Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Tiết 3) - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1(12’)tìm hiểu hoàn cảnh, diễn biến kết quả trận Tốt Động - Chúc Động

GVkết hợp chỉ bản đồ :10/1426, 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo về Đông Quan kết hợp với số quân còn lại nâng số quân lên tới 10 vạn .

H: Theo em 5 vạn quân tiếp viện do Vương Thông chỉ huy vào Đông Quan nhằm mục đích gì?

GV:.

H : Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông ta đã làm gì ?

H : Tại sao ta đặt phục binh ở Tốt Động- Chúc Động?

GV:

GV: Sử dụng lược đồ “Trận Tốt Động- Chúc Động”: Tường thuật diến biến trận đánh.

*GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức ngữ văn giúp HS thấy được thất bại của quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động

+ Đọc trích dẫn 2 câu thơ:

“ Ninh Kiều máu chảy thành sông.

Tốt Động thây chất đầy nội.”

 (Bình Ngô Đại Cáo).

H:Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động có ý nghĩa gì?

GVchốt và chuển ý: Sau chiến thắng Tốt Động-Chúc Động ta giành thế chủ động và bước vào cuộc chiến đấu có ý nghĩa quyết định như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Tiết 3) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 39 – BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN III- KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG (CUỐI NĂM 1426 - CUỐI NĂM 1427) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - HS biết: Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: + Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động. + Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang. - HS hiểu:Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. -HS vận dụng:Kiến thức liên môn:Kiến thức địa lí,ngữ văn 2.Kĩ năngg: a.Rèn kĩ năng: sử dụng bản đồ, tương thuật diễn biến, đánh giá các sự kiện lịch sử. b.Năng lực cần hình thành:So sánh,phân tích,phản biện,khái quát hóa 3.Tư tưởng,thái độ - Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip II. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Máy chiếu 2. Học sinh - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức : 1’ 2.Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép trong bài mới) .3.Bài mới : (44’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt A. MỞ ĐẦU GV khởi động: Chiếu lược đồ kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi trên lược đồ. H : Kết quả của kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ? GV: Như vậy 9/1426,Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Được sự ủng hộ của nhân dân,nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn,quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1(12’)tìm hiểu hoàn cảnh, diễn biến kết quả trận Tốt Động - Chúc Động GVkết hợp chỉ bản đồ :10/1426, 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy kéo về Đông Quan kết hợp với số quân còn lại nâng số quân lên tới 10 vạn . H: Theo em 5 vạn quân tiếp viện do Vương Thông chỉ huy vào Đông Quan nhằm mục đích gì? GV:. H : Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông ta đã làm gì ? H : Tại sao ta đặt phục binh ở Tốt Động- Chúc Động? GV: GV: Sử dụng lược đồ “Trận Tốt Động- Chúc Động”: Tường thuật diến biến trận đánh. *GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức ngữ văn giúp HS thấy được thất bại của quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động + Đọc trích dẫn 2 câu thơ: “ Ninh Kiều máu chảy thành sông..... Tốt Động thây chất đầy nội........” (Bình Ngô Đại Cáo). H:Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động có ý nghĩa gì? GVchốt và chuển ý: Sau chiến thắng Tốt Động-Chúc Động ta giành thế chủ động và bước vào cuộc chiến đấu có ý nghĩa quyết định như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 -HS quan sát và lắng nghe -HS hoạt động cá nhân trả lời Nhằm giành thế chủ động và đánh vào quân chủ lực của ta ở Cao Bộ - HS hoạt động cá nhân trả lời -HS hoạt động cặp đôi trả lời -Các nhóm bổ sung Tốt Động là một vùng đồng chiêm trũng,lầy lội,giữa đồng nổi lên những gò đất cao,thuận lợi cho việc đặt phục binh.Còn Chúc Động có địa hình hẹp hơn với những ruộng thấp xen kẽ có những ngọn núi không cao lắm nhưng cây cối rậm rạp thuận lợi cho việc đặt phục binh. -HS quan sát và lắng nghe - HS hoạt động cá nhân trả lời -HS quan sát và lắng nghe 1. Trận Tốt Động – Chúc Động (Cuối năm 1426). a. Hoàn cảnh : *Địch : +10/1426 Vương Thông dẫn 5 vạn viện binh tiến vào Đông Quan à Muốn giành được thế chủ động *Ta: Đặt phục binh ở Tốt Động- Chúc Động (Chương Mĩ-Hà Nội) b. Diễn biến: - 7/11/1426: Quân Minh tiến vào Cao Bộ - Quân Minh rơi vào trận địa quân ta nhất tề xông thẳng vào quân giặc. c.Kết quả: 5 vạn quân giặc bị tử thương. Vương Thông chạy về Đông Quan. d.ý nghĩa: - Làm thất bại ý đồ phản công của địch. Hoạt động 2(15’)Tìm hiểu hoàn cảnh, diễn biến kết quả trận Chi Lăng - Xương Giang. GV: kết hợp chỉ bản đồ trình bày:Đầu tháng 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm 2 đạo kéo vào nước ta. GV bình:Một lúc điều 15 vạn viện binh là một cố gắng chiến tranh rất lớn của nhà Minh. H: Trước tình hình địch tăng viện binh bộ chỉ huy nghĩa quân ta đã có chủ trương như thế nào? GV yêu cầu thảo luận nhóm bàn(5’) H: Tại sao ta lại có chủ trương tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng trước mà không tập trung lực lượng giải phóng Đông Quan? GVchốt: GV liên hệ :Đây chính là chủ trương vây thành ,diệt viện.Sau này trong cuộc kháng chiến chống Pháp,ta cũng thực hiện chủ trương đánh điểm,diệt viện trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ *GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức địa lý giúp HS thấy được vị trí hiểm yếu của ải Chi Lăng GV chiếu hình ảnh ải Chi Lăng và giới thiệu về ải Chi Lăng:ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi lăng, tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Ải Chi Lăng là ải hiểm trở nhất trên đường từ Pha Lũy đến Đông Quan. Ải Chi lăng là một thung lũng nhỏ hình bầu dục dài khoảng 4 km, rộng khoảng 1km.Phía tây là vách núi dựng đứng, phía đông là đồi núi trùng điệp, 2 đầu nam-bắc thắt lại gần như khép kín. Giữa có làng ải mã Yên rất thuận lợi đặt quân mai phục. GV:kết hợp chỉ lược đồ trình bày diễn biến trận Chi Lăng-Xương Giang + Tường thuật trận Chi Lăng (10/10). + Trận Cần Trạm - Phố Cát (15/10). GV: Sau thất bại ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát mấy vạn địch cố gắng nắm với tới Xương Giang nhưng thành đã bị quân ta chiếm cách đây 10 ngày, địch phải co cụm ở giữa cánh đồng. Quân ta từ nhiều hướng tấn công. *GV vận dụng kiến thức liên môn-kiến thức ngữ văn giúp HS thấy được thất bại của quân Minh trong trận Chi Lăng-Xương Giang Yêu cầu HS đọc trích dẫn thơ :Bình Ngô đại cáo H: Cách đánh giặc mà quân ta sử dụng trong các trận đấnh là gì? Nêu nhận xét? GV chốt + Trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát: Mai phục. + Trận Lê Hoa: Uy hiếp tinh thần địch. + Trận Xương Giang: Tổng công kích. ® Cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo. H: Nghe tin hai đạo quân tiếp viện bị tiêu diệt hoàn toàn Vương Thông có thái độ và hành động như thế nào? H: Hội thế Đông Quan có ý nghĩa gì? Gv chuyển ý : 3/1/1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta,đất nước sạch bóng quân thù.Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo, tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chúng ta cùng tìm hiểu phần 3. -HS quan sát và lắng nghe -HS làm việc hợp tác theo nhóm -Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác bổ sung Vì lực lượng quân Minh trong thành lúc này còn đông,chúng lại ra sức cố thủ nên không thể nhanh chóng hạ được thành.Nếu thành Đông Quan chưa hạ được hơn 10 vạn quân Liễu Thăng vào tiếp ứng cho Vương Thông thì tình hình sẽ rất khó khăn phức tạp.Hơn nữa, tiêu diệt dạo quân Liễu Thăng ta đảm bảo chắc thắng, diệt được số quân địch hơn 10 vạn chẳng những đè bẹp được ý chí xâm lược của giặc mà Vương Thông phải đầu hàng. -HS quan sát và lắng nghe -HS quan sát và theo dõi diễn biến -HS hoạt động cặp đôi trả lời -Các nhóm bổ sung ® Cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo. -HS hoạt động cá nhân trả lời -HS trình bày hiểu biết của bản thân :- Là một văn bản ngoại giao nói lên lòng nhân đạo của nhân dân ta . Chứng tỏ sự thất bại của giặc. 2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (Tháng 10/1427). a. Hoàn Cảnh - 10/1427: 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta. - Ta: Vây thành ,diệt viện.Tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước. b.Diễn biến -10/10/1427, Trận Chi Lăng:Liễu Thăng bị giết. - 15/10/1427,Trận Cần Trạm - Phố Cát: Tiêu diệt 3 vạn tên, Lương Minh bị giết , Lý Kháh thắt cổ tự tử. - Trận Lê Hoa: Đạo quân Mộc Thạnh rút chạy về Trung Quốc. - 3/11/1427,Trận Xương Giang: + Diệt gần 5 vạn tên địch. + Thôi Tụ, Hoàng Phúc bị bắt sống. c. Kết quả - 10/12/1427: Vương Thông xin hòa , nhận mở hội thề Đông Quan rút về nước. Hoạt động 3(8’)tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử GV giảng: Sau khi đất nước giải phóng, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo. Tuyên bố với toàn dân việc đánh đuổi quân Minh của Nghĩa quân Lam Sơn. “Bình Ngô Đại Cáo” có gí trị như một bản “tuyên ngôn độc lập” của đất nước Đại Việt TK XV. H: Vì sao cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ? GV: Nhấn mạnh các nguyên nhân thắng lợi. GV chiếu hình ảnh tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa và chân dung Nguyễn Trãi H: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? GV: Phân tích nhấn mạnh ý nghĩa: + Thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã quật ngã ách thống trị của nước ngoài, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Minh; Giữ vững nền độc lập dân tộc .... + Chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc trưởng thành, có ý thức dân tộc sâu sắc, có sức sống phi thường, nănglực sáng tạo phong phú ... -HS hoạt động cá nhân trả lời - HS hoạt động cá nhân trả lời èHình thành năng lực:Thực hành bộ môn lịch sử 3.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử : a)Nguyên nhân thắng lợi: - Được sự ủng hộ của toàn dân. - Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi. b) ý nghĩa lich sử: - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. - Mở ra thời ký phát triển mới cho đất nước. C. LUYỆN TẬP Trình bày diễn biến trận Chi Lăng-Xương Giang trên bản đồ D. VẬN DỤNG - Tập viết kịch bản cho hội thề ở Lũng Nhai(năm 1416) hoặc hội thề Đông Quan ( năm 1427) ( Xem đoạn trích “Lời thề Lũng Nhai” - trong cuốn “ Khởi nghĩa Lam Sơn”, NXB Khoa học xã hội, 1977) V. DẶN DÒ Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Tìm đọc và xem một số tài liệu tham khảo sau: + Nguyễn Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam, tập 2: Danh tướng Lam Sơn, NXB Giáo dục, 1996. + Nghệ thuật quân sự độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ( tanglichsu.vn//Tin-tuc/Nhân-vat- lịch- su) + Video: Thăng Long nhân kiệt – Thời Lê – Tổng kết chống quân Minh - Tìm hiểu trước bài mới: Nước Đại Việt Thời Lê Sơ + Tìm hiểu về tổ chức chính quyền, quân đội, pháp luật, xã hội thời Lê sơ. + Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ. + Nêu tên về một số danh nhân văn hóa xuất sắc thời Lê sơ. + So sánh với các thời đại trước đó. Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu bài 20 phần I. + Tổ chức chính quyền thời Lê sơ + Tổ chức quân đội thời Lê sơ + Luật pháp thời Lê sơ. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_19_cuoc_khoi_nghia_lam_son_tiet_3.docx
Giáo án liên quan