I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải Miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn , đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ, lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bản đồ hành chính Việt Nam
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn : 26/ 3/ 2016
Ngày dạy: 30/ 3/ 2016
LỊCH SỬ
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA
QUANG TRUNG
I. MỤC TIÊU:
Nêu được những công lao to lớn của vua Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
+ Đã có nhiều chính sách nhằm “Phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hóa, giáo dục: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hóa, giáo dục phát triển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân, Quang Trung làm gì ?
+ Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Quang Trung xây dựng đất nước
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
Kết luận: Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông; đúc tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa, mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán.
* Quang Trung - Ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hóa dân tộc
+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?
Kết luận: Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành.
* Tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung
+ Công việc đang thuận lợi thì điều gì xảy ra ?
+ Tình cảm của người đời đối với ông ra sao ?
Kết luận: Quang Trung mất, thế là các công việc mà ông đang tiến hành phải dang dở. Ông mất đã để lại trong lòng người dân sự thương tiếc vô hạn. Quang Trung -ông vua thật sự tài năng và đức độ.
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về những công lao to lớn của vua Quang Trung trong việc xây dựng đất nước
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
+ Nội dung: Lệnh cho dân trở về quê cày, khai phá ruộng hoang. Chỉ vài năm mùa màng tốt tươi trở lại.
+ Cho đúc tiến mới, mở cửa biên giới với Trung Quốc để cho dân 2 nước tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán.
+Tác dụng: Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển, hàng hóa không bị ứ đọng.
+ Vì chữ Nôm đã có từ lâu đời ở nước ta. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quí của dân tộc, nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
- Lắng nghe
- Năm 1792 vua Quang Trung mất
- Người đời vô cùng thương tiếc một ông vua tài năng và đức độ.
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Ngày soạn : 26/ 3/ 2016
Ngày dạy: 1/ 4/ 2016
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. MỤC TIÊU:
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải Miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn , đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ, lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bản đồ hành chính Việt Nam
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Đà Nẵng - thành phố cảng
+ Cho biết vị trí của thành phố Đà Nẵng?
+ Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng ?
Kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở đồng bằng duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát (đầu mối giao thông) của nhiều tuyền đường giao thông: Đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
* Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
+ Kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển ?
Kết luận: Đà Nẵng có các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng.
* Đà Nẵng – địa điểm du lịch.
+ Quan sát hình 1, em hãy cho biết những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch ?
Kết luận: Đà Nẵng hấp dẫn khách du lịch bởi có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước ( còn gọi là Ngũ Hành Sơn ) , có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa.
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về thành phố Đà Nẵng.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà
-Tàu biển, tàu sông(đến cảng sông Hàn, cảng biển Tiên Sa).
- Ô tô (theo quốc lộ 1A đi qua thành phố).
-Tàu hoả ( có nhà ga xe lửa).
- Máy bay( có sân bay ).
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau kể tên : ô tô, máy móc, thiết bị...
- Lắng nghe
- Núi Non Nước, Bảo tàng Chăm
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
KÍ DUYỆT TUẦN 30
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2015_2016.doc