I.Mục tiêu:
1. Kiến thức :
Học sinh nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hà Nội
Là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
Học sinh xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
2. Kĩ năng:
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.
3. Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thủ đô Hà Nội.
Có thái độ yêu thích môn học, tham gia vào các hoạt động.
II.Đồ dùng dạy-học:
Tranh ảnh về Hà Nội . Bản đồ Hà Nội, hành chính giao thông Việt Nam
Phiếu học tập
Sách giáo khoa
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động : Hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
2. Kiểm tra bài cũ
Kể tên các làng nghề truyền thống thủ công và sản phẩm ở đồng bằng Bắc bộ mà em biết? ( 2-3 học sinh trả lời)
Nêu tên các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm?( 2 học sinh trả lời)
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Giới thiệu bài.
Lớp mình có bạn nào đã đến thủ đô Hà Nội chưa?
Hà Nội là thủ đô, thành phố lớn ở đồng bằng Bắc bộ, có rất nhiều khu du lịch, di tích văn hóa, khu vui chơi. Các bạn đã biết những nơi nào của Hà Nội ?
Vậy để cùng biết thêm về thủ đô Hà Nội chúng ta cùng học bài ngày hôm nay,
Bài 15: Thủ đô Hà Nội
3. Bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Bài 15: Thủ đô Hà Nội - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Thanh Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Lịch sử và Địa lý 4
Bài 15. Thủ đô Hà Nội
I.Mục tiêu:
Kiến thức :
Học sinh nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hà Nội
Là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
Học sinh xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
Kĩ năng:
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.
Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thủ đô Hà Nội.
Có thái độ yêu thích môn học, tham gia vào các hoạt động.
II.Đồ dùng dạy-học:
Tranh ảnh về Hà Nội . Bản đồ Hà Nội, hành chính giao thông Việt Nam
Phiếu học tập
Sách giáo khoa
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động : Hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Kiểm tra bài cũ
Kể tên các làng nghề truyền thống thủ công và sản phẩm ở đồng bằng Bắc bộ mà em biết? ( 2-3 học sinh trả lời)
Nêu tên các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm?( 2 học sinh trả lời)
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Giới thiệu bài.
Lớp mình có bạn nào đã đến thủ đô Hà Nội chưa?
Hà Nội là thủ đô, thành phố lớn ở đồng bằng Bắc bộ, có rất nhiều khu du lịch, di tích văn hóa, khu vui chơi. Các bạn đã biết những nơi nào của Hà Nội ?
Vậy để cùng biết thêm về thủ đô Hà Nội chúng ta cùng học bài ngày hôm nay,
Bài 15: Thủ đô Hà Nội
Bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ.
Giáo viên treo lược đồ thủ đô Hà Nội,yêu cấu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
Hà Nội giáp ranh với những tỉnh nào?
Từ Hà Nội có thể đi các tỉnh và nơi khác bằng phương tiện giao thông gì?
Giáo viên nhận xét.
Em đi đến Hà Nội bằng phương tiện gì?
Vừa rồi các em đã tìm hiểu vị trí của Hà Nội. Để biết thêm về đặc điểm của Hà Nội chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động 2.
Hoạt động 2: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
Dựa vào kiến thức lịch sử hãy cho biết:
Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
- Lúc đó Hà Nội có tên là gì?
* Cho đến nay, vùng đất Thăng Long đã ở tuổi 1000, đã thay đổi nhiều tên như Đông Đô, Hà Nội. Hà Nội tồn tại với nhiều phố cổ làm nghề thủ công và buôn bán. Hà Nội ngày nay càng được mở rộng và hiện đại hơn.
Các em cùng quan sát trên đây cô có đặc điểm của một vài con phố cổ cũng như phố mới ở Hà Nội.
Phố cổ Hà Nội
Phố mới Hà Nội
Tên một vài con phố
Hàng Bông,Hàng Gai, Hàng Đào,Hàng Mã
Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt
Đặc điểm tên phố
Gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trước đây.
Thường được lấy tên các danh nhân.
Đặc điểm nhà cửa
Nhà thấp, mái ngói. Kiến trúc cổ kính.
Nhà cao tầng. Kiến trúc hiện đại.
Đặc điểm đường phố
Nhỏ trật hẹp. Yên tĩnh
To, rộng, nhiều xe cộ đi lại.
Dựa vào bảng trên và hỉnh 3,4 trong sách giáo khoa. Thảo luận nhóm đôi hãy cho biết khu phố cổ và khu phố mới có gì khác nhau về nhà của, đường phố,...
Giáo viên nhận xét
Ngoài phố cổ ra em còn biết danh danh lam thắng cảnh nào ở Hà Nội.
Ngoài phố cổ , các danh lam thắng cảnh, khu vui chơi, thủ đô Hà Nội còn là trung tâm chính trị, văn hóa khoa học và kinh tế lớn của cả nước. Để biết thêm chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thủ đô Hà Nội còn là trung tâm chính trị, văn hóa khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
Thảo luận nhóm 4:
- Nêu dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị văn hoá.
+ Trung tâm kinh tế.
+ Trung tâm Văn hóa – khoa học.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Kể tên một số cơ quan làm việc của lãnh đạo nhà nước, các đại sứ quán?
- Em hãy kể tên một số nhà máy, chợ lớn, siêu thị... ở Hà Nội?
- Kể tên các viện bảo tàng ở Hà Nội?
- Em biết các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào?
Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh về Hà Nội
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc , Ninh Bình, Sơn Tây,...
Ô tô, xe máy, máy bay
Ô tô, xe máy,..
Năm 1010
Thăng Long
-Học sinh thảo luận theo nhóm
-Đại diện các nhóm học sinh trình bày trước cả lớp kết quả làm việc nhóm
-Học sinh cả lớp nhận xét bổ sung
-Chùa một cột, văn miếu Quốc Tử Giám, hồ Gương.,,,
- Tiến hành thảo luận
- Đại diện cặp đôi trình bày trước lớp
+ Trung tâm chính trị: Nơi làm viêc của có cơ quan lãnh đạo cao cấp.
+ Trung tâm kinh tế lớn: Nhiều nhà máy trung tâm thương mại, siêu thị chợ lớn, ngân hàng, bưu điện...
+ Trung tâm văn hoá - khoa học: Trường ĐH đầu tiên Văn Miếu Quốc Tử Giám . Nhiều viện nghiên cứu trường ĐH, bảo tàng, thư viện.... Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.
- Quốc Hội, văn phòng chính phủ, đại sứ quán Mỹ, Anh, Pháp.
- Hai học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
Củng cố.
Qua bài học vừa rồi các em đã học được những gì?
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Về nhà các em chuẩn bị bài Thành phố Hải Phòng
IV. Rút kinh nghiệm.
Ninh Bình, ngày tháng năm 2019
Người thực hiện
Lê Thih Thanh Lam
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_bai_15_thu_do_ha_noi_nam_201.doc