I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, SGK
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn : 27/ 2/ 2016
Ngày dạy: 2/ 3/ 2016
LỊCH SỬ
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I.MỤC TIÊU:
- Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong.
- Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn quê hương đất nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI như thế nào ? Kết quả cuộc nội chiến ra sao ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI, XVII.
Yêu cầu HS xác định địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ.
Gọi HS trình bày
GV nhận xét, đánh giá
+ Trình bày khái quát tình hình từ sông Gianh đến Quảng Nam ?
+ Khái quát tình hình từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Quá trình di dân, khẩn hoang từ thế kỉ XVI, dưới sự chỉ đạo của chúa Nguyễn ở đàng trong như thế nào ?
+ Cuộc khẩn hoang ở đàng trong đã đem lại kết quả gì ?
+ Cuộc sống giữa các tộc người ở phía Nam đã dẫn đến kết quả gì ?
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
- 3 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
-HS đọc SGK rồi xác định địa phận.
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Đất hoang còn nhiều, xóm làng và cư dân thưa thớt.
Là địa bàn sinh sống của người Chăm, các dân tộc ở Tây Nguyên, người Khơ – me.
Chúa Nguyễn tập hợp dân di cư và tù binh bắt được trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn để tiến hành khẩn hoang, lập làng. Họ được cấp lương thực trong nửa năm và một số công cụ, rồi chia nhau thành từng đoàn, khai phá đất hoang, lập thành làng mới.
Biến vùng đất từ hoang vắng, lạc hậu trở thành những xóm làng đông đúc và phát triển. Tình đoàn kết ngày càng bền chặt.
Xây dựng được cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi tộc người.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Ngày soạn : 27/ 2/ 2016
Ngày dạy: 4/ 3/ 2016
ĐỊA LÝ
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, SGK
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Trình bày đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Các đồng bằng nhỏ, hẹp và nhiều cồn cát ven biển:
- GV treo bản đồ Việt Nam.
- GV chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Hà Nội.
- GV xác định vị trí, giới hạn của vùng này: là phần giữa của lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Nam giáp miền Đông Nam Bộ, phía Tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn, phía Đông là biển Đông.
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK.
GV KL: Các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi đồi núi lan ra biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, song có tổng diện tích gần bằng diện tích đồng bằng Bắc Bộ.
* Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam:
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 và ảnh hình 4.
-Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía Bắc và vùng phía Nam của duyên hải; về đặc điểm gió mùa hè và thu đông của miền này ?
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- HS quan sát.
- HS theo dõi, lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát, đọc câu hỏi
- Lắng nghe
- HS quan sát lược đồ hình 1 và ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân.
- Gió Tây Nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng.
- Gió Tây Nam vào mùa hè và gió Đông Nam vào mùa thu đông, liên hệ với sông ngắn vào mùa mưa nước lớn dồn về đồng bằng nên thường gây lũ lụt đột ngột.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
KÍ DUYỆT TUẦN 26
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2015_2016.doc