Tên bài dạy: CÂY GỖ
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng. Nói tên các bộ phận chính của cây gỗ
b/ Kỹ năng: Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ
c/ Thái độ: Biết bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Tranh vẽ cây gỗ trong bài 24
b/ Của học sinh:
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 24 đến 26 và 21 đến 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T .24 Môn: Tự Nhiên-Xã Hội Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: CÂY GỖ
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng. Nói tên các bộ phận chính của cây gỗ
b/ Kỹ năng: Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ
c/ Thái độ: Biết bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Tranh vẽ cây gỗ trong bài 24
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ: Cây Hoa
-Kể các bộ phận chính của cây hoa
-Người ta trồng cây hoa để làm gì?
-Cây hoa được trồng ở đâu?
Bài mới:
-Giới thiệu các em đã học cây rau, cây hoa hôm nay chúng ta sẽ học bài “cây gỗ”
-Ghi đề bài
HĐ1: Quan sát cây gỗ
-Tổ chức sinh hoạt nhóm, quan sát và nhận ra cây gỗ trong nhóm cây (cây rau, cây hoa)
-Yêu cầu nội dung thảo luận:
-Cây gỗ trong tranh là cây gì?
-Chỉ thân, lá, rễ. Thân cây thế nào (cao, to, cứng...) khác với cây rau, cây hoa.
*Kết luận: Cây gỗ có rễ, thân, lá, hoa. Thân cây gỗ cao, to, cứng cho ta gỗ để dùng
HĐ2: Làm việc với SGK. Hướng dẫn HS thảo luận theo cặp
-Nội dung thảo luận: Tìm câu trả lời cho câu hỏi trong sách?
+Cây gỗ được trồng để làm gì?
+Cây gỗ được trồng ở đâu?
+Các đồ dùng được làm bằng gỗ?
+Kể một vài cây gỗ ở địa phương?
+Ích lợi khác của cây gỗ?
*Kết luận:
HĐ3: Tổng kết-Dặn dò
-Nhận xét
-Tuyên dương
-Dặn dò làm bài tập
-Trả lời: Cây hoa có rễ, lá, thân, hoa
-Trả lời: Trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa
-Đọc đề bài (cả lớp)
-HS ngồi theo nhóm (4 em) cùng quan sát hình vẽ cây.
-Thảo luận: đây là cây bàng, thân cao, cứng.
-HS cùng chỉ, nêu: thân, lá, rễ
-HS đem SGK bài 24 và làm việc theo cặp
-HS quan sát tranh trang 50
-Lấy gỗ, làm đồ dùng
-Trồng chắn gió, giữ đất
-Gây bóng mát
Tuan 24 Môn: Đạo Đức Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (t2)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Hiểu được phải đi bộ trên vĩa hè, nếu đường không có vĩa hè thì đi sát lề đường
b/ Kỹ năng: Biết phân biệt đi bộ đúng quy định, sai quy định
c/ Thái độ: Thực hiện tốt đi bộ đúng quy định
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Chuẩn bị bài tập 1, 2 trò chơi qua đường
b/ Của học sinh: SGK
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ “Em và các bạn”
-Trẻ em có quyền gì?
-Muốn có nhiều bạn em phải làm gì?
HĐ2: Bài mới
1/Giới thiệu: ghi đề bài
2/Các họat động
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập 1
-Treo tranh và hỏi: Ở thành phố đi bộ phải đi ở phần đường nào? Tại sao?
-Gọi đại diện HS từng nhóm phát biểu
-Kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường, ở thành phố đi trên vĩa hè
HĐ2: Hướng dẫn làm
-Bài tập 2: Hướng dẫn làm và chữa bài
-Kết luận:
+Tranh 1: đi bộ đúng quy định
+Tranh 2: bạn nhỏ chạy qua đường sai quy định
HĐ3: Hướng dẫn trò chơi (qua đường)
-Vẽ sơ đồ ngã tư và chọn HS đóng vai người đi đường
-Phổ biến luật chơi
-Tiến hành chơi
-Có quyền được học tập, vui chơi, tự do, kết giao bạn bè
-Phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi
-Đọc đề bài: Đi bộ đúng quy định
-Từng cặp thảo luận và cùng làm bài tập
-HS trình bày ý kiến, trả lời 2 câu hỏi của GV
-Lắng nghe
-Lắng nghe. HS nêu yêu cầu BT 2
-Nhận xét
Tuan 24 Môn:Toán Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Củng cố, đọc, viết, so sánh với các số tròn chục. Bước đầu nhận biết các số tròn chục. Chẵng hạn số 30 gồm 3 chục 0 đơn vị
b/ Kỹ năng: Rèn tính cẩn thận
c/ Thái độ: Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Mô hình bài tập 1 trên bìa nam châm
b/ Của học sinh: SGK
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Các số tròn chục
-Hỏi bài là bài gì?
-Hãy xắp theo thứ tự các số tròn chục: 20, 40, 70, 30, 50, 10, 60
-Hãy viết các số: hai chục, tám chục, ba mươi, chín mươi
-So sánh 2 số tròn chục
10 70; 60 50; 40 10
HĐ2: Bài mới, giới thiệu
-Bài tập SGK trang 128 gồm 4 câu
+Bài tập 1: Trình bày mô hình nam châm và nêu yêu cầu
-Hướng dẫn HS đọc các chữ trong vòng tròn và các số ghi trong bông hoa
-Sửa chữa câu 1
-Bài tập 2: viết theo mẫu, ghi lên bảng câu 2
+Hỏi số 40 gồm mấy chục, mấy đơn vị
+Ghi bài mẫu
+Kiểm tra bài của từng HS
-Bài tập 3: Khoanh vào số lớn nhất, bé nhất
-Bài tập 4: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn
HĐ3: Tổng kết-Dặn dò
Biểu dương
-HS dùng bảng con
-HS các số tròn chục
-HS: 10, 20, 30, 40
-HS: 20, 80, 30, 90
-HS: 10 50; 40 > 10
-HS đọc: tám mươi, sáu mươi, mười
-HS tự làm bài
-2 em chữa bài
-Số 40 gồm 4 chục, 0 đơn vị
-HS tự làm bài
-HS lên bảng sửa
-HS viết bảng con và làm bài
70, 40, 50, 20 , 30
-HS viết 10, 80, 60, 90 , 70
Tuan 24 Môn:Toán Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Biết cộng số tròn chục với số tròn chục trong phạm vi 100. Tính nhẫm một số tròn chục với một số tròn chục.
b/ Kỹ năng:
c/ Thái độ: Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: 5 bó mỗi bó chục que tính. SGK
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ Luyện tập (93)
1/ Đọc nét: ba mươi, chín mươi, bảy mươi, hai mươi, mười
2/ Viết các số: 40, 30, 70, 10, 80 theo thứ tự từ bé đến lớn
HĐ2: Bài mới
1/ Ghi đề bài
2/ Các hoạt động
HĐ1: Giới thiệu cách cộng các số tròn chục
-Bước 1: Hướng dẫn HS thao tác trên que tính
Kẻ sẵn: Chục - Đơn vị
3 : 0
2 : 0
..... : .....
5 : 0
3 chục que tính là 30 que tính
30 gồm 3 chục, 0 đơn vị
2 chục que là mấy que
20 gồm mấy chục đơn vị
5 bó que là mấy que
50 gồm mấy chục
-Bước 2: Hướng dẫn làm tính cộng
HĐ2: Thực hành
-Bài 1: Tính
-Bài 2: Nhẫm
Hướng dẫn theo SGK
20 + 30 2 chục + 3 chục = 5 chục
Vậy : 20 + 30 = 50
Bài 3: Giải
Hướng dẫn HS đọc đề toán
-Viết các số: 30, 90, 70, 20, 10
- 10, 30, 40, 70, 80
-HS đọc lại đề bài
-Nêu cách cộng (3 em)
-HS chữa và nêu cách làm
-HS giải vở số 2
T 24 Môn:Toán Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Củng cố, làm tính cộng, cộng nhẫm. Cũng cố giải toán
b/ Kỹ năng: Biết đặt tính rồi tính
c/ Thái độ: Tích cực học tập. Cẩn thận
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên:
b/ Của học sinh: SGK. Bảng con
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Cộng các số tròn chục
Gọi HS lên bảng
-Chấm bổ sung bài tập 3
HĐ2: Bài mới
1/ Giới thiệu: Luyện tập trang 130 gồm 4 bài tập
2/ Hướng dẫn làm lần lượt các bài tập
-Bài 1: GV nhắc lại cách đặt tính rồi tính đã học ở bài trước
-Cho HS đặt tính ở bảng con lần lượt từng cặp bài
-Tương ứng với 2 cặp tiếp gọi lần lượt 3 HS chửa bài và chấm điểm cho 3 em đó
-Bài 2: Giảng câu a, thay đổi vị trí các số trong phép cộng. Kết quả không thay đổi
Giảng câu b nhớ phải ghi tên đơn vị
-Bài 3: Cho HS đọc trôi chảy đề toán. Nêu được các yếu tố đã cho trước
-Bài 4: Trò chơi nôi stiếp sức
HS tính
20 40 40
+ + +
30 50 20
-HS
30 + 10 = 80 + 10 =
20 + 20 = 30 + 50 =
-HS đem SGK
-HS đọc yêu cầu bài 1
-Đặt tính rồi tính
-HS làm cột 1 (1 em)
40 30
+ +
20 30
60 60
-HS làm cột 2 (1 em)
-HS làm cột 3 (1 em)
-HS tự làm bài
-3 HS lần lượt sửa bài
-HS tự làm bài và tự nhận xét
-HS tóm tắt và giải
TT: Lan hái : 20 bông
Mai hái : 10 bông
Cả hai bạn hái.............bông
T 25 Môn: Tập Đọc Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: TRƯỜNG EM
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng tiếng, từ Cô giáo, thân thiết, bè bạn, anh em, dạy em điều hay.
b/ Kỹ năng: Luyện đọc trơn, tìm được tiếng có vần ôn tập. Luyện đọc câu có ngắt nghỉ
c/ Thái độ: Tích cực học tập. Ý thức tình cảm đối với mái trường
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên:
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Bài cũ
-Kiểm tra các vần đã học các bài trước.
-GV chọn một số vần để HS đọc, viết
HĐ2: Bài mới
1/ Giới thiệu: sự thân thiết của trường học đối với HS
-Nói về nội dung bức tranh vẽ ngôi trường
-Giới thiệu bài tập đọc đầu tiên. Ghi đề bài
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc
-Đọc mẫu
-Luyện đọc tiếng, từ, ngữ
-Giải nghĩa từ: ngôi nhà, thân thiết
-Luyện đọc câu: Cho HS đọc nhẫm từng câu, xong đọc trơn từng câu
-Luyện đọc toàn bài
-Luyện đọc đoạn
-Đọc bài: Gv nhận xét, ghi điểm
3/ Ôn vần : ai, ay
-Ghi vần ôn lên bảng: ai, ay.
-Nêu các yêu cầu trong SGK
-HS đọc và viết vần đã học
-Lắng nghe
-Xem tranh, liên hệ đến trường mình
-Theo dõi, đọc thầm theo
-Đọc Cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay
-Phân tích tiếng: trường, điều...
-Nhẫm câu 1, đọc trơn câu 1 (4 em)
-Nhẫm câu 2, 3, 4 và đọc trơn từng câu.
-Thi đua đọc nối theo nhóm, tổ, mỗi em đọc một đoạn
-HS tìm các tiếng và nêu lên: hai, mai, dạy hay (trong bài)
T 25 Môn:Tập Đọc Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: TRƯỜNG EM (t)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Biết đọc trơn cả bài. Nghỉ hơi khi gặp dấu chấm, dấu phẫy. Hiểu được nội dung bài
b/ Kỹ năng: Biết trả lời câu hỏi đúng và đủ câu. Biết hỏi đáp theo mẫu về trường, lớp của em
c/ Thái độ: Tích cực học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: SGK
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
HĐ1: Tìm hiểu bài đọc
(kí hiệu) trong SGK
-Hướng dẫn HS vừa đọc vừa trả lời câu hỏi
-Đọc diển cảm cả bài văn
HĐ2: Luyện nói
-Hỏi nhau về trường lớp
(kí hiệu N trong SGK)
-Nêu yêu cầu của bài luyện nói trong SGK
-Gọi HS đóng vai hỏi đáp theo SGK hoặc tùy câu hỏi tự nhiên của HS
-Nhận xét: Chốt lại ý kiến phát biểu
HĐ3: Củng cố-Dặn dò
Nhận xét tiết học. Khen những học sinh tích cực học tập biểu dương em học tốt, đọc tốt.
-1 H/S đọc câu hỏi 1
-Trong bài Trường học còn gọi là gì?
-2 H/S đọc các câu văn thứ nhất, rồi trả lời Trường học và ngôi nhà thứ 2 của em.
-H/S đọc nối tiếp nhau đọc câu văn 2,3,4 rồi trả lời câu hỏi 2,3.
-H/S đọc trơn cả bài(2 em)
-Từng cặp HS lên giữa lớp đocngs vai hỏi đáp.
+Trường của bạn là trường gì?
Đ: Trường tiểu học Phú Hậu
H: Bạn thích đi học không?
Đ: Tôi rất thích đi học
T 25 Môn:Tiếng Việt Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: A Ă Â B
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Biết quy trình tô chữ hoa A, Ă, Â. Biết viết cpử chữ vừa viết đúng vần ai, ay các từ mái trường, điều hay.
b/ Kỹ năng: Biết đưa bút theo quy trình viết
c/ Thái độ: Ý thức cẩn thận chữ tập viết. Biết giữ gìn sạch, đẹp vở tập viết
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Bảng phụ viết sẵn. Các chữ hoa A, Ă, Â trong khung chữ. Các vần ai, ay, mái trường, điều hay đặt trong khung chữ
b/ Của học sinh: Vở tập viết. Bút mực
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Giới thiệu mở đầu
-Nêu yêu cầu của các tiết
-Tập viết trong SGK tiếng việt 2
-Tập tô chữ hoa, viết vần và từ ứng dụng đã học ở bài Tập Đọc. Chữ thường, cở vừa và nhỏ
-Tập viết đòi hỏi tính cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn
HĐ2: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài
-Treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết
2/ Hướng dẫn tô chữ hoa
-Hướng dẫn quan sát
-Nhận xét số lượng nét và kiểu nét, nêu quy trình viết (Vừa nói vừa tô chữ) trong khung chữ
-Chữ Ă, Â # chữ A ở hai dấu phụ
3/ Hướng dẫn viết vàn và từ ngữ ứng dụng
4/ Hướng dẫn tập tô, tập viết
-Quan sát và hướng dẫn sửa lỗi
-Chấm chửa bài cho HS
5/ Cũng cố-Dặn dò
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-HS quan sát và đọc nội dung viết: A, Ă, Â, ai, ay, mái trường, điều hay
-Quan sát chữ A hoa trên bảng phụ và trong vở tập viết
-Quan sát và nhận xét
-HS viết bảng con: A, Ă, Â
-Đọc vần từ ai, ay, mái trường, điều hay
-Quan sát vần và từ trong khung chữ viết bảng con
-HS tập tô, tập viết trong vở tập viết
T 25 Môn:Chính Tả Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: TRƯỜNG EM
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài Trường Em
b/ Kỹ năng: Điền đúng vần ai, ay, k, c vào chổ trống
c/ Thái độ: Cẩn thận khi làm bài
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên:
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: mở đầu
-Nêu yêu cầu của tiết Chính Tả ở SGK tiếng Việt 1, 2
-Đồ dùng cần chuẩn bị cho bài học (vở bài tập, bút)
HĐ2: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài
-Nêu yêu cầu chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài Trường Em.
-Điền đúng vần ai, ay, chữ c, k
2/ Hướng dẫn HS tập chép
-Viết bảng đoạn văn
-Chỉ trước đọc tiếng dể viết sai
-Nhắc lại cách ngồi, cầm bút
-Viết đề bài viết hoa đầu câu
-Hướng dẫn chữa bài
-Đọc chậm từng chữ, đánh vần tiếng khó: trường, hai, luồn
-GV chấm một số bài tại lớp, một số còn lại chấm ở nhà
3/ Hướng dẫn làm bài tập Chính Tả
a/ Điền vào chổ trống ai, ay
-Giải thích điền vần vào chổ trống để khi đọc từ nghe phù hợp
4/ Cúng cố-Dặn dò
-Tuyên dương
-Dặn dò xem bài tập
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Đọc đoạn văn (2-3 em)
-Đọc theo GV chữ: trường, ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều, thiết
-Viết vào bảng con các tiếng được đọc ở trên
-HS dùng bút chì sửa bài, gạch chân, ghi lại chữ đúng cho HS thấy sửa
-Đcọ yêu cầu
-HS làm bài
T 25 Môn:Tập Đọc Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: TẶNG CHÁU
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non, ôn vần ao, au. Nói được câu có tiếng chứa ao, au
b/ Kỹ năng:
c/ Thái độ: Tích cực học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên:
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra 2 HS đọc bài “Trường Em” và trả lời câu hỏi.
HĐ2: Bài mới
1/ Giới thiệu: (Vài lời nói vè Bác Hồ) ghi đề bài
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc
-Đọc toàn bài
-Hướng dẫn HS đọc
Luyện đọc tiếng, từ, vở, tặng, chút, gọi, tập, ra công
-Giải nghĩa
Ra công: Cố gắng hết sức
Tỏ chút: Có một chút thiện chí
-Luyện đọc câu
Lần 1: 2 câu đầu
Lần 2: 2 câu sau
-Theo hướng đọc nối
-Luyện đọc đoạn bài
3/ Ôn vần ao, au
-Nêu yêu cầu 1 và 2. Tìm tiếng trong bài có vần ao, au.
-Tìm từ ngữ trong đó có tiếng chứa vần ao, au
-Nói câu chứa tiếng có vần ao, au
-HS đọc và trả lời
Trong bài trường học gọi là gì?
HS2: đọc và trả lời: Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ 2 của em
-Đọc đề bài
-Lắng nghe
-Đọc thầm - Đọc trơn thành tiếng 2 câu đầu đến 2 câu sau
-HS thay nhau đọc nối tiếp đọc theo nhóm. Thi đua đọc cả bài
-Cháu, chào mào, nói láo, cây cau, đau đầu, ...
T 25 Môn:Tập Đọc Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: TẶNG CHÁU (t2)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Hiểu được nội dung bài thơ. Đọc trơn câu bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ
b/ Kỹ năng: Biết hát các bài hát về Bác Hồ
c/ Thái độ: Tích cực học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: SGK
b/ Của học sinh: SGK
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tìm hiểu bài thơ
-Gọi HS đọc 2 dòng thơ đầu
-Nêu câu hỏi 1: Bác Hồ tặng vở cho ai?
-Gọi HS đọc 2 dòng thơ sau
-Nêu câu hỏi 2: Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
-GV chốt lại ý chính và đọc mẫu bào thơ
-Gọi đọc lại cả bài thơ
HĐ2: Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ. Hướng dẫn theo phương pháp xóa dần
HĐ3: Hát các bài hát về Bác Hồ
-Gợi ý các bài hát
“Em mơ gặp Bác Hồ”
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh”
HĐ4: Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Biểu dương HS học tốt
-Yêu cầu về nhà học thuộc lòng
-Đọc tiếp bài sau “Cái nhãn vở”
-4 em đọc trơn
-Trả lời
-4 em
-Trả lời
-Lắng nghe
-3 em lần lượt đọc
-Thi đua học thuộc lòng
-Thảo luận tìm những bài hát
-Lắng nghe
T 25 Môn:Chính Tả Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: TẶNG CHÁU
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Chép lại bài “Tặng Cháu” đúng, đẹp. Điền n, l dấu ?, ~. Viết đúng, đẹp, điền đúng chữ
b/ Kỹ năng:
c/ Thái độ: Cẩn thận học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Chuẩn bị bài chép bảng. Tranh bài tập 2 phần a
b/ Của học sinh: Vở TV 1, 2. Bút mực
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Bài cũ
-Chấm và chữa bổ sung bài Chính tả: Trường em
-Nhận xét rút khuyết điểm
HĐ2: Bài mới
1/ Giới thiệu bài tập chính tả gồm 2 phần tập chép và bài tập điền chữ, điền dấu
2/ Hướng dẫn HS tập chép, viết bảng “tặng cháu” cả bài
-Gọi HS đọc bài thơ
-Cho phát âm tiếng khó: cháu, gọi là, mai sau, giúp nước non
-Cho HS viết bảng con
-Cho HS tập chép và chú ý nhắc HS ngồi ngay, để vở và viết thẳng hàng
-GV đọc để HS chửa bài viết chữ sai lề vở
-Chấm ltại lớp một số vở
3/ Hướng dẫn làm bài tập
Câu a: Điền chữ n hay l?
-Tổ chức thi làm bài tập (trò chơi tiếp sức)
Câu b: Điền dấu ? dấu ~
HĐ3: Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét
-Biểu dương HS học tốt
-HS xem vở 5 em
-Lắng nghe
-Đọc thầm
-5 em đọc
-Đọc và viết bảng con: cháu, gọi là, mai sau, giúp nước non
-HS viết vào vở
-HS chửa bài
-Đọc yêu cầu bài tập
1 em làm mẫu
T25 Môn:Tập Đọc Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: CÁI NHÃN VỞ
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Phát âm đúng: quyển vở, nắn nót viết, ngay ngắn, khen. Ôn các vần ang, ac
b/ Kỹ năng: Hiểu từ ngữ, nắn nót, ngay ngắn. Cẩn thận, tích cực học tập
c/ Thái độ: Tự làm và trang trí một nhãn vở
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Các từ viết trên bìa gắn nam châm. Một số phấn màu, SGK
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài “Tặng Cháu” và trả lưòi câu hỏi 1 và 2
HĐ2: Bài mới
1/ Giới thiệu bài, ghi đề bài
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc
-Đọc mẫu
-Hướng dẫn luyện đọc tiếng, từ ngữ
-Giải nghĩa từ: trang trínắn nót, ngay ngắn
-Hướng dẫn luyện đọc câu lần lượt câu thứ nhất đến câu cuối cùng
-Hướng dẫn luyện đọc đoạn bài
Đoạn 1: 3 câu đầu
Đoạn 2: Câu còn lại
3/ Ôn vần ang, ac
4/ Trò chơi: Dùng bảng ghép. tìm chữ có vần ang, ac
-HS1 đọc và trả lời câu hỏi “Bác Hồ tặng vở cho ai?”
-HS2 đọc và trả lời câu hỏi “Bác mong các bạn nhỏ làm điều gì?”
-Lắng nghe và đọc nhẩm theo
-HS đọc: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
-Phân tích: nhãn, nót, ngắn
-HS đọc nhẩm câu thứ nhất (cả lớp)
-Đọc thành lời câu thứ nhất (5 -7 em)
-HS đọc nhẩm và đọc thành lời các câu kế tiếp
-Thi đua đọc nối tiếp đoạn
-Thi đua đọc cả bài (cá nhân, tổ, nhóm)
-Đcọ trơn cả bài (2 em)
-Đọc cả bài đồng thanh (1 em)
-HS lần lượt
Tìm tiếng trong bài
Tìm tiếng ngoài bài
T 25 Môn: Tập Đọc Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: CÁI NHÃN VỞ (t2)
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Nắm nội dung bài học. Tác dụng của nhãn vở
b/ Kỹ năng: Biết trả lời đúng nội dung câu hỏi. Biết tự làm nhãn vở
c/ Thái độ: Tích cực học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Các nhãn vở. Phấn màu
b/ Của học sinháuGK. Bút chì màu
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tìm hiểu bài học
Hướng dẫn HS luyện đọc thành thào 3 câu văn đầu
-Đặt câu hỏi: Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
-Hướng dẫn HS đọc rành rẽ 2 dòng tiếp
-Đọc câu hỏi: Bố Giang khen bạn ấy như thế nào?
-Hỏi thăm về tác dụng của nhãn vở. Nhãn vở giúp HS phân biệt được vở số 1, số 2, số 3. Không nhầm lẫn vở của bạn cùng tên
HĐ2: Hướng dẫn HS tự làm và trang trí nhãn vở
Hướng dẫn cách chơi: Mỗi em tự mình làm một nhãn vở kích cở: 5 x 8, cần tranh trí (vẽ hoa, vẽ con vật) tô màu và cắt dán đẹp xong viết vào nhãn vở.
HĐ3: Củng cố-Dặn dò
-Tuyên dương HS học tốt
-Yêu cầu Hs về trực tiếp làm nhãn vở
-Đcọ 3 câu văn đầu trên (5 em)
-Trả lời: viết tên trường, tên lớp, vở, họ tên của mình...
-Cả lớp đọc thầm
-Đọc thành lời (5 em)
-Trả lời: Khen Giang tự viết được nhãn vở
-HS tham gia phát biểu ý kiến
-Thi đua đọc bài văn cá nhân (6,7 em)
-HS quan sát nhãn mẫu ở SGK
-HS làm nhãn vở
-Các nhóm thi đua trình bày nhãn vở đẹp nhất
-Lắng nghe
T25 Môn:Toán Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Củng cố, đặt tính rồi tính trừ nhẫm các số tròn chục. Củng cố giải toán.
b/ Kỹ năng: Biết đặt đúng phép tính. Biết các bước giải toán
c/ Thái độ: Thích học toán, làm bài cẩn thận
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Bìa gắn nam châm. SGK
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS lên bảng thực hiện phép tính, tính nhẫm và chấm bài tập 3
HĐ2: Bài mới
1/ Giới thiệu: Ghi đề bài
2/ Các hoạt động
-Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
-Nhắc HS viết các số sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng đơn vị.
-Nhận xét ghi điểm
-Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
+Gọi 2 nhóm lên chơi trò chơi điền số tiếp sức.
+GV nhận xét
-Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
-Yêu cầu HS lên chửa bài phải giải thích vì sao ghi Đ và ghi S
-Bài 4: Cho 1 em đọc đề bài toán yêu cầu phải đổi chục cái bát bằng 10 cái bát rồi giải
-Hướng dẫn làm tóm tắt rồi tự làm bài giải
-Bài 5: Nêu yêu cầu rồi cho HS tự làm bài
HS tính
60 70 40
- - -
20 60 40
-HS nhẫm
30 - 10 = 90 - 70 =
50 - 40 = 80 - 30 =
-HS được đặt tính rồi tính
-HS khác làm bảng con
70 80 60 40
- - - -
50 50 30 10
-HS điền đáp số
-HS đổi 1 chục = 10
Tóm tắt
Có : 20 cái
thêm 10 cái
Có tất cả......cái bát
Giải
Số bát có tất cả là
20 + 10 = 30 (bát)
Đáp số: 30 bát
T25 Môn:Toán Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: ĐIỂM Ở TRONG-ĐIỂM Ở NGOÀI CỦA MỘT HÌNH
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Nhận biết nước đầu điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình. Củng cố các số tròn chục và giải toán
b/ Kỹ năng:
c/ Thái độ: Thích học toán
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Bìa gắn nam châm nội dung bài học trang 133. Bìa ghi bài tập 1
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 HS lên bảng đặt một phép tính rồi tính:
40 - 20, 70 - 20, 90 - 10
-Gọi 1 HS lên tính nhẫm
90 - 10 = 80 - 50 =
-Gọi 1 HS lên nhẫm
50em - 30em =
70em - 50em =
HĐ2: Bài mới
1/ Giới thiệu điểm ở trong điểm ở ngoài một hình
a/ Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông
-Vẽ hình vuông và các điểm A, N như SGK. Chỉ điểm A nói điểm A ở trong hình vuông
-GV Chỉ điểm N và nói: điểm N ở ngoài hình vuông
b/ Giứo thiệu điểm ở trong, ngoài của hình tròn (giới thiệu tương tự như hình vuông)
2/ Thực hành
-Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu Bài tập
GV trình bày bài tập trên tờ bìa, hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm
-Bài 2: Vẽ điểm ở trong ngoài hình vuông, hình tròn
-Bài 3: Mời 2 em lên sửa bài
-Bài 4: Giải toán
-Vài HS đọc đề toán
-Tóm tắt đề
-Giải toán bằng lời
-HS lên bảng
40 70 90
- - -
20 20 10
-HS : 9 chục trừ 1 chục bằng 80
90 - 80 = 10
50 em - 30 em = 20 em
70 em - 50 em = 20 em
-Cả lớp làm bảng con
-HS nhắc lại (vài em)
Điểm A ở trong hình vuông
-HS nhắc lại (vài em)
Điểm N ở ngoài hình vuông
-HS ghi: Đ và S, HS làm bài
-3 em lên chửa bài
-HS làm bài SGK
-HS lắng nghe làm bài tập
T25 Môn: Toán Tiết:............. Thứ..............ngày..........tháng..........năm..........
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu dạy học:
a/ Kiến thức: Củng cố về các số tròn chục. Cộng trừ các số tròn chục. Củng cố giải toán có lời văn. Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
b/ Kỹ năng:
c/ Thái độ: Thích học môn toán. Cẩn thận khi làm bài
II/ Đồ dùng dạy học:
a/ Của giáo viên: Bài tập 1 ghi trên bìa. Các hình vẽ đính nam châm bài 2 câu a và b
b/ Của học sinh:
III/ Các hoạt động
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
-Hỏi bài cũ là bài gì?
-Gọi HS lên bảng trả lời chí
File đính kèm:
- giao an 1 tuan 24253132ha.doc