I. MỤC TIÊU:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn : 5/ 3/ 2016
Ngày dạy: 9/ 3/ 2016
LỊCH SỬ
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. MỤC TIÊU:
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, nhà của, cư dân ngoại quốc,).
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Bản đồ Việt Nam. Sách giáo khoa, phiếu bài tập
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Chúa Nguyễn đã làm gì để khuyến khích người dân đi khai hoang ?
+ Cuộc sống giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại đến kết quả gì ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Giới thiệu thành thị ở thế kỉ XVI-XVII:
- GV: Thành thị ở giai đoạn này không là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, thương nghiệp và công nghiệp phát triển .
- Giáo viên treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Yêu cầu HS đọc nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An
- GV nhận xét, kết luận
* Số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII ?
+ Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII ?
+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) ở nước ta thời đó như thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh lắng nghe
- HS xem bản đồ và xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- HS đọc
- Lắng nghe
- Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn và sầm uất.
+ Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp, thủ công nghiệp.
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Ngày soạn : 5/ 3/ 2016
Ngày dạy: 11/ 3/ 2016
ĐỊA LÝ
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Dải đồng bằng duyên hải miền trung có đặc điểm gì ? Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung ?
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khm phá;
* Dân cư tập trung khá đông đúc:
+ Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn.
+ Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
+ Người dân ở ĐBDH miền Trung là những dân tộc nào ?
- Quan sát hình 1,2 SGK/138, thảo luận nhóm đôi nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh.
Kết luận: Đây là trang phục truyền thống của các dân tộc. Tuy nhiên, hàng ngày để tiện cho sinh hoạt và sản xuất, người dân thường mặc áo sơ mi và quần dài.
* Hoạt động sản xuất của người dân:
- Quan sát các hình trong SGK/139 và đọc ghi chú dưới mỗi hình
- Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung, các em hãy cho biết, người dân ở đây sinh sống bằng những ngành nghề g?
- GV nhận xét, kết luận:
+ Trồng trọt: trồng lúa, mía, ngô
+ Chăn nuôi: gia súc (bò)
+ Nuôi, đánh bắt thủy sản: đánh bắt cá, nuôi tôm
+ Ngành khác: làm muối
- Các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung mà các em đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông-ngư nghiệp. Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
+ Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung ?
- GV nhận xét,đánh giá
Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. Nghề chính của họ là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
+ Số người ở vùng ven biển miền Trung nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn.
+ Số người ở vùng ven biển miền Trung ít hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ
- 1 HS đọc to trước lớp
- Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người khác.
+ Người Chăm: mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
+ Người Kinh: mặc áo dài cổ cao.
- Lắng nghe
- 6 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp
- Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, làm muối
- Lắng nghe
- Vì nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để giúp họ hoạt động sản xuất được dễ dàng, đem lại cho họ cuộc sống ổn định.
- Vì nơi đây có đất pha cát, khí hậu nóng, nước biển mặn thích hợp cho việc trồng mía, lạc và làm muối.
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
KÍ DUYỆT TUẦN 27
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2015_2016.doc