Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn

+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè trên ruộng bậc thang

+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan.

+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tit, đồng, chì,kẽm.

+ Nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công truyền thống.

+ Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao , quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2016 ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè trên ruộng bậc thang + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan.... + Khai thác khoáng sản: a-pa-tit, đồng, chì,kẽm... + Nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, làm nghề thủ công truyền thống... + Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao , quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ? - GVnhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Trồng trọt trên đất dốc : - Yêu cầu HS đọc thầm thông tin ở mục 1 – SGK/ 76, trả lời câu hỏi ? + Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng cây gì ? ở đâu ? + Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? + Tại sao phải làm ruộng bậc thang ? + Người dân Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang ? - GV nhận xét, kết luận * Nghề thủ công truyền thống: - Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 2 trang 77- SGK , thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi : + Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ? + Nhận xét màu sắc của hàng thổ cẩm ? + Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày - Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận * Khai thác khoáng sản: -Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 3 -SGK/ 78- 79, trả lời câu hỏi : + Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn ? + Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ? + Tại sao chúng ta phải bảo vệ, khai thác khoáng sản hợp lí ? - GV nhận xét, kết luận 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - HS đọc thầm - Trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy, ruộng bậc thang - ở sườn núi. - Giúp cho việc giữ nước chống xói mòn. - Trồng lúa. - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày + Dệt may, thêu, đan, rèn, đúc. + Hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ đẹp. + túi, váy, áo, ví. - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - 2 HS đọc - A - pa - tít, đồng, chì, kẽm - A- pa - tit là khoáng sản được khai thác nhiều nhất và là nguyên liệu để sản xuất phân lân. - Để tránh khai thác bừa bãi tài nguyên cạn kiệt. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận *************************** Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016 LỊCH SỬ NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Âu Lạc: thời gian ra đời, kể tên được những thành tựu tiêu biểu của người dân Âu Lạc. - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân đân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. - Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Nước Van Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta ? - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Cuộc sông của người Lạc Việt và người Âu Việt : - Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi : + Người Âu Việt sống ở đâu ? + Đời sống của ngược Âu Việt và người Lạc Việt có những đặc điểm gì giống nhau? + Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thé nào ? - GV nhận xét, kết luận: Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang, cuộc sống của họ có nhiều nét tương đồng với cuộc sống của người Lạc Việt, người Âu Việt và người Lạc Việt sống hoà hợp với nhau. * Sự ra đời của nước Âu Lạc - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : + Vì sao người Âu Việt và người Lạc Việt lại hợp nhất với nhau tạo thành một nước ? + Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Âu Việt và người Lạc Việt ? + Nhà nước của người Âu Việt và người Lạc Việt có tên là gì ? đóng đô ở đâu ? + Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào ? Nhà nước này ra đời vào thời gian nào ? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, kết luận * Những thành tựu của người dân Âu Lạc - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình minh hoạ và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống: + Về xây dựng ? + Về sản xuất ? + Về làm vũ khí ? - Gọi HS trả lời - GV nhận xét, kết luận * Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà: - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi : + Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà bị thất bại ? + Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ? - GV nhận xét, kết luận 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về sự ra đời của nhà nước Âu Lạc, kể tên được một số thành tựu tiêu biểu của người dân Âu Lạc. - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - 2 HS đọc - Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc của người Văn Lang. - Người Âu Việt và người Lạc Việt cùng biết: Trồng lúa, chế tạo đồ đồng, biết tròng trọt, chăn nuôi, đánh cá. Bên cạnh đó họ còn có phong tục tập quán giống nhau. - Họ sống hoà hợp với nhau - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày: + Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm. + Thục Phán An Dương Vương. + Nước Âu Lạc, kinh đô ở vùng Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. + Tiếp theo nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỉ II TCN. - Lắng nghe - HS đọc thông tin, suy nghĩ trả lời - HS trả lời: + Người Âu Lạc đã xây dựng được thành Cổ Loa có kiến trúc ba vòng hình ốc. + Họ sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng, biết kỹ thuật rèn sắt. + Chế tạo được nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên. - Lắng nghe - Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm. - Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai sang làm rể để điều tra lưc lượng và chia rẽ nội bộ nước Âu Lạc. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 4

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_4_bai_dia_li_hoat_dong.doc