Giáo án lớp 1 dạy tuần thứ 16

TOÁN:

 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

- Biết cấu tạo mỗi số trong phạm vi 10; viết được các số theo thứ tự quy định; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 dạy tuần thứ 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Thứ 2 ngày 16 tháng 12 năm 2013 TOÁN: Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cấu tạo mỗi số trong phạm vi 10; viết được các số theo thứ tự quy định; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - GV hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Làm cột 3, 4 - Hướng dẫn HS tự nêu nhiệm vụ của bài tập. - GV nêu câu hỏi gợi ý: + 8 bằng mấy cộng với 3? - Cho HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả. ( HS yếu làm 4 – 5 phép tính) - GV chữa bài , củng cố. Bài 2: Viết các số 7, 5, 2, 9, 8 a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn: b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé: - Yêu cầu HS làm vào bảng con. - GV chữa bài trên bảng. Bài 3:a/ Cho HS nhìn vào tranh vẽ để tự nêu bài toán. + Viết phép tính thích hợp? - GV chữa bài H: Có tất cả mấy bông hoa? b/ Hướng dẫn HS đọc tóm tắt bài toán: Có 7 lá cờ Bớt đi : 2 lá cờ Còn lại:… lá cờ? - Yêu cầu HS nêu bài toán(bằng lời). + Viết phép tính thích hợp? - GV chữa bài. + Còn lại mấy lá cờ? 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. + Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - HS trả lời: + 8 bằng 5 cộng với 3. - HS nêu tiếp sức: - 2 HS lên bảng làm – Lớp làm vào bảng con. - HS khá, giỏi nêu bài toán: - 1 HS giỏi lên bảng làm - Lớp làm vào bảng con 4 + 3 = 7 + Có tất cả 7 bông hoa. - HS khá, giỏi đọc tóm tắt. - HS nêu bài toán: “Có 7 lá cờ, bớt 2 lá cờ. Hỏi còn lại mấy lá cờ?” - HS viết phép tính: 7 – 2 = 5 + Còn lại 5 lá cờ. - Tự luyện. ĐẠO ĐỨC: Bài: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC( Tiết 2) I. Mục tiêu: - Thực hiện giữ trật tự khi ra vào lớp, khi nghe giảng. - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngòi học. II. Tài liệu và phương tiện: - Vở bài tập Đạo đức1. - Tranh vẽ bài tập 3, 4. - Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ôn định tổ chức: 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. HĐ1:Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận. - GV nêu câu hỏi: + Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào? - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận: HS cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch,nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. HĐ2: Tô màu tranh bài tập 4. - GV cho HS dùng bút màu để tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học. - Cho HS thảo luận: + Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó? + Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao? - GV kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học. HĐ3: HS làm bài tập 5. + Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn nam ngồi bàn dưới? + Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? Vì sao? +Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì? - GV kết luận: Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học. Tác hại của mất trật tự trong giừ học: + Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài. +Làm mất thời gian của cô giáo. + Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. - Hướng dẫn HS đọc hai câu thơ cuối bài. HĐ4: Liên hệ - GV hướng dẫn học sinh tự liên hệ, các bạn trong lớp mình đã biết giữ trật tự trong trường học chưa? +Bạn nào luôn chăm chú thực hiện các yêu cầu của cô giáo trong giờ học? Bạn nào còn chưa trật tự trong khi học tập? Vì sao? +Tổ nào thường xuyên thực hiện tốt việc xếp hàng ra vào lớp? Tổ nào chưa thực hiện tốt? Vì sao? * GV tổng kết - Khen ngợi một số tổ, cá nhân đã biết giữ trật tự. Nhắc nhở một số tổ, cá nhân còn vi phạm trật tự trong trường học. Kết luận chung: - Khi ra, vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch. - Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng , không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. - Giữ trật tự khi ra, vào lớp và ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. 3. Củng cố, dặn dò: + Hôm nay học bài gì? - GV phát động thi đua giữ trật tự : Tổ nào giữ trật tự tốt sẽ được cắm cờ đỏ - Nhận xét tiết học. Dặn: Chuẩn bị cho tiết sau. - HS thảo luận nhóm đôi. + Các bạn ngồi học ngay ngắn, chăm chú nghe cô giáo giảng bài và tham gia xây dựng bài. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, thảo luận. - HS lắng nghe. - HS tô màu vào tranh. - HS giải thích. + Có. Vì các bạn đó giữ trật tự trong giờ học. - HS lắng nghe. - HS nêu nhận xét. +Sai. Vì hai bạn đã làm mất trật tự trong giờ học. + Không nghe được bài giảng, không hiểu bài.Làm mất thời gian của cô giáo và ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. - HS lắng nghe. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS tự liên hệ và nhận xét các bạn trong tổ, trong nhóm của mình -Nêu theo thực tế của lớp học. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. +Trật tự trong trường học. - Thi đua giữa các tổ. - Tự chuẩn bị. Thứ 3 ngày 17tháng 12 năm 2013 Thể dục: Bài SƠ KẾT HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Sơ kết học kì I. Yêu cầu H hệ thống những kiến thức, kĩ năng đã học, ưu khuyết điểm và hướng khắc phục. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Trên sân trường, hoặc trong lớp. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Phần mở đầu: 2. Phần cơ bản: 3. Phần kết thúc * Nhận lớp, phổ biến, yêu cầu giờ học - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên sân trường(30- 50 m) - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu sau đó đứng quay mặt vào tâm. * Trò chơi “Diệt các con vật có hại” - Sơ kết học kì I: + GV cùng H nhắc lại những kiến thức kĩ năng đã học: Về đội hình đội ngũ, Thể dục RLTTCB và những trò chơi vận động. + Xen kẽ GV gọi một vài H (trên tinh thần xung phong) lên làm mẫu các động tác. + GV đánh giá kết quả học tập của H(cả lớp hoặc từng tổ). Tuyên dương một vài tổ hoặc cá nhân. Nhắc nhở chung cho một số tồn tại và hướng khắc phục trong học kì II - Trò chơi “Chạy tiếp sức”. GV nhắc lại cách chơi cho H chơi thử sau đó chơi chính thức. * Nếu tiến hành sơ kết ở trong lớp GV có thể sử dụng bảng để thống kê tên những động tác đã học và cho H lên bảng trình diễn động tác. Không cần tiến hành khởi động hồi tĩnh trong lớp. * Thực hiện một số động tác hồi tĩnh. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. - GV cùng H hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học.Dặn dò, giao bài tập - Tập trung, lắng nghe. - Thực hiện. - Thành đội hình vòng tròn. - Tham gia chơi. - Theo đội hình hàng ngang. Tập trung lắng nghe. - Một vài H lên thực hiện động tác. - H lắng nghe và tiếp thu - Tham gia chơi trò chơi - Thực hiện - Lắng nghe, tiếp thu. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: Bài: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH ĐẸP I. Mục tiêu: - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. - Biết giữ gìn lớp học sạch đẹp. - Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp học sạch đẹp . - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch , đẹp. - GDKNS: +KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch đẹp. +KN ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp. +Phát triển kĩ năng hợp tác trong qua s trình thực hiện công việc. II.Chuẩn bị: - GV: chổi lau nhà, xô có nước sạch. - HS: chổi, khăn lau, hót rác, túi ni nông III.Các hoạt động dạy – học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1, Khởi động: - GV cho HS cả lớp hát bài: “Một sợi rơm vàng” H: Trực nhật , kê bàn ngay ngắn để làm gì? - GV giới thiệu bài học hôm nay chúng ta học là “Giữ gìn lớp học sạch ,đẹp” HĐ1: Quan sát lớp học - GV hỏi HS: + Trong bài hát em bé đã dùng chổi để làm gì? - Quét nhà để giữ vệ sinh nơi ở. Vậy ở lớp ta nên làm gì đễ giữ sạch lớp học ? |+ Chúng ta quan sát xem hôm nay lớp mình có sạch không? - GV gọi vài HS đứng lên nhận xét, GV khen ngợi các em đã biết giữ vệ sinh và nhắc nhở các em không nên để lớp học mất vệ sinh. HĐ2:Làm việcvới SGK - GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động: + Trong tranh các bạn đang làm gì? sử dụng dụng cụ gì? + Ở bức tranh dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV và HS thảo luận: + Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa? + Lớp học em có những góc trang trí như trong tranh trang 37 SGK không ? + Cặp, mũ, nón đã để đúng nơi quy định chưa? + Em có viết, vẽ bẩn lên bàn ,ghế, bảng, tường không? + Em có vứt rác hay khác nhổ bừa bãi ra lớp không? + Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp? - GV nhận xét Kết luận: Để lớp học sạch đẹp ,các em phải luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình luôn sạch, đẹp. Hoạt động 3: Tháo luận và thực hành theo nhóm. Bước 1: Chia nhóm theo tổ, phát cho mỗi tổ một, hai dụng cụ . Bước 2: GV nêu câu hỏi cho mỗi tổ thảo luận: + Những dụng cụ ( đồ dùng) này được dùng vào việc gì? + Cách sử dụng từng loại như thế nào? Bước 3: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ ( đồ dùng) hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. 2/Củng cố, dặn dò + Nếu lớp học bẩn thì điều gì sẽ xảy ra? + Hàng ngày chúng ta nên trực nhật lúc nào? -GV nhắc nhở HS luôn có ý thức giữ vệ sinh lớp học hằng ngày - GV tổng kết bài học: Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vè vậy, các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch đẹp. Dặn: HS chuẩn bị bài sau. - Cả lớp hát + Để làm cho lớp học sạch đẹp. -Lắng nghe, nhắc lại đề bài. Trả lời câu hỏi. + Để quét nhà. + Lau bàn, xếp bàn ghế ngay ngắn. - HS quan sát lớp nêu theo thực tế. - 5 - 7 em. - HS làm việc theo nhóm 2 - HS quan sát tranh thảo luận, hỏi đáp. + Trong tranh các bạn đang lau bảng, lau bàn , quét nhà.Các bạn sử dụng dụng cụ như: khăn, chổi khăn, giẻ lau bảng. - HS nêu. - HS làm việc cá nhân. - HS trả lời theo thực tế lớp học của mình. + Thường xuyên quét dọn, lau chùi bàn ghế , để nón mũ đúng nơi quy định,… -Lắng nghe. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp và thực hành. - HS lắng nghe. + ... gây mất vệ sinh, sinh bệnh. +... chúng ta nên trực nhật trước khi vào lớp. -Lắng nghe và ghi nhớ. - Tự chuẩn bị. Chiều thứ 3 ngày 17/ 12/ 2013 LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính cộng trong phạm vi 10. - Viết các số theo thứ tự cho biết. - Xem tranh nêu đề toán rồi nêu phép tính giải bài toán. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài ôn: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn và làm mẫu: 2 = … + 1 3 = … + 2 Cho HS làm tương tự với các bài còn lại. Nhóm 1(HS yếu): Làm các phép tính còn lại của cột 1. Nhóm 2(HS khá, giỏi): Làm cột 2,3, 4. - Cho HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả theo từng cột. - GV chữa bài, củng cố. Bài 2: - GV chữa bài. Bài 3: Cho HS quan sát tranh , nêu bài toán. - GV chữa bài. b/ Tiến hành tương tự. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài 4:(HS khá,giỏi): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống - Hướng dẫn HS cách làm bài. - Gọi HS lên bảng làm. - GV chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. +Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS thực hiện cùng GV. - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm – Lớp làm vào VBT a/ Từ bé đến lớn: 3, 5 , 6, 8, 10 b/ Từ lớn đến bé: 10, 8, 6, 5, 3 - HS khá, giỏi nêu bài toán. - 1 HS giỏi lên bảng làm. - Cả lớp làm vào VBT 4 + 2 = 6 - HS nêu yêu cầu. - HS nắm cách làm bài. - 4HS(K – G) làm bài - Tự luyện. HĐGDNGLL: Kể về người bạn mới của em I, Mục Tiêu : - HS biết kể về người bạn mới trong lớp. - Giáo dục HS biết quan tâm bạn bè. II,Quy mô tổ chức : Theo quy mô lớp học III, Cách tiến hành; 1, Chuẩn bị : GV : dặn trước HS chuẩn bị kể về người bạn của mình ( bạn đó tên gì,tính bạn đó ntn, bạn thích gì...) 2, Cách tiến hành : - HS cả lớp hát 1 bài hát - GV : yêu cầu HS làm việc : trao đổi theo cặp về thông tin bạn của mình - HS làm việc theo cặp - GV theo dòi gợi ý giúp HS - HS : kể trước lớp cho cả lớp nghe theo từng đôi ( bạn thứ nhất kể về bạn thứ hai .Bạn thứ hai đáp lời cám ơn và giới thiệu về bạn thứ nhất. Bạn thứ nhất lại đap lời cám ơn) - Cả lớp vỗ tay hoan nghênh hai bạn - Tiếp tục như vậy HS lần lượt kể về bạn mới của mình - GV động viên kịp thời khuyến khích HS kể 3, Nhận xét - Đánh giá GV : nhận xét tiết học HS : cả lớp hát một bài Thứ 4 ngày 18 tháng 12 năm 2013 TOÁN: Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Thực hiện được so sánh các số , biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10; biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Hướng dẫn HS nối các chấm theo thứ tự từ số bé đến số lớn. - Yêu cầu HS nêu tên của hình vừa được tạo thành. Bài 2: a/ Gọi HS nêu yêu cầu của bài. H: Khi làm bài tập này chúng ta cần lưu ý điều gì? - Cho HS làm lần lượt vào bảng con. - GV chữa bài. b/ Làm cột 1. - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện. Khuyến khích HS tính nhẩm( HS khá, giỏi nêu miệng kết quả). - GV chữa bài. Bài 3: Làm cột 1, 2(K-G làm cột 2) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài. - GV chữa bài, củng cố cách so sánh. Bài 4:a/ Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán. + Viết phép tính thích hợp? - GV chữa bài. b/ Tiến hành tương tự. 2. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. . - HS làm bài + Hình “ dấu cộng” ( hoặc hình “ chữ thập đỏ”) , hình cái ô tô. +Tính. + Viết các số phải thẳng cột với nhau và khi viết kết quả( nếu kết quả là 10) - HS làm bài ở bảng con. + Tính từ trái sang phải. - HS làm bài. + Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm vào bảng con. - HS khá, giỏi nêu bài toán: - 1 HS giỏi lên bảng làm - Cả lớp làm vào bảng con. 5 + 4 = 9 - Tự luyện. Thứ 5 ngày 19 tháng 12 năm 2013 Toán Bài: Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Cộng, trừ các số trong phạm vi 10. - So sánh các số trong phạm vi 10. - Viết phép tính để giải bài toán. - Rèn luyện kỹ năng tính toán. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài ôn: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: ( HS yếu)Nối các chấm theo thứ tự. - Hướng dẫn HS nối các chấm theo thứ tự từ số bé đến số lớn. - GV chữa bài. Bài 2: ( HS TB) a/ Cho HS nêu yêu cầu của bài. H: Khi làm chúng ta cần lưu ý điều gì? b/ (HS khá giỏi) - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính. - Cho HS làm bài. - GV chữa bài. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - GV lưu ý HS tính kết quả của vế trái, vế phải rồi so sánh và điền dấu. Nhóm 1: Làm cột 1 Nhóm 2: Làm cột 1, 2 Nhóm 3: Làm cột 2,3 - GV chữa bài. Bài 4: a/ Cho HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán. + Viết phép tính thích hợp? - GV chữa bài. b/ Tiến hành tương tự. - GV chấm một số bài và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài + Tính + Viết các số thẳng phải thẳng cột với nhau và khi viết kết quả( nếu kết quả là 10) - HS làm bài + Tính từ trái sang phải. - HS làm bài + Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài vào vở - HS khá, giỏi nêu bài toán: “ Trên cây có 8 con chim đậu, 3 con bay đi. Hỏi trên cây còn lại mấy con chim? ” - 1 HS giỏi lên bảng làm. - Cả lớp làm vào VBT 8 – 3 = 5 - Tự luyện. Chiều thứ 5 ngày 19 / 12/ 2013 Tiết 4 : Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính cộng trong phạm vi 10. - Viết các số theo thứ tự cho biết. - Xem tranh nêu đề toán rồi nêu phép tính giải bài toán. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài ôn: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn và làm mẫu: Cho HS làm tương tự với các bài còn lại. Nhóm 1(HS yếu): Làm các phép tính còn lại của cột 1. Nhóm 2(HSTB): Làm cột 2. Nhóm 3(HS khá, giỏi): Làm cột 3, 4. - Cho HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả theo từng cột. - GV chữa bài, củng cố. Bài 2: - GV chữa bài. Bài 3: Cho HS quan sát tranh , nêu bài toán. + Viết phép tính thích hợp? - GV chữa bài. b/ Tiến hành tương tự. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài 4:(HS khá,giỏi): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống - Hướng dẫn HS cách làm bài. - Gọi HS lên bảng làm. - GV chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống bài . - Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà luyện tập thêm. - HS mở VBT Toán +Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS thực hiện cùng GV. - HS làm bài 4 = 3 + 1 6 = 2 + 4 8 = 5 + 3 10 = 8 + 2 4 = 2 + 2 6 = 3 + 3 8 = 4 + 4 10 = 7 + 3 5 = 4 + 1 7 = 6 + 1 9 = 8 + 1 10 = 6 + 4 5 = 3 + 2 7 = 5 + 2 9 = 7 + 2 10 = 5 + 5 6 = 5 + 1 7= 4 + 3 9 = 6 + 3 10 = 10 + 0 8 = 7 + 1 9 = 5 + 4 10 = 0 + 10 8 = 6 + 2 10 = 9 + 1 1 = 0 + 1 - 2 HS lên bảng làm – Lớp làm vào VBT a/ Từ bé đến lớn: 3, 5 , 6, 8, 10 b/ Từ lớn đến bé: 10, 8, 6, 5, 3 - HS khá, giỏi nêu bài toán. - 1 HS giỏi lên bảng làm. - Cả lớp làm vào VBT 4 + 2 = 6 - HS nêu yêu cầu. - HS nắm cách làm bài. - HS làm bài S D 3 + 2 + 4 = 8 9 – 5 + 2 = 6 S D 3 + 5 – 2 = 7 8 – 2 + 6 = 10 - Tự luyện. Thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2012 Toán: Bài: ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng; đọc tên điểm, đoạn thẳng; kẻ được đoạn thẳng. - Giúp HS KT nhận biết được số 9. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Thước kẻ, phấn màu. - HS : Thước và bút chì. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. - GV hướng dẫn HS KT nhận biết số 9. HĐ1: Giới thiệu “ điểm”, “ đoạn thẳng” - GV dùng phấn màu chấm lên bảng và hỏi: Đây là cái gì? - GV nói đó chính là điểm. - GV viết tiếp chữ A và nói : điểm này cô đặt tên là A. A . Điểm A - GV nói: Tương tự ai có thể viết điểm B. Bước 1:giới thiệu điểm và đoạn thẳng - GV nối 2 điểm và nói:Nối điểm A với điểm B ta có đoạn thẳng AB. A B - GV chỉ vào đoạn thẳng và cho HS đọc đoạn thẳngAB - GV nhấn mạnh : cứ nối 2 diểm với nhau ta được một đoạn thẳng. HĐ2: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng. - GV hướng dẫn HS cách vẽ đoạn thẳng: Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm và chấm thêm 1 điểm nữa, sau đó đặt tên cho 2 điểm. Bước 2:Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi nhẹ trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia, tức từ A đến B, chú ý kẻ từ trái sang phải. Bước 3:nhấc bút và thước ra ta có đoạn thẳng AB. - GV cho HS vẽ một vài đoạn thẳng ( tương tự như trên). HĐ3: Thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1:1 HS nêu yêu cầu của bài 1 -GV yêu cầu HS quan sát bài 1 trên bảng, hướng dẫn quan sát và lần lượt đọc tên các điểm , các đoạn thẳng. -Chỉ không theo thứ tự các điểm và đoạn thẳng. -GV gọi 2 –3 HS đọc lại bài làm. - GV nhận xét . Bài 2: Hướng dẫn HS dùng thước và bút nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng ( như SGK). Sau khi nối cho HS đọc tên từng đoạn thẳng. - GV lưu ý HS vẽ cho thẳng, không chệch các điểm. - GV chữa bài. Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu quan sát vào hình vẽ: A B M D C N P O H K G L -GV hướng dẫn HS đọc tên từng đoạn thẳng đó. + Vậy mỗi hình có mấy đoạn thẳng? 3. Củng cố, dặn dò: H: Hôm nay học bài gì? + Muốn vẽ được đoạn thẳng ta phải làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS học bài, làm bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau. - HS nhận biết theo hướng dẫn của GV. - Quan sát nêu +Dấu chấm. - HS lắng nghe. -HS đọc điểm A -HS lên bảng viết điểm B B -Quan sát và lắng nghe. - HS đọc: “Đoạn thẳng AB” +Dùng thước và bút để vẽ. -Lắng nghe thực hiện. - 2 HS lên bảng vẽ - HS dưới lớp vẽ ra nháp. -Vẽ xong lần lượt đọc tên các điểm và các đoạn thẳng vẽ được. A B E G M N - Lớp theo dõi, nhận xét. + Đọc tên điểm và các đoạn thẳng. -HS đọc thầm các điểm. - HS đọc nối tiếp các điểm và các đoạn thẳng. ĐiểmM, điểm N, điểm C, điểm D, … Đoạn thẳngMN, đoạn thẳng CD, … -Các HS khác nhận xét. - HS làm bài a/ 3 đoạn thẳng b, 4 đoạn thẳng A A B B C D C c/ 5 đoạn thẳng d/ 6 đoạn thẳng A B H E Ê D C Q P + Mỗi hình dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng? -Quan sát,lần lượt nêu tên từng đoạn thẳng . - HS lần lượt đọc: + Đoạn thẳng AB, đoạn thẳng DC, đoạn thẳng MN, đoạn thẳng NP, đoạn thẳng MP, …. +H1 có 4 đoạn thẳng +H2 có 3 đoạn thẳng + H3 có 6 đoạn thẳng -HS khác theo dõi nhận xét. +Điểm,Đoạn thẳng. -HS nêu lại cách vẽ điểm, đoạn thẳng -Lắng nghe,thực hiện. Tiết 4: THỦ CÔNG: Bài : GẤP CÁI VÍ ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: -Học sinh biết cách gấp cái ví bằng giấy. -Gấp được cái ví bằng giấy . Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng , thẳng. - Với HS khéo tay: Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng. - Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví. - Có ý thức giữ vệ sinh nơi ngồi học. II. Đồ dùng dạy học: - GV : Ví mẫu, tờ giấy màu hình chữ nhật, hồ dán - HS : 1 tờ giấy vở HS . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi bảng. a/ Quan sát vật mẫu: - GV giới thiệu cái ví mẫu - Hướng dẫn HS nhận xét + Ví có mấy ngăn ? + Ví làm bằng vật liệu gì? b/ GV hướng dẫn mẫu: *Đặt giấy màu hình chữ nhật lên bàn và để dọc tờ giấy, mặt màu phía dưới. Gấp đôi để lấy đường dấu giữa, xong mở tờ giấy ra như ban đầu - Gấp hai mép đầu của tờ giấy vào khoảng 1 ô. Gấp tiếp hai phần ngoài vào sao cho hai miệng ví sát vào đường dấu giữa - Lật mặt sau theo chiều ngang giấy và gấp hai phần ngoài vào sao cho cân đối ví. Gấp đôi theo đường dấu giữa tạo thành cái ví. - Gọi HS nhắc lại cách gấp ví c/ HS thực hành * Cho HS thực hành làm cái ví trên từ giấy vở HS. - GV uốn nắn, giúp đỡ HS yếu. - Thực hành xong GV hướng dẫn cách sử dụng ví. 3/ Củng cố , dặn dò. - GV cùng HS nhận xét sản phẩm. -Nhận xét tinh thần học tập của HS . Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học sau tiết 2 của bài “ Gấp ví” - HS mở dụng cụ học tập ra để trước bàn.Tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong nhóm báo cáo lại với GV.0 . - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS quan sát mẫu -Nhận xét + Ví có 2 ngăn. + ... gấp bằng giấy - HS quan sát GV làm mẫu. - 1 - 2 em nhắc lại , lớp theo dõi, nhận xét. - HS lấy giấy vở HS ra tập gấp cái ví. - Tự chuẩn bị Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP I/ Mục tiêu - HS nắm được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. - Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới. - GDHS mạnh dạn và biết tự quản trong các giờ học và các giờ HĐTT. - Phương hướng hoạt động tuần tới. II.Lên lớp: 1. Nhận xét các hoạt động tuần 17: + Đạo đức: - Các em ngoan ngoãn, lễ phép, chuyên cần, nghỉ học có xin phép, đi học đúng giờ. + Học tập: - Chuẩn bị bài tốt, học và làm bài đầy đủ. Có đầy đủ dụng cụ học tập. - Các em đều tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.Bên cạnh đó vẫn còn có một số em chưa thật chú ý trong giờ học, còn làm việc riêng, nói chuyện + Nề nếp: - Các em xếp hàng ra vào lớp khẩn trương , khá nghiêm túc . Hô 5 điều Bác dạy đều. + Thể dục – Vệ sinh: - Tham gia học Thể dục giữa giờ đều đặn, trang phục đầy đủ.Tập các động tác đúng nhưng chưa đều, chưa đẹp. - Vệ sinh lớp học và khu vực được giao sạch sẽ. Song một số em ý thức giữ vệ sinh chưa cao. -Tồn tại :Còn 1 số em hay quên đồ dùng, sách vở, ý thức tự quản chưa cao. 2.Bình xét và xếp loại thi đua. - GV nhận xét về ưu, khuyết điểm của từng HS và xếp điểm. - Tuyên dương những HS xuất sắc - Nhắc nhở HS còn vi phạm. 3.Phương hướng tuần tới -Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm, cần phấn đấu trong tuần tới. - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động. - Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS. - Bồi dưỡng HS giỏi - Phụ đạo HS yếu. Luyện chữ viết . - Củng cố , ôn tập kiến thức cho HS để chuẩn bị cho KTĐK lần 2 đạt kết quả.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 1(9).doc
Giáo án liên quan