I/ MỤC TIÊU:
- HS làm quen với GV, bạn học cùng lớp.
- Giúp HS biết và hiểu mục đích - yêu cầu môn học Tiếng Việt.
- Biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận các dụng cụ học tập của môn Tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV + HS: Sách Tiếng Việt 1 (Tập 1). Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1, bảng con, phấn, bông lau.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Nhận xét.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 1 - Trường tiểu học Thạnh Phú 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
Ngày soạn: 18 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 19 / 8 / 2013 Tiết: 1, 2
I/ MỤC TIÊU:
- HS làm quen với GV, bạn học cùng lớp.
- Giúp HS biết và hiểu mục đích - yêu cầu môn học Tiếng Việt.
- Biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận các dụng cụ học tập của môn Tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV + HS: Sách Tiếng Việt 1 (Tập 1). Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1, bảng con, phấn, bông lau.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới: ỔN ĐỊNH - TỔ CHỨC LỚP
a/ Giới thiệu:
- GV nêu yêu cầu và nội dung tiết học.
- Nêu tên các loại dụng cụ học tập.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
13
17
· Hoạt động 1: Giới thiệu
Mục tiêu: HS biết tự giới thiệu tên mình.
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu tên lớp, tên giáo viên và đôi nét về mình.
- GV làm quen với từng HS.
- Yêu cầu HS quay sang trái, phải, trước, sau, giới thiệu tên và làm quen với các bạn.
- Hướng dẫn HS một số trò chơi, bài hát.
· Hoạt động 2: Thành lập ban đại diện lớp
Mục tiêu: HS hiểu được mục đích của việc thành lập ban đại diện lớp.
+ Cách tiến hành:
- Bầu ban đại diện lớp: Chủ tịch hội đồng tự quản, phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách học tập, văn thể - phong trào.
- Chia lớp thành 5 nhóm.
- Phân công trưởng ban, phó ban đạo đức, học tập, thể dục - thể thao,văn nghệ các phong trào, lao động - vệ sinh.
+ GIẢI LAO
- HS giới thiệu tên.
- Làm theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm quen với nhóm.
TIẾT 2 (35 Phút)
15
15
· Hoạt động 3: Giới thiệu SGK
Mục tiêu: HS biết sử dụng và bảo quản SGK
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu SGK, vở bài tập.
- Hướng dẫn sử dụng SGK: mở, gấp sách...
- Quan sát, giúp đỡ HS.
· Hoạt động 4: Giới thiệu các dụng cụ học tập môn Tiếng Việt 1 và cách sử dụng.
Mục tiêu: HS biết sử dụng từng dụng cụ.
+ Cách tiến hành:
- Bút chì, thước kẻ, gôm, bảng con, bông lau: Công dụng của chúng.
* Thực hiện mẫu cách đưa, úp bảng (kèm hiệu lệnh), cầm bút, thước.
* Nhận xét.
- Tên gọi và cách sử dụng các dụng cụ trong bộ ĐDDH.
- Yêu cầu HS lấy các dụng cụ và nói tên từng dụng cụ.
- Quan sát sách, vở của mình.
- Thực hiện lấy, mở, gấp sách (3 lần).
- Quan sát.
- HS thực hiện.
4. Củng cố: (4)
- Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học.
- Yêu cầu HS lấy các dụng cụ học tập, nêu tên và cách sử dụng từng dụng cụ.
Trò chơi
- Chọn, gọi tên đúng, nhanh các dụng cụ học tập môn TV.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- HS về thực hiện lại các thao tác úp, giơ bảng, cách sử dụng bút, thước, sách...
- Mua sắm đầy đủ các dụng cụ học tập.
- Tiết sau: Các nét cơ bản.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
Ngày soạn: 18 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 19 / 8 / 2013 Tiết: 1
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học .
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp. HS khá giỏi biết quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tốt. Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
- Mạnh dạn tự tin.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh phóng to.
- HS: Sách giáo khoa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) Hát “Đi tới trường”.
2. Kiểm tra: (4)
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét
3. Bài mới: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
a/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tựa bài
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
9
8
8
· Hoạt động 1: HS quan sát tranh Bài Tập 1
Mục tiêu: HS biết được trẻ em cũng có quyền có họ và tên, có quyền được đi học
+ Cách tiến hành:
- Các em đoán xem bạn trai đang làm gì?
- Tranh vẽ các bạn đang tự giới thiệu tên của mình với các bạn cùng lớp.
- Mỗi người ai cũng có 1 cái tên, vậy các em hãy tự giới thiệu tên họ của mình cho các bạn trong nhóm cùng biết.
- Được giới thiệu tên của mình, biết thêm tên của nhiều bạn trong lớp em cảm thấy như thế nào?
- GV tóm ý: Ai cũng có 1 cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ và tên, có quyền được đi học.
- Ngoài họ và tên ai cũng có những sở thích riêng của mình.
· Hoạt động 2: Quan sát Bài Tập 2
Mục tiêu: HS biết được mỗi người ai cũng có những sở thích riêng.
+ Cách tiến hành:
- Các em tìm xem bạn trai trong tranh thích những gì?
- Bạn gái thích gì?
- Mỗi người đều có sở thích riêng, em tự giới thiệu với bạn bên cạnh về những điều mà em thích.
* GV nhận xét - kết luận: Mỗi người đều có những sở thích riêng, những sở thích đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của bạn.
+ GIẢI LAO
· Hoạt động 3: Bài tập 3
Mục tiêu: HS kể về ngày đầu tiênđi học của mình
+ Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu: - GV gợi ý (theo SGK trang 15)
- GV nhận xét – kết luận: Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
Em phải vui và tự hào vì mình là HS lớp Một. Các em phải cố gắng học tập thật giỏi, thật ngoan để cha mẹ, thầy cô vui lòng.
- HS quan sát
- HS trả lời
- Nhận xét – bổ sung.
- HS giới thiệu họ tên trước lớp.
- Rất sung sướng và tự hào.
- Lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS trả lời
- HS giới thiệu về những sở thích của mình.
Vài HS tự giới thiệu về ý thích của mình trước lớp.
- Nhận xét – bổ sung.
- HS thảo luận theo từng cặp.
- HS kể
- Nhận xét – bổ sung.
- Chú ý theo dõi.
4. Củng cố: (4)
- Hỏi tựa bài.
- Khi là HS lớp 1 em cảm thấy như thế nào?
- Để xứng đáng HS lớp 1 thì em sẽ làm gì?
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà các em quan sát các tranh ở Bài Tập 4 và tập kể chuyện theo tranh chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
CÁC NÉT CƠ BẢN
Ngày soạn: 19 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 20 / 8 / 2013 Tiết: 3, 4
I/ MỤC TIÊU:
- HS làm quen và nhận biết được các nét: Ngang, nét sổ, xiên trái, xiên phải, nét móc, cong, khuyết...
- Bước đầu tập viết các nét và gọi tên chính xác các nét cơ bản.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác cho các em.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu các nét viết, bảng con.
- HS: Bảng con, phấn, bông lau, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động : (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Điểm danh.
- Tiết vừa qua em học bài gì?
- Kể tên và nêu công dụng của các đồ dùng học môn TV?
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới: CÁC NÉT CƠ BẢN
a/ Giới thiệu:
- Tiết học hôm nay cô hướng dẫn cho các em làm quen với các nét cơ bản. Ghi tựa bài.
- Gắn mẫu các nét viết bảng phụ.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15
15
· Hoạt động 1: Giới thiệu 6 nét cơ bản đầu.
Mục tiêu: HS nhận biết được các nét: Ngang, nét sổ, xiên trái, xiên phải, nét
móc, nét cong, nét khuyết...
+ Cách tiến hành:
- Gắn các nét mẫu đã viết sẵn bảng phụ.
- Hướng dẫn đọc và nhận biết các nét.
· Hoạt động 2: Luyện viết
Mục tiêu: HS viết được các nét.
+ Cách tiến hành:
- GV viết mẫu từng nét, vừa viết vừa nêu qui trình viết.
- Hướng dẫn HS luyện viết từng nét.
- Quan sát - nhận xét.
+ GIẢI LAO
- Quan sát
- Đọc tên các nét theo cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Theo dõi và viết trên không.
- Viết bảng con.
- Hát vui
TIẾT 2 (35 phút)
15
15
· Hoạt động 3: Giới thiệu các nét còn lại
Mục tiêu: HS nhận biết được các nét cong trái, cong phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới.
+ Cách tiến hành:
- Gắn các nét mẫu đã viết sẵn bảng phụ.
- Hướng dẫn đọc và nhận biết các nét.
· Hoạt động 4: Luyện viết.
Mục tiêu: Viết đúng mẫu ,đều, đẹp.
+ Cách tiến hành:
- GV vừa viết mẫu từng nét vừa nêu qui trình viết.
- Hướng dẫn HS luyện viết từng nét.
- Gọi HS nhắc lại cách viết.
- Chấm một số vở của HS.
- Quan sát
- Đọc tên các nét theo cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- HS tô vào vở tập viết.
4. Củng cố: (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Kể tên các nét cơ bản?
Trò chơi
- Viết đúng, nhanh một số nét cơ bản.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về học bài và tập viết lại các nét vào bảng con.
- Xem bài 1: e
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
Ngày soạn: 19 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 20 / 8 / 2013 Tiết: 1
I/ MỤC TIÊU:
- Tạo được không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học tập, các hoạt động học tập trong giờ học tập.
- Có thái độ cẩn thận trong học tập, yêu thích môn Toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV + HS: - Sách toán 1.
Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 của HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động : (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Kiểm tra sách toán 1.
- Đồ dùng học toán 1.
- GV nhận xét – Nhắc nhở HS bao bìa, dán nhãn vào sách.
3. Bài mới: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
a/ Giới thiệu:
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5
7
7
6
· Hoạt động 1: Xem sách toán 1
Mục tiêu: HS biết cách mở sách, gấp sách.
+ Cách tiến hành:
- Giới thiệu sơ lược về sách toán 1:
+ Trang bìa đến “tiết học đầu tiên”.
+ Sau tiết học đầu tiên mỗi tiết có tên bài học đặt ở đầu trang, có phần bài học, phần thực hành.
+ Trong mỗi tiết toán các em phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới, phải làm theo hướng dẫn của GV..
+ Hướng dẫn mở sách, gấp sách, giữ gìn sách cẩn thận.
· Hoạt động 2: Quan sát thảo luận nhóm
Mục tiêu: Hướng dẫn HS làm quen với 1 số hoạt động phải làm trong tiết học toán 1.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh “tiết học đầu tiên”
- Hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống - từ trái sang phải.
* Tranh vẽ gì?
+ GIẢI LAO
· Hoạt động 3: Giới thiệu cho HS các yêu cầu cần đạt sau khi học toán.
Mục tiêu: HS biết được những yêu cầu cơ bản và trọng tâm khi học toán 1.
+ Cách tiến hành:
- Biết đọc, đếm, viết số, so sánh 2 số.
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán
- Biết giải các bài toán, biết đo độ dài, biết xem giờ, xem lịch.
· Hoạt động 4: Giới thiệu đồ dùng dạy học Toán 1.
Mục tiêu: HS biết gọi tên các đồ dùng học toán và công dụng của từng loại.
+ Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS cách lấy và cất đồ dùng vào hộp đúng qui định.
- Lắng nghe.
- HS lấy sách + mở sách trang 4, 5
- Thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS lấy đồ dùng học toán, nói tên và nêu công dụng của chúng.
4. Củng cố: (4)
Trò chơi: Chọn, gọi tên đúng, nhanh các dụng cụ học tập môn Toán
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trong từng tiết học.
- Biết giữ gìn, bảo quản sách vở, đồ dùng học tập.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
NHIỀU HƠN – ÍT HƠN
Ngày soạn: 19 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 20 / 8 / 2013 Tiết: 2
I/ MỤC TIÊU:
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật.
- Rèn luyện tính cẩn thận .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.
- 3 nắp chai, 4 cái chai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới: NHIỀU HƠN – ÍT HƠN
a/ Giới thiệu: GV giới thiệu ngắn gọn và ghi bảng tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
9
8
8
· Hoạt động 1: So sánh số lượng cốc và thìa.
Mục tiêu: HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
+ Cách tiến hành:
- GV để trên bàn 1 số cái cốc và một số cái thìa (số lượng không bằng nhau).
- Gọi 1 HS lên lấy lần lượt 1 cái thìa đặt vào 1 cái cốc.
- Cái cốc nào chưa có thìa?
- Số cốc và số thìa cái nào nhiều hơn?
- GV nhận xét.
· Hoạt động 2: HS quan sát các tranh (tr 6)
Mục tiêu: HS xác định được nhiều hơn, ít hơn.
+ Cách tiến hành:
- Dùng biện pháp nối để xác định nhiều hơn, ít hơn (nhóm nào có thừa ra thì nhóm đó nhiều hơn).
- GV nhận xét – sửa bài.
+ GIẢI LAO
- HS chơi trò chơi nhiều hơn, ít hơn.
· Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Học sinh biết thực hành so sánh nhiều hơn, ít hơn.
+ Cách tiến hành:
- GV lấy 1 số sách và bút số lượng không bằng nhau hỏi:
+ Làm thế nào để biết cái nào nhiều hơn? (không được đếm)
+ Gọi vài HS nêu cách tìm
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS quan sát.
- HS theo dõi bạn thực hiện.
- HS chỉ vào cốc chưa có thìa.
- Cốc nhiều hơn.
- HS thực hiện cách nối
- HS nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- Lấy 1 cây bút để lên quyển sách, cái nào thừa ra thì cái đó nhiều hơn.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì? (nhiều hơn, ít hơn)
- GV cho HS tìm và nêu tên đồ vật có chênh lệch về số lượng trong lớp như: cửa chính, cửa sổ; quạt và bàn ghế...
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà các em tìm thêm các đồ vật có số lượng nhiều hơn, ít hơn.
- Chuẩn bị bài sau: Hình vuông, hình tròn.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
e
Ngày soạn: 20 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 21 / 8 / 2013 Tiết: 5, 6
I / MỤC TIÊU:
- Nhận biết được chữ và âm e.
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung trẻ em.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng kẻ ô li, sợi dây để minh họa nét cho chữ e, tranh minh họa.
- HS: Sách tiếng việt lớp 1, Tập viết, Tập 5 ôli.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới: e
a/ Giới thiệu:
- Cho HS xem tranh vẽ, bé, me, xe, ve.
- Các tranh này vẽ ai ? Vẽ gì?
- Các tiếng này giống nhau đều có âm e. Hôm nay các em học âm e.
- Ghi tựa bài – đọc mẫu e.
- Dạy chữ ghi âm e
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10
8
12
· Hoạt động 1: Nhận diện chữ.
Mục tiêu: HS nhận biết được chữ e gồm một nét thắt.
+ Cách tiến hành:
- GV viết chữ e lên bảng yêu cầu HS thảo luận: âm e gồm mấy nét.
- Âm e giống với cái gì?
- Cho HS tìm âm e trong bộ đồ dùng.
· Hoạt động 2: Nhận diện âm và phát âm.
Mục tiêu: HS nhận diện âm và phát âm.
+ Cách tiến hành:
- GV phát âm mẫu: e
- GV theo dõi sửa sai.
· Hoạt động 3: Viết chữ e
Mục tiêu: HS viết được chữ e.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS xem chữ mẫu.
- GV viết mẫu và nêu qui trình viết.
- Cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
- HS quan sát và thảo luận nhóm.
- Chữ e gồm một nét thắt.
- Sợi dây bắt chéo.
- HS thực hiện.
- HS đọc cá nhân, nhóm.
- Quan sát
- Viết trên không.
- Viết bảng con.
TIẾT 2 (35 phút)
10
13
7
· Hoạt động 4 : Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc được âm e.
+ Cách tiến hành:
- GV đính các từ: bé,me, xe, ve và đọc mẫu.
- GV nhận xét.
· Hoạt động 5: Luyện viết
Mục tiêu: HS biết tô chữ e trong vở tập viết.
+ Cách tiến hành:
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết – cách cầm bút.
· Hoạt động 6: Luyện nói
Mục tiêu: HS nói được nội dung tranh vẽ trong SGK.
+ Cách tiến hành:
- GV đính các tranh SGK cho cả lớp quan sát.
- Cho HS trả lời 2 – 3 câu hỏi về nội dung bức tranh.
- GV nhận xét.
.
- Đọc cá nhân, nhóm.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế.
- Quan sát
- HS thảo luận
4. Củng cố: (4)
- Hỏi tựa bài?
- Tiếng nào có âm e?
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài 2: b
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
Ngày soạn: 20 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 21 / 8 / 2013 Tiết: 3
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.
- Làm được bài tập 1, 2, 3, trong SGK.
- Giáo dục tính chính xác khi nhận dạng hình, kích thích lòng yêu thích các hình hình học, tính thẩm mĩ khi tô màu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình vuông, hình tròn bằng bìa (hoặc chất liệu khác phù hợp) có kích thước màu sắc khác nhau.
- HS: SGK, Bộ đồ dùng học toán 1, hộp bút chì màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- So sánh nhiều hơn, ít hơn.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
a/ Giới thiệu: GV giới thiệu ngắn gọn và ghi bảng tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
13
12
· Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình tròn.
Mục tiêu: HS nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn.
+ Cách tiến hành:
* Giới thiệu hình vuông:
- GV đính từng tấm bìa hình vuông có kích thước, màu sắc khác nhau để giới thiệu hình vuông.
- Yêu cầu HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng.
- Cho HS liên hệ vật thật (có dạng hình vuông).
- Thực hành bài tập 1.
* Giới thiệu hình tròn (tương tự như hình vuông).
- Thực hành bài tập 2.
· Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Xác định đúng hình vuông, hình tròn, tô màu, gấp hình.
+ Cách tiến hành:
* Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS tô màu bài tập 3
- GV nhận xét.
* Bài tập 4:
- Yêu cầu HS vẽ vào vở bài 4 (SGK).
- Hướng dẫn HS kẻ đường thẳng để được hình vuông.
- GV nhận xét
- Cả lớp theo dõi – nhắc lại.
- HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng học toán.
- HS tìm hình vuông từ các vật thật có dạng hình vuông.
- HS tự tô màu vào phiếu bài tập hoặc SGK.
- HS tự tô màu vào phiếu bài tập .
- Tô màu vào phiếu bài tập hoặc SGK.
- HS vẽ vào vở.
- HS thực hiện.
4. Củng cố: (4)
- Trò chơi: Một số hình vuông, tròn, tam giác (kích thước, màu sắc khác nhau)
+ Mỗi nhóm 4 bạn, nhóm nào tìm nhiều hình tròn, hình vuông sẽ thắng.
- Nhận xét tuyên dương.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Tìm trong nhà những vật nào có dạng hình tròn, hình vuông.
- Khen ngợi những HS tô màu đẹp – trưng bày sản phẩm ở góc Toán
- Chuẩn bị bài: Hình tam giác.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thủ công
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
Ngày soạn: 20 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 21 / 8 / 2013 Tiết: 1
I/ MỤC TIÊU :
- Biết một số loại giấy, bìa dụng cụ (thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công. HS khá giỏi biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công như: giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh.
- Biết cách sử dụng các vật dụng.
- Biết cách bảo quản dụng cụ học tập, kích thích lòng say mê khi học tập phân môn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Giấy bìa, giấy màu, giấy nháp. Kéo, hồ, thước kẻ.
- HS: Giấy màu, kéo, hồ, thước, tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Kiểm tra đồ dùng học môn thủ công.
3. Bài mới: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
a/ Giới thiệu: Treo các mẫu vật đã thành mẫu sản phẩm à Môn thủ công sẽ tạo cho các em đôi tay khéo léo và các sản phẩm đẹp. Bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em - Một số loại giấy bìa - Dụng cụ học thủ công.
GV ghi tựa bài..
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15
10
· Hoạt động 1: Giới thiệu dụng cụ học môn thủ công.
Mục tiêu: Nhận biết một số loại giấy sử dụng khi học môn thủ công và các dụng cụ học tập phân môn.
+ Cách tiến hành:
* Đưa mẫu giấy bìa .
à Đó gọi là giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề …
* Hướng dẫn phân biệt giấy bìa:
- Quan sát vở hoặc sách so sánh bìa vở hoặc sách em thấy có gì khác so với các trang bên trong?
à Giấy bìa là một dụng cụ học tập trong môn thủ công. Như các em thấy người ta dùng giấy bìa để làm bìa vở, sách và trang trí rất đẹp giúp cho vở, sách dùng được bền lâu và tạo cái đẹp cho mọi người…
* Đưa mẫu các hình xếp gấp hoặc cắt dán bằng thủ công:
- Các mẫu hình và các mẫu dán được làm bằng giấy gì?
- Giấy thủ công có màu sắc như thế nào?
- Phần sau mặt màu sắc em có nhận xét gì?
à Giấy thủ công cũng là một dụng cụ học tập của môn. Nó giúp các em tạo ra những sản phẩm như các em đã được quan sát.
- Gọi HS kể tên các dụng cụ cần có để học thủ công.
- Nêu tác dụng của từng dụng cụ.
- GV nhận xét và bổ sung
* Giáo dục tư tưởng:
- Không dùng thước để đánh nhau.
- Không dùng kéo châm chọc nhau gây nguy hiểm.
- Nên dùng loại hồ khô.
- Phải biết bảo quản các vật dụng và dọn dẹp vệ sinh sau khi thực hành.
· Hoạt động 2: Thực hành, trò chơi
Nội dung
Chọn đúng các dụng cụ theo yêu cầu.
Luật chơi :
- Chia nhóm, thi đua lựa chọn các dụng cụ.
- Nhóm nào chọn đúng, nhiều thắng.
- Quan sát nhận xét màu sắc các mẫu tranh vẽ.
- Một vài học sinh sờ và nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát mẫu vật và tranh mẫu trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS kể.
- HS nêu.
- HS tham gia.
4. Củng cố: (4)
- Kể tên và nêu công dụng các dụng cụ trong giờ học thủ công.
- Tuyên dương.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- HS chuẩn bị giấy màu đầy đủ để học xé hình chữ nhật, hình tam giác.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
b
Ngày soạn: 21 / 8 / 2013 Tuần: 1
Ngày dạy: 22 / 8 / 2013 Tiết: 7, 8
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được chữ , âm b. Đọc được: be.
- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về cc bức tranh trong SGK.
- Phát triển lời nói tự nhiên .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Sách Tiếng Việt tập 1. Tranh minh họa hoặc vật thật cho các tiếng : bé, bè, bà, bóng. Tranh minh họa cho phần luyện nói.
- HS: SGK, Bộ ghép chữ tiếng việt, bảng con, phấn.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.