Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:

+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.

+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.

- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:

- Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Sách giáo viên

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Ngày soạn : 2 / 1/ 2016 Ngày dạy: 6/ 1/ 2016 LỊCH SỬ NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: + Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước. + Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: - Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Sách giáo viên - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Theo em vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên ? - GV nhận xét và đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hoạt động 1: Tình hình nước ta cuối thời Trần - HS đọc thầm nội dung SGK. + Vào nửa sau thế kỉ XIV, tình hình nứơc ta như thế nào ? + Vua quan nhà Trần như thế nào ? + Những kẻ có quyền thế đối xử với dân như thế nào ? + Cuộc sống của nhân dân như thế nào ? + Thái độ của nhân dân với triều đình ra sao? - Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? - GV nhận xét, kết luận Kết luận: Giữa thế kỉ XIV nhà Trần bước vào thời kỳ suy yếu.Vua quan ăn chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta. *Hoạt động 2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần - Hồ Quý Ly là người như thế nào? - Hồ Quý Ly đã làm gì sau khi lên ngôi? - Theo em Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần tự xưng làm vua là đúng hay sai? Vì sao? - Vì sao nhà Hồ lai không chống lại được quân xâm lược nhà Minh? Kết luận: Năm 1400 – 1406 , Hồ Quý Ly làm vua và có nhiều cải cách lớn vì nước vì dân. Tuy nhiên do chưa đủ thời gian để đoàn kết sức mạnh toàn dân. Nhà Hồ sụp đổ. 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về tình hình nước ta cuối thời Trần - 2 HS lên bảng trả lời - HS lắng nghe - HS đọc thầm - Từ giữa thế kỉ XIV tình hình đất nước ta ngày càng xấu đi. - Vua quan ăn chơi sa đoạ - Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu. - Đê điều không được quan tâm, nhiều năm xảy ra lũ lụt, mất mùa®cuộc sống của nhân dân thêm cơ cực. - Tầng lớp nô tì, nông dân dã nổi dậy đấu tranh. - Giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi nước ta - HS lắng nghe - Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nhà Trần. - Thực hiện cải cách: Thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lai và quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói nhà giàu phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân. - Đúng. Vì cuối thời Trần vua quan ăn chơi hưởng lac, không quan tâm đến phát triển đất nước, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế. - Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn xã hội. - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe Ngày soạn : 2 / 1/ 2016 Ngày dạy: 8/ 1/ 2016 ĐỊA LÍ ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I.MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , đất đai , sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ : + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta , do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp . Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi , kênh rạch chằng chịt . Ngoài đất phù sa màu mỡ đồng bằng còn nhiều đất phèn , đất mặn cần phải cải tạo . -Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ , sông Tiền ,sông Hậu trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam . - Quan sát hình , tìm , chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ : sông Tiền , sông Hậu . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam. Bản đồ đất trồng Việt Nam. Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ. - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Nêu đặc điểm chủ yếu của thủ đô Hà Nội ? - HS lên chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ - Nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Đồng bằng lớn nhất nước ta. - GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải SGK và chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ. - GV chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên treo tường và nói đây là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công và một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà bồi đắp nên. - GV : Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta , do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp . * Mạng lưới song ngòi, kênh rạch chằng chịt - Nêu đặc điểm của sông Mê Công ? - Vì sao sông Mê Công còn có tên là sông Cửu Long ? - HS trình bày kết quả, vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam bộ. - GV chỉ lại vị trí đồng bằng Nam Bộ , sông Tiền , sông Hậu trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam + Kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ ? - Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ? - Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì ? Để bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ sản ở đồng bằng Nam Bộ chúng ta phải làm gì ? - GV kết luận 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về đồng Bằng Nam Bộ - HS lên bảng trả lời . - HS lên bảng chỉ - Lắng nghe - HS quan sát hình và chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ. - Lắng nghe - HS nêu - Do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông nên có tên gọi là sông Cửu Long . - HS lên bảng chỉ trên lược đồ , bản đồ . - Sông Tiền , sông Hậu . - HS trả lời - Để nước lũ đưa phù sa vào cánh đồng . -Nườc lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua, rửa mặn cho đất và làm cho đất thêm màu mở do được phủ thêm phù sa. - Để bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ sản của đồng bằng Nam Bộ chúng ta phải hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp,tránh đánh bắt thuỷ sản bằng điện , phải tạo môi trường nước không bị ô nhiễm. -HS lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 19

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_19_bai_dia_li_dong_bang.doc
Giáo án liên quan