:( 5’)
* Chỉ bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây? Tại sao gọi là nhà nước chiếm hữu nô lệ?
* Có gì khác nhà nước cổ đại phương Đông?
V- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (2’)
* Học bài theo câu hỏi sgk.
* Chuẩn bị bài 6 xem các quốc gia cổ đại để lại cho chúng ta những gì?
VI- PHỤ LỤC:
* Tham khảo tài liệu cuộc khởi nghĩa Xpac-ta-cut.
** Rút kinh nghiệm:
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tuần 6 Bài 6 *
Tiết 6 VĂN HOÁ CỔ ĐẠI.
N dạy: . . . . . . .
Lớp
6A1
6A2
Vắng
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.
1- Kiến thức: HS nắm được qua mấy nghìn năm tồn tại thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ quý giá. Tuy ở mức độ khác nhau người phương Đông và phương Tây cổ đại đều sáng tao nên những thành tựu văn hoá đa dạng, phong phú gồm chữ viết, chữ số, lịch, văn học, nghệ thuật
2- Kỹ năng: Tập mô tả các công trình kiến trúc nghệ thuật thời cổ đại.
3- Tư tưởng, tình cảm: Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu văn minh thời cổ đại. Giáo dục ý thức tìm hiểu và giữ gìn các thành tựu văn minh thời cổ đại.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV+HS:
* HS: Sách giáo khoa, tập viết.
*GV: + Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây và Đông.
+ Tranh khắc trên tường đá ở lăng mộ Ai-cập
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ(5’)
* Xác định trên bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây? Những điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây?
* Thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?Có gì khác xã hội cổ đại phương Đông?
2- Bài mới (1’)
Thời cổ đại bắt đầu khi nhà nước hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong thời kỳ này các dân tộc ở phương Đông, phương Tây sáng tạo nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ có giá trị vĩnh cữu. Bài 6.
3- Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV + HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1(12’-15’)- Cá nhân
* Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
* Nông nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố nào?( thời tiết khí hậu)
* Họ có kinh nghiệm gì?( tri thức về thiên văn)
* Quan sát H 11 chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào?( XH phát triển nhu cầu ghi chépà chữ viết ra đời)
* Vì sao ngươi Ai-cập giỏi về hình học?( Sông Nin ngập lụt xoá đi ranh giới phải đo đạc lại)
* Kể tên công trình kiến trúc nổi tiếng thời cổ đại?
* Liên hệ giáo dục ý thức trách nhiệm cuả HS trong việc bảo vệ tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá nước ta?
Chuyển ý.
Hoạt động 2(15’-17’) Cá nhân.
* Xác định trên bản đồ quốc gia Rô-ma, Hy Lạp?
* Thành tựu văn hoá của họ là gì?
* Trên cơ sở phát minh của người phương Đông, người phương Tây phát triển thành những khoa học. Đó là khoa học nào?
* Kể tên những nhà khoa học nổi tiếng?
* Người phương Tây để lại những công trình kiến trúc nào?
* Các di tích di vật được giữ gìn, phát huy như thế nào?
** Liên hệ điạ phương.
1- CÁC DÂN TỘC PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ ĐẠI ĐÃ CÓ NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ GÌ?
* Biết làm lịch và dùng âm lịch năm có 12 tháng , mỗi tháng có 29 hoăc 30 nga
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc