Giáo án lớp 1 tuần 1 đến 28

Học vần: Bài 1: e

I/ Mục tiêu:

- HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

- Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.

II/ Đồ dùng:

 - Chữ mẫu: e

- Tranh trong SGK

- Sợi dây

 

doc285 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 1 đến 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Từ thứ ngày đến thứ ngày năm 2006. Học vần: Bài 1: e I/ Mục tiêu: - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. II/ Đồ dùng: - Chữ mẫu: e - Tranh trong SGK - Sợi dây III/ các hoạt động dạy học: Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Giới thiệu bài. - GV cho cả lớp quan sát tranh trong SGK và khai thác nội dung tranh. - Cả lớp quan sát tranh và nhận xét. - GV tiểu kết và kết hợp giới thiệu bài. * Hoạt động 2: ( 7 phút) Nhận diện vần. - GV treo chữ mẫu: e - Cả lớp quan sát - Chữ e giống nét nào ta đã học? - HS trả lời. Cả lớp nhận xét. - GV tô lại chữ e. - Chữ e giống hình cái gì? ( Hình sợi dây vắt chéo). - GV thao tác cho HS xem. * Hoạt động 3: ( 10 phút) Nhận diện âm và phát âm. - GV yêu cầu HS tìm và cài vào bảng cài chữ e. - HS thực hành. - GV phát âm mẫu. - HS phát âm ( cá nhân, nhóm , lớp). - GV nhận xét. - Tìm tiếng, từ có chứa âm e? - HS thi tìm nhanh các tiếng, từ có chứa âm e. - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét. * Hoạt động 4: ( 15 phút) Hướng dẫn viết chữ trên bảng con. - GV viết mẫu, vừa viết vừa HD qui trình viết. - HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa. Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút) Luyện đọc. - GV cho HS đọc âm e - HS đọc ( cá nhân, nhóm, lớp ) - GV nhận xét. * Hoạt động 2: ( 13 phút) Luyện nói. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 5 và thảo luận nhóm đôi dựa trên các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Các bức tranh có gì là chung? - HS quan sát tranh và thảo luận. - Các nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và KL: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. Ai ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học và học hành chăm chỉ không? * Hoạt động 3: ( 12 phút) Luyện viết. - GVHD học sinh viết vào vở tập viết. - GV nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút. - HS viết bài vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Học vần : Bài 2: b I/ Mục tiêu: - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm b - Ghép được tiếng be - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật. II/ Đồ dùng: - Chữ mẫu: b - Tranh trong SGK - Sợi dây III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Ôn kiến thức cũ: Củng cố đọc, viết chữ e - GV cho HS đọc và viết chữ e. - HS đọc và viết. - GV nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài: GT bằng tranh trong SGK * Hoạt động 2: ( 7 phút) Nhận diện chữ - GV gắn chữ mẫu b lên bảng. - Cả lớp quan sát - Chữ b gồm những nét nào? - HS trả lời. - Chữ b và chữ e có điểm gì giống nhau và khác nhau? - GV thao tác chữ b trên một sợi dây. - GV tiểu kết và tô lại chữ b. * Hoạt động 3: ( 10 phút) Ghép chữ và phát âm - GV yêu cầu HS ghép âm b - HS thực hành ghép. - GV cài bảng cài. - GV phát âm mẫu - HS phát âm ( CN, N, L ) - Gv nhận xét, sửa chữa. - Ghép tiếng be - HS thực hành ghép. HS phân tích. - GV cài bảng cài. - GV đánh vần mẫu. - HS đánh vần và đọc trơn ( CN, N, L) - GV nhận xét, sữa chữa. - Tìm trong thực tế có âm nào phát âm lên giống âm b vừa học? * Hoạt động 4: ( 13 phút) Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu: b, be vừa viết vừa HD qui trình viết. - HS quan sát. * Lưu ý: nét nối giữa b và e - HS viết lên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa. Tiết 2 * Hoạt động 1: (10 phút) Luyện đọc - GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1. - HS đọc ( CN, N, L) - GV nhận xét. * Hoạt động 2: ( 12 phút) Luyện nói : Chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 7 và thảo luận nhóm đôi dựa trên những câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Các bức tranh này có điểm gì giống và khác nhau? - Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: ( 13 phút) Luyện viết - GVHD học sinh tập tô vào vở tập viết. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút. - HS viết bài vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài. Học vần: Bài 3: Dấu sắc I/ Mục tiêu: - HS nhận biết được dấu và thanh sắc - Biết ghép tiếng bé - Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các sự vật, đồ vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em. II/ Đồ dùng: - Tranh trong SGK - Bộ dạy học vần III/ Các hoạt động dạy học. Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố đọc, viết chữ b, be - GV gọi HS đọc, viết b, be - 4 - 5 HS đọc, viết. - GV nhận xét, cho điểm * Giới thiệu bài: GT bằng tranh trong SGK * Hoạt động 2: ( 7 phút) Nhận diện dấu - GV gắn dấu sắc lên bảng - Cả lớp quan sát - Dấu sắc giống nét nào ta đã học? - Vài HS trả lời. - GV cho HS gắn dấu sắc lên bảng cài. - HS thực hành. HS đọc - Gv cài bảng cài. - Dấu sắc giống những đồ vật nào? * Hoạt động 3: ( 10 phút) Ghép chữ và phát âm - Ghép cho cô tiếng bé - HS thực hành ghép. HS phân tích. - GV cài bảng. - GV phát âm mẫu. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 4: ( 13 phút) Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu dấu sắc, chữ bé vừa viết vừa HD qui trình viết. * Lưu ý : Nét nối giữa b và e - HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa. Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút) Luyện đọc - GV gọi HS đọc toàn bộ bài ở tiết 1 - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 2: ( 12 phút) Luyện nói - GV gọi HS đọc tên bài luyện nói. - Vài HS đọc. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 9 và thảo luận dựa trên các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau? - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và KL: Bài luyện nói " bé" nói về sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường. - Trong các bức tranh trên em thích bức tranh nào nhất? vì sao? - Em và các bạn em ngoài các họat động trên còn những hoạt động nào khác nữa?- - - Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất? - HS trả lời. * Hoạt động 3: ( 13 phút ) Luyện viết - GV HD Học sinh tập tô trong VTV. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - HS viết bài vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài. Học vần: Bài 4: Dấu hỏi, dấu nặng I/ Mục tiêu: - HS nhận biết được các dấu hỏi, nặng - Biết ghép tiếng bẻ, bẹ - Biết được các dấu thanh hỏi, nặng ở tiếng chỉ các sự vật, đồ vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh. II/ Đồ dùng: - Tranh trong SGK - Bộ dạy học vần III/ Các hoạt động dạy học. Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố đọc, viết chữ be, bé - GV gọi HS đọc, viết be, bé - 4 - 5 HS đọc, viết. - GV nhận xét, cho điểm * Giới thiệu bài: GT bằng tranh trong SGK * Hoạt động 2: ( 7 phút) Nhận diện dấu - GV gắn dấu hỏi lên bảng - Cả lớp quan sát, nhận xét. - Dấu hỏi giống nét nào ta đã học? - Vài HS trả lời. - GV cho HS gắn dấu hỏi lên bảng cài. - HS thực hành. HS đọc - GV cài bảng cài. - Dấu hỏi giống những đồ vật nào? * Tương tự đối với dấu nặng * Hoạt động 3: ( 10 phút) Ghép chữ và phát âm - Ghép cho cô tiếng bẻ, bẹ - HS thực hành ghép. HS phân tích. - GV cài bảng. - GV phát âm mẫu. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. - Tìm tiếng, từ có chứa dấu hỏi, dấu nặng. - HS thi tìm nhanh tiếng của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 4: ( 13 phút) Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu dấu hỏi, dấu nặng, chữ bẻ, bẹ vừa viết vừa HD qui trình viết. * Lưu ý : Nét nối giữa b và e - HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút) Luyện đọc - GV gọi HS đọc toàn bộ bài ở tiết 1 - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 2: ( 12 phút) Luyện nói: Chủ đề: Bẻ - GV gọi HS đọc tên bài luyện nói. - Vài HS đọc. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 11 và thảo luận dựa trên các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau? - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét - Trong các bức tranh trên em thích bức tranh nào nhất? vì sao? - Trước khi đến trường, em có sửa lại quần áo cho gọn gàng hay không? Có ai giúp em việc đó không? - Em có thường chia quà cho mọi người không? - Nhà em có trồng ngô không? Ai đi bẻ ngô về? - HS trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: ( 13 phút ) Luyện viết - GV HD Học sinh tập tô trong VTV. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - HS viết bài vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài. Tập viết : Tô các nét cơ bản I/ Mục tiêu: - HS biết được cấu tạo của các nét cơ bản. - HS tô đúng, đẹp các nét cơ bản - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp. II/ Đồ dùng: - Bảng phụ viết các nét cơ bản. III/ Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: GT trực tiếp * Hoạt động 1: ( 10 phút ) Quan sát, nhận xét - GV treo bảng phụ viết các nét cơ bản. - Em hãy nêu tên các nét cơ bản? - GV cho HS nhận xét về độ cao, chiều rộng của các nét cơ bản? - HS trả lời. cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. * Hoạt động 2: ( 10 phút) Hướng dẫn viết vào bảng con - GV viết mẫu vừa viết vừa HD qui trình viết - HS quan sát - GV cho HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa. * Hoạt động 3: ( 10 phút) Hướng dẫn viết vào vở tập viết. - GVHD học sinh viết vào VTV - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - HS viết bài vào VTV - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài cho sạch đẹp hơn. Tuần 2 Từ thứ 2 ngày đến thứ 6 ngày tháng năm 2006 Học vần: Bài 5: Dấu huyền, dấu ngã I/ Mục tiêu: - HS nhận biết được các dấu huyền, dấu ngã. - Biết ghép tiếng bè, bẽ. - Biết được các dấu thanh huyền, ngã ở tiếng chỉ các sự vật, đồ vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Nói về bè và tác dụng của nó trong đời sống. II/ Đồ dùng: - Tranh trong SGK - Bộ dạy học vần III/ Các hoạt động dạy học. Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố đọc, viết chữ bẻ, bẹ - GV gọi HS đọc, viết bé, bẹ - 4 - 5 HS đọc, viết. - GV nhận xét, cho điểm * Giới thiệu bài: GT bằng tranh trong SGK * Hoạt động 2: ( 7 phút) Nhận diện dấu - GV gắn dấu huyền lên bảng - Cả lớp quan sát, nhận xét. - Dấu huyền giống nét nào ta đã học? - Vài HS trả lời. - GV cho HS gắn dấu huyền lên bảng cài. - HS thực hành. - GV cài bảng cài. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. - Dấu huyền giống những đồ vật nào? * Tương tự đối với dấu ngã * Hoạt động 3: ( 10 phút) Ghép chữ và phát âm - Ghép cho cô tiếng bè, bẽ - HS thực hành ghép. HS phân tích. - GV cài bảng. - GV phát âm mẫu. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. - Tìm tiếng, từ có chứa dấu huyền, dấu ngã. - HS thi tìm nhanh tiếng của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 4: ( 13 phút) Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu dấu huyền, dấu ngã, chữ bè, bẽ vừa viết vừa HD qui trình viết. * Lưu ý : Nét nối giữa b và e - HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút) Luyện đọc - GV gọi HS đọc toàn bộ bài ở tiết 1 - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 2: ( 12 phút) Luyện nói: Chủ đề: Bè - GV gọi HS đọc tên bài luyện nói. - Vài HS đọc. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 11 và thảo luận dựa trên các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Bè có tác dụng gì trong đời sống? + Em đã trông thấy bè bao giờ chưa? + Quê em có ai thường đi bè? - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: ( 13 phút ) Luyện viết - GV HD Học sinh tập tô trong VTV. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - HS viết bài vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài. Học vần : Bài 6 : Be, Bè, Bé, Bẻ, Bẽ, Bẹ I/ Mục tiêu: - HS nhận biết được các âm và chữ e, b, các dấu thanh huyền, sắc, hỏi, ngã. - Biết ghép e với b và be với các dấu thanh thành tiếng có nghĩa. - Phát triển lời nói tự nhiên: Phân biệt các sự vật, việc, người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh. II/ Đồ dùng: - Bảng ôn - Tranh trong SGK III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố dấu huyền, dấu ngã. - GV yêu cầu HS đọc, viết bè, bẽ - 4-5 HS đọc. Cả lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài: GT bằng tranh trong SGK * Hoạt động 2: ( 5 phút) Chữ, âm e, b và ghép e, b thành tiếng be - GV yêu cầu HS ghép tiếng - HS ghép. HS phân tích. - GV viết bảng. - HS đánh vần và đọc trơn ( CN, N, L ) - GV nhận xét * Hoạt động 3: ( 10 phút) Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng - GV yêu cầu HS đọc các dấu thanh đã học. - GV cho HS ghép be với các dấu thanh. - HS ghép vào bảng cài. HS phân tích. - GV gắn bảng ôn lên bảng. - GV cho HS đọc trơn. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét, cho điểm. - Cả lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 4: ( 5 phút) Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh - GV cho HS đọc : e, be be, bè bè, be bé - HS đọc ( CN, N, L ) - Cả lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 5: ( 10 phút ) HD viết bảng con - GV viết mẫu, vừa viết vừa HD qui trình viết: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa. Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút ) Luyện đọc - GV cho HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1 - HS đọc trơn ( CN, N, L ) - Gv nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh - GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 15 và nhận xét. - HS trả lời - GV nhận xét và tiểu kết: Thế giới đồ chơi của trẻ em là sự thu nhỏ lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống. Vì vậy trang minh họa có tên: be bé, chủ nhân cũng be bé, đồ vật củng be bé xinh xinh. - GV cho HS đọc : be bé - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 2 : ( 10 phút ) Luyện nói: Các dấu thanh và sự phân biệt các từ theo dấu thanh. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm lên trình bày. * Trò chơi: Ai nhanh ai đúng Em hãy lên bảng viết các thanh phù hợp vào dưới các bức tranh trên? - GV phổ biến luật chơi - Đại diện 2 nhóm lên chơi trò chơi này. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: ( 15 phút) Luyện viết - GVHD học sinh viết vào VTV - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút. - HS viết bài. - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại bài và luyện viết thêm. Học vần: Bài 7: ê - v I/ Mục tiêu: - HS đọc và viết được ê, v, bê, ve - Đọc được câu ứng dụng: bé vẽ bê - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bế bé II/ Đồ dùng: - Bộ dạy học vần - Chữ mẫu: ê, v - Tranh trong SGK III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố bảng ôn: b, e, be, bè, bẽ, bé, bẻ, bẹ - GV cho HS đọc bảng ôn - 4-5 HS đọc - GV nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài: GT trực tiếp * Hoạt động 2: ( 5 phút) Nhận diện chữ - GV treo chữ mẫu: ê - Chữ ê gồm những nét nào? - Chữ ê giống chữ nào ta đã học? - HS trả lời. - Tìm chữ ê cài vào bảng cài? - HS thực hành - GV cài bảng cài. * Hoạt động 3: ( 10 phút) Phát âm và đánh vần - GV phát âm mẫu: ê - HS phát âm ( CN, N, L ) - Ghép tiếng bê - HS thực hành ghép. HS phân tích. - GV cài bảng. - GV đánh vần mẫu. - HS đánh vần ( CN, N, L ) - GV nhận xét, sửa chữa. - GV cho HS đọc trơn. - HS đọc trơn. - GV cho cả lớp đọc lại phần này. - HS đọc đồng thanh. * V: Qui trình tương tự * Hoạt động 4: ( 5 phút) Đọc tiếng ứng dụng - GV viết bảng: bê bề bế ve vè vẽ - GV cho HS đọc trơn ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 5: ( 10 phút ) Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu, vừa viết vừa HD qui trình viết: ê, v, bê, ve * Lưu ý: Nét nối giữa b và ê, v và e. - HS quan sát - HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét,sửa chữa. Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút) Luyện đọc - GV cho HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK - HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét. - GV cho HS đọc câu ứng dụng - HS đọc ( CN, N, L ) - Tìm tiếng có chứa âm vừa học ở câu ứng dụng? - GV gạch chân dưới những tiếng đó. * Hoạt động 2: ( 10 phút) Luyện nói: Bế bé - HS nêu chủ đề luyện nói. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và khai thác nội dung tranh. - HS quan sát tranh và nhận xét. - Gv cho HS thảo luận nhóm đôi theo chủ đề: bế bé - Các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 3: ( 10 phút ) Luyện viết - GVHD học sinh viết vào vở tập viết. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút. - HS viết bài vào VTV - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động 4: ( 5 phút ) Trò chơi: Tiếp sức - Tìm tiếng, từ có chứa âm v, ê? - Cả lớp tham gia chơi trò chơi này. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút ) - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài và luyện viết thêm Học vần: Bài 8: l - h I/ Mục tiêu: - HS đọc và viết được : l, h, lê, hè. - Đọc được câu ứng dụng: ve ve ve, hè về. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le. II/ Đồ dùng: - Bộ dạy học vần - Chữ mẫu: l, h. - Tranh trong SGK III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố đọc, viết bài: ê, v - GV cho HS đọc và viết: ê, v, bê, ve - 3- 4 HS đọc. Cả lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài: GT trực tiếp * Hoạt động 2: ( 5 phút) Nhận diện chữ - GV treo chữ mẫu: l - Chữ l gồm những nét nào? - So sánh chữ l và chữ b? - HS trả lời. - Tìm chữ l cài vào bảng cài? - HS thực hành - GV cài bảng cài. * Hoạt động 3: ( 10 phút) Phát âm và đánh vần - GV phát âm mẫu: l - HS phát âm ( CN, N, L ) - Ghép tiếng lê - HS thực hành ghép. HS phân tích. - GV cài bảng. - GV đánh vần mẫu. - HS đánh vần ( CN, N, L ) - GV nhận xét, sửa chữa. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và rút ra tiếng : lê - GV cho HS đọc trơn. - HS đọc trơn. - GV cho cả lớp đọc lại phần này. - HS đọc đồng thanh. * h : Qui trình tương tự * Hoạt động 4: ( 5 phút) Đọc tiếng ứng dụng - GV viết bảng: lê lề lễ he hè hẹ - GV cho HS đọc trơn ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 5: ( 10 phút ) Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu, vừa viết vừa HD qui trình viết: l, h, lê, hè * Lưu ý: Nét nối giữa l và ê, h và e. - HS quan sát - HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét,sửa chữa. Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút) Luyện đọc - GV cho HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK - HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét. - GV cho HS đọc câu ứng dụng : ve ve ve, hè về. - HS đọc ( CN, N, L ) - Tìm tiếng có chứa âm vừa học ở câu ứng dụng? - GV gạch chân dưới những tiếng đó. * Hoạt động 2: ( 10 phút) Luyện nói: Le le - HS nêu chủ đề luyện nói. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và khai thác nội dung tranh. - HS quan sát tranh và nhận xét. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo chủ đề: Le le - Các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và tiểu kết: Trong tranh là con le le. Con le le hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có ở một vài nơi ở nước ta. * Hoạt động 3: ( 10 phút ) Luyện viết - GVHD học sinh viết vào vở tập viết. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút. - HS viết bài vào VTV - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động 4: ( 5 phút ) Trò chơi: Tiếp sức - Tìm tiếng, từ có chứa âm l, h ? - Cả lớp tham gia chơi trò chơi này. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút ) - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài và luyện viết thêm Tập viết : Tập tô: e, b, bé I/ Mục tiêu: - HS biết được cấu tạo của các chữ: e, b, bé - HS tô đúng, đẹp các chữ trên - Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp. II/ Đồ dùng: - Bảng phụ viết : e, b, bé III/ Các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố lại các nét cơ bản - GV cho HS viết các nét : móc 2 đầu, nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược. - 2 HS lên bảng viết, ở dưới viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài: GT trực tiếp * Hoạt động 2: ( 10 phút ) Quan sát, nhận xét - GV treo bảng phụ viết : e, b, bé - GV cho HS nhận xét về độ cao, chiều rộng của các chữ e, b, bé - Chữ e và chữ b gồm những nét nào? - Khi viết chữ " bé " ta phải viết như thế nào? - HS trả lời. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. * Hoạt động 3: ( 10 phút) Hướng dẫn viết vào bảng con - GV viết mẫu vừa viết vừa HD qui trình viết: e, b, bé * Lưu ý : Nét nối giữa b và e. Vị trí đặt dấu thanh. - HS quan sát - GV cho HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa. * Hoạt động 4: ( 10 phút) Hướng dẫn viết vào vở tập viết. - GVHD học sinh viết vào VTV - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - HS viết bài vào VTV - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút) - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài cho sạch đẹp hơn. Tuần 3 Từ thứ 2 ngày đến thứ 6 ngày tháng năm 2006 Học vần: Bài 9: O - C I/ Mục tiêu: - HS đọc và viết được : o, c, bò, cỏ. - Đọc được câu ứng dụng: Bò bê có bó cỏ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vó bè II/ Đồ dùng: - Bộ dạy học vần - Chữ mẫu: o, c - Tranh trong SGK III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố đọc, viết bài: l, h - GV cho HS đọc và viết: l, h, lê, hè. - 3- 4 HS đọc. Cả lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài: GT trực tiếp * Hoạt động 2: ( 5 phút) Nhận diện chữ - GV treo chữ mẫu: O - Chữ O gồm những nét nào? - HS trả lời. - Tìm chữ O cài vào bảng cài? - HS thực hành - GV cài bảng cài. * Hoạt động 3: ( 10 phút) Phát âm và đánh vần - GV phát âm mẫu: O - HS phát âm ( CN, N, L ) - Ghép tiếng " bò " - HS thực hành ghép. HS phân tích. - GV cài bảng. - GV đánh vần mẫu. - HS đánh vần ( CN, N, L ) - GV nhận xét, sửa chữa. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và rút ra tiếng : bò - GV cho HS đọc trơn. - HS đọc trơn. - GV cho cả lớp đọc lại phần này. - HS đọc đồng thanh. * C : Qui trình tương tự * Hoạt động 4: ( 5 phút) Đọc tiếng ứng dụng - GV viết bảng: bo bò bó co cò cọ - GV cho HS phân tích một số tiếng trên. - GV cho HS đọc trơn ( CN, N, L ) - GV nhận xét. * Hoạt động 5: ( 10 phút ) Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu, vừa viết vừa HD qui trình viết: O, C, bò, cỏ. * Lưu ý: Nét nối giữa b và o, c và o, vị trí đặt dấu thanh. - HS quan sát - HS viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét,sửa chữa. Tiết 2 * Hoạt động 1: ( 10 phút) Luyện đọc - GV cho HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1. - HS đọc ( CN, N, L ) - GV nhận xét. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK - HS quan sát tranh trong SGK và nhận xét. - GV cho HS đọc câu ứng dụng: Bò bê có bó cỏ. - HS đọc ( CN, N, L ) - Tìm tiếng có chứa âm vừa học ở câu ứng dụng? - GV gạch chân dưới những tiếng đó. * Hoạt động 2: ( 10 phút) Luyện nói: Vó bè - HS nêu chủ đề luyện nói. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và khai thác nội dung tranh. - HS quan sát tranh và nhận xét. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo chủ đề: "Vó bè" dựa trên các câu hỏi sau: + Vó bè dùng làm gì? + Vó bè thường đặt ở đâu? Quê em có vó bè không? + Em còn biết những loại vó nào khác? - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và tuyên dương. * Hoạt động 3: ( 10 phút ) Luyện viết - GVHD học sinh viết vào vở tập viết. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút. - HS viết bài vào VTV - GV chấm một số bài, nhận xét. * Hoạt động 4: ( 5 phút ) Trò chơi: Tiếp sức - Tìm tiếng, từ có chứa âm O, C? - Cả lớp tham gia chơi trò chơi này. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút ) - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài và luyện viết thêm. Học vần: Bài 10: Ô - Ơ I/ Mục tiêu: - HS đọc và viết được : Ô, Ơ. cô, cờ - Đọc được câu ứng dụng: Bé có vở vẽ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bờ Hồ II/ Đồ dùng: - Bộ dạy học vần - Chữ mẫu: Ô, Ơ - Tranh trong SGK III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 * Hoạt động 1: ( 5 phút) Củng cố đọc, viết bài: O, C - GV cho HS đọc bài trên và viết: bò , cỏ - 3- 4 HS đọc. Cả lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài: GT trực tiếp * Hoạt động 2: ( 5 phút) Nhận diện chữ - GV treo chữ mẫu: Ô - Chữ Ô gồm những nét nào? - HS trả lời. - So sánh chữ Ô

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 1 den tua 28.doc
Giáo án liên quan