Học vần
it- iêt
I. Mục tiêu:
-Đọc được it, iêt, trái mít, chũ viết, từ và câu ứng dụng
-Viết được it, iêt, trái mít, chũ viết từ và câu ứng dụng
-Luyện nói 2, 3 câu theo chủ đề : Em tô, vẽ, viết
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua cô dạy em học vần gì?
-Hs đọc bài SGK theo
-HS viết các vần , tiếng từ
-HS viết các âm
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 18 - Trường Tiểu học Thanh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2013
Học vần
it- iêt
I. Mục tiêu:
-Đọc được it, iêt, trái mít, chũ viết, từ và câu ứng dụng
-Viết được it, iêt, trái mít, chũ viết từ và câu ứng dụng
-Luyện nói 2, 3 câu theo chủ đề : Em tô, vẽ, viết
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua cô dạy em học vần gì?
-Hs đọc bài SGK theo
-HS viết các vần , tiếng từ
-HS viết các âm
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV dùng tranh rút ra tiếng khóa : mít
-Phân tích tiếng mít rút ra vần it
-GV ghi bảng: it
-HS đọc phân tích- đọc trơn vần: it
Hoạt động 2: Cài bảng
-HS cài vần it- mít
-HS cài tiếng mới có vần it
-Vần 2: iêt ( tương tự như trên )
Hoạt động 3: Luyện viết
-GV viết mẫu vần it-iêt
-HS viết bảng con: it- iêt
-HS tìm tiếng mới có vần it -iêt
-GV ghi bảng từ HS vừa tìm
-HS đọc lại các từ
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
-HS đọc từ ứng dụng
-GV giảng từ
-HS đọc bài ở bảng lớp
-Nhận xét
-Chuẩn bị tiết 2
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc câu ứng dụng
-HS đọc bài ở tiết 1
-GV cho HS quan sát tranh và TLCH
-Tranh vẽ gì?
-Em có nhận xét gì về bức tranh
-Đọc câu ứng dụng dưới bức tranh
Hoạt động 2:Luyện đọc SGK
-GV đọc mẫu- HS đọc lại
Hoạt động 3:Luyện nói
-HS đọc tên bài luyện nói: Em tô, vẽ, viết
-GV treo tranh, HS quan sát và TLCH
Hoạt động 4: Luyện viết
-HS viết bảng it, iêt, trái mít, chũ viết
-GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
4. Củng cố:
-Hôm nay em học vần gì?
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị: uôt- ươt
@Rút kinh nghiệm:
Toán
Điểm, đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được điểm , đoạn thẳng
-Nói tên được điểm, đoạn thẳng
-Kẻ một đoạn thẳng
II. Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ
HS: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua em học toán bài gì?
-Kiểm tra cuối HKI
-GV nhận xét bài KT
3. Bài mới
Hoạt động 1: giới thiệu bài
-Gv nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: giới thiệu điểm , đoạn thẳng
-Gv yêu cầu hs xem hình vẽ trong sách và nói: điểm A, điểm B, điểm C, điểm D, điểm M, điểm N
-Gv vẽ 2 chấm lên bảng, hs nhìn bảng và nói: có 2 điểm: điểm A, điểm B
-Sau đó lấy thước nối 2 điểm lại và nói: nối điểm A và điểm B ta có đoạn thẳng AB
-Gv đọc đoạn thẳng AB, hs đọc
Hoạt động 3: giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng AB
a.GV giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng AB
-Để vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng
-Hs lấy thước thẳng, gv hướng dẫn hs quan sát mép thước, dùng ngón tay di động theo mép thước nếu biết mép thước thẳng
b. GV hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng
Bước 1: dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm điểm nữa và đặt tên cho điểm đó
Bước 2: Đặt mép thước qua điểm A và điểm B tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút dựa vaò mép thước và tì trên mặt giấy tại điểm A, cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B
Bước 3: Trên mặt giấy có đoạn thẳng AB
c. Hs vẽ đoạn thẳng
Hoạt động 4: Thực hành
-Bài 1:đọc tên các điểm của đoạn thẳng
-Bài 2:Dùng thước thẳng và bút để nối thành
-Bài 3:Mỗi hình dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
4. Củng cố:
-Hôm nay em họo toán bài gì?
5. Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Độ dài đoạn thẳng
@Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
Kiểm tra HKI
************************************************
Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2013
Học vần
uôt- ươt
I. Mục tiêu:
-Đọc được uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván, từ và câu ứng dụng
-Viết được uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván từ và câu ứng dụng
-Luyện nói 2, 3 câu theo chủ đề : Chơi cầu trượt
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua cô dạy em học vần gì?
-Hs đọc bài SGK theo
-HS viết các vần , tiếng từ
-HS viết các âm
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV dùng tranh rút ra tiếng khóa : chuột
-Phân tích tiếng chuột rút ra vần uôt
-GV ghi bảng: uôt
-HS đọc phân tích- đọc trơn vần: uôt
Hoạt động 2: Cài bảng
-HS cài vần uôt- chuột
-HS cài tiếng mới có vần uôt
-Vần 2: ươt ( tương tự như trên )
Hoạt động 3: Luyện viết
-GV viết mẫu vần uôt-ươt
-HS viết bảng con: uôt- ươt
-HS tìm tiếng mới có vần uôt -ươt
-GV ghi bảng từ HS vừa tìm
-HS đọc lại các từ
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
-HS đọc từ ứng dụng
-GV giảng từ
-HS đọc bài ở bảng lớp
-Nhận xét
-Chuẩn bị tiết 2
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc câu ứng dụng
-HS đọc bài ở tiết 1
-GV cho HS quan sát tranh và TLCH
-Tranh vẽ gì?
-Em có nhận xét gì về bức tranh
-Đọc câu ứng dụng dưới bức tranh
Hoạt động 2:Luyện đọc SGK
-GV đọc mẫu- HS đọc lại
Hoạt động 3:Luyện nói
-HS đọc tên bài luyện nói: Chơi cầu trượt
-GV treo tranh, HS quan sát và TLCH
Hoạt động 4: Luyện viết
-HS viết bảng uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván
-GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
4. Củng cố:
-Hôm nay em học vần gì?
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị: ôn tập
@Rút kinh nghiệm:
Toán
Độ dài đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
-Có biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn
-Có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng
-Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp
II. Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ
HS: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua em học toán bài gì?
-Điểm, đoạn thẳng
-Hình này có mấy đoạn thẳng
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV nêu mục tiêu bài
Hoạt động 2: Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng
-GV giơ cây thước dài, ngắn khác nhau
-So sánh bằng cách chập hai cây thước sau cho chúng có một đầu bằng nhau rồi nhìn đầu kia thì biết cây nào dài hơn
-HS lên so sánh 2 que tính và đo độ dài khác nhau
-HS xem hình vẽ và nói:Thước trên dài hơn thước dưới, thước dưới ngắn hơn thước trên
-Đoạn AB ngắn hơn đoạn CD, đoạn CD dài hơn đoạn AB
Hoạt động 2:So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian
-HS xem hình vẽ sách giáo khoa
-Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay
-Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó
Hoạt động 3:Thực hành
-Bài 1: Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn
-Bài 2:Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng( theo mẫu)
-Bài 3:Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
4. Củng cố:
-Hôm nay em họo toán bài gì?
5. Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Thực hành đo độ dài
@Rút kinh nghiệm:
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2013
Học vần
ôn tập
I. Mục tiêu:
-Đọc được các vần có kết thúc bằng t, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75
-Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 68 đến bài 75
-Nghe hiểu và kể lại một đoạn câu chuyện theo tranh truyện kể: Chuột đồng và chuột nhắt
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua cô dạy em học vần gì?
-Hs đọc bài SGK theo
-HS viết các vần , tiếng từ
-HS viết các âm
3. Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát tranh
-HS quan sát tranh ở khung đầu SGK và cho biết đó là vần gì? (at )
-Dựa vào tranh vẽ hãy tìm tiếng có vần at
-Ngoài các vần at hãy kể các vần kết thúc bằng t
-Vần at có mấy âm ghép lại
-GV ghi ở góc bảng
-GV gắn bảng ôn
Hoạt động 2: Ôn các vần đã học
-Ghép các âm lại thành vần
-HS đọc vần
Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng
-HS đọc các từ
Chót vót
Bát ngát
Việt Nam
Tìm trong từ tiếng có vần đã học
Tiết 2
Hoạt động 1:Luyện đọc câu ứng dụng
-HS đọc bài ở tiết 1
-GV cho HS quan sát tranh và TLCH
-Tranh vẽ gì?
-Em có nhận xét gì về bức tranh
-Đọc câu ứng dụng dưới bức tranh
Hoạt động 2:Luyện đọc SGK
-GV đọc mẫu- HS đọc
Hoạt động 3: Kể chuyện: Chuột đồng và chuột nhắt
-HS đọc tựa câu chuyện
-GV kể mẫu câu chuyện có tranh minh họa
-HS kể từng đoạn
Hoạt động 4: Luyện viết
-HS viết vào bảng con: chót vót, bát ngát
-GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
4. Củng cố:
-Hôm nay em học vần gì?
5. Dặn dò:
Chuẩn bị: oc- ac
@Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC
TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
I. Mục tiêu:
Học sinh tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
Học sinh hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản.
Giáo dục: Học sinh mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn một bài hát.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2. Bài cũ:
Tuần vừa qua các em học hát bài gì?
HS tốp ca trước lớp.
GV + HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tập biểu diễn bài hát
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát:
* Nghe nhạc dạo
* Hát vào bài (hát lần 1).
* Nhạc giữa bài.
* Hát vào bài (hát lần 2).
* Hát kết bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một số hình thức biểu diễn: đơn ca. song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca …
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung tiết học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Học sinh khá, giỏi biểu diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca …
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Bầu trời xanh (Nguyễn Văn Quỳ).
@Rút kinh nghiệm:
Toán
Thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu:
-Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân
-Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học
-GD hs yêu thích môn toán
II. Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ
HS: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua em học toán bài gì?
-Độ dài đoạn thẳng
-Gọi hs lên đo độ dài đoạn thẳng AB
3. Bài mới
Hoạt động 1: giới thiệu bài
-Gv nêu mục tiêu bài
Hoạt động 2: giới thiệu độ dài gang tay
-Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón giữa
-Hs xác định độ dài gang tay của mình bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm được 1 đoạn thẳng AB và nói độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thăng AB
Hoạt động 3: hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay
-Hãy đo cạch bảng bằng gang tay
-Gv làm mẫu: hs thực hành đo cạnh bàn bằng gang tay và đọc kết quả đo của mình
Hoạt động 4: thực hành
a. Giúp hs nhận biết:
-Đơn vị đo là gang tay
-Đo độ dài của mỗi đoạn thẳng bằng gang tay rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó rồi nêu kết quả
b. Giúp hs nhận biết:
-Đơn vị đo là bước chân
-Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo
c. Giúp hs nhận biết
-Đơn vị đo độ dài bằng que tính
-Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả
Hoạt động 5: hoạt động hổ trợ
4. Củng cố:
-Hôm nay em họo toán bài gì?
5. Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị :Một chục- Tia số
@Rút kinh nghiệm:
Mĩ thuật
VẼ TIẾP HÌNH VÀ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
IMục tiêu:
-Kiến thức : Nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản .
-Kĩ năng : Biết cách ve õtiếp họa tiết vào hình vuông , ø vẽđược họa tiết và vẽ theo ý thích .
HSkhá,giỏi:Biết cách vẽhọa tiết, vẽ màu vào các họa tiết hình vuông.Hình vẽ cân đối
tô màu đều ,gọn trong hình
-Thái độ: Giáo dục HS tính thẩm mỹ , chính xác.
II . Chuẩn bị :
-GV: mẫu vẽ , đồ vật
-HS : vở vẽ , màu
III . Các hoạt động :
1 Ổn định: Hát
2 Kiểm bài cũ :
-GV kiểm bài vẽ những HS vẽ chậm tiết học tuần vừa qua
. -GV nhận xét
3. Bài mới:
Giơí thiệu bài- ghi bảng:
Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông
Hoạt động 1 : giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản:
- GV cho HS quan sát hình : 1, 2, 3,4 trong vở vẽ
-Em có nhận ra sự khác nhau của cách trang trí hình 1 , 2 ? Hình 3 , 4 ?
-GV chỉ cho hs thấy : các hình giống nhau trong hình vuông thì sẽ bằng nhau .
-GV gợi ý : có thể vẽ màu như hình 1, 2 hoặc như hình 3 , 4.
Hoạt động 2 : hướng dẫn hs cách vẽ :
GV nêu yêu cầu :
-Vẽ hình : vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở hình 5
-Vẽ màu : tìm chọn 2 màu để vẽ
-Màu nền của 4 cánh hoa
-Màu nền của hình vuông
-Yêu cầu vẽ màu :
-Nên vẽ cùng một màu ở 4 cánh hoa trướùc
-Vẽ màu cho đều không vẽ ra ngoài
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3 : thực hành :
GV theo dõi và giúp đỡ HS
-Vẽ hình cánh hoa sao cho đều nhau :
-Vẽ theo nét chấm
-Vẽ cân đối theo đường trục
-Tìm và vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 4 : nhận xét , đánh giá :
-GV cùng hs nhận xét về :
-Cách vẽ hình cân đối
-Về màu sắc
-GV yêu cầu HS chọn ra bài mà mình thích nhất
-Tuyên dương những HS vẽ đẹp, khuyến khích những HS vẽ chưa đẹp
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tuần sau vẽ gà
@Rút kinh nghiệm:
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2013
Học vần
oc- ac
I. Mục tiêu:
-Đọc được oc, ac, con sóc, bác sĩ, từ và câu ứng dụng
-Viết được oc, ac, con sóc, bác sĩ, từ và câu ứng dụng
-Luyện nói 2, 3 câu theo chủ đề : Vừa vui, vừa học
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua cô dạy em học vần gì?
-Hs đọc bài SGK theo
-HS viết các vần , tiếng từ
-HS viết các âm
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV dùng tranh rút ra tiếng khóa : sóc
-Phân tích tiếng sóc rút ra vần oc
-GV ghi bảng: oc
-HS đọc phân tích- đọc trơn vần: oc
Hoạt động 2: Cài bảng
-HS cài vần oc- sóc
-HS cài tiếng mới có vần oc
-Vần 2: ac ( tương tự như trên )
Hoạt động 3: Luyện viết
-GV viết mẫu vần oc-ac
-HS viết bảng con: oc- ac
-HS tìm tiếng mới có vần oc -ac
-GV ghi bảng từ HS vừa tìm
-HS đọc lại các từ
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
-HS đọc từ ứng dụng
-GV giảng từ
-HS đọc bài ở bảng lớp
-Nhận xét
-Chuẩn bị tiết 2
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc câu ứng dụng
-HS đọc bài ở tiết 1
-GV cho HS quan sát tranh và TLCH
-Tranh vẽ gì?
-Em có nhận xét gì về bức tranh
-Đọc câu ứng dụng dưới bức tranh
Hoạt động 2:Luyện đọc SGK
-GV đọc mẫu- HS đọc lại
Hoạt động 3:Luyện nói
-HS đọc tên bài luyện nói: Vừa vui, vừa học
-GV treo tranh, HS quan sát và TLCH
Hoạt động 4: Luyện viết
-HS viết bảng oc, ac, con sóc, bác sĩ,
-GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
4. Củng cố:
-Hôm nay em học vần gì?
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị: Ôn tập HKI
@Rút kinh nghiệm:
Toán
MỘT CHỤC, TIA SỐ
I. Mục tiêu:
-Nhận biết ban đầu về một chục
-Biết quan hệ giữa chục và đơn vị
-Một chục = 10 đơn vị
-Biết đọc và viết số trên tia số
II. Chuẩn bị:
GV: que tính
HS: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua em học toán bài gì?
-Thực hành đo độ dài đoạn thẳng
-Gọi hs lên đo độ dài đoạn thẳng cái bàn
3. Bài mới
Hoạt động 1: giới thiệu bài
-Gv nêu mục tiêu bài
Hoạt động 2: giới thiệu một chục
-Hs xem tranh, đếm số quả trên cây và nói số lượng quả
-Gv nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả
-Hs đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính
-Gv hỏi: 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính
-10 đơn vị còn gọi là mấy chục
-Gv ghi: 10 đơn vị = 1 chục
-1 chục =10 đơn vị
-Hs nhắc lại những kết luận đúng
Hoạt động 3: giới thiệu tia số
-Gv vẽ tia số rồi giới thiệu: đây là tia số, trên tia số có một điểm gốc là 0, các điểm đều cách đều nhau được ghi số, mỗi điểm ghi 1 số theo thứ tự tăng dần: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
-Có thể dùng tia số để minh họa việc so sánh các số: số ở bên trái bé hơn số ở bên phải, số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái
Hoạt động 4: thực hành
-Bài 1: đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ một chục chấm tròn
-Bài 2: đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi khoanh tròn vào một chục con vật đó
-Bài 3: viết các số vào mỗi vạch theo thứ tự tăng dần
Hoạt động 5: nhận xét, dặn dò
4. Củng cố:
-Hôm nay em họo toán bài gì?
5. Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị:Mười một, mười hai
@Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Gấp cái ví ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp cái ví bằng giấy.
- Gấp được cái ví bằng giấy đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV : Ví mẫu,một tờ giấy màu hình chữ nhật.
- HS : Giấy màu,giấy nháp,1 vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp : Hát tập thể.
2. Bài cũ :
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.nhận xét . Học s inh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học – Ghi đề bài.
Mục tiêu : Học sinh tìm hiểu đặc điểm của cái ví.
- Giáo viên cho học sinh quan sát ví mẫu.
- Hỏi :Ví có mấy ngăn đựng? Ví được gấp từ tờ giấy hình gì?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách gấp
Mục tiêu : Học sinh biết cách gấp cái ví và tập gấp trên giấy vở.
Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp,thao tác trên giấy hình chữ nhật to.
Ø Bước 1 : Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa,lấy xong mở tờ giấy ra như ban đầu.
Ø Bước 2 : Gấp mép hai đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô.
Ø Bước 3 : Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trongs ao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa.Lật hình ra mặt sau theo bề ngang,gấp 2 phần ngoài vào trong cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví .
Học sinh thực hành,giáo viên hướng dẫn thêm.
4. Củng cố :
Gọi học sinh nhắc lại các bước gấp cái quạt giấy.
5. Nhậnx ét – Dặn dò :
- Tinh thần,thái độ học tập và việc chuẩn bị đồ dùng học tập của họcs inh.
- Chuẩn bị giấy màu,đồ dùng học tập,vở thủ công để tiết sau thực hành.
@Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2013
TNXH
Cuộc sống xung quanh
I. Mục tiêu:
-Nêu được một số nét về quan cảnh thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở
-KN tìm kiếm và sử lý thông tin
-: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phư
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh SGK
HS: Vở BT tự nhiên xã hội
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Tuần rồi em học TNXH bài gì?
-Hằng ngày chúng ta nên trực nhật lúc nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1:HS tham quan khu vực quanh trường
-GV nhận xét về quang cảnh trên đường
-Nhận xét về quang cảnh bên đường,có nhà ở, cơ quan, xí nghiệp hay cây cối, ruộng vườn, người dân địa phương sống bằng nghề gì?
-GV phổ biến nội quy
-Đi thẳng hàng
-Trật tự nghe giảng theo hướng dẫn của giáo viên
-HS quan sát và trả lời
+Các em đi tham quan có thích không?
+Còn nhìn thấy những gì?
-HS kể về những gì mình quan sát được
4. Củng cố:
-Tuần rồi em học TNXH bài gì?
5. Dặn dò:
Chuẩn bị: Cuộc sống xung quanh(tt)
@Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Học vần
ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu:
Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức kĩ năng: 20 tiếng/ phút
Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: 20 chữ/ 15 phút
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:
-Hôm qua cô dạy em học vần gì?
-Hs đọc bài SGK theo
-HS viết các vần , tiếng từ
-HS viết các âm
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt đông 1: giới thiệu bài
Gv nêu mục tiêu bài
Hoạt động 2: ôn tập
Các chữ và vần vừa học
Gv viết sẳn bảng ôn vần trong sgk
Gv đọc vần hs viết chia 3 dãy mỗi dãy viết 4 vần
Trong những vần đã học vần nào là âm đôi
Hs luyện đọc các vần
Gv viết từ lên bảng hs đọc thầm
Tìm tiếng có chứa vần ôn
Hs luyện đọc toàn bài trên bảng
Hoạt động 3: nhận xét, dặn dò
Chuẩn bị học tiết 2
Tiết 2
I. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng các vần:
ăn, en, ươn, ung, iêng, anh
2. Đọc thành tiếng các từ ngữ:
Rau muống, rừng núi, cái xẻng, bệnh viện, đỏ thắm
3. Đọc thành tiếng các câu:
-Chúng em làm theo lời cô dạy
-Phải vâng lời ông, bà, cha, mẹ
-Không bao giờ xả giấy bừa bãi
-Chải răng sau khi ăn
-Thương người như thể thương thân
II. Kiểm tra viết:
1. Giáo viên đọc cho hs viết các vần sau
Ao, on, iên, ưng, am, ênh
2. Học sinh nhìn bảng viết các từ ngữ:
Kéo lưới, bầu rượu, ngọn cây, khen ngợi
3. Viết các câu sau:
Vàng mơ như trái chín
Chùm giẻ treo nơi nào
Gió đưa hương thơm lạ
Đường tới trường xôn xao
4. Củng cố:
-Hôm nay em học vần gì?
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị: iêm- yêm
@Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2013
SINH HOẠT TẬP THỂ
TỔNG KẾT TUẦN 18
I. Mục tiêu
1) Kiến thức:
- Học sinh nắm được kết quả Hoạt động thi đua của tổ và của mình trong tuần.
- Học sinh nhận ưu điểm và tồn tại của bản thân nêu phương hướng phấn đấu phù hợp bản thân.
- Học sinh nắm được nội dung thi đua tuần sau.
2) Kĩ năng:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát trước tập thể.
- Học sinh biết phê và tự phê.
3) Thái độ:
- Học sinh có tính tự quản, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn.
II. Chuẩn bị
+ Giáo viên: - Ghi nhận các mặt hoạt động, nội dung thi đua tuần sau, các bài hát cho học sinh tham gia.
+ Học sinh: - Ý kiến cần phát biểu.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Khởi động:
2) Giới thiệu:
3) các hoạt động:
Hoạt động 1: GV nhận xét tuần qua
- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn còn một số em chưa làm bài, chưa học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vẫn còn một số bạn chưa trực nhật và làm vệ sinh lớp.
Biện pháp khắc phục:
- Vào lớp phải nghiêm túc, trật tự, không đùa giỡn.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp, ra về, tập thể dục giữa giờ.
- Cần đem đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu.
- Vào lớp chú ý nghe thầy giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, trình bày tập vở sạch đẹp hơn.
Hoạt động 2: Bình chọn tổ, học sinh xuất sắc, học sinh tiến bộ
+ Tổ (Cá nhân) xuất sắc:
+ Tổ (Cá nhân) tiến bộ:
Hoạt động 3: Giáo viên nêu nội dung thi đua tuần sau
a/. Chuyên cần:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
- Đảm bảo bài học, bài làm trước khi đến lớp.
b/. Học tập:
- Củng cố lại nề nếp học tập.
- Có đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Học tập nghiêm túc kể cả những tiết sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp…
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Tích cực thi đua và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
c/. Kỷ luật:
- Xếp hàng ra vào lớp, ra về ngay ngắn.
- Xếp hàng ngay ngắn, giữ gìn trật tự khi sinh hoạt dưới cờ.
- Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè.
- Không chơi những trò chơi có tính bạo lực như: đánh nhau, chạy đuổi trong giờ chơi…
- Lễ phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
c/. Vệ sinh:
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Vệ sinh cá nhân, để phòng tránh một số bệnh: tay chân miệng, ngộ độc thức ăn…
- Chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp.
d/. Phong trào:
- Tập thể dục đầy đủ, nhanh, đúng động tác.
- Tiếp tục đóng góp tiền gây quỹ Đội theo yêu cầu Nhà trường và Cô Tổng phụ trách.
- Tiếp tục thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Một vài em nhắc lại những việc cần thực hiện trong tuần sau.
- Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi.
- Hát.
- Các bạn có mang theo đầy đủ tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập khi đến lớp.
+ Lao động: Thực hiện tốt vệ sinh trong lớp, vệ sinh cá nhân.
- Phân lại trực nhật: mỗi tổ trực một tuần.
- Học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc.
- Học sinh bình chọn cá nhân tiến bộ.
- Học sinh nêu phương hướng phấn đấu tuần sau. (thống nhất với nhận xét và nội dung thi đua của giáo viên hoặc có thay đổi bổ sung gì thêm.)
File đính kèm:
- Giao an Lop 1 tuan 18 1 cot.doc