I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát “ Vui ngày 8/3” , sáng tác cô giáo Hoàng Yến và hiểu nội dung bài hát : Ngày 8/3 là ngày hội của bà , của mẹ , của cô giáo, của chị. Bé muốn là khúc hát, là đóa hoa tươi thắm để dâng tặng bà, tặng mẹ, tặng cô và tặng chị.
- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài hát nghe “ Con yêu mẹ” : ngày xưa khi còn thơ bé, mẹ là người luôn tảo tần nuôi nấng, chăm sóc và ở bên con những lúc vui buồn. Con nay đã lớn khôn, con vẫn luân yêu mẹ và biết ơn mẹ nhiều lắm.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi TCÂN “ Nghe tiết tấu chuyển nhạc cụ”
- Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày 8/3 : Là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các chị và các bạn gái.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6851 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Chủ đề : Chào mừng ngày mùng 8 tháng 3
Tên bài : Dạy hát : “ Vui ngày 8/3’ (Đa số trẻ đã biết)
NDKH: Nghe hát “ Con yêu mẹ”
Đối tượng dậy: Trẻ mẫu giáo nhỡ B1
Số lượng : 20-25 trẻ
Thời gian : 25-30 phút
Giáo viên: ..............- trường MN.....
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát “ Vui ngày 8/3” , sáng tác cô giáo Hoàng Yến và hiểu nội dung bài hát : Ngày 8/3 là ngày hội của bà , của mẹ , của cô giáo, của chị. Bé muốn là khúc hát, là đóa hoa tươi thắm để dâng tặng bà, tặng mẹ, tặng cô và tặng chị.
- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài hát nghe “ Con yêu mẹ” : ngày xưa khi còn thơ bé, mẹ là người luôn tảo tần nuôi nấng, chăm sóc và ở bên con những lúc vui buồn.. Con nay đã lớn khôn, con vẫn luân yêu mẹ và biết ơn mẹ nhiều lắm.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi TCÂN “ Nghe tiết tấu chuyển nhạc cụ”
- Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày 8/3 : Là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các chị và các bạn gái.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thuộc lời, hát đúng giai điệu bài “ Vui ngày 8/3” và biết hát theo các cách hát khác nhau.( Hát to nhỏ, hát nối tiếp)
- Trẻ cảm nhận được giai điệu và biết hưởng ứng theo giai điệu của bài hát “ Con yêu mẹ”
3. Thái độ:
- Trẻ hưởng ứng tham gia các hoạt động trong tiết học.
- Giáo dục trẻ biết thể hiện cảm xúc qua các bài hát.
- Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với các bà, các mẹ, các cô và các chị trong ngày 8/3.
4. NDTH: GD kỹ năng sống
II-CHU¢N BỊ:
1. Địa điểm: lớp học B1.
2. Đội hình: trẻ ngồi xúm xít , ngồi trên ghế , ngồi vòng tròn dưới sàn.
3. Đồ dung dạy học:
Đồ dùng của cô:
- Đàn oocgan, đài catset, tivi, đầu video.
Đồ dùng của trẻ: đồ đùng âm nhạc tự tạo : xúc xắc, đàn, micro, mõ.
III-CÁCH TIẾN HÀNH:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức2. Nội dung chính:
* Hoạt động 1: Dạy hát “Vui ngày 8/3” s¸ng tác cô giáo Hoàng Yến.
* Hoạt động 2: Nghe hát “ Con yêu mẹ “
* Hoạt động 3
Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiết tấu chuyển nhạc cụ “
3. Kết thúc
- Cho trẻ xem đoạn băng về ngày 8/3- Đoạn băng nói về điều gì?
- Ngày mùng 8/3 là ngày gì?
- Xem xong đoạn băng các con có suy nghĩ gì?
- Cô chốt lại cho trẻ hiểu ý nghĩa ngày 8/3: ngày 8/3 là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các chị và các bạn gái.
- Cho trẻ kể tên những bài hát mà trẻ biết có nội dung về ngày 8/3.
-Cô cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài hát “Vui ngày 8/3” và đố trÎ tên bài hát.
- Cho trẻ hát 1 lần bài hát và về ghế ngồi
- Cô hỏi lại trẻ tên bài hát , tên tác giả.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 1-2 lần.
- Cô sửa sai cho trẻ nếu có.
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát
- Cho từng tổ thi đua .
- Cho cả lớp hát nâng cao qua các hình thức:
+ Hát to- hát nhỏ.
+ Hát nối tiếp theo tay nhạc trưởng.
- Cho nhóm trẻ lên hát và sử dụng nhạc cụ
- Cô giới thiệu tên bài hát “ Con yêu mẹ”
- Hát cho trẻ nghe 1 lần kép.
- Hỏi trẻ tên bài hát và cảm nhận của trẻ khi nghe bài hát.
- Giáo dục trẻ luôn kính yêu và luôn nhớ công lao nuôi dưỡng của mẹ .
- Cho trẻ nghe đĩa nhạc 1 lần và cho trẻ vận động hưởng ứng theo giai điệu bài hát.
-Cho trẻ đoán tên trò chơi và nhắc lại cách chơi.
- Cô chính xác lại :
+ Cách chơi: trẻ ngồi vòng tròn, mỗi trẻ cầm 1 nhạc cụ âm nhạc. Khi nghe giai điệu bài hát trẻ sẽ chuyền nhạc cụ cho bạn ngồi cạnh vào nhịp nghỉ của câu hát theo 1 chiều. Trẻ chuyền nhạc cụ cho bạn nhanh hoặc chậm tùy theo giai điệu cña bài hát.
+ Luật chơi : Khi hết nhạc , bạn nào có 1 nhạc cụ trước mặt là thắng cuộc. Bạn nào có từ 2 nhạc cụ trở lên trước mặt là thua cuộc và bị phạt hát hoặc múa 1 bài
- Cho trẻ chơi 3-4 lần trên nền nhạc bài hát quen thuộc với trẻ. Cô cho trẻ chơi với các yêu cầu khác nhau ( Lúc chuyền sang trái, lúc chuyền sang phải, lúc chuyền nhanh, lúc chuyền chậm)
- Cô sửa sai cho trẻ nếu có .
- C« hái trÎ thÝch ho¹t ®éng nµo nhÊt trong tiÕt häc.
- Cô nhận xét tiết học
Trẻ ngồi trước tivi và xem băng hìnhTrẻ trả lời theo cảm nhận của mình.
Trẻ kể tên bài hát về ngày 8/3.
Trẻ đoán tên bài hát.
Trẻ hát và đi về ghế ngồi.
Trẻ nói tên bài hát, tên tác giả.
Cả lớp hát với nhạc đệm theo tay của cô.
Trẻ trả lời theo cảm nhận.
Từng tổ hát với nhạc đệm.
Cả lớp hát theo yêu cầu của cô.
Nhóm trẻ lên lấy nhạc cụ và hát kết hợp sử dụng nhạc cụ.
Trẻ nghe cô giới thiệu.
Trẻ lắng nghe cô hát
Trẻ nhắc lại tên bài hát và nói cảm nhận của mình về bài hát.
Trẻ đứng vận động hưởng ứng theo giai điệu bài hát.
Trẻ đoán tên trò chơi và nhắc lại cách chơi, luật chơi.
TrÎ chó ý l¾ng nghe c« nh¾c l¹i c¸ch ch¬i, luËt ch¬i
Trẻ chơi theo các yêu cầu của cô.
File đính kèm:
- GA Am nhac hay.doc