I- MUC TIÊU:
Học xong bài này học sinh biết:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: Tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ , việc chiến sĩ chích vào tay hai chữ “ Sát thát”và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Sách giáo viên
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
5 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn : 5 / 12/ 2015
Ngày dạy: 9/ 12/ 2015
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
I- MUC TIÊU:
Học xong bài này học sinh biết:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: Tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ , việc chiến sĩ chích vào tay hai chữ “ Sát thát”và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Sách giáo viên
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Nhà Trần đã quan tâm đến việc đắp đê như thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hoạt động 1: Ý trí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
- Yêu cầu HS đọc: Từ đầu ... sát thát (giết giặc Nguyên)
+ Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc ?
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả cuộc kháng chiến.
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại.
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu ?
+ Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào ?
- GV nhận xét,kết luận
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?
+ Vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?.
- Goi HS đọc phần ghi nhớ ( trang 42/SGK)
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của vua tôi nhà Trần.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
- Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: “Đánh”
- Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi nhân dân đấu tranh có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ...”
- Các chiến sĩ tự chích vào tay mình hai chữ “sát thát”
- HS lắng nghe
- HS đọc và thảo luận câu hỏi.
- Khi giặc mạnh vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long để bảo toàn. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta.
- Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
- HS lắng nghe
- Sau ba lần thất bại quân Mông - Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa. Đất nước sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- 3 HS đọc
- HS trả lời
- HS lắng nghe
TUẦN 16
Ngày soạn : 5 / 12/ 2015
Ngày dạy: 11/ 12/ 2015
ĐỊA LÝ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I- MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ
+ Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
+ Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ.
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:
+ Hình ảnh minh họa trong SGk
+ Bản đồ Hà Nội
+ Tranh, ảnh về Hà Nội
- HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm về Hà Nội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm?
- GV đánh giá, nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hoạt động 1: Vị trí của thủ đô Hà Nội. Đầu mối giao thông quan trọng.
- Yêu cầu HS quan sát các hình, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Hà Nội giáp ranh với những tỉnh nào?
+ Từ Hà Nội có thể đi đến các tỉnh và nơi khác bằng phương tiện gì?
- Yêu cầu HS chỉ vị trí của Hà Nội trên bản đồ
* Hoạt động 2: Hà Nội – Thành phố cổ đang phát triển
- Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
+ Lúc đó Hà Nội có tên gì?
- Yêu cầu quan sát tranh hình 2, khu phố cổ và hình 4, khu phố mới.
+ Hãy nêu tên một vài con phố cổ và phố mới ở Hà Nội?
+ Nêu đặc điểm tên phố?
+ Nêu đặc điểm nhà cửa?
+ Nêu đặc điểm đường phố?
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Hà Nội khu phố cổ, khu phố mới.
* Hoạt động 3: Hà Nội – Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
- GV treo hình 5, 6, 7, 8, các hình ảnh về một số địa danh của Hà Nội.
+ Kể tên các cơ quan làm việc của lãnh đạo nhà nước, các đại sứ quán.
+ Kể tên các nhà máy, trung tâm thương mại, chợ lớn, siêu thị, ngân hàng, bưu điện ở Hà Nội.
+ Kể tên các viện bảo tàng, viện nghiên cứu, trường đại học, thư viện ở Hà Nội.
+ Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ (trang112/ SGK)
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về thủ đô Hà Nội
- 2 HS lên bảng.
- HS lắng nghe
- Quan sát, thảo luận và trả lời:
+ Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
+ Đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường hàng không.
- 1 - 2 HS lên chỉ.
- Thảo luận và trả lời:
+ Năm 1010.
+ Thăng Long.
- Quan sát tranh.
+ Phố cổ: Hàng Bông, hàng Gai, hàng Đào, hàng Đường, hàng Mã. Phố mới: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt.
+ Phố cổ: gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trước đây ở phố đó. Phố mới: thường được l
ấy tên các danh nhân.
+ Phố cổ: nhà thấp, mái ngói, kiến trúc cổ kính. Phố mới: nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại.
+ Phố cổ: nhỏ, chặt, hẹp, yên tĩnh. Phố mới: to, rộng, nhiều xe cộ đi lại.
- 1 - 2 HS lên chỉ.
- Quan sát.
+ Quốc hội, văn phòng chính phủ, đại sứ quán Mỹ, đại sứ quán Anh, Pháp,...
+ Nhà máy công cụ số 1, nhà máy cao su Sao Vàng, siêu thị Metro, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu điện Hà Nội.
+ Bảo tàng quân đội, lịch sử, dân tộc học; Thư viện Quốc gia, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Sư Phạm Hà Nội,
+ Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Láng
- 3 HS đọc
- HS trả lời
-Lắng nghe,thực hiện.
KÍ DUYỆT TUẦN 16
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_16_bai_dia_li_thu_do_ha.doc