Học vần
ÔN TẬP
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được 12 vần vừa học.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Nhe, hiểu kể chuyện : Ngỗng và Tép
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Ôn tập
a) Các vần vừa học
- GV viết sẵn bảng ôn vần trong SGK.
- GV đọc vần, HS viết vào vở bài tập. Nhận xét 12 vần có gì giống nhau?
Trong 12 vần vần nào có âm đôi?
- HS luyên đọc 12 vần.
b) Đọc từ ngữ ứng dung
- GV viết bảng: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
- HS đọc thầm tìm tiếng có chứa vần vừa ôn tập.
- HS luyện đọc toàn bài trên bảng.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 22 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th hai ngay 16 thang 2 naím 2009
Học vần
ÔN TẬP
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được 12 vần vừa học.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Nhe, hiểu kể chuyện : Ngỗng và Tép
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Ôn tập
a) Các vần vừa học
- GV viết sẵn bảng ôn vần trong SGK.
- GV đọc vần, HS viết vào vở bài tập. Nhận xét 12 vần có gì giống nhau?
Trong 12 vần vần nào có âm đôi?
- HS luyên đọc 12 vần.
b) Đọc từ ngữ ứng dung
- GV viết bảng: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
- HS đọc thầm tìm tiếng có chứa vần vừa ôn tập.
- HS luyện đọc toàn bài trên bảng.
Tiết 2
2. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS phần vần, từ ứng dung SGK.
- Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng. Tìm tiếng chứa vần mới.(chép, tép, đẹp)
- HS đọc trơn câu ứng dung, đọc toàn bài SGK.
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết. Đón tiếp, ấp trứng.
- Thu bài chấm chữa.
c) Kể chuyện Ngỗng và Tép
- GV kể chuyện. Hướng dẫn HS tập kể theo tranh.
- Nêu ý nghĩ câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.
d) Hướng dẫn làm bài tập trong VBTTV.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
SINH HOẠT LỚP
I- Đánh giá hoạt động:
- Đi học đầy đủ chuyên cần, nề nếp từ quản tốt.
- Giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, hợp thời tiết.
- Lễ phép, vâng lời người lớn.
- Không ăn quà vặt.
- Bảo vệ môi trường xung quanh, thực hiện an toàn giao thông.
II- Kế hoạch
- Duy trì nề nếp.
- Phấn đấu giành nhiều điểm tốt.
- Đoàn kết giúp bạn cùng tiến bộ.
- Rèn chữ giữ vở.
Chiều
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
II- Hoạt động dạy và học:
1. GV hướng dẫn HS giải toán vở bài tập toán.
- GV tổ chức HS giải toán theo nhóm: Lúc đầu tổ em có 5 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
- Tóm tắt: Có : .... bạn Bài giải
Thêm : .... bạn .....................................................
Có tất cả : .... bạn? .....................................................
2. Hướng dẫn HS giải toán vở ô li. Đáp số: .... bạn.
Bài 1: Đặt tính và tính
11 + 4 17 - 7 14 + 4
19 - 9 15 + 3 16 - 3
Bài 2: Tính nhẩm
14 - 4 + 8 = 19 - 9 + 3 =
10 + 9 - 5 = 16 - 5 - 1 =
3. Thu vở chấm chữa.
Tiếng việt
ÔN LUYỆN
I- Mục đích yêu cầu:
- HS đọc, viết tiếng, từ chứa vần ach.
- Rèn chữ viết.
II- Hoạt động dạy và học:
Tiết 1
1. Luyện đọc
- GV hướng dẫn HS luyện đọc bài SGK, luyện đọc ở bảng lớp.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
2. Thi tìm tiếng, từ chứa vần ach ngoài bài.
- Nói câu chứa tiếng có vần ach.
Tiết 2
3. GV hướng dẫn làm vở bài tập TV.
4. Luyện viết.
- GV đọc HS viết: Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Phải giữ sạch đôi tay
Bàn tay mà dây bẩn
Sách áo cũng bẩn ngay.
- Thu vở chấm chữa.
5. Trò chơi: HS làm bài theo nhóm 4 em. Điền vần ach hay ac vào chỗ chấm.
b... hoá B... Hồ kênh r... bản nh...
6. Nhận xét giờ học.
Th ba ngay 17 thang 2 naím 2009
Học vần
OA , OE
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: sách vở, bạch đàn, kênh rạch.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Dạy vần
* oa
a) Nhận diện vần:
- GV: vần oa gồm những âm nào ghép lại với nhau?
- HS: Vần oa gồm 2 âm ghép lại là âm o đứng trước và âm e đứng sau.
- HS ghép vần oa. Đánh vần: o - a - oa.
b) Tiếng, từ khoá
- Ghép tiếng hoạ, phân tích tiếng, đánh vần, đọc trơn. hờ - oa - hoa - nặng - hoạ.
- Rút từ hoạ sĩ. HS đọc: o - a - oa
hờ - oa - hoa - nặng - hoạ
hoạ sĩ.
* oe (tương tự)
c) Viết
- GV viết mẫu, nêu quy trình.
- HS viết bảng con: oa, hoạ sĩ, oe, múa xoè.
d) Đọc từ ứng dung
- GV viết bảng, HS đọc: sách giáo khoa, hoà bình, chích choè, mạnh khoẻ.
- HS tìm những tiếng có vần mới, gạch chân, đọc thầm.
- GV giải thích nghĩa. Đọc mẫu, gọi HS đọc.
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS quan sát nhận xét bức tranh 1, 2, 3 vẽ gì.
- Đọc thầm đoạn thơ ứng dung. Tìm tiếng chứa vần mới.(xoè, khoe)
- Luyện đọc toàn bài SGK.
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Luyện nói
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, gợi ý HS tập nói.
+ Các bạn trai trong bức tranh đang làm gì?
+ Hàng ngày em tập thể dục vào lúc mấy giờ?
+ Tập thể dục đều đặn có lợi gì cho sức khoẻ?
d) Hướng dẫn làm vở bài tập TV.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Toán
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I- Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn:
+ Tìm hiểu bài toán: Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
+ Giải bài toán: Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết.
Trình bày bài giải (Nêu câu trả lời, phép tính để giải bài toán và đáp số)
Các bước tự giải bài toán có lời văn.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Đồ dùng để phục vụ luyện tập và trò chơi.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải
* Hướng dẫn tìm hiểu bài toán
- HS quan sát tranh và đọc bài toán.
- GV: + Bài toán cho biết những gì? (Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con nữa)
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà?) Khi HS trả lời GV tóm tắt bài toán lên bảng.
+ 3 HS nêu lại tóm tắt.
* Hướng dẫn giải
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào?
- HS: làm tính cộng, 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy nhà An có 9 con gà.
- HS nhắc lại.
* Hướng dẫn viết bài giải bài toán
- GV: Ta viết bài giải của bài toán như sau. Ghi bài giải lên bảng lớp. Viết câu lời giải: Ai có thể nêu câu lời giải? (Nhà An có tất cả là), HS nhắc lại. Muốn viết được câu trả lời ta phải dưạ vào đâu? (câu hỏi của bài toán)
- HS đọc câu lời giải, GV viết bảng. Hướng dẫn HS cách trình bày.
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Đáp số : 9 con gà.
- Gọi HS đọc lại bài giải.
3. Luyện tập
Bài 1: - GV gọi HS đọc bài toán, viết tóm tắt, GV viêt bảng.
- HS làm bài, HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Viết tóm tắt và đọc lên.
- HS nêu câu lời giải và phép tính giải bài toán.
- HS nhắc lại cách trình bày bài giải.
- HS làm bài.
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 2.
3. Củng cố bài
- Trò chơi: “Đọc nhanh bài giải”
- Tổng kết giờ học.
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu:
- Củng cố giải toán có lời văn.
II- Hoạt động dạy và học:
1. GV hướng dẫn HS giải toán vở bài tập toán.
Bài 1: HS đọc đề bài. GV HS giải.
Tóm tắt Bài giải
Có : 1 lợn mẹ Có tất cả là:
Có : 8 lợn con ...................................(con lợn)
Có tất cả : ... con lợn? Đáp số : ................
Bài 2: HS đọc đề bài. Điền phần tóm tắt. Tìm câu lời giải và trình bày bài giải.
Bài giải
Số cây chuối có là:
5 + 3 = 8 (cây)
Đáp số : 8 cây chuối.
Bài 3: HS quan sát tranh vẽ viết tiếp đề toán, tóm tắt, trình bày bài giải.
Bài toán: Có ... bạn chơi đá cầu và 3 bạn chơi nhảy dây.
Hỏi : ................................................................?
Tóm tắt Bài giải
Có : ... bạn đá cầu ........................................................
Có : ... bạn nhảy dây ........................................................
Có tất cả : ... bạn? ........................................................
3. Thu vở chấm chữa.
Th t ngay 18 thang 2 naím 2009
Học vần
OAI , OAY
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: hoạ sĩ, múa xoè, sức khoẻ.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Dạy vần
* oai
- GV giới thiệu viết vần oai lên bảng: oai
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.
- HS viết oai vào bảng con.
- HS th trước oai và dấu nặng ở dưới vần oai để tạo tiếng mới: thoại.
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng thoại.
- GV viết bảng : thoại.
- Đây là cái gì? (điện thoại)
- GV viết bảng: điện thoại
- HS đọc trơn: điện thoại.
- HS đọc trơn: oai, thoại, điện thoại.
* oay (tương tự)
- HS đọc: oay, xoáy, gió xoáy.
* Đọc từ câu ứng dung
- GV viết bảng, HS đọc: quả xoài, khoai lang, hí hoáy, loay hoay.
- HS tìm những tiếng có vần mới, gạch chân, đọc thầm.
- GV giải thích nghĩa. Đọc mẫu, gọi HS đọc.
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV quan sát bức tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
- HS đọc thầm các câu ứng dung. Tìm tiếng mới: khoai.
- HS đọc trơn câu ứng dung. Luyện đọc toàn bài SGK.
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Luyện nói
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, gợi ý HS tập nói.
d) Hướng dẫn làm vở bài tập TV.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Toán
XĂNGTIMÉT. ĐO ĐỘ DÀI
I- Mục tiêu:
- Giúp HS: Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăngtimet.
Bước đầu vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimet trong các trường hợp đơn giản.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước, một số đoạn thẳng đã tính trước độ dài.
- HS: Thước có vạch chia từ 0 đến 20 cm.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Thu vở chấm chữa một số em.
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài.
. b) Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dung cụ đo độ dài (thước thảng có chia vạch thành từng xăngtimet)
- Cho HS quan sát thước thẳng có vạch chia từng xăngtimet.
- GV giới thiệu: Đây ;à thước thẳng có chia thành từng vạch xăngtimet, thước này dùng để đo độ dài các đoạn thẳng. Xăngtimet là đơn vị đo độ dài: Vchj chia đầu tiên của thước là vạch 0. Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là một xăngtimet.
- GV cho HS dùng bút chì di chuyển từ vạch 0 đến vạch 1 trên mép thước, khi bút đến vạch 1 thì nói”1 xăngtimet”.
- Xăngtimet viết tắt là cm, GV viết bảng. Đọc là xăngtimet, HS nhắc lại.
- Giới thiệu đo đôh dài: GV HD đo đọ dài theo 3 bước:
+ Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
+ Đọc số ghi ở vạch của thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo đơn vị đo (xăngtimet).
+ Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp).
3. Luyện tập
Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu: Viết.
- GV HD HS viết. HS viết bài, GV quan sát, nhắc nhở.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo.
- HS làm bài.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu: Đặt thước đúng ghi Đ, sai ghi S.
- GV : Khi đo độ dài đoạn thẳng ta đặt thước như thế nào?
- HS làm bài.
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo đó.
- HS nhắc lại các bước đo độ dài đoạn thẳng.
- HS làm bài, 6 cm, 4 cm, 9 cm, 10 cm.
3. Củng cố bài
- GV chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm một đoạn thẳng đã được tính sẵn độ dài, đánh dấu nhóm trên đoạn thẳng.
- Các nhóm đo độ dài đoạn thẳng của mình, sau đó các nhóm đổi chéo kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- HS đại diện nhóm đọc số đo độ dài đoạn thẳng.
- GV nhận xét giờ học.
Tiếng việt
ÔN LUYỆN
I- Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng, nhanh các vần, từ, chứa vần mới.
- Luyện chữ viết.
II- Hoạt động dạy và học:
1. Luyện đọc
- GV hướng dẫn HS luyện đọc bài SGK.
- Thi đọc cá nhân, nhóm, lớp đồng thanh 1 lần.
2. Thi tìm tiếng chứa vần mới.
- Nói câu chứa tiếng có vần oai, oay.
3. GV hướng dẫn làm vở bài tập TV.
4. Luyện viết.
- oai, khoai lang, oay, loay hoay.
- Thu vở chấm chữa.
5. Nhận xét giờ học.
Th naím ngay 19 thtng 2 naím 2009
Học vần
OAN , OĂN
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan trò giỏi.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: điện thoại, gió xoáy, củ khoai.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Dạy vần
* oan
- GV giới thiệu viết vần oan lên bảng: oan
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.
- HS viết oan vào bảng con.
- HS kh trước oan để tạo tiếng mới: khoan.
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng khoan.
- GV viết bảng : khoan.
- GV giới thiệu qua bức ảnh về giàn khoan.
- GV viết bảng: giàn khoan
- HS đọc trơn: giàn khoan.
- HS đọc trơn: oan, khoan, giàn khoan .
* oăn (tương tự)
- HS đọc: oăn, xoăn, tóc xoăn.
* Đọc từ câu ứng dung
- GV viết bảng, HS đọc: bé ngoan, học toán, khoẻ khoắn, xoắn thừng.
- HS tìm những tiếng có vần mới, gạch chân, đọc thầm.
- GV giải thích nghĩa.
- HS đọc trơn tiếng, từ.
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV yêu cầu HS phần vần, từ ứng dụng trên bảng.
- Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng. Tìm tiếng chứa vần mới.(ngoan)
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Luyện nói
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, HS nhận xét:
- Ở lớp bạn học sinh đang làm gì?
- Ở nhà bạn đang làm gì?
- Người HS như thế nào sẽ được khen là con ngoan trò giỏi?
- Nêu tên những bạn con ngoan trò giỏi của lớp mình.
d) Hướng dẫn làm vở bài tập TV.
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV chấm một số vở bài tập, nhận xét.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - HS đọc bài toán và quan sát tranh vẽ.
- HS đọc tóm tắt, sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi đọc lại tóm tắt
- GV ghi phần tóm tắt bài toán lên bảng theo câu trả lời của HS.
- HS nêu câu lời giải: Trong vườn có tất cả là:
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
- HS viết phép tính.
- GV hướng dẫn: + Muốn biết số cây chuối trong vườn có tất cả là bao nhiêu ta làm phép tính gì? (phép cộng)
+ HS nêu phép cộng (12 + 3 = 15 (cây), HS viết phép tính.
- HS viết đáp số: 15 cây chuối.
- Trình bày bài giải: 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
12 + 3 = 15 (cây)
Đáp số: 15 cây chuối.
Bài 2: - Tiến hành tương tự bài 1.
Bài giải
Số bức tranh trên tường có tất cả là:
14 + 2 = 16 (tranh)
Đáp số: 16 bức tranh.
Bài 3: - Tiến hành tương tự bài 1, 2.
Bài giải
Số hình vuông và hình tròncó tất cả là:
5 + 4 = 9 (hình)
Đáp số: 9 hình.
3. Củng cố bài
- GV yêu cầu HS làm vở bài tập toán.
- Tổng kết giờ học.
Th sau ngay 20 thang 2 naím 2009
Học vần
OANG , OĂNG
I- Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- Đọc được đoạn thơ ứng dung.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng con: giàn khoan, tóc xoăn, xoắn thừng.
- Đọc từ, câu ứng dung.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh - GV giới thiệu đề bài.
2.2. Dạy vần
* oang
- GV giới thiệu viết vần oang lên bảng: oang
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn.
- HS viết oang vào bảng con.
- HS h trước oang để tạo tiếng mới: hoang.
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng hoang.
- GV viết bảng: hoang.
- GV cho HS quan sát tranh và rút từ: vỡ hoang
- HS đọc trơn:. vỡ hoang
- HS đọc trơn:. oang, hoang, vỡ hoang.
* oăng (tương tự)
- HS đọc: oăng, hoẵng, con hoẵng.
* Đọc từ câu ứng dung
- GV viết bảng, HS đọc: áo choàng, oang oang, liến thoắng , dài ngoẵng.
- HS tìm những tiếng có vần mới, gạch chân, đọc thầm.
- GV giải thích nghĩa. Đọc mẫu, gọi HS đọc.
Tiết 2
2.3. Luyện tập
a) Luyện đọc
- GV quan sát bức tranh vẽ gì?
- HS đọc thầm các câu ứng dung:
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
- HS đọc trơn câu ứng dung, tìm tiếng mới (thỏng).
- Luyện đọc toàn bài SGK.
b)Luyện viết
- HS viết vở tập viết.
- Thu bài chấm chữa.
c) Luyện nói
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK, gợi ý HS tập nói.
d) Hướng dẫn làm vở bài tập TV.
3. Củng cố, dặn dò
- Trò chơi: Tìm từ chứa vần oang và vần oăng
- Luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, Mỗi nhóm viết vào giấy các từ chứa vần vừa học, thời gian 3 phút. Sau đó người của từng nhóm đọc kết quả , lớp nhận xét.
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
- Thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo là xăngtimet.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV chấm một số vở bài tập, nhận xét.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: - GV hướng dẫn HS tự giải bài toán.
- HS đọc bài toán.
- HS nêu tóm tắt tự điền số thích hợp vào chỗ trống. Sau đó đọc lại tóm tắt. GV ghi bảng.
Tóm tắt: Có: 4 bóng xanh
Có: 5 bóng đỏ
Có tất cả: ... quả bóng?
- HS tự giải bài toán, trình bày bài giải.
+ Viết chữ “bài giải”
+ Viết câu lời giải: An có tất cả là:
+ Viết phép tính: 4 + 5 =9 (quả bóng)
+ Viết đáp số: 9 quả bóng.
Bài giải
Số quả bóng An có tất cả là:
4 + 5 = 9 (quả bóng)
Đáp số: 9 quả bóng.
Bài 2: - Tiến hành tương tự bài 1.
Bài giải
Số bạn của tổ em có tất cả là:
5 + 5 = 10 (bạn)
Đáp số: 10 bạn.
Bài 3: - Tiến hành tương tự bài 1. Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để nêu bài toán.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu: Tính (theo mẫu)
- GV HD: viết phép tính: 2 cm + 3 cm = ... lên bảng.
- HD HS cộng: Lấy số đo cộng với số đo, sau đó viết tên đơn vị ở bên phải kết quả.
- HS làm bài. 1 HS lên bảng làm.
3. Củng cố bài
- GV yêu cầu HS làm vở bài tập toán.
- Tổng kết giờ học.
Toán
ÔN LUYỆN
I- Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn và trình bày bài giải.
- Thực hiện phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo là xăngtimet.
II- Hoạt động dạy và học:
1. GV hướng dẫn HS giải toán vở bài tập toán.
Bài 1: - HS đọc đề toán, điền số vào phần tóm tắt.
- GV hướng dẫn giải.
Bài giải
Số bông hoa hai bạn hái được là:
10 + 5 = 15 (bông hoa)
Đáp số: 15 bông hoa.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
Bài giải
Số tổ ong bố nuôi tất cả là:
12 + 4 = 16 (tổ ong)
Đáp số: 16 tổ ong.
Bài 3: - Giải toán theo tóm tắt
- GV yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc bài toán, sau đó tự giải.
Bài giải
Số bạn có tất cả là:
10 + 8 = 18 (bạn)
Đáp số: 18 bạn.
Bài 4: Tính
a) 3 cm + 4 cm = 7 cm b) 8 cm - 3 cm = 5 cm
8 cm + 1 cm = 6 cm - 4 cm =
4 cm + 5 cm = 12 cm - 2 cm =
6 cm + 4 cm = 19 cm - 7 cm =
2. Thu vở chấm chữa.
File đính kèm:
- T22.doc