Giáo án Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Hoạt động: Đi trong đường hẹp - Lăn bóng bằng hai tay

 

 I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết đi trong đường hẹp và lăn bóng bằng hai tay về phía trước.

- Trẻ đi được trong đường hẹp, khi đi mắt nhìn thẳng đi không chạm vạch, và lăn bóng bằng hai tay về phía trước.

- Trẻ chơi tập ngoan, không xô đẩy, không giành bóng của bạn.

II. Chuẩn bị:

- Mô hình nhà búp bê,

- 2 vạch cỏ làm hai bên.

- Đàn, kèn, bóng.

III. Cách tiến hành

 Hoạt động 1: Bé tập thể dục

- Cô và trẻ cùng đi vòng tròn, đi nhanh, đi chậm, dừng lại tập thể dục bài “Bé tập thể dục”

- Trẻ làm động tác theo cô.

 Hoạt động 2: Đi thăm búp bê

 - Bạn búp mời cô cháu ta chơi lăn bóng bằng hai tay, nhưng muốn đến chơi lăn bóng, cô cháu ta phải đi trong đường hẹp.

- Cô giới thiệu tên bài, cho cháu nhắc lại tên bài .

* Cô làm mẩu:

- Đi từ điểm xuất phát, đến hết con đường, cô đi bình thường, chân không chạm vạch, đi hết con đường, cô ngồi xuống lấy bóng hai chân dang rộng rồi lăn bóng bằng hai tay về phía búp bê, lăn xong cô đi về lại điểm xuất phát .

- Cô giải thích động tác và làm mẫu lại lần nữa.

-*Giáo dục: Cháu khi chơi đi trong đường hẹp và lăn bóng bằng hai tay, các con phải chơi ngoan, không được giành bóng của bạn .

- Cho lớp lên thực hiện động tác.

- Cho từng tốp lên thực hiện động tác.

- Cô chia làm hai đội lên thi đua.

- Cô cho cháu lên thực hiện lại.

- Cho cháu nhắc lại tên bài .

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12754 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Hoạt động: Đi trong đường hẹp - Lăn bóng bằng hai tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16/09/2013 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: - ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP - LĂN BÓNG BẰNG HAI TAY I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đi trong đường hẹp và lăn bóng bằng hai tay về phía trước. - Trẻ đi được trong đường hẹp, khi đi mắt nhìn thẳng đi không chạm vạch, và lăn bóng bằng hai tay về phía trước. - Trẻ chơi tập ngoan, không xô đẩy, không giành bóng của bạn. II. Chuẩn bị: - Mô hình nhà búp bê, - 2 vạch cỏ làm hai bên. - Đàn, kèn, bóng. III. Cách tiến hành Hoạt động 1: Bé tập thể dục - Cô và trẻ cùng đi vòng tròn, đi nhanh, đi chậm, dừng lại tập thể dục bài “Bé tập thể dục” - Trẻ làm động tác theo cô. Hoạt động 2: Đi thăm búp bê - Bạn búp mời cô cháu ta chơi lăn bóng bằng hai tay, nhưng muốn đến chơi lăn bóng, cô cháu ta phải đi trong đường hẹp. - Cô giới thiệu tên bài, cho cháu nhắc lại tên bài . * Cô làm mẩu: - Đi từ điểm xuất phát, đến hết con đường, cô đi bình thường, chân không chạm vạch, đi hết con đường, cô ngồi xuống lấy bóng hai chân dang rộng rồi lăn bóng bằng hai tay về phía búp bê, lăn xong cô đi về lại điểm xuất phát . - Cô giải thích động tác và làm mẫu lại lần nữa. -*Giáo dục: Cháu khi chơi đi trong đường hẹp và lăn bóng bằng hai tay, các con phải chơi ngoan, không được giành bóng của bạn . - Cho lớp lên thực hiện động tác. - Cho từng tốp lên thực hiện động tác. - Cô chia làm hai đội lên thi đua. - Cô cho cháu lên thực hiện lại. - Cho cháu nhắc lại tên bài . Hoạt động 3: Bé chơi pha nước - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Uống nước” - Cho trẻ nghỉ LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: TRÒ CHUYỆN NHẬN BIẾT TÊN MÌNH TÊN BẠN I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ chú ý tham gia trò truyện cùng cô va các bạn. - Trẻ biết tên mình, tên một số bạn trong lớp. - Trẻ phát âm tên mình, tên bạn. - Giáo dục trẻ biết chơi chung cùng bạn, không chọc ghẹo bạn. II. Chuẩn bị: - Ảnh bé, ảnh bạn, gương. III. Cách tiến hành Hoạt động 1: Đố bé ai đây? - Cho cháu chơi dấu mắt. - Cho trẻ xem ảnh của một số bạn trong lớp. - Hỏi trẻ: Ai Đây? Bạn tên gì? - Chơi TC: “Tìm Bạn” Cô gọi tên một số bạn trong lớp cho trẻ đi tìm. - Khi trẻ tìm được cho trẻ gọi tên bạn và khuyến khích cả lớp cùng gọi tên bạn. Hoạt động 2: Xem ảnh bé. - Cô phát ảnh cho trẻ tự ngắm chân dung của mình, kết hợp trò chuyện cùng trẻ. - Con đang xem gì? Ảnh ai đây? Con tên gì? - Cô cho trẻ chơi “Soi gương” nhận biết bản thân mình trong gương. - Hỏi trẻ: Bạn nào xinh thế. Bạn đi học có ngoan không? Có khóc nhè không? - Cô khuyến khích trẻ trả lời. Hoạt động 3: Bé nào giỏi. - Cho cháu chơi chỉ tên bạn và chỉ một số bộ phận trên cơ thể bạn. - Nói tên mình và các bộ phận trên cơ thể mình. - Nhận xét ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: * HOẠT ĐỘNG GÓC: * HOẠT ĐỘNG KHÁC: Thứ ba ngày 17/09/2013 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: BÉ CHƠI LỒNG HỘP. I/ Mục đích yêu cầu: - trẻ biết chơi lồng hộp, biết lồng hộp nhỏ vào hộp to. - Một số Trẻ biết lồng hộp nhỏ vào hộp to theo cô. - Tập Trẻ phát âm từ hộp to, hộp nhỏ, màu xanh, đỏ. - Giáo dục: Trẻ chơi ngoan không nghịch phá đồ chơi. II/ Chuẩn bị: - Gian hàng bán đồ chơi, - Rổ ,lắc nhịp,giỏ. - Mỗi trẻ một bộ lồng hộp, xanh, đỏ III/ Cách tiến hành * Hoạt động 1: Trẻ cùng cô đi siêu thị Hôm nay là sinh nhật bạn búp bê. Cô và các con cùng đi siêu thị mua quà tặng sinh nhật búp bê.. Cô giới thiệu gian hàng bán nhiều đồ chơi, còn đây là đồ chơi lồng hộp .Bây giờ các con mua về lồng hộp để tặng sinh nhật bạn búp bê * Hoạt động 2: Bé vui học Cô giới thiệu bộ lồng hộp có hộp to nhất, hộp nhỏ vừa, hộp nhỏ nhất. - Cô cho trẻ gọi tên hộp màu cùng cô. * Cô làm mẫu và giải thích: - Một tay cô cầm hộp to nhất đăt xuống bàn, còn tay kia cô cầm hộp nhỏ vừa cô lồng vào hộp to. Cô cầm tiếp hộp nhỏ nhất lồng vào hộp nhỏ vừa .Như vậy cô được một bộ lồng hộp đẹp.Cô lấy từng hộp ra cho trẻ xem, Cô lấy hộp nhỏ nhất, đến hộp nhỏ vừa. Cô mời 1 trẻ lên thực hiện cho lớp xem,.Hỏi Trẻ con đang làm gì? Bộ lồng hộp màu gì? Các con lồng hộp để tặng cho ai? *.Hoạt động 3: Ai khéo tay thế - Cô cho trẻ chơi: Trò chơi “Tay đẹp” - Cô phát rổ đồ chơi cho trẻ lồng hộp. - Cô luôn động viên trẻ chơi, cô luôn chú ý sửa sai, trẻ nào chưa lồng hộp được cô giúp trẻ. - Cô luôn nhắc nhở trẻ chơi, không nghịch phá không giành đồ chơi của bạn. - Cô thường xuyên hỏi trẻ, con chơi gì ? để tặng cho ai? - Khi trẻ thực hiện xong cô cho trẻ đem bộ lồng hộp lên tặng sinh nhật bạn búp bê. - Nhận xét tuyên dương. LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG: - NH: TAY THƠM TAY NGOAN - NGHE TIẾNG VỖ TAY TO- NHỎ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, làm quen với giai điệu bài hát. - Đa số trẻ thích thú hưởng ứng hát minh họa theo cô bài hát. Trẻ nghe nhận biết âm thanh to- nhỏ - Giáo dục: luôn giữ tay sạch đẹp, luôn được cô và các bạn khen II. CHUẨN BỊ: - Đàn, lắc nhịp, búp bê. Đĩa bài hát. III. CÁCH TIẾN HÀNH * HOẠT ĐỘNG 1: Đến thăm nhà bạn Cô giới thiệu bạn đến thăm lớp các con chào bạn đi. Bạn chào các con nè. Tay bạn rất là sạch và đẹp. Có bài hát “ Tay thơm, Tay ngoan” cô và bạn hát tặng cho các con nghe. Cô hát trẻ nghe với nhạc. * HOẠT ĐỘNG 2: Ai hát hay Cô hát cho trẻ nghe kèm động tác minh họa. Cho trẻ nhắc lại tên bài. Cô hát lại cho trẻ nghe. Cả lớp cùng hát và minh họa theo cô. Động viên và khuyến khích trẻ hát và làm động tác minh họa theo cô. Khen trẻ kịp thời. Giáo dục:Tay các con dơ hay ngậm tay vô miệng là sẽ bị đau bụng, phải luôn giữ tay sạch sẽ được khen là tay đẹp. Cho cả lớp cùng hát và minh họa lại. * HOẠT ĐỘNG 3: Bé vỗ tay Cô vỗ tay thật to khen các con, cô vỗ tay nhỏ lại nè. Cho trẻ chơi vỗ tay to - nhỏ .Động viên khuyến khích trẻ nói to- nhỏ Cả lớp cùng chơi vỗ tay to-nhỏ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: * HOẠT ĐỘNG GÓC: * HOẠT ĐỘNG KHÁC: Thứ tư ngày 18/09/2013 LĨNH VỰC:PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: THƠ : ĐÔI MẮT CỦA EM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ, biết tên bài thơ, nội dung bài thơ. - Một số trẻ đọc theo cô vài từ cuối câu. - Luyện từ: đôi mắt, tròn tròn, xinh xinh. - Giáo dục: Phải giữ cho đôi mắt sạch sẽ không chùi tay bẩn lên mắt. II. CHUẨN BỊ Tranh minh họa. III. CÁCH TIẾN HÀNH. * HOẠT ĐỘNG 1: Bé đoán nhanh. Cô đọc câu đố về đôi mắt cho trẻ đoán. Hỏi trẻ bài thơ nào nói về đôi mắt. Cô gơi ý cho cháu đoán. Trẻ nhắc tên bài thơ. Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô. * HOẠT ĐỘNG 2:Bé thích đọc thơ Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “ đôi mắt” Cho trẻ xem tranh. Giải thích nội dung bài thơ.Bài thơ nói về đôi mắt xinh giúp các con nhìn thấy mọi vật xung quanh em bé rất yêu quý đôi mắt luôn giữ đôi mắt ngày càng sáng hơn. Cô đọc thơ cho trẻ nghe và làm minh họa. Giáo dục: Trẻ phải giữ cho đôi mắt sạch sẽ không chùi tay bẩn lên mắt. Cho trẻ đọc thơ theo cô ( cá nhân, nhóm,) Luyện phát âm cho trẻ: đôi mắt, tròn tròn, xinh xinh Động viên khen trẻ kịp thời. Chú ý sửa sai cho trẻ.. Cả lớp đọc lại lần cuối. Nhắc lại tên bài thơ. Nhận xét. LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: TRÒ CHUYỆN NHẬN BIẾT TÊN MÌNH TÊN BẠN I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ chú ý tham gia trò truyện cùng cô và các bạn. - Trẻ nhận biết tên mình, tên một số bạn trong lớp. - Trẻ phát âm tên mình, tên bạn. - Giáo dục trẻ biết chơi chung cùng bạn, không chọc ghẹo bạn. II. Chuẩn bị: - Ảnh bé, ảnh bạn, gương. III. Cách tiến hành Hoạt động 1: Bạn nào đây? - Cho cháu chơi dấu mắt. - Cho trẻ xem ảnh của một số bạn trong lớp. - Hỏi trẻ: Ai Đây? Bạn tên gì? - Chơi TC: “Tìm Bạn” Cô gọi tên một số bạn trong lớp cho trẻ đi tìm. - Khi trẻ tìm được cho trẻ gọi tên bạn và khuyến khích cả lớp cùng gọi tên bạn. Hoạt động 2: Ảnh đẹp của bé. - Cô phát ảnh cho trẻ tự ngắm chân dung của mình, kết hợp trò chuyện cùng trẻ. - Con đang xem gì? Ảnh ai đây? Con tên gì? - Cô cho trẻ chơi “Soi gương” nhận biết bản thân mình trong gương. - Hỏi trẻ: Bạn nào xinh thế. Bạn đi học có ngoan không? Có khóc nhè không? - Cô khuyến khích trẻ trả lời. Hoạt động 3: Bé nào giỏi. - Cho cháu chơi chỉ tên bạn và chỉ một số bộ phận trên cơ thể bạn. - Nói tên mình và các bộ phận trên cơ thể mình. - Nhận xét ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: * HOẠT ĐỘNG GÓC: * HOẠT ĐỘNG KHÁC: Thứ năm ngày 19/09/2013 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: CHỌN ĐỒ CHƠI TO - NHỎ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Trẻ nhận biết một số đồ chơi có khích thước to - nhỏ Một số trẻ chọn được bóng to, bóng nhỏ theo gợi ý của cô. Trẻ phát âm: Bóng to, bóng nhỏ. Giáo dục: chơi không phá đồ chơi, không giành của bạn. II. CHUẨN BỊ -Bóng to, bóng nhỏ, mô hình III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1: Xem cô chọn. - Cô có nhiều bóng to nhỏ, các con cùng chơi chọn bóng to- nhỏ cho búp bê nha Cô giới thiệu búp bê to nhỏ cho trẻ gọi. Cô bóng to - nhỏ ra giới thiệu bằng cách hỏi trẻ cái gì? To hay nhỏ? Cho trẻ gọi{ cá nhân, lớp} Cô đưa bóng to về búp bê to bóng nhỏ về búp bê nhỏ * HOẠT ĐỘNG 2 : Chọn bóng tặng bạn. Cho cháu chơi “Xòe tay” Cô phát đồ chơi cho trẻ chọn. Yêu cầu trẻ chọn bóng to cho búp bê to, bóng nhỏ cho búp bê nhỏ. Khi trẻ chọn được cô hỏi trẻ chọn được cái gì? to nhỏ? Màu gì? “ cá nhân,lớp” Động viên khen trẻ kịp thời, chú ý sửa sai cho trẻ. Khi trẻ chọn xong cho trẻ đem bóng tặng búp bê. Cô nhận xét. LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG: - NH: TAY THƠM TAY NGOAN - NGHE TIẾNG VỖ TAY TO- NHỎ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, làm quen với giai điệu bài hát. - Đa số trẻ thích thú hưởng ứng hát minh họa theo cô bài hát. Trẻ nghe nhận biết âm thanh to- nhỏ - Giáo dục: luôn giữ tay sạch đẹp, luôn được cô và các bạn khen II. CHUẨN BỊ: Đàn, lắc nhịp, búp bê. Đĩa bài hát. III. CÁCH TIẾN HÀNH * HOẠT ĐỘNG 1: Bé nghe hát Cho trẻ chơi chỉ nhanh một số bộ phận trên cơ thể trẻ. Có một bài hát rất hay nói về đôi bàn tay rất hay các con lắng nghe. Cô mở nhạc cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ lắc lư theo nhịp bài hát. * HOẠT ĐỘNG 2: Ca sĩ tí hon Cô hát cho trẻ nghe kèm động tác minh họa. Cho trẻ nhắc lại tên bài. Cô hát lại cho trẻ nghe. Cả lớp cùng hát và minh họa theo cô. Động viên và khuyến khích trẻ hát và làm động tác minh họa theo cô. Khen trẻ kịp thời. Giáo dục:Tay các con dơ hay ngậm tay vô miệng là sẽ bị đau bụng, phải luôn giữ tay sạch sẽ được khen là tay đẹp. Cho cả lớp cùng hát và minh họa lại. * HOẠT ĐỘNG 3: Bé cùng vỗ tay Cô vỗ tay to- nhỏ cho trẻ nghe vài lần. Cho trẻ chơi vỗ tay to - nhỏ . Động viên khuyến khích trẻ nói to- nhỏ Cả lớp cùng chơi vỗ tay to-nhỏ. Nhận xét ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: * HOẠT ĐỘNG GÓC: * HOẠT ĐỘNG KHÁC: Thứ sáu ngày 20/09/2013 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: KC: MẸ TẮM CHO BÉ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, biết nội dung câu chuyện và nhân vật trong truyện - Đa số trẻ thích thú tham gia đàm thoại theo sự gợi ý của cô. - Luyện trẻ phát âm các từ: Mẹ tắm cho bé, kỳ cọ…. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh thân thể, tắm rửa hằng ngày. II. CHUẨN BỊ; Tranh kể chuyện, mô hình chuyện Mẹ tắm cho bé, vi tình III. CÁCH TIẾN HÀNH * HOẠT ĐỘNG 1; Trò chuyện cùng cô. - Bé và cô cùng trò chuyện: Đi học về ai tắm cho các con. Mẹ chuẩn bị những gì để tắm cho con. ( Cô gợi ý cho trẻ trả lời) - Có câu chuyện nào kể về việc mẹ tắm cho bé. - Cho trẻ xem tranh cô kết hợp kể chuyện. * HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể chuyện Cô kể lần 2 : Mô hình * Đàm thoại : Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì ? Trong câu chuyện “Mẹ tắm cho bé” có ai ? Ai tắm cho bé Bi? Giáo dục : Phải siêng tắm rửa cho thân thể sạch sẽ thơm tho, người khỏe mạnh được nhiều người thương Cô kể lần 3 : Dùng mô hình. Nhắc lại tên chuyện Cô kể lần 4 : Vi tính Cô liên hệ thực tế hỏi trẻ ở nhà ai tắm cho các con ? Các con có thích được mẹ tắm không ? À được mẹ tắm kỳ cọ nhẹ nhàng rất là thích phải không cáccon * HOẠT ĐỘNG 3: Cùng tắm cho bé Các con cùng chơi tắm em bé với cô nhé. LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: - ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP - LĂN BÓNG BẰNG HAI TAY I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đi trong đường hẹp và lăn bóng bằng hai tay về phía trước. - Trẻ đi được trong đường hẹp, khi đi mắt nhìn thẳng đi không chạm vạch, và lăn bóng bằng hai tay về phía trước. - Trẻ chơi tập ngoan, không xô đẩy, không giành bóng của bạn. II. Chuẩn bị: - Mô hình nhà búp bê, - 2 vạch cỏ làm hai bên. - Đàn, kèn, bóng. III. Cách tiến hành Hoạt động 1: Làm giống cô - Cô và trẻ cùng đi vòng tròn, đi nhanh, đi chậm, dừng lại chơi tay đẹp - Trẻ làm động tác theo cô. Hoạt động 2: Chơi cùng bạn. - Bạn búp mời cô cháu ta chơi lăn bóng bằng hai tay, nhưng muốn đến chơi lăn bóng, cô cháu ta phải đi trong đường hẹp. - Cô giới thiệu tên bài, cho cháu nhắc lại tên bài . * Cô làm mẩu: - Đi từ điểm xuất phát, đến hết con đường, cô đi bình thường, chân không chạm vạch, đi hết con đường, cô ngồi xuống lấy bóng hai chân dang rộng rồi lăn bóng bằng hai tay về phía búp bê, lăn xong cô đi về lại điểm xuất phát . - Cô giải thích động tác và làm mẫu lại lần nữa. -*Giáo dục: Cháu khi chơi đi trong đường hẹp và lăn bóng bằng hai tay, các con phải chơi ngoan, không được giành bóng của bạn . - Cho lớp lên thực hiện động tác. - Cho từng tốp lên thực hiện động tác. - Cô chia làm hai đội lên thi đua. - Cô cho cháu lên thực hiện lại. - Cho cháu nhắc lại tên bài . Hoạt động 3: Dạo vườn - Cô cho trẻ cùng đi dạo vườn nhà búp bê làm vài động tác hít thở nhẹ nhàng. - Cho trẻ nghỉ. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG * HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: * HOẠT ĐỘNG GÓC: * HOẠT ĐỘNG KHÁC:

File đính kèm:

  • docgiaoanbanthan.doc