A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Học lịch sử là cần thiết.
- Tư tưởng tình cảm: Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
- Kỹ năng: Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.
B. CHUẨN BỊ: Thiết bị và tài liệu
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh
- Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.- Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: Sách giáo khoa và vở của học sinh cho môn học
3.Bài mới:
* GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Gv: Giới thiệu chương trình lịch sử năm học mới
Để học tốt và chủ động trong bài học lịch sử cụ thể các em phải hiểu lịch sử là gì? học lịch sử để làm gì?
* HOẠT ĐỘNG
115 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử lớp 6 Trường THCS HảI Bối, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết1 - Bài 1
Sơ lược về môn lịch sử
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Học lịch sử là cần thiết.
- Tư tưởng tình cảm: Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
- Kỹ năng: Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.
B. Chuẩn bị: Thiết bị và tài liệu
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh
- Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.
C. Tiến trình hoạt động dạy học
1.- ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: Sách giáo khoa và vở của học sinh cho môn học
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Gv: Giới thiệu chương trình lịch sử năm học mới
Để học tốt và chủ động trong bài học lịch sử cụ thể các em phải hiểu lịch sử là gì? học lịch sử để làm gì?
* Hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng và kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Hỏi: Cỏ cây, loài vật, sự vật ... có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày này không? (cho ví dụ)
HS nghe, phát biểu, cho VD
1. Lịch sử là gì?
- Mọi vật đều sinh ra - lớn lên- biến đổi - có quá khứ - lịch sử
(cây non - lớn - già - chết)
HS nghe
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ
Hỏi: Vậy quá khứ của người, của xã hội loài người thì được gọi là gì?
HS phát biểu
- Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Hỏi: Có gì khác giữa lịch sử của một người và lịch sử xã hội loài người?
HS phát biểu
+ Lịch sử một người: chỉ có hành động riêng của cá nhân người đó.
HS nghe, bổ sung
+ Lịch sử xã hội loài người: Thì liên quan đến nhiều người, nhiều nước, nhiều lúc khác.
GV: Sự khác nhau à một cá nhân, học sinh
à một trường, một lớp
Û Chúng ta học lịch sử về xã hội loài người.
- Lịch sử: Là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của người và xã hội loài người trong quá khứ.
Hoạt động 2
Hỏi: Quan sát hình trong sách giáo khoa, em thấy hình ảnh lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em như thế nào?
HS quan sát, trả lời.
HS nghe, bổ sung.
2. Học lịch sử để làm gì?
(Lớp học? Thày trò? Bàn ghế? ...)
+ Lớp xưa: Không có bàn ghế
+ Lớp nay: Đầy đủ bàn ghế
Hỏi:: Lấy thêm ví dụ về sự đổi mới quê hương những năm gần đây? à Mỗi người, làng xóm, đất nước ... đều trải qua những đổi thay.
Hs lấy VD
Ví dụ: Em có hiểu vì sao có sự đổi thay, khác giữa lớp học xưa - nay không?0
HS phát biểu
- Sự đổi thay xã hội... do người tạo ra
Hỏi: Theo em chúng ta có cần biết những đổi thay đó không?
HS phát biểu
Gv: Dẫn tới kết luận
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn dân tộc, để hiểu quá trình ông cha tạo nên đất nước như ngày nay. Từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn người làm ra nó, biết mình phải làm gì?
Hỏi: Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử?
Hs lấy VD
- Học lịch sử để biết những gì mà loài người đã làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.
Hoạt động 3:
Hỏi: Tại sao em biết ông bà, cha mẹ em ngày xưa đã sống như thế nào?
Hs phát biểu, bổ sung.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lên lịch sử.
(Do nghe kể lại)
Dựa vào tư liệu truyền miệng
Giảng: Những câu chuyện, lời mô tả truyền từ đời này qua đời khác là tư liệu truyền miệng.
HS nghe
Hỏi: Quan sát lại hình 1, hình 2, theo em có những chứng tích, hay tư liệu nào do người xưa để lại.
HS quan sát
Gv: Giới thiệu về Văn Miếu
HS nghe
Hỏi: Bia đá thuộc loại gì (hiện vật)
HS phát biểu
- Dựa vào tư liệu hiện vật
Hỏi: Đây là loại bia gì? vì sao em biết (bia Tiến sĩ - nhờ chữ khắc trên trên bia ta biết) - chữ viết là tư liệu
HS trả lời, bổ sung
- Dựa vào tư liệu chữ viết
Hỏi: Các loại tư liệu lịch sử có tác dụng gì? à giúp hiểu biết và dựng lại lịch sử.
HS trả lời
4. Củng cố :
- Học sinh trả lời : 1. Lịch sử là gì?
2. Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
3. Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
- Tham khảo danh ngôn “Lịch sử là thày dạy của cuộc sống”.
5. Hướng dẫn:
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập lịch sử.
* Đánh giá HS sau tiết dạy:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2 - Bài 2
Cách tính thời gian trong lịch sử
A. Mục tiêu :
1- Kiến thức: Làm cho học sinh hiểu
+ Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử
+ Thế nào là âm lịch, dương lịch, công lịch.
+ Biết cách dọc, ghi và tính năm tháng theo công lịch
2.- Tư tưởng tình cảm : Giúp học sinh biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác, khoa học.
3.- Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh ảnh theo sách giáo khoa, lịch treo tường , giáo án, quả địa cầu
- Học sinh: Đọc kỹ bài ểntong sách giáo khoa, quan sát lại hình 1, 2/ trang 3,4 và tờ lịch tường.
C. Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: Lịch sử là gì, tại sao chúng ta phải học lịch sử?
3.Bài mới:
I. Mở bài:
Như bài học trước ta biết “Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian có trước, có sau, do đó người đã tìm ra cách tính thời gian để ghi lại lịch sử.
II.Hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng và kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1
Û Mục tiêu: Hs biết được lý do phải xác định thời gian.
1. Tại sao phải xác định thời gian
Û Nội dung:
Hỏi: Xem lại hình 1,2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng cách đây bao nhiêu năm?
HS xem, trả lời
(Không vì thời gian đã lâu)
Giảng: Bài 1 em đã biết trường làng xưa khác trường nay. Như vậy người đến sự vật đều có sự đổi thay theo thời gian. Muốn hiểu quá khứ loài người thì phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
HS nghe
Hỏi: Vậy muốn hiểu và dựng lại lịch sử có cần thiết phải xác định thời gian không?
HS trả lời, bổ xung
- Mọi vật đều đổi thay theo thời gian. Việc xác định thời gian là thực sự cần thiết để hiểu và dựng lại lịch sử.
HS quan sát hình 2
HS quan sát
Hỏi: Chúng ta cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ đó không?
HS trả lời
Giảng:(Mỗi Tiến sỹ đỗ ở 1 năm khác, người trước người sau à như vậy người xưa đã có cách tính thời gian và cách ghi thời gian. Việc tính và ghi thời gian giúp ta biết nhiều điều
HS nghe
Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
Hỏi: Xác định thời gian có tầm quan trọng như thế nào đối với lịch sử ?
HS trả lời, bổ xung
HS đọc “từ xưa ... từ đây”
Hỏi: Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào, con người tính được thời gian?
HS trả lời
- Dựa vào các hiện tượng tự nhiên được lặp đi lặp lại do liên quan đến hoạt động của mặt trời, mặt trăng mà người xưa tính thời gian.
Û Gv kết luận hoạt động 1: Sự thay đổi của các sự vật trong lịch sử, sự lặp lại của các hiện tượng tự nhiên mà con người tính thời gian.
HS nghe
+ Hoạt động 2:
Û Mục tiêu: HS nắm được cách tính thời gian theo: âm lịch; dương lịch.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào ?
- Lịch: Là cách tính thời gian theo sự mọc, lặn di chuyển của mặt trời, mặt trăng.
Û Nội dung:
Hỏi: Quan sát “bảng ghi những ngày lịch sử và kỷ niệm”, có những đơn vị thời gian và có những loại lịch nào?
HS trả lời, bổ sung
+ Ngày 2/1 Mậu Tuất à Âm lịch
7/2 - 1418 à Dương lịch
Giảng: giải thích “âm lịch”: Lịch làm theo sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất.
HS nghe
- Có 2 cách tính thời gian
+ Tính thời gian theo sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất à âm lịch
“Dương lịch”: Lịch làm theo sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời.
+ Tính thời gian theo sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời à dương lịch.
.
HS quan sát trên 1 tờ lịch tường nhận ra âm, dương lịch
Giảng: Người xưa cho rằng cả mặt trời, mặt trăng đều quay quanh trái đất, còn trái đất đứng yên.
HS nghe
Tuy nhiên họ tính được khá chính xác 1 tháng tức là 1 tuần trăng có 29-30 ngày, 1 năm có 360 - 365 ngày.
- Lấy quả địa cầu minh hoạ hiện tượng “ngày” “đêm” “năm” “tháng”.
Û Kết luận HĐ2: 2 cách tính thời gian theo âm lịch, dương lịch.
Hoạt động 3: Û mục tiêu: HS hiểu được công lịch, GV lấy ví dụ về nhu cầu cần có lịch chung giữa các quốc gia bởi sự giao lưu phát triển giữa các dân tộc.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
Ví dụ: Mỹ - Việt Nam ký kết hiệp định “Thương mại Việt - Mỹ”
Giảng: Nếu Mỹ sử dụng một thứ lịch
HS nghe
ta sử dụng một thứ lịch thì sẽ dẫn tới điều gì?
(Không thống nhất được ngày thực hiện)
Giảng: Vậy có cần có lịch chung không? Vì sao?
HS nghe
- Xã hội loài người phát triển, các dân tộc phát triển giao lưu ,do đó nhu cầu thống nhất cách tính trong thời gian được đặt ra à cần có lịch chung.
- Công lịch: Lịch chung của các dân tộc dựa trên dương lịch và thành tựu khoa học.Công lịch: Lấy năm thời gian truyền chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên.
+ Trước năm đó là Trước công nguyên
+ 1 năm: Có 12 tháng = 365 ngày + 1 ngày (nếu năm nhuận)
100 năm = 1 thế kỷ
1000 năm = 1 thiên niên kỉ
GV: Hướng dẫn cách ghi trục thời gian.
HS nghe
- Cách ghi thứ tự thời gian
Û Kết luận HĐ3: Thế giới cần có lịch chung là công lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển và giao lưu.
Công lịch: Làm trên cơ sở dương lịch kết hợp với thành tựu khoa học kĩ thuật.
Tr CN CN
III. Kết luận toàn bài :
Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử. Do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian, từ thời xa xưa con người đã sáng tạo ra lịch tức là một cách tính và xác định thời gian thống nhất. Cụ thể:Có 2 loại lịch (âm lịch và dương lịch; trên cơ sở đó hình thành công lịch).
4. Củng cố:
- Gv: Nói thêm người Phương Đông xưa làm ra âm lịch.Bằng tính toán khoa học người ta tính chính xác, năm = 365 ngày 6 giờ. Nếu chưa 365 ngày 6 giờ cho 12 tháng thì số ngày cộng lại là bao nhiêu? thừa ra bao nhiêu? phải làm như thế nào? (4 năm có 1 năm nhuận) (thêm 1 ngày cho tháng hai).
5.Hướng dẫn :+ Học bài. Trả lời câu hỏi 1, 2/trang 7 sách giáo khoa
*Đánh giá HS sau tiết dạy:
Ngày soạn: - Phần I -
Ngày dạy: Lịch sử thế giới
Tiết 3 - Bài 3:
Xã hội nguyên thuỷ
A. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người vượn cổ, người tối cổ thành người hiện đại; đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ; vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
2- Tư tưởng tình cảm: Bước đầu hình thành được ở hs ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong quá trình phát triển của XH loài người.
3- Kỹ năng: Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.
B. Đồ dùng dạy học:
Gv: Giáo án, một số tranh ảnh về người tối cổ.
Hs:ýách giáo khoa, quan sát tranh hình 3, 4, 5, 6, 7, 8
C. Hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: Dựa trên cơ sở nào, người ta định ra âm lịch và dương lịch?
3.Bài mới:
I. Mở bài:
Chúng ta đã biết lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Bài học này chúng ta cùng xem xét khi xuất hiện con người đã sống như thế nào?
II. Hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng và kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1
HS đọc phần 1 sách giáo khoa.
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Vượn cổ: Là loài vượn có dáng hình người, sống cách đây hàng chục triệu năm. Biết đi bằng hai chi sau, 2 chi trước cầm nắm biết dùng công cụ.
Hỏi:: Thuỷ tổ loài người là ai? Xuất hiện từ bao giờ?
HS trả lời
Hỏi:: Loài vượn cổ có điểm gì tiến hoá so với vượn bình thường.
HS trả lời, bổ sung
HS đọc “Đó là người tối cổ ... triệu năm”
HS Quan sát hình 5
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới sự xuất hiện người tối cổ? Họ xuất hiện từ bao giờ.
HS trả lời
- Người tối cổ: + xuất hiện cách đây 3-4 triệu năm, do vượn cổ tiến hoá từ quá trình tìm kiếm thức ăn.
Hỏi:Quan sát HS sách giáo khoa cho biết người tối cổ có gì tiến bộ so với Vượn cổ?
HS quan sát
+ Đi hoàn toàn bằng hai chi sau, hai chi trước biết cầm nắm, hộp sọ phát triển, thể tích sọ phát triển, biết sử dụng, chế tạo công cụ.
Hỏi:Đời sống của người tối cổ ntn (quan sát h3.4)
GV: Cho học sinh quan sát hình 3.4 và mô tả cảnh sinh hoạt của người tối cổ.
(Dùng lửa nướng ăn, săn ngựa)
HS trả lời, bổ sung
HS quan sát
+ Đời sống theo bầy, săn bắt, hái lượm, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng lửa.
Û Kết luận HĐ1: Vượn cổ đ người tối cổ là thuỷ tổ loài người, ngày càng tiến hoá trong lao động tìm kiếm thức ăn.
HS nghe
Hoạt động 2:
Û Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm tinh khôn.
Hỏi: Quan sát hình 5, em thấy người tinh khôn khác người tố cổ ở những điểm nào?
HS quan sát, trả lời
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Xuất hiện cách đây 4 vạn năm.
- Có cấu tạo giống người ngày nay.
+ Về cấu tạo cơ thể.
+ Về đời sống sinh hoạt.
Giảng: Giáo viên giải thích “thị tộc” - Vài chục gia đình có họ hàng gần gũi với nhau.
Giảng: Làm đồ trang sức đ Họ bắt đầu chú ý tới đời sống tinh thần.
HS nghe
HS: quan sát hình 6.7
HS nghe
- Sống theo thị tộc, ăn chung, làm chung. Biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ trang sức, đồ gốm.
*Hoạt động 3:
Û Mục tiêu: Học sinh nắm được lý do tan rã của người nguyên thuỷ.
3. Vì sao xã hội nguyện thủy tan rã?
HS đọc phần 3 trong sách giáo khoa.
Hỏi:Con người đã phát hiện ra kim loại từ bao giờ? ý nghĩa của việc đó?
HS trả lời, bổ sung
- Người phát hiện ra kim loại khoảng 4000 năm TCN dùng để chế tạo công cụ,lao động động mới đ tăng năng suất đ của cải dư thừa.
Hỏi:Khi của cải dư thừa thì xuất hiện sự kiện gì?
Giảng: Chiếm đoạt của cải dư thừa thành của mình đ tư hữu
HS trả lời
HS nghe
- Một số người lợi dụng uy tín để chiếm đoạt của cải, hoặc lao động giỏi trở lên giàu có đ xã hội phân hoá kẻ giàu, người nghèo dẫn tới chế độ làm chung ăn chung bị phá vỡ - người nguyên thuỷ tan vỡ.
Û Kết luận HĐ3: Nguyên nhân tan rã người nguyên thuỷ là sự xuất hiện kim loại- năng suất lao động - của cải thừa - kẻ giàu người nghèo.
HS nghe
III- Kết luận toàn bài:
- Người xã hội nguyên thuỷ tiến hoá trong lao động: từ vượn người - người tối cổ - người tinh khôn.
- Sống: Bầy - thị tộc, làm chung, ăn chung, biết chế tạo công cụ lao động từ đá - kim loại.
- Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do sự tư hữu một số người, hoặc do người có khả năng lao động dẫn tới sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo.
4. Củng cố:
- Giáo viên nói thêm về đời sống của người nguyên thuỷ.
5. Hướng dẫn:
- Bài tập về nhà: Học bài chú ý trả lời cho được những câu hỏi:
1. Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào?
2. Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiếnbộ hơn so với người tối cổ?
3. Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
* Đánh giá HS sau tiết dạy:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 4 - Bài 4:
Các quốc gia cổ đại phương đông
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Học sinh nắm được:
+ Sự ra đời của Nhà nước khi xuất hiện giai cấp.
+ 4 Nhà nước đầu tiên xuất hiện thời cổ đại ở phương Đông vào Thiên niên kỷ IV (TCN).
2- Tư tưởng tình cảm: Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội về Nhà nước chuyên chế.
3- Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử.
B- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các quốc gia phương Đông cổ đại (hoặc bản đồ thế giới cổ đại).
- Một số tư liệu thành văn về vấn đề Trung Quốc, ấn Độ (nếu có).
C- Hoạt động dạy và học:
1.- ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: Người tinh khôn có những điểm tiến bộ gì so với người tối cổ?
Công cụ kim loại đã có tác dụng gì?
3.Bài mới:
I- Mở bài:
Xã hội tan rã dẫn đến sự hình thành Nhà nước thời cổ đại phương Đông xuất hiện 4 Nhà nước: Trung Quốc, ấn Độ, La Mã, Ai Cập. Tìm hiểu 4 quốc gia thời cổ đại.
II- Hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng và kiến thức cần đạt
Hoạt động1
Hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu? những nơi đó điều kiện tự nhiên có đặc điểm chung gì?
HS trả lời, bổ sung
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Hình thành bên lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, dễ trồng trọt.
Hỏi: Với điều kiện tự nhiên đó thì ngành kinh tế nào sẽ phát triển.
Hỏi: Người ta phải làm gì để tưới tiêu nước cho nó?
HS trả lời
HS trả lời
- Kinh tế nông nghiệp phát triển - Làm thuỷ lợi.
Giảng:Giáo viên nói về việc làm thuỷ lợi.
HS nghe
Hỏi: Hãy quan sát hình 8 và mô tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập cổ đại?
HS quan sát, trả lời
Hỏi: Qua bức tranh (hình 8) cho biết sự phát triển nông nghiệp Ai Cập thời đó ra sao?
HS quan sát, trả lời
Giảng: Nông nghiệp phát triển - lúa gạo nhiều - kẻ giàu người nghèo.
HS nghe
Hỏi: Dựa vào kiến thức trong bài đã học hãy cho biết khi xã hội phân chia kẻ giàu người nghèo thì quan hệ giữa con người thay đổi ra sao?
HS trả lời, bổ sung
Giảng: Quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp không bình đẳng. Kẻ giàu có, thế lực nắm quyền đ Nhà nước nắm quyền.
HS nghe
Hỏi: Theo dõi sách giáo khoa cho biết Nhà nước phương Đông ra đời từ bao giờ? ở những quốc gia nào?
HS theo dõi sgk, lên chỉ lại 4 quốc gia trên bản đồ
- Nhà nước ra đời từ thiên niên kỉ III, IV (TCN): Ai Cập, La Mã, ấn Độ, Trung Quốc.
Hoạt động 2:
Hỏi:Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?
HS đọc phần 2:
HS trả lời
HS quan sát tranh (hình 9) hình ảnh thần Sa mát (thần mặt trời) trao bộ luật cho vua Ham-mu-ra-bi và điều luật của vua.
HS đọc 2 điều 42.43 của luật Ham-mu-ra-bi.
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Các tầng lớp: Quý tộc, nông dân, nô lệ.
Hỏi: Qua bức tranh em biết gì về vị trí và quyền hành của vua chúa quý tộc trong xã hội ấy?
HS trả lời
- Đặc điểm các tầng lớp:
+ Quý tộc: nhiều của, quyền thế đứng đầu là vua.
Sống xa hoa bằng sự bóc lột nông dân và nô lệ.
Hỏi: Qua 2 điều luật + sách giáo khoa theo em người nông dân công xã phải làm việc như thế nào? Quan hệ của họ với giai cấp quý tộc ra sao?
HS trả lời, bổ sung
+ Nông dân công xã: cấy ruộng công xã, phải nộp một phần thu hoạch và lao dịch cho quý tộc.
Hỏi:Tại sao nô lệ lại nổi dậy cướp phá, đốt cháy cung điện của nhà vua?
Giảng:: Mô tả thêm về khái niệm nô lệ Ai Cập 1750 TCN
HS trả lời
HS nghe
+ Nô lệ: hầu hạ phục dịch cho quý tộc.
Thân phận không khác gì con vật.
Hoạt động 3:
HS đọc phần 3
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
Hỏi:Nhà nước cổ đại phương Đông do ai lập ra?Nhà nước ấy có đặc điểm gì?
Hỏi: Tại sao thời đó người ta gọi Vua là “Thiên tử”; “ngôi nhà lớn” “người đứng đầu”?
HS trả lời, bổ sung
HS trả lời, bổ sung
- Nhà nước do quý tộc lập ra
- Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành - cha truyền con nối.
Giảng: Nói về chế độ cha truyền con nối ngôi và cho liên hệ với những bộ phim dã sử Trung Quốc.
HS nghe
Hỏi:Trong bộ máy hành chính của Nhà nước quyền hành nằm trong tay tầng lớp nào?
HS trả lời
- Bộ máy hành chính gồm toàn quý tộc.
Giảng: Chế độ quân chủ chuyên chế được truyền lâu dài cả thời trung đại sau này.
HS nghe
III- Sơ kết toàn bài:
1. Điều kiện tự nhiên phương Đông thuận lợi cho sự hình thành sớm các quốc gia đầu tiên.
2. Xã hội gồm 3 tầng lớp: quý tộc - nông dân - nô lệ.
3. Chế độ chính trị: Quân chủ chuyên chế.
4. Củng cố:
- Giáo viên nói thêm về đời sống các giai cấp trong xã hội chuyên chế phương Đông cổ đại.
5. Hướng dẫn:
+ Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
+ Nếu các tầng lớp xã hội chính và giải thích tại sao?
+ Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế?
Đọc trước bài 5 “Quốc gia cổ đại phương Tây”
Tập so sánh với các quốc gia cổ đại phương Đông.
* Đánh giá HS sau tiết dạy:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5 - Bài 5
Các quốc gia cổ đại phương tây
A. Mục tiêu :
1- Kiến thức: Học sinh nắm được:
+ Tên và vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây.
+ Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế Nhà nước Hi Lạp và Rô-Ma cổ đại.
+ Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây.
2- Tư tưởng tình cảm : Giúp học có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
3- Kỹ năng: Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- HS: sách giáo khoa.
C. Hoạt động dạy học:
1.- ổn định tổ chức
2.Kiểm tra: Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông?
3.Bài mới:
I. Mở bài:
Nêu các tầng lớp chính và chế độ Nhà nước phương Đông. Sự xuất hiện Nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà còn xuất hiện ở các những vùng khác của phương Tây.
II.Hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng và kiến thức cần đạt
* Nội dung:
Giảng: Chỉ vị trí 2 quốc gia phương Tây trên bản đồ.
HS đọc “Nhìn ... Roma” sâch giáo khoa.
Hỏi:Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu? và từ bao giờ? Là những quốc gia nào?
HS trả lời, bổ sung
- Hình thành trên hai bán đảo Nam Âu vào thiên niên kỷ I (TCN).
Hỏi: Những quốc gia phương Tây hình thành sớm hay muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông?
(yêu cầu HS vẽ trục biểu diễn thời gian đ so sánh dể thấy các quốc gia phương Đông: hình thành sớm (thiên niên kỷ IV) - Phương Tây: hình thành muộn Thiên niên kỷ I TCN (sau phương Đông 3000 năm)
+ Bán đảo Ban Căng đ Hy Lạp.
+ Bán đảo Italia đ Rôma
Hỏi: Tại sao lại muộn hơn đ Điều kiện tự nhiên không được thuận lợi lắm (bán đảo: nhiều đồi núi, ít đất trồng trọt..)
HS đọc “Đất đai ở đây ... súc vật”.
Hỏi: Điều kiện tự nhiên ở hai quốc gia này ra sao?
GV: Chỉ vị trí của hai bán đảo với bờ biển khúc khuỷu đ tạo vịnh đ cảng.
HS trả lời
- Điều kiện tự nhiên: + Không thuận lợi cho trồng trọt lúa, đất đai khô cứng.
+ Có nhiều đảo, vịnh.
Hỏi:Với điều kiện tự nhiên ấy thì tạo điều kiện cho những ngành kinh tế nào phát triển?
Hỏi:Chỉ ra sự khác nhau giữa kinh tế các quốc gia phương Đông với phương Tây? theo em tại sao có sự phát triển kinh tế khác nhau ấy?
HS trả lời
HS thảo luận
- Kinh tế:
+ Trồng cây lưu niên: nho, ô lưu.
+ Nấu rượu nho, làm dầu ô liu, làm nghề thủ công.
+ Thương nghiệp phát triển nhất là ngoại thương.
Hoạt động 2:
* Mục tiêu : HS nắm được đặc trưng 2 giai cấp chính chủ nô - nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây.
2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào?
* Nội dung :
HS đọc sách giáo khoa phần 2 trang 15
Hỏi: Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào?
HS trả lời
Gồm 2 giai cấp: + Chủ nô
+ Nô lệ
Hỏi:Chủ nô là ai? đời sống của họ như thế nào?
Giảng: Nói thêm về các gia đình “Thế phiệt” của cải như nước, có hàng nghìn nô lệ, kinh doanh cả nô lệ nữ sinh con, kẻ hầu người hạ tấp lập.
HS trả lời
HS nghe
+ Chủ nô: là chủ xưởng, chủ lò, thuyền buôn giàu có.
+ Sống sung sướng bằng sức lao động của nô lệ.
Hỏi:Nô lệ là những ai? Đời sống, thân phận của họ ra sao trong xã hội ấy?
HS trả lời, bổ sung
+ Nô lệ là người lao động cực nhọc ở các trang trại, thuyền buôn.
Giảng:: Nói về đời sống của nô lệ: bị đối xử rất tàn bạo, đánh đập, đóng dấu trên cánh tay, trên trán, thậm chí bị chủ nô giết.
HS nghe
+ Nô lệ là công cụ biết nói của chủ nô.
Hỏi:Phản ứng của nô lệ ra sao?
HS trả lời
->Nô lệ chống lại chủ nô
Giảng: nói về khởi nghĩa Xpăc - ta - cut 73-71 (TCN).
Hỏi:Cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây có gì giống và khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
* Kết luận : Xã hội cổ đại phương tây có 2 giai cấp chính chủ nô và nô lệ, chủ nô nắm mọi quyền hành, nô lệ chỉ là công cụ biết nói. Đó là xã hội bóc lột.
HS nghe
HS thảo luận
HS nghe
Hoạt động 3:
*Mục tiêu : Hs nắm được thế nào là xã hội chiến hữu nô lệ.
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ
*Nội dung 3
HS đọc phần 3 sâch giáo khoa.
Hỏi: Xã hội phương Tây có Nhà nước gia cấp nào?
HS trả lời
- Xã hội; có 2 gia cấp: Chủ nô và nô lệ
Giảng:Quan hệ giữa 2 giai cấp chủ nô - nô lệ là xã hội chiếm hữu nô lệ
HS nghe
- Quan hệ giai cấp: Chủ nô nắm mọi quyền hành chiếm đoạt toàn bộ sức lực, của cải của nô lệ.
Hỏi:Quan sát sâch giáo khoa cho biết Nhà nước Phương Tây được lập ra như thế nào? So sánh với phương Đông?
HS suy nghĩ, phát biểu
- Nhà nước do dân tự do và quý tộc bầu ra trong 1 thời gian
Giảng:
- Giống: Nhà nước của kẻ giàu có.
- Khác: Nhà nước phương Tây do dân tự do và quý tộc bầu ra trong 1 thời gian -> quyền dân chủ rộng rãi hơn so với phương Đông.
+ ở HiLap: Nền dân chủ được duy trì suốt các thế kỷ tồn tại
+ Rôma; Thay đổi dần từ thế kỷ I (TCN) Thế kỷ V theo chế độ quân chủ đứng đầu là Hoàng đế.
* Kết luận: Chế độ chiếm hữu nô lệ là chế độ xã hội có 2 giai cấp chính chủ nô và nô lệ, chủ nô bóc lột nô lệ.
HS nghe
=> Chế độ chiếm hữu nô lệ
III. Kết luận toàn bài:
- Các quốc gia cổ đại phương Tây hoàn thành sau các quốc gia cổ đại phương Đông, điều kiện tự nhiên không thuận cho trồng lúa -> Phương tiện công và thương nô
- Xã hội phương Tây có 2 giai cấp chính chủ nô và nô lệ
- Nhà nước cổ đại phương Tây theo thể chế dân chủ chủ nô hoặc cận hoà.
4. Củng cố:
GV đưa thêm tài liệu về đời sống nô lệ phương Tây thời cổ đại:
+ Phải làm việc cật lực dưới sự giám sát chặt chẽ và đôn đốc bằng roi vọt, nhiều khi bị xích chân và đóng dấu chín đề phòng bỏ trốn.
+ Những nô lệ vốn là những chiến binh giỏi được nuôi và tập luyện đặc biệt để làm đấu sỹ chuyến đấu với dã thú và giao đâú với nhau trong các đấu trường vào các ngay lễ hội để mua vui cho chủ nô và các tầng lớp dân RôMa.
5. Hướng dẫn:
- Bài tập về nhà: Học thuộc bài theo câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa.
File đính kèm:
- su 6 ca nam.doc