Giáo án lớp 1 tuần 18 - Trường Tiểu học Hải Thượng

Học vần

IT , IÊT

I- Mục đích – yêu cầu :

 - HS nhận biết cấu tạo vần it, iêt, tiếng mít, viết.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa hai vần để đọc, viết đúng.

 - Đọc đúng từ, câu ứng dụng SGK.

 - Nói theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

II- Đồ dùng dạy - học : - Bộ ghép chữ .

 - Tranh minh họa SGK .

III- Các hoạt động dạy - học:

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - HS viết bảng con: bút chì mứt gừng sút bóng

 nứt nẻ chim cút sứt răng

 - HS đọc từ ứng dụng.

 - 2HS đọc câu ứng dụng, GV nhận xét ghi điểm.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 18 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 22 thaùng 12 naêm 2008 Học vần IT , IÊT I- Mục đích – yêu cầu : - HS nhận biết cấu tạo vần it, iêt, tiếng mít, viết. - Phân biệt sự khác nhau giữa hai vần để đọc, viết đúng. - Đọc đúng từ, câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết. II- Đồ dùng dạy - học : - Bộ ghép chữ . - Tranh minh họa SGK . III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: bút chì mứt gừng sút bóng nứt nẻ chim cút sứt răng - HS đọc từ ứng dụng. - 2HS đọc câu ứng dụng, GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài : Quan sát tranh: Rút từ: trái mít. + Từ trái mít gồm mấy tiếng ? (2 tiếng) + Tiếng nào các em đã học ? (trái). Hôm nay chúng ta học tiếng mít, GV ghi bảng. + Tiếng mít có phần đầu âm gì ? (m). Vần mới hôm nay chúng ta học: it - GV ghi bảng: it 2.2. Dạy vần: * it a) Nhận diện vần - Phân tích vần it: i và t - So sánh vần it và vần ut: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng t. Khác nhau: vần it có âm bắt đầu bằng i, vần ut có âm bắt đầu bằng u. - HS ghép vần it. b) Đánh vần : i – tờ - it - Thêm âm m và dấu sắc để tạo thành tiếng mít, HS ghép. - Phân tích tiếng mít: m trước vần it sau dấu sắc trên đầu con chữ i. - Đọc đánh vần : mờ - it – mit – sắc – mít. - HS đọc trơn : it, mít, trái mít. * iêt ( Tương tự ) - Vần iêt được tạo nên : iê và t - So sánh vần iêt và vần it: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng t. Khác nhau: vần iết có âm bắt đầu bằng iê, vần it có âm bắt đầu bằng i. - HS ghép vần iêt, đọc đánh vần : iê – tờ - iêt. - Thêm âm v và đấu sắc để tạo thành tiếng mới, HS ghép. - Phân tích tiếng viết: v trước vần iết đứng sau, dấu sắc trên đầu con chữ ê. - HS đọc đánh vần : vờ - iêt – viêt – sắc – viết. - Rút từ khóa chữ viết, HS đọc trơn: iêt, viết, chữ viết. - GV đọc mẫu, HS dọc lại. c) Viết : - GV viết mẫu, HS luyện viết bảng con. d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV ghi bảng, HS đọc thầm. Gạch chân tiếng chứa vần it, iêt. - Đọc tiếng, từ ngữ ứng dụng. con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết. - GV giải thích : + Đông nghịt: Rất đông. + Thời tiết: Sau thời sự thường có chương trình gì ? + Hiểu biết: Hiểu rất rõ và hiểu thấu đáo. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS luyện đọc phần vần, từ ứng dụng. - Đọc bài SGK: Quan sát tranh câu ứng dụng: Tranh vẽ gì ? - HS đọc câu ứng dụng. - GV đọc mẫu, HS luyện đọc: cá nhân, đồng thanh. b) Luyện viết : - HS luyện viết vở TV. Thu vở chấm chữa. c) Luyện nói : HS đọc đề luyện nói : Em tô, vẽ, viết. + Tranh vẽ gì ? + Hãy đặt tên cho các bạn trong tranh. + Bạn nữ trong tranh đang làm gì ? + Bạn nam áo đỏ làm gì ? + Theo em các bạn đó làm như thế nào ? + Em thích tô cái gì nhất ? Vì sao ? 3. Củng cố - dặn dò : - HS đọc lại toàn bộ bảng. - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. Nhận diện vần nối tiếp. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. SINH HOẠT LỚP I- Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua : - Nề nếp nghiêm túc, tự quản tốt. - Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ. - Đi học chuyên cần đúng giờ. - Học bài và làm bài đầy đủ, đa số học thuộc bài, đọc to rõ ràng, còn 1 số em chưa chịu khó học tập: Linh, Tuấn. - Rèn chữ giữ vở nhiều em chưa tốt như: Thọ, Tuấn, Quyết, Phong. II- Kế hoạch : - Tiếp tục duy trì nề nếp. - Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ . - Học bài và làm bài đầy đủ. - Ôn tập tốt thi học kỳ 1 đạt kết quả cao. - Giữ vững phong trào vở sạch chữ đẹp. - Chăm sóc cây cảnh, xanh hóa lớp học. Chiều Toán ÔN: BẢNG CỘNG VÀ TRỪ TRONG PHẠM VI 10 I- Mục tiêu: - Luyện tập các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. - So sánh các số trong phạm vi 10. - Đọc đề toán rồi viết phép tính thích hợp. II- Các hoạt động dạy – học: 1. Thực hành vở bài tập toán ô li: Bài 1: Tính. 7 4 10 8 9 2 + + - - + + 3 6 5 2 7 8 Bài 2: Tính 2 + 3 + 4 = 4 + 6 - 9 = 8 - 8 + 0 = 9 - 5 - 4 = Bài 3: Điền số? 3 + ... 6 9 - 8 > 0 8 - ... < 1 Bài 4: Viết phép tính thích hợp. Có: 10 quả cam Biếu bà: 5 quả cam Còn lại:... quả cam? 2. Thu bài chấm chữa. 3. Nhận xét giờ học. Học vần ÔN: IT IÊT I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc, viết đúng từ, tiếng có vần it, iêt. - Tìm được tiếng, từ có chứa vần vừa học. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 1. Luyện đọc bài SGK : - Gọi HS lần lượt đọc bài SGK, kết hợp phân tích tiếng: mít, chít, vịt, viết, chiết, thiết. 2. Luyện viết bảng con : Dãy 1 Dãy 2 Dãy 3 quả mít con vịt bịt mắt đông nghịt chữ viết thời tiết 3. Thực hành vở bài tập TV : * Nối : HS đọc các từ cần nối rồi mới nối. Bà mẹ tiết trời mát mẻ. Cánh quạt Việt Nam anh hùng. Mùa thu quay tít. - HS đọc lại các câu vừa nối. * Điền : it hay iêt ? B.... mắt , bàn v./.., đàn v...., * Viết : HS viết vở Bài tập TV các từ : đông nghịt, hiểu biết. Tiết 2 4. Luyện viết vở ô li. GV đọc HS viết. Bay cao cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời. - Điền vần: it, ut, et, iêt, êt, ơt. trứng v...., V.... Nam, d..... vải, quả ../., máy h./.. bụi, ngh.... mũi. - Thu vở chấm chữa. 5. Kể chuyện: ”Bác sĩ Gõ Kiến” GV nêu ý nghĩa câu chuyện: Bác sĩ Gõ Kiến tận tụy, tận tâm đối với người bệnh; nhanh trí trong việc tìm cách thoát khỏi sự nguy hiểm, xứng đáng được trân trọng, ca ngợi. Còn những kẻ bất lương, tráo trở, độc ác như vợ chồng nhà Sói mãi mãi bị nguyền rủa, lên án. 6. Nhận xét giờ học. Thöù ba ngaøy 23 thaùng 12 naêm 2008 Học vần UÔT , ƯƠT I- Mục đích – yêu cầu: - HS đọc, viết được uôt, ướt. - Đọc từ, câu ứng dụng. - Nói theo chủ đề: Chơi cầu trượt. II- Đồ dùng dạy – học: - Bộ ghép chữ, tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Viết bảng con: con vịt, đông nghịt, thời tiết. - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - GV đưa tranh giới thiệu, rút từ: chuột nhắt, ghi bảng. + Từ chuột nhắt gồm mấy tiếng ? (2 tiếng) + Tiếng nào các em đã học ? (nhắt). Hôm nay học tiếng chuột, GV ghi bảng. + Tiếng chuột có phần đầu âm gì ? (ch). Vần mới hôm nay chúng ta học đó là vần :uôt, GV ghi bảng. 2.2. Dạy vần : *uôt a) Nhận diện vần - Phân tích cấu tạo vần uôt: uô và t. - So sánh vần uôt và vần iêt: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng t. Khác nhau: vần uôt có âm bắt đầu bàng uô, vần iêt có âm bắt đầu bằng iê. - HS ghép vần: uôt. b)Đánh vần : uô – tờ – uôt. - Thêm âm ch và dấu nặng tạo thành tiếng chuột, HS ghép. - Phân tích tiếng chuột: ch trước vần uôt sau dấu nặng dưới con chữ ô. - Đọc đánh vần: chờ - uôt – chuôt – nặng - chuột. - HS đọc trơn : uôt, chuột, chuột nhắt. * ươt ( Tương tự ) - Vần ươt tạo nên: ươ và t. - So sánh vần ươt và vần uôt: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng t. Khác nhau: vần ươt có âm bắt đầu bằng ươ, vần uôt có âm bắt đầu bằng uô. - HS ghép vần ươt. Đọc đánh vần : ươ – tờ – ươt - Thêm âm l và dấu sắc tạo thành tiếng mới , HS ghép. - Đọc đánh vần : lờ – ươt – lươt – sắc – lướt. - Quan sát tranh rút từ: lướt ván. - Đọc trơn : ươt, lướt, lướt ván. c) Viết : GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết. - HS viết bảng con. d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - HS đọc cá nhân, đồng thanh. trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt. - GV giải thích : + Trắng muốt: Rất trắng, trắng mịn, trông rất trắng. + Tuốt lúa: Làm cho hạt lúa rời ra khỏi bông. + Vượt lên: Đi nhanh, tiến lên phía trước. Ví dụ học kém vượt lên học khá giỏi. - HS gạch chân tiếng chứa vần uôt, ươt. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập : a) Luyện đọc : - HS đọc bài trên bảng. - GV treo tranh, HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì ? - HS đọc câu ứng dụng. b) Luyện viết : - HS viết vở tập viết. Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói : - HS đọc đề luyện nói : Chơi cầu trượt. + Tranh vẽ gì ? + Qua tranh em thấy nét mặt của các bạn thế nào ? + Khi chơi các bạn làm gì để không xô ngã nhau ? + Em có thích chơi cầu trượt không? Tại sao? + Ở trường em có cầu trượt không?Các bạn thường chơi vào lúc nào? 3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc bài SGK. - Trò chơi : Thi tìm từ tiếp sức. Phát cho mỗi tổ một tờ giấy. Nghe hiệu lềnh GV, HS chuyền tay nhau để mỗi HS viết một tiếng có vần uôt hoặc ươt. Hết giờ HS nộp bài, GV gắn lên bảng. Tổ nào viết được nhiều tiếng đúng thì thắng. - Nhận xét giờ học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG I- Mục tiêu : - HS nhận biết được “Điểm” và “Đoạn thẳng”. - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. - Biết đọc tên các đoạn thẳng. II- Đồ dùng : - Thước, bút chì. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS . 2. Dạy học bài mới : Giới thiệu : ghi đề lên bảng. a. Giới thiệu điểm - đoạn thẳng: - HS quan sát hình vẽ ở bảng nói: Trên bảng có điểm A, điểm B. - GV hướng dẫn HS cách đọc: A, bê: B, xê: C, dê: D, đe: Đ - GV vẽ 2 điểm khác yêu cầu HS nói: Trên bảng có điểm A và điểm B. - Dùng thước nối 2 điểm A với B ta có đoạn thẳng AB. - GV chỉ và nói Đoạn thẳng AB. b. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng: - Giới thiệu dụng cụ vẽ : thước. - Hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng: Bước 1: Dùng bút chấm 2 điểm, đặt tên cho từng điểm. Bước 2: Đặt mép thước qua 2 điểm A và B, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước và tì trên mặt giấy tại điểm A cho bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ A đến B. Bước 3: Nhấc thước và bút ra. - HS thực hành vẽ bảng con. c. Thực hành: Bài 1: HS đọc điểm – đoạn thẳng - Điểm M, N: đoạn thẳng MN. - Điểm C, D: đoạn thẳng CD. - Điểm K, H : đoạn thẳng KH. - Điểm P, Q: đoạn thẳng PQ. Bài 2: Dùng thước vẽ đoạn thẳng – HS thực hành. - 3 đoạn thẳng - 4 đoạn thẳng - 5 đoạn thẳng - 6 đoạn thẳng Bài 3: HS trả lời miệng. - 4 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng, 6 đoạn thẳng. 4. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại các bước vẽ đoạn thẳng. - Dặn tập vẽ ở nhà. Thöù tö ngaøy 24 thaùng 12 naêm 2008 Học vần ÔN TẬP I- Mục đích – yêu cầu: - Đọc, viết chắc chắn các vần kết thúc bằng t. - Đọc đúng các từ ứng dụng chót vót, bát ngát, Việt Nam. và câu ứng dụng SGK. - Nghe hiểu kể chuyện: Chuột nhà và chuột đồng. II- Đồ dùng dạy – học: - Bộ ghép vần, tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt. - HS viết bảng con các từ trên. - Đọc câu ứng dụng bài trước. - Nhận xét - ghi điểm. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1.Giới thiệu bài: - GV treo tranh: Tranh vẽ gì? (HS: Bạn nhỏ đang hát) - Trong tiếng hát có vần gì đã học? (at) - Vần at kết thúc bằng âm gì? (âm t) - Kể tên vần kết thúc bằng âm t đã học? - GV treo bảng ôn. HS kiểm tra các vần còn thiếu. GV giới thiệu đề bài. 2.2. Ôn tập a) Các chữ và vần đã học: GV viết sẵn 2 bảng ôn trong SGK. - GV đọc, HS chỉ vần. - 1 HS chỉ, 1 HS đọc. - HS vừa chỉ vần vừa đọc, GV nhận xét đánh giá. b) Ghép âm thành vần: - HS ghép chữ ở cột dọc với dòng ngang. GV ghi bảng ôn. - HS đọc lại vần vừa ghép: cá nhân, đồng thanh. c) Đọc từ ứng dụng. - GV ghi bảng. HS đọc. - GV giải thích : + Chót vót: Rất cao, nơi cao nhất. + Bát ngát: Rất rộng. + Việt Nam: HS quan sát bản đồ Việt Nam. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. d) Tập viết : GV viết mẫu, HS viết bảng con. chót vót, bát ngát. Tiết 2 2.3 Luyện tập : a) Luyện đọc : + Chúng ta vừa ôn các vần có đặc điểm gì ? - Đọc lại vần: cá nhân, đồng thanh. - Đọc câu ứng dụng: - Treo tranh : Tranh vẽ gì ? (rổ bát ở trên giá) Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. - HS đọc câu ứng dụng, GV đọc mẫu, HS đọc lại. b) Luyện viết : HS viết vào vở tập viết chót vót, bát ngát. c) Kể chuyện: Chuột nhà và chuột đồng. - GV kể chuyện. + Tranh 1: Một ngày nắng ráo, chuột nhà về quê thăm Chuột đồng. Gặp Chuột đồng, nó liền hỏi: - Dạo này bác sống thế nào? Đưa thử thức ăn hàng ngày của bác ra đây tôi xem nào.Chuột đồng chui vào góc hang bê ra nào là thân cây đã khô queo, nào là những củ, quả vẹo vọ. Chuột đồng đã khó nhọc kiếm chúng trên cánh đồng làng.Chuột nhà chê: - Thế mà củng gọi là thức ăn à, ở thành phố thức ăn sạch sẽ, ngon lành mà lại dễ kiếm.Thôi bác lên thành phố với em đi, no đói có nhau. - Nghe bùi tai . Chuột đồng bỏ quê lên thành phố. + Tranh 2: Tối đầu tiên đi kiếm ăn, Chuột nhà phân công: - Em chạy vào nhà khuân thức ăn ra, còn bác thì tha về hang nhé. - Vừa đi một lát, Chuột nhà đã hớt hải quai lại. Một con mèo đang rượt theo. Hai con vội chui tọt vào hang. - Chuột nhà an ủi Chuột đòng: Thua keo này ta bày keo khác. + Tranh 3: Lần này chúng mò đến kho thực phẩm. Vừa lúc ấy, chủ nhà mở kho để lấy hàng, một con chó dữ dằn cứ nhằm vào 2 chị em chuột mà sủa. Chúng đành rút về hang, cái bụng đói meo. + Tranh 4: Sáng hôm sau, Chuột đồng thu xếp hành lí, vội chia tay Chuột nhà. Nó nói: - Thôi thà về nhà củ gặm mấy thứ xoàng xĩnh nhưng do chính tay mình làm ra còn hơn ở đây thức ăn thì có vẽ ngon đấy nhưng không phải của mình. Lúc nào củng phải lo lắng, đề phòng, sợ lắm ! - HS kể lại câu chuyện. - Rút ra ý nghĩa câu chuyện: Biết yêu quý những gì chính tay mình làm ra. 3. Củng cố - dặn dò: - HS thi kể chuyện theo vai. - Đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I- Mục tiêu : - HS có biểu tượng dài hơn, ngắn hơn.Qua đó hình thành về biểu tượng về độ dài đoạn thẳng. - Biết so sánh độ dài của 2 đoạn thẳng tùy ý bằng 2 cách: So sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp thông qua độ dài trung gian. II Đồ dùng dạy – học: - Que tính, bút. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Dạy biểu tượng : “ Dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng. a. GV đưa 2 cái thước dài ngắn khác nhau: Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn ? - HS so sánh 2 que tính có màu sắc khác nhau và độ dài khác nhau. - HS quan sát hình vẽ và nói: Thước trên dài hơn thước dưới , thước dưới ngắn hơn thước trên. - Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB. b. Từ các biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn HS nhận ra: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định. 2. So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian: - HS quan sát tranh SGK so sánh. 3. Thực hành: Bài 2: HS đếm số ô vuông, ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng. + Đoạn thẳng nào dài nhất ? + Đoạn thẳng nào ngắn nhất ? Bài 3: Đếm số ô vuông. So sánh. Tô màu vào băng giấy ngắn nhất. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 25 thaùng 12 naêm 2008 Học vần OC , AC I- Mục đích – yêu cầu : - Nhận biết cấu tạo vần oc, ac, tiếng sóc, bác. - Phân biệt sự khác nhau để đọc đúng, viết đúng. - Đọc đúng các từ ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Vừa vui vừa học. II- Đồ dùng dạy - học : - Mô hình con sóc, con cóc, hạt thóc. Tranh con vạc. III- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : - Đọc bài SGK. - Viết bảng con: chót vót, bát ngát, 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: Đưa tranh con sóc giới thiệu, rút từ: con sóc, GV ghi bảng. + Từ con sóc có mấy tiếng ? (2 tiếng) + Tiếng nào các em đã học ? (con). Hôm nay ta học tiếng: sóc, GV ghi bảng: sóc + Tiếng sóc có phần đầu âm gì ? ( s ). vần mới hôm nay chúng ta học đó là vần oc, GV ghi bảng, HS đọc theo. 2.2. Dạy vần: *oc a) Nhận diện vần - Phân tích vần oc: o và c - HS ghép vần oc, đọc đánh vần: o - cờ - oc. - Thêm âm s và dấu sắc tạo thành tiếng sóc, HS ghép. - Phân tích tiếng sóc. b) Đánh vần : sờ - oc – soc – sắc – sóc. Đọc trơn. - Gọi HS đọc từ : con sóc - Đọc trơn : oc , sóc , con sóc . *ac (Tương tự) - GV viết bảng : ac và hỏi HS: vần mới thứ 2 có gì khác với vần mới thứ nhất ? - HS ghép vần ac, phân tích vần ac: a trước, c sau. - Đọc đánh vần : a - cờ - ac. - Thêm âm b và dấu sắc để có tiếng mới, HS ghép: bác. - Phân tích tiếng bác : b trước, vần ac say dấu sắc trên đầu con chữ a. - Đọc đánh vần : bờ - ac – bac – sắc – bác. - GV đưa tranh và hỏi : + Bác sĩ là người làm công việc gì ? - GV viết bảng : bác sĩ - Đọc trơn : ac, bác, bác sĩ . c) Viết : - GV viết mẫu. Lưu ý nét nối, vị trí dấu thanh. - HS viết bảng con. oc, con sóc, ac, bác sĩ. d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV ghi từ ứng dụng, HS đọc thầm, gạch chân tiếng có chứa vần oc, ac. con cóc, hạt thóc, bản nhạc, con vạc. - GV giải thích : + Hạt thóc: Đưa cho HS xem. Xát ra gạo để nấu cơm ăn hằng ngày. + Con vạc: Tranh giới thiệu. Gần giống con cò. - HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS quan sát và nhận xét bức tranh 1, 2, 3, vẽ gì ? - HS đọc 2 câu ứng dụng (câu đố). Tìm tiếng mới: cóc, bọc, lọc - HS đọc toàn bài trên bảng và SGK. b) Luyện viết : - HS viết vở tập viết. Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói : - HS đọc đề bài luyện nói : Vừa vui vừa học + Tranh vẽ gì? + Bạn nữ áo đỏ đang làm gì? + Ba bạn còn lại đang làm gì? + Em có thích vừa vui vừa học không? Tại sao? + E m hãy kể những trò chơi được học trên lớp ? + Em hãy kể tên những bức tranh đẹp mà cô giáo cho em xem trong các giờ học ? + Em thấy cách học như thế có vui không ? 3. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I- Mục tiêu : - Biết cách và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như: Gang tay, bước chân, thước kẻ, que tính... để so sánh độ dài 1 số vật quen thuộc như: bảng đen, quyển vở, bàn HS,... - Nhận biết được rằng độ dài gang tay, bước chân, của những người khác nhau thì có độ dài khác nhau. Từ đó có biểu tượng về sự “sai lệch”, “xấp xỉ” hay “ước lượng” trong quă trình đo. - Bước đầu thấy sự cần thiết phải có đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài. II- Đồ dùng dạy – học : - Thước kẻ, que tính. III- Các hoạt động dạy – học: Giới thiệu độ dài “ ngang tay” - GV nói: Gang tay là độ dài, tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa. - Yêu cầu HS xác định ngang tay của bản thân mình bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm đó để được 1 đoạn thẳng AB và nói: “ Độ dài ngang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB”. 2. Hướng dẫn cách đo độ dài “ ngang tay” - GV nói: Hãy đo cạnh bảng bằng ngang tay. - GV làm mẫu. - HS thực hành đo cạnh bàn bằng ngang tay. 3. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “ bước chân”. - Đo độ dài của bục giảng bằng bước chân. 4. Thực hành : a. Giúp HS nhận biết: - Đơn vị đo là “ngang tay”: Đo độ dài đoạn thẳng bằng ngang tay. b. Giúp HS nhận biết: - Đơn vị đo là “bước chân”: Đo dài đoạn thẳng bằng bước chân. c. Giúp HS nhận biết: - Đơn vị đo độ dài là que tính. * Hãy so sánh độ dài bước chân của các em với độ dài bước chân của cô giáo bằng phấn gạch trên nền nhà. Bước chân của ai dài hơn ? - Nhận xét giờ học. Chiều Toán ÔN: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG, ĐO ĐỘ DÀI I- Mục tiêu : - Rèn kỹ năng vẽ điểm, đoạn thẳng, đo dộ dài. - Ôn bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. - Giải toán theo tóm tắt. II- Các hoạt động dạy – học : Tiết 1 1. GV hướng dẫn HS làm lần lựơt các bài tập vở BT Toán : - GV chữa lần lượt từng bài. 2. Thực hành đo độ dài: + Đo độ dài bàn học sinh bằng gang tay. + Đo độ dài lớp bằng thước gỗ. + Đo độ dài phòng học bằng bước chân. + Đo độ dài hành lang lớp học bằng cái gậy. Tiết 2 2. HS làm vở toán ô li: Bài 1: Tính 4 - 1 - 1 = 7 - 2 + 1 = 10 - 8 + 0 = 8 + 1 - 5 = 2 + 6 - 4 = 6 - 2 + 2 = Bài 2: Số? 8 = ... + 3 6 = ... + 2 2 = ... + 2 10 = 9 + ... 7 = 4 + ... 9 = 9 - ... Bài 3: Viết phép tính thích hợp. Đã có : 5 con gà Mua thêm : 3 con gà Có tất cả : ... con gà ? - Thu vở chấm chữa. - Nhận xét giờ học. Học vần ÔN : UÔT, ƯƠT, OC, AC I- Mục đích – yêu cầu: - Đọc, viết thành thạo tiếng, từ có chứa vần uôt, ươt, oc, ac. - Tìm tiếng, từ có vần uôt, ươt, oc, ac. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy – học: 1. Đọc bài SGK: - Gọi HS lần lượt đọc bài SGK, kết hợp phân tích tiếng: tuốt, lướt, sóc, bác. 2. Viết bảng con : tuốt lúa, ẩm ướt, con sóc, bác sĩ, bột lọc, vượt lên. 3. Viết chính tả: Vận động viên vượt chướng ngại vật. Cụ già ngời vuốt râu. Chúng em học hia buổi mỗi ngày. Bé đọc báo cho bà nghe. - Điền vần: oc, uôt, ac, ươt, ot ? con s./.., chơi cầu tr...., chim h./.., b./.. sĩ, ch.... nhắt. - Thu bài chấm chữa. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Thöù saùu ngaøy 26 thaùng 12 naêm 2008 Học vần ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 ( 2 tiết ) I- Mục đích – yêu cầu : - Gọi HS đọc bài sách SGK. - Tìm tiếng có vần đã học. - Làm bài tập điền vần. II- Các hoạt động dạy - học : Tiết 1 1. Đọc bài SGK: - HS lên bảng bốc thăm trúng bài nào đọc bài đó, kết hợp phân tích tiếng có trong bài đọc đó. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. Tiết 2 2. Luyện viết bảng con : Dãy 1 Dãy 2 Dãy 3 buổi chiều hiểu bài diều sáo yêu quý yêu cầu già yếu chú cừu trái lựu mưu trí măng tre rặng dừa phẳng lặng nhà tầng vầng trăng nâng niu lưỡi xẻng cái kẻng xà beng 3 Trò chơi: Tìm tiếng có vần : ăt, ât, ôt, ơt, ot, at, ôm, ơm. Thi tiếp sức giữa các tổ .GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn ôn tập các bài đã học chuẩn bị thi học kỳ 1. Toán MỘT CHỤC . TIA SỐ I- Mục tiêu : - Nhận biết được 10 đơn vị hay gọi là 1 chục. - Biết được tia số, đọc và ghi số trên tia số. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ. III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Giới thiệu “ Một chục”. - HS xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả. - GV nêu : 10 quả hay còn gọi 1 chục. - HS đếm số que tính trong 1 bó bó que tính và nói số lượng que tính. + 10 que tính hay còn gọi là mấy chục que tính? + 10 đơn vị hay còn gọi mấy chục ? ( 1 chục ). GV ghi: 10 đơn vị = 1 chục. + 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ? ( 10 đơn vị ). HS nhắc lại. 2. Giới thiệu “ Tia số” - GV vẽ tia số rồi giới thiệu. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - Đây là tia số. Trên tia số có điểm (vạch) cách đều nhau được ghi số, mỗi điểm ghi 1 số theo thứ tự tăng dần. 3. Thực hành : Bài 1: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn. Bài 2: Đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con vật đó. Bài 3: Viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. 4. Nhận xét giờ học:

File đính kèm:

  • docT18.doc