Giáo án lớp 1 tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Thượng

Học vần

ÔN TẬP

I- Mục đích – yêu cầu:

 - HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có âm kết thúc bằng âm n.

 - Nhận ra các vần có âm kết thúc bằng âm n đã học.

 - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.

 - Nghe - hiểu, kể lại truyện kể: Chia phần.

II- Đồ dùng dạy – học :

 - Bảng ôn tập. Tranh minh họa SGK.

III- Các hoạt động dạy - học :

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - 2HS đọc bảng: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.

 - HS đọc từ vừa viết, 2 HS đọc câu ứng dụng SGK.

 - Nhận xét ghi điểm.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 17 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ÔN TẬP I- Mục đích – yêu cầu: - HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có âm kết thúc bằng âm n. - Nhận ra các vần có âm kết thúc bằng âm n đã học. - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng. - Nghe - hiểu, kể lại truyện kể: Chia phần. II- Đồ dùng dạy – học : - Bảng ôn tập. Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ : - 2HS đọc bảng: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn. - HS đọc từ vừa viết, 2 HS đọc câu ứng dụng SGK. - Nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài : - Quan sát khung đầu bài . Đó là vần gì ? - Nêu cấu tạo vần an. - Tìm tiếng có vần an: Lan - Ngoài vần an tìm vần kết thúc bằng âm n . HS kể GV ghi bảng. - Gắn bảng ôn, yêu cầu HS kiểm tra bổ sung. - GV giới thiệu, ghi đề bài. 2.2. Ôn tập: a) Các vần vừa học: - GV đọc, HS chỉ chữ. - HS chỉ và đọc chữ bảng ôn. b) Ghép âm thành vần: - Ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang sao cho thích hợp để tạo nên các vần tương ứng đã học. Gọi HS ghép. GV ghi bảng. - Đọc vần vừa ghép được: cá nhân, nhóm, lớp. c) Đọc từ ứng dụng: - Có những từ ứng dụng nào? cuồn cuộn, con vượn , thôn bản. - GV ghi bảng. - HS luyện đọc: (cá nhân, đồng thanh) - GV giải thích: + Cuồn cuộn: Tả sự chuyển động như cuộn lớp này tiếp lớp khác dồn dập và mạnh mẽ. Ví dụ như sóng xô vào bờ cát. + Con vượn: (Tranh) là loài khỉ có hình giáng giống người, không có đuôi, hai chi trước rất dài, có tiếng hót hay. + Thôn bản: Khu vực dân cư ở một số vùng dân tộc. - GV đọc, HS đọc lại. d) Tập viết : - GV viết mẫu, lưu ý vị trí dấu thanh, các nét nối giữa các con chữ trong vần, trong từ. c với on, v với ươn, th với ôn. - HS luyện viết bảng con. cuồn cuộn, con vượn. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - Đọc lại các từ ở bảng ôn và từ ứng dụng. - Luyện đọc câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ bới giun. - HS đọc (nhóm, cá nhân, đồng thanh). b) Luyện viết: - HS luyện viết: cuồn cuộn, con vượn. - Thu vở chấm chữa. c) Kể chuyện: - HS đọc tên câu chuyện: Chia phần - GV kể chuyện. - Hướng dẫn HS kể chuyện. + Câu chuyện có mấy nhân vật ? Là những ai ?(Ba nhân vật: hai anh thợ săn và người kiếm củi) + Câu chuyện xảy ra ở đâu ? (ở một khu rừng) Tranh 1: Có 2 người đi săn, săn được 3 con sóc nhỏ. Tranh 2: Họ chia đi chia lại mãi nhưng không ra gì. Tranh 3: Anh kiếm củi chia đều 3 người. Tranh 4: Thế là số sóc được chia đề cho 3 người, ai về nhà nấy. + Em có nhận xét gì khi nghe câu chuyện? (Trong cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau) 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng HS đọc. - Tìm tiếng có vần vừa ôn trong sách báo. - Phân vai kể lại chuyện. - Dặn đọc lại bài. Xem trước bài sau. SINH HOẠT SAO I - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng thời gian quy định. - Ý thức học tập nghiêm túc, có tiến bộ như Thọ, Tuấn, Phong, Lệ ,.... - Vệ sinh trong và ngoài lớp cũng như vệ sinh thân thể sạch sẽ. - Biết bảo vệ môi trường sạch đẹp. Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập như: Ngọc, Hóa, Lộc, Hương, Duyên,... * Học tập: - Có ý thức học tập cao trong giờ học, hăng say phát biểu xây dựng bài.. - Tiến bộ về đọc như: Tuấn, Thọ, Quyết. - Nhưng bên cạnh đó, có 1 số em chữ viết, xấu, bẩn như: Tuấn, Phong. II - Kế hoạch: - Thi đua học tốt dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 20 - 11. - Đoàn kết giúp bạn cùng tiến bộ. - Tiếp tục duy trì nề nếp. Thực hiện an toàn giao thông. - Thường xuyên bảo vệ môi trường. - Rèn chữ giữ vở tốt. III - Sinh hoạt văn nghệ: - Tập hát, múa những bài hát do đội phổ biến. Chiều Toán ÔN LUYỆN I - Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập phép cộng, trừ trong phạm vi 6. - Tính biểu thức có hai phép tính, điền dấu lớn, dấu bé, dấu bằng vào chỗ chấm. - Tập quan sát tranh, viết các phép tính thích hợp. II- Các hoạt động dạy – học: 1. Ôn kiến thức cũ: - Ôn các phép cộng, trừ trong phạm vi 6. HS nhắc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 6. - Chơi trò chơi : “ Nhà toán học”. Tổ chức HS chơi: Gọi một em nêu phép tính cộng hoặc trừ phạm vi đã học, sau đó chỉ một em nêu kết quả, nếu đúng thì tiếp tục nêu một phép tính khác và chỉ một bạn khác nêu kết quả. Những em nêu đúng kết quả thì được khen. 2 . Thực hành vở BT toán ô li: Bài 1: Tính 5 6 4 6 3 1 + - + - + + 1 6 1 3 2 5 Bài 2: Tính 6 - 4 + 2 = 5 + 1 - 3 = 1 + 4 + 1 = 2 + 4 - 6 = Bài 3: Số? 6 - ... = 0 5 - 3 + ... = 4 ... - 4 = 1 ... - 1 - 2 = 3 - Thu vở chấm, nhận xét giờ học. 3. Củng cố - dặn dò: - Hoạt động nối tiếp: Viết phép tinh thích hợp. HS thực hiện nhóm 4 em. “ Dũng có một số viên bi, Dũng cho Hùng 3 viên bi. Dũng còn lại 3 viên bi. Hỏi lúc đầu Dũng có bao nhiêu viên bi?” - Nhận xét giờ học. Học vần ÔN LUYỆN CHUNG I - Mục đích – yêu cầu : - HS đọc viết thành thạo vần có âm kết thúc bằng n. - Tìm tiếng, từ có chứa vần vừ học. - Nhận diện vần vừa ôn nhanh, chính xác. - Luyện chữ viết cho HS. II -Đồ dùng dạy - học : - Chuyện “Chiếc đó cá” III -Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 1. Luyện đọc SGK: Gọi HS đọc bài SGK. “Bốc thăm” Kết hợp nhận diện vần và phân tích tiếng. trong bài. 2. Viết bảng con: - GV đọc HS viết. nón mũ, bàn ghế, rau cần, chăn trâu, đơn ca, lay ơn, khen ngợi, cái kèn, gỗ mun, số chín, yên vui, vườn táo, bay lượn. 3. Thực hành vở bài tập TV: * Nối : - HS đọc tiếng với tiếng tạo thành từ thích hợp. vườn biển con ngủ buồn yến ven rau cải * Điền từ ngữ: con dế mèn, đàn gà con. - Gọi HS đọc lại. * Viết : HS viết: thôn bản, ven biển. - Thu bài chấm chữa. Tiết 2 4. Thi tìm tiếng, từ chứa vần vừa ôn. HS tìm theo yêu cầu GV viết ở bảng nhóm. Sau đó dán bảng gv gọi đọc lại. 5. HS viết vở ô ly : - GV viết bảng HS chép bài vở ô ly. Gà mẹ dẫn gà con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun. - Thu vở chấm chữa. 6. GV kể chuyện “Chiếc đó cá”. Nêu ý nghĩa câu chuyện. Chỉ vì một việc làm không tốt (lén lút lấy cá trong chiếc đó ở bờ mương đem đi bán lấy tiền để ăn quà), khi hiểu được hậu quả của nó, Tiến đã phải xấu hổ, ân hận và đau khổ. Câu chuyện như gửi đến mọi người lời nhắc nhở: đừng làm việc gì xấu, dù rất nhỏ, để lương tâm không bao giờ bị day dứt. 7. Nhận xét giờ học. Thöù ba ngaøy 18 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ONG , ÔNG I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc, viết được ong, ông, cái võng, dòng sông. - Nhận ra các tiếng có vần ong, ông trong các từ, câu ứng dụng. - Đọc được các từ ứng dụng : con ong, vòng tròn, cây thông, công viên và câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề : Đá bóng. II- Đồ dùng dạy – học : - SGK, Bộ ghép chữ. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con : cuồn cuộn, con lươn, thôn bản. - 2 HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1: 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần: ong, ông. - GV ghi bảng - HS nhắc lại. 2.2. Dạy vần: * ong a)Nhận diện vần : - Phân tích vần ong: âm o đứng trước, âm ng đứng sau. - Tìm và ghép vần ong. - So sánh vần ong và vần on: Giống nhau: đều có âm bắt đầu bằng âm o. Khác nhau: vần ong có âm kết thúc bằng âm ng. b) Đánh vần: - GV chỉ bảng HS phát âm. ong - HS đánh vần vần ong : o – ngờ – ong . (cá nhân, đồng thanh) - Thêm âm v vào vần ong và dấu ngã để có tiếng võng. - HS ghép tiếng võng, GV ghi bảng, phân tích tiếng võng (v đúng trước, ong đúng sau, dấu ngã trên o). - HS đánh vần : vờ- ong – vong – ngã – võng - GV đưa tranh : tranh vẽ gì? (Cái võng). Rút từ: cái võng - HS đánh vần và đọc từ khóa : o - ngờ - ong vờ - ong - vong - ngã - võng cái võng. *ông (Tương tự ) - Vần ông tạo bởi : ô và ng. - So sánh ông và ong: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm ng Khác nhau: vần ong có âm bắt đầu bằng âm o. - HS đánh vần : ô - ngờ - ông - Quan sát tranh rút từ : dòng sông - HS đọc : cá nhân , nhóm , lớp . - Gọi 1 số em đọc : ô - ngờ - ông sờ - ông - sông dòng sông. c) Viết : - GV viết mẫu. nối o với ng, v với ong dấu ngã trên o. vần ông tương tự. - HS viết bảng con: ong, cái võng, ông, dòng sông. d) Đọc từ ngữ ứng dụng : - 2 HS đọc từ ứng dụng : con ong, vòng tròn , cây thông, công viên. - GV giải tích : + Con ong: là loại sâu bọ cánh màng, có ngòi đốt ở đuôi thường sống thành đàn, một số hút mật hoa để làm mật. + Công viên: nơi mọi người đến vui chơi, giải trí. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc : - HS đọc phần vần, từ ở bảng lớp. (cá nhân, nhóm, lớp) - Đọc câu ứng dụng: GV giới thiệu tranh minh họa. HS quan sát. Tranh vẽ gì? - Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh. Sóng nối sóng Mãi không thôi Sóng sóng sóng Đế chân trời. - Khi đọc hết một dòng thơ, chúng ta phải chú ý điều gì ? - GV đọc, HS đoc lại. b) Luyện viết: - HS viết vở tập viết: ong, cái võng, ông, dòng sông. - Thu vở chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc đề bài luyện nói: Đá bóng + Tranh vẽ gì ? + Em có thích đá bóng không ? Vì sao ? + Em thường xem đá bóng ở đâu ? + Em thích đội bóng, cầu thủ nào nhất ? + Ai dùng tay bắt bóng mà không bị phạt ? + Em thích trở thành cầu thủ đá bóng không ? + Em đã bao giờ chơi đá bóng chưa ? 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng, HS luyện đọc. - Trò chơi: Đi tìm tiếng mới, từ mới. HS thực hiện trên bảng cài. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7 I- Mục tiêu : - Tiếp tục củng cố khắc sâu kiến thức phép cộng. - Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng. - Thực hành tính cộng trong phạm vi 7. II- Đồ dùng dạy - học : - 7 con chim, 7 ô tô, 7 que tính. - HS bộ đồ dùng toán. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng làm bài tập. - Điền số tích hợp vào chỗ chấm: 4 + … = 6 4 + … = 5 ...+ 2 = 4 5 - … = 3 ... + 6 = 6 ... - 2 = 4 - Cả lớp nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn HS tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7: Bước 1: Hướng dẫn HS thành lập công thức : 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7 - GV đính 6 con chim. Có bao nhiêu con chim trên bảng ? ( 6 ) - Có 6 con chim thêm 1 con chim nữa. Hỏi tất cả mấy con chim ? - HS: 6 con chim thêm 1 con chim là 7 con chim. - HS nêu phép tính , GV ghi bảng : 6 + 1 = 7. HS đọc lại. - Tương tự : 1 + 6 = 7 + Em có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính ? (bằng 7) + Vị trí các số trong phép tính như thế nào ? Vậy : 6 + 1 = 1 + 6 Bước 2: - Hướng dần HS thành lập công thức : 2+ 5 = 7; 5 + 2 = 7 ; 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7 - HS tự nêu bài toán. Phép tính thích hợp. Bước 3: - HS ghi nhớ bảng cộng. 6 + 1 = 7 1 + 6 = 7 5 + 2 = 7 2 + 5 = 7 4 + 3 = 7 3 + 4 = 7 - HS thi đua học thuộc lòng. 3. Thực hành : Bài 1: - Bài tập này lưu ý điều gì ? (Viết kết quả thẳng cột) - Gọi HS đọc kết quả từng phép tính. 6 2 4 1 3 5 + + + + + + 1 5 3 6 4 2 Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Tính - Gọi 4 em lên bảng làm. - GV yêu cầu HS quan sát các phép tính ở từng cột rồi nêu nhận xét về vị trí các số, về kết quả? - HS: Khi thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì tổng không thay đổi. Bài 3: - HS nêu yêu cầu, 3 em lên bảng làm, cả lớp nhận xét ghi điểm. Bài 4: HS quan sát tranh nêu đề toán. a. Có 6 con bướm ,thêm 1 con bướm nữa . Hỏi có tất cả mấy con bướm ? - HS nêu phép tính : 6 + 1 = 7 hoặc nêu bài toán khác để có phép tính : 1 + 6 = 7 b. Có 4 con chim , thêm 3 con chim nữa . Hỏi tất cả có mấy con chim ? - HS nêu phép tính : 4 + 3 = 7 hoặc 3 + 4 = 7 4. Củng cố - dặn dò: - Trò chơi: “ Đi tìm ẩn số”. Cách chơi: GV nói, 6 cộng 1 bằng mấy?, 3 thêm 4 bằng mấy?, 7 bằng 2 cộng mấy?, ... - Dặn thực hành vở bài tập toán ở nhà. - Nhận xét giờ học. Thöù tö ngaøy 19 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ĂNG , ÂNG I - Mục đích yêu cầu: - HS đọc, viết được vầng ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Nhận diện vần ăng, âng trong từ, câu ứng dụng, sách báo. - Đọc từ ứng dụng: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu và câu ứng dụng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào. - Nói theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ. II - Đồ dùng: - SGK, bộ ghép chữ. Tranh minh họa SGK. III - Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: con ong, vòng tròn, cây thông. - 2 HS đọc từ, 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học 2 vần mới: ăng, âng. - HS đọc lại. ăng, âng. 2.1. Dạy vần: * ăng a) Nhận diện vần - Phân tích vần ăng: (ă và ng) - Tìm và ghép vần ăng. - So sánh ăng và ăn: Giống: bắt đầu bằng o. Khác: ong kết thúc bằng ng. b) Đánh vần - Đọc, đánh vần: GV chỉ HS đọc: á - ngờ - ăng (cá nhân, nhóm) - Thêm m vào vần ăng để tạo thành tiếng măng. HS ghép, đọc GV ghi bảng. - HS phân tích tiếng măng. m trước, ăng sau. - Đọc, đánh vần: mờ - ăng - măng. - GV đưa tranh: Các em có biết bức tranh vẽ cây gì không? Rút từ khóa: măng tre. - HS đánh vần và đọc từ khóa: (cá nhân, nhóm, lớp). á - mờ - ăng mờ - ăng - măng măng tre. * âng (tương tự) - Vần âng tạo nên â và ng. - So sánh âng và ăng: Giống: đều kết thúc bằng ng Khác: vần âng bắt đầu bằng â. - HS đọc: ớ - ngờ - âng - Từ khóa: nhà tầng - HS đọc: ớ - ngờ - âng tờ - âng - tâng - huyền - tầng nhà tầng. c) Viết: - GV viết mẫu. ă nối ng, m nối ăng, â nối ng, t nối âng, dấu huyền trên â. - HS viết bảng con: ăng, măng tre, âng, nhà tầng. d) Đọc từ ứng dụng: - 4 HS đọc: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu. - GV giải thích: + Rặng dừa: Một hàng dừa dài. + Nâng niu: Nâng trên tay tình cảm yêu quý. + Vầng trăng: Tranh - GV đọc mẫu, HS đọc: cá nhân, nhóm. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: HS đọc bài bảng phần vần, từ câu ứng dụng. Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào. b) Luyện viết: HS viết vở TV. Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc đề bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ. + Tranh vẽ gì? Vẽ những ai? + Em bé trong tranh đang làm gì? + Bố mẹ thường khuyên em điều gì? + Em có thường làm theo lời khuyên đó không? + Khi làm đúng em cảm thấy thế nào? + Muốn trở thành người con ngoan em phải làm gì? 3. Củng cố dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS đọc. - HD HS làm vở bài tập Tiếng Việt. - Dặn về nhà đọc bài. Xem trước bài sau. Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7 I - Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố kĩ năng phép trừ. - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 7. II - Đồ dùng dạy – học: - 7 que tính, 7 con ngỗng, 7 xe ô tô. - HS bộ dùng toán. III - Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS trả lời miệng câu hỏi: “Bảy bằng mấy cộng với mấy?”. - Từng HS trả lời. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng. b. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. - Hướng dẫn HS học phép trừ: 7 – 1 = 6 và 7 – 6 = 1 Bước 1: GV gắn 7 con ngỗng. Có tất cả mấy con ngỗng? ( 7 ) 7 con ngỗng, bớt đi một con. Còn lại mấy con? - HS: 7 con bớt đi 1 còn lại 6 con. - HS nêu phép tính: 7 – 1 = 6 - HS quan sát đặt bài toán cho phép tính 7 - 6 = ... - HS: Có 7 con ngỗng, bớt đi 6 con ngỗng. Hỏi còn lại mấy con ngỗng? - HS: 7 con bớt đi 1 còn lại 6 con. 7 – 6 = 1 GV ghi bảng. HS nhắc lại. - Cả lớp đọc lại 2 phép tính: 7 - 1 = 6 và 7 - 6 = 1. Bước 2: HD HS tự thành lập các công thức. 7 – 2 = 5 7 – 5 = 2 7 – 3 = 4 7 – 4 = 3 Bước 3: HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. 7 - 1 = 6 7 - 6 = 1 7 - 2 = 5 7 - 5 = 2 7 - 3 = 4 7 - 4 = 3 3. Thực hành: Bài 1: - HS nêu yêu cầu: Bài tập này sử dụng bảng tính nào và cần lưu ý điều gì? ( bảng tính trừ phạm vi 7 và viết kết quả thẳng cột) - HS làm bài. - HS lên bảng điền kết quả. Nhận xét ghi điểm. Bài 2: - Gọi từng HS đứng lên đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét. Bài 3: Gọi 3 em lên bảng làm. 7 – 3 – 2 = 2 7 – 6 – 1 = 0 7 – 4 – 2 = 1 7 – 5 – 1 = 1 7 – 2 – 3 = 2 7 – 4 – 3 = 0 Bài 4: HS quan sát và nêu đề toán. a. Có 7 quả cam, lấy bớt 2 quả. Hỏi còn lại mấy quả? 7 – 2 = 5 b. Có 7 quả bóng. Bay đi 3 quả. Hỏi còn mấy quả? 7 – 3 = 4 4. Củng cố dặn dò: - Trò chơi: “Tiếp sức”. 2 bảng phụ có ghi các phép tính sau. 7 - 5 - 1 = 7 - 2 - 4 = 7 - 4 - 1 = 7 - 2 - 3 = 7 - 6 - 1 = 7 - 1 - 6 = 7 - 3 - 3 = 7 - 4 - 3 = - Cách chơi: Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 4 em. Điền kết quả tiếp sức. Mỗi em chỉ điền kết quả của một phép tính. - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 20 thtùng 11 naêm 2008 Học vần UNG , ƯNG I- Mục đích - yêu cầu : - HS hiểu cấu tạo vần ung và vần ưng. - Đọc , viết vần ung, ưng, bông súng sừng hươu. - Nhận diện vần ung, ưng trong các từ ứng dụng, câu ứng dụng. - Đọc được từ ứng dụng: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng và câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề : Rừng, thung lũng, suối, đèo. II- Đồ dùng dạy – học: -Bộ đồ dùng TV. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: rặng dừa, phẳng lặng, nâng niu. - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 HS đọc câu ứng dụng SGK. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần ung, ưng. GV ghi bảng. HS đọc. 2.2.Dạy vần: * ung a) Nhận diện vần - Phân tích vần ung: gồm âm u đứng trước, âm ng đứng sau. - HS ghép vần ung. - HS phát âm : ung - So sánh : ung và ong Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm ng. Khác nhau: vần ung có âm bắt đầu bằng âm u. b) Đánh vần - HS đọc đánh vần : u – ngờ – ung - Thêm âm s và dấu sắc để tạo thành tiếng súng - HS ghép. - Nêu cấu tạo tiếng súng: Tiếng súng có âm đầu s, vần ung, dấu sắc trên con chữ u. - HS đánh vần: sờ - ung - sung - sắc - súng. - GV đưa tranh hỏi: Tranh vẽ bông gì? ( bông súng). - Bông súng nở trong hồ ao làm cho cảnh vật thiên nhiên thế nào?(thêm đẹp đẽ). (GV: chúng ta không nên hái hoa và phải biết bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên) - Rút từ : bông súng. - HS đọc: u - ngờ - ung sờ - ung - sung - sắc - súng bông súng. * ưng ( Tương tự ) - Vần ưng tạo nên ư và ng. - So sánh ung và ưng: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm ng . Khác nhau: vần ung có âm bắt đầu bằng âm u. - HS đọc: ư – ng – ưng, HS ghép vần ưng, sừng. phân tích, đánh vần. - Đọc đánh vần : ư - ngờ - ung sờ - ưng - sưng - huyền - sừng sừng hươu. c) Viết : - GV hướng dẫn viết, nối u với ng, s với ung, ư với ng, s với ưng, dấu huyền trên ư. HS viết bảng con: ung, bông súng, ưng, sừng hươu. d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - 2 HS đọc: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng. - GV giải thích: + Cây sung: (tranh) Cây to có quả mọc từng chùm trên thân và các cành to, khi chín quả màu đỏ ăn được. + Trung thu: Là ngày tết của thiếu nhi. + Củ gừng: Củ có vị cay, thường dùng làm thuốc hay gia vị, hình củ có nhiều nhánh. + Vui mừng: Vui, thích thú khi mọi việc diễn ra như mong muốn. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập : a) Luyện đọc : - HS luyện đọc phần vần, từ ứng dụng ở bảng. - Đọc câu ứng dụng: Tranh vẽ gì ? - HS đọc câu ứng dụng dưới tranh và giải câu đố. Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng? (Là gì?) - GV nhận xét, HS đọc lại. b) Luyện viết : - HS viết vở tập viết. GV nhắc lại quy trình viết. - Thu bài chấm. c) Luyện nói: HS đọc đề luyện nói : Rừng, thung lũng, suối, đèo + Trong tranh vẽ gì ? + Trong rừng thường có những gì ? + Em thích những con vật gì ở rừng? + Em có thích đi tham quan ở rừng không ? Tại sao ? + Em biết thung lũng, suối, đèo ở đâu không ? + Nhìn tranh chỉ đâu là suối, đâu là thung lũng, đâu là đèo? + Chúng ta có cần bảo vệ rừng không? + Để bảo vệ rừng chúng ta cần làm gì ? 3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc bài SGK - Chơi trò chơi: “Thám tử” . - Chuẩn bị: 5 mẫu bìa trên mẫu bìa có ghi các phụ âm như: v, ng, th, t,tr, cùng các vần: ung, ưng. - Cách chơi: GV giơ tấm bìa có ghi chữ các nhóm thảo luận và quyết định từ đó là gì. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu: - Củng cố và khắc sâu về : Các phép cộng trong phạm vi 7. - Quan hệ thứ tự các số tự nhiên trong phạm vi 7. II- Đồ dùng dạy – học: - Bìa hình tròn có dán các số tự nhiên từ 0 đến 7. - Các cánh hoa cắt bằng giấy màu có dán các số từ 0 đến 7. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : 2 em đọc bảng trừ trong phạm vi 7. 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : chép đề lên bảng b. Hướng dẫn HS làm bài tập SGK : Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài toán. Thực hiện các phép tính theo cột dọc. - Cần lưu ý điều gì khi làm bài tập này?(Viết các số phải thẳng cột với nhau) - Cả lớp làm bài , 3 em lên bảng làm . 7 2 4 7 7 7 - + + - - - 3 5 3 1 6 5 - Cả lớp nhận xét ghi điểm. Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm - Cả lớp làm. Gọi HS nêu kết quả. - GV hướng dẫn làm cột 1: nhận xét: Khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng vẫn không thay đổi. 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7 - 3 phép tính cuối ở mỗi cột: 1 + 6 = 7 7 - 6 = 1 7 - 1 = 6 - GV chỉ rõ mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3: HS nêu yêu cầu: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - 3 em lên bảng làm. 2 + …= 7 1 + 4 = 7 - …= 1 7 - … = 4 …+ 1 = 7 7 - …= 3 … + 3 = 7 …+ 2 = 7 …- 0 = 7 - Cả lớp nhận xét , GV nhận xét ghi điểm Bài 4: Điền dấu > < = ? Gọi 3 em lên bảng làm. Bài 5: HS quan sát tranh nêu đề toán và phép tính. * Có 4 bạn đang chơi . Thêm 3 bạn nữa đến chơi. Hỏi có tất cả mấy bạn ? Gọi HS nêu phép tính : 4 + 3 = 7 hoặc 3 + 4 = 7 * Có 7 bạn đang chơi , có 3 bạn chạy đi . Hỏi còn lại mấy bạn ? Gọi HS nêu phép tính : 7 – 3 = 4 hoặc 7 - 4 = 3 3.Củng cố - dặn dò: - Trò chơi: “đúng - sai ”. GV nêu: 7 - 2 bằng 5 đúng hay sai ? HS trả lời. Thời gian 5 phút. - Nhận xét giờ học. Chiều Toán ÔN LUYỆN CHUNG I- Mục tiêu: - Củng cố và rèn luyện làm tính cộng, trừ trong phạm vi 7. - Biết vận dụng bảng cộng, trừ 7 vào là tính. - Giải toán có liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 7. II- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Ôn kiến thức vừa học: - GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức” - Chuẩn bị: 3 tờ giấy ghi các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7 và kết quả, 3 bút dạ. - Cách chơi: Sau khi nghe hiệu lệnh các thành viên của mỗi đội sẽ dùng bút nối kết quả với phép tính. Từng người nối xong sẽ chuyền bút cho người khác nối tiếp. Mỗi người chỉ được nối một lần. đội nào nối nhanh đúng thắng cuộc. - HS đọc lại các phép tính trên. 2. Thực hành vở BT toán ô li: Bài 1: Tính. 6 7 3 7 2 6 + - + - + + 0 3 4 6 5 1 Bài 2: Tính 7 - 2 - 4 = 7 - 4 - 3 = 2 + 3 + 2 = 4 - 4 + 7 = 3 + 1 + 3 = 6 + 1 - 5 = Bài 3: Điền dấu > < = ? 3 + 4 ... 6 7 - 6 ... 1 5 + 2 ... 6 6 + 1 ... 6 7 - 2 ... 5 7 - 5 ... 3 - Thu bài chấm chữa. - Nhận xét giờ học. Tiết 2 3. Nâng cao: HS làm bài theo nhóm 4 em trên bảng nhóm. Bài 1: Điền dấu +, - thích hợp vào ô trống: 5 4 3 = 4 6 3 1 = 2 7 2 1 = 4 7 0 5 = 2 Bài 2: Số ? 7 1 6 5 6 4 0 4. Trò chơi: “Nhà toán học” - Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em. Đội 1 đọc đề một bài toán và đội 2 nhanh chóng viết phép tính và kết quả lên bảng. Sau đó đổi lại. 5. Nhận xét giờ học. Học vần ÔN: ĂNG, ÂNG, UNG, ƯNG I- Mục đích – yêu cầu: - Đọc, viết thành thạo tiếng, từ có chứa vần: ăng, âng, ung, ưng. Nắm cấu tạo vần mới, tiếng chứa vần. - Tìm tiếng, từ mới có chứa vần vừa học. - Rèn chữ viết đúng mẫu, đẹp. II- Các hoạt động dạy – học: 1. HS đọc bài SGK: - GV yêu cầu HS đọc bài SGK. “Bốc thăm”. - Kết hợp phân tích tiếng chứa vần vừa học. - Thi tìm từ chứa vần vừa học. HS gắn bảng cài. Yêu cầu đọc lại. 2. Viết bảng con: cá bống, bóng bay, vâng lời, rặng dừa, rừng núi, cái thúng, trung thu,... 3. Thực hành vở bài tập TV. - Thu vở chấm , chữa 1 số bài. 4. Viết vở chính tả : - GV viết bảng HS chép bài vào vở. Bé và bạn đều cố gắng. Đôi má ửng hồng. Mẹ kho cá bống. - Thu vở chấm chữa. 5. Nhận xét giờ học: -Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Thöù saùu ngaøy 21 thaùng 11 naêm 2008 Tập viết NỀN NHÀ , NHÀ IN , CÁ BIỂN , YÊN NGỰA, CUỘN DÂY, VƯỜN NHÃN. I- Mục đích – yêu cầu : - HS luyện viết đúng mẫu, đẹp. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy – học : 1. Giới thiệu bài : chép đề lên bảng. HS đọc. 2 . Hướng dẫn HS viết: - GV treo chữ mẫu - HS quan sát, đọc các từ viết. - GV hướng dẫn viết, vừa viết vừa nêu quy trình viết. Lưu ý các nét nối giữa các con chữ, vị trí đặt dấu, nét khuyết trên, dưới. - HS theo dõi. - HS luyện viết bảng con: nh, ng, biển, ngựa, cuộn dây, vườn nhãn. 3. HS viết vở tập viết: - GV theo dõi. - Chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt vở. - Thu vở chấm, nhận xét. - Tuyên dương những em viết chữ đẹp. - Nhận xét giờ học. Tập viết CON ONG, CÂY THÔNG, VẦNG TRĂNG, CÂY SUNG, CỦ GỪNG, CỦ RIỀNG. I- Mục đích – yêu cầu: - HS luyện viết đúng mẫu, đẹp. - R

File đính kèm:

  • docT13.doc
Giáo án liên quan