I. MỤC TIÊU
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tuyên dương của Lý Thường Kiệt ):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ sông nam Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
- Tự hào về lịch sử Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu học tập của HS, lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn : 14 / 11/ 2015
Ngày dạy: 16/ 11/ 2015
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ HAI (1075 - 1077)
I. MỤC TIÊU
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tuyên dương của Lý Thường Kiệt ):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ sông nam Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
- Tự hào về lịch sử Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Phiếu học tập của HS, lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
+ Vì sao vào thời nhà Lý đạo phật phát triển thịnh đạt nhất .
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới,
2. Trải nghiệm-Khám phá:
HĐ1: Hoàn cảnh lịch sử.
- Gọi 1 HS đọc đoạn: Cuối năm 1072 rồi rút về.
- Yêu cầu HS thảo luận : Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến:
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .
Theo em ý kiến nào đúng ?
- Gọi đại diện các cặp trả lời.
- Nhận xét, sửa chữa.
HĐ2: Diễn biến cuộc kháng chiến .
- HS thảo luận yêu cầu: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
- GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ .
HĐ3: Kết quả cuộc kháng chiến .
+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến .
+ Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ GV nhận xét .
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét giờ học .
- Chia sẻ với người thân về bài học.
- 2 HS nêu miệng.
- HS lắng nghe
- HS đọc đoạn : Cuối năm 1072 rồi rút về
* Thảo luận theo cặp
- Lắng nghe và làm việc
- Đại diện các nhóm trả lời
- ý kiến thứ 2 đúng vì trước đó lợi dụng việc nhà Lý mới lên ngôi , còn quá nhỏ , quân Tống đã chuẩn bị xâm lược . Lý Thường Kiệt cho quân sang đánh đất Tống , triệt phá nơi tập trung quân lương của chúng rồi kéo về nước .
- HS lắng nghe.
* Thảo luận nhóm
- HS quan sát lược đồ và đọc thông tin trong SGK để trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
- HS lắng nghe.
* HS làm việc cá nhân:
+ Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi .
+ HS thảo luận theo cặp và nêu được :
- Do quân dân ta rất dũng cảm , Lý Thường Kiệt là một tướng tài - ông đã cho chủ động tấn công sang đất Tống , lập phòng tuyến sông Như Nguyệt
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
TUẦN 13
Ngày soạn : 14 / 11/ 2015
Ngày dạy: 16/ 11/ 2015
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU
- Biết đồng bằng Bắc bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB.
+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân , vườn ao
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ..
- Tôn trọng các thành quả của người dân và truyền thống văn hoá dân tộc
* Tích hợp GDSNLTK&HQ : Nước là nguồn năng lượng đắt giá , phải bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Phấn, sách giáo viên
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
+ ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?
+ Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới.
2. Trải nghiệm- Khám phá
HĐ1: Chủ nhân của Đồng bằng
+ ĐBBB là nơi đông dân cư hay thưa dân cư ?
+ Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, dựa vào SGK để nêu:
+ Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì ?
+ Nêu đặc điểm nhà ở của người Kinh, VS nhà ở có những đặc điểm đó ?
+ So sánh nhà ở ngày nay và ngày xưa.
*Tích hợp GDSNLTK&HQ: Nước là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, vậy các con cần sử dụng như thế nào cho hợp lí tránh lãng phí?
HĐ2: Trang phục và lễ hội
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người kinh ở ĐBBB ?
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào nào? lễ hội có những đặc điểm gì ?
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét giờ học .
- Chia sẻ với người thân về bài học.
- 2 HS trả lời
- Lắng nghe
- Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước.
- Chủ yếu là người dân tộc Kinh .
- HS quan sát tranh
- Làng có nhiều nhà xây san sát nhau
- Nhà được xây bằng gạch, xây kiên cố, vì ĐBBB có 2 mùa nóng, lạnh, hay có bão nên người dân phải làm nhà kiên cố...
- Làng ngày nay có nhiều nhà hơn, có nhà cao tầng, nhà mái bằng, nền lát gạch hoa
- Không để nước chảy tràn lan , và sử dụng hợp lí nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt .
- HS dựa vào tranh, ảnh kênh chữ SGK thảo luận theo cặp để nêu được:
+ Nam: quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp .
+ Nữ: áo dài tứ thân, váy đen
+ HS kể tên 1 số lễ hội: Hội Lim( Bắc Ninh), hội Chùa Hương,
- HS trả lời
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 13
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_13_bai_dia_li_nguoi_dan.doc