Giáo án lớp 1 - Tuần 28

I.MỤC TIÊU:

1.Đọc: HS Đọc đúng, nhanh cả bài " Ai dậy sớm".

 - Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, lên đồi, đất trời, chào đón.

 - Đạt tốc độ từ 25 - 30 tiếng/ phút.

 - Ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.

2.Ôn các tiếng có vần ơn, ơng.

 - HS tìm được tiếng có vần ơn trong bài.

 - Nói được câu chứa tiếng có vần ơn, ương

3.Hiểu:Từ ngữ trong bài: vừng đông, đất trời

 - Hiểu nội dung bài thơ: Cảnh buổi sáng rất đẹp, ai dậy sớm, mới có thể thấy được cành đẹp ấy.

4.HS chủ động luyện nói theo đề tài: Những việc làm vào buổi sáng.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Bài cũ:

 - 2 HS đọc bài "Hoa ngọc lan"

+ Nụ hoa lan màu gì?

+ Hương hoa lan mùi gì?

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 **Trong tuần 28 dạy bù bài của tuần 27 Thứ 2 ngày 23 tháng 3 năm 2009 Tập đọc Tiết 15- 16 :Ai dậy sớm Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: 1.Đọc: HS Đọc đúng, nhanh cả bài " Ai dậy sớm". - Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, lên đồi, đất trời, chào đón. - Đạt tốc độ từ 25 - 30 tiếng/ phút. - Ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy. 2.Ôn các tiếng có vần ơn, ơng. - HS tìm được tiếng có vần ơn trong bài. - Nói được câu chứa tiếng có vần ơn, ương 3.Hiểu:Từ ngữ trong bài: vừng đông, đất trời - Hiểu nội dung bài thơ: Cảnh buổi sáng rất đẹp, ai dậy sớm, mới có thể thấy được cành đẹp ấy. 4.HS chủ động luyện nói theo đề tài: Những việc làm vào buổi sáng. II.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: - 2 HS đọc bài "Hoa ngọc lan" + Nụ hoa lan màu gì? + Hương hoa lan mùi gì? 2.Bài mới: HĐ1: Giới thệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV đọc mẫu. b. Hướng dẫn HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: ( Mục I) Giải nghĩa từ: Vừng đông: Mặt trời mới mọc Đất trời: Mặt đất và bầu trời. - Luyện đọc câu.( Theo hình thức nối tiếp) - Luyện đọc đoạn, bài. - Cả lớp đọc đồng thanh. HĐ3: Ôn lại vần ơn, ương. a.Tìm tiếng trong bài có vần ươn, ương b. HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần ươn, ương c. Thi nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Quan sát tranh - đọc câu mẫu - HS nói câu chứa. ơn, ương Tiết 2 HĐ4:Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc a. Luyện đọc, tìm hiểu bài - GV đọc mẫu - HS đọcbài. + Khi dậy sớm điều gì chờ đón em ở ngoài vườn? + Khi dậy sớm điều gì chờ đón em ở trên cánh đồng? + Khi dậy sớm điều gì chờ đón em ở trên đồi? - HS đọc cả bài. - Học thuộc lòng bài thơ. b. Luyện nói:Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng. - 1 HS đọc yêu cầu bài - HS quan sát tranh ở SGK - HS hỏi- Trả lời theo mẫu: H- Sáng sớm bạn làm những việc gì? T- Tôi tập thể dục, sau đó đánh răng rửa mặt. - HS lần lợt hỏi - đáp - GV nhận xét. III.Củng cố - dặn dò - HS đọc lại bài - Nhận xét giờ học. Toán Tiết 103:Luyện tập Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Viết số có hai chữ số, Tìm số liền trước, số liền sau của một số. - So sánh các số có hai chữ số, thứ tự của số. - Giải toán có lời văn. II.Hoạt động dạy- học: HĐ1: Củng cố: - GV đọc số - HS viết bảng con: 40, 84, 99, 100 + Số liền trước số 84 là số nào? + Nêu cách tìm số liền trước của một số? + Số liền sau số 84 là số nào? + Nêu cách tìm số liền sau của một số? - GV nhận xét- bổ sung HĐ2: Luyện tập - HS làm vào vở bài tập - GV theo dõi, chấm chữa bài Bài 1: HS nêu miệng Bài 2: HS điền số - HS nêu cách tìm số liền trước và tìm số liền sau của một số? Số liền trước Số đã biết Số liền sau 54 55 56 69 70 71 98 99 100 - Nhận xét Đạo đức Tiết 28: Chào hỏi và tạm biệt Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Cách chào hỏi và tạm biệt và ý nghĩa của lời chào hỏi, lời tạm biệt. - Có thái độ tôn trọng lễ độ với mọi người. - Biêt chào hỏi và tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. II.Các hoạt động dạy- học HĐ1: Trò chơi: Vòng tròn chào hỏi - HS đúng thành 2 vòng tròn đồng tâm, - GV nêu tình huống HS đóng vai chào hỏi, tạm biệt. Tình huống: - Hai bạn gặp nhau - HS gặp thầy giáo, cô giáo. - Tạm biệt khi chia tay bạn HĐ2: Thảo luận về cách chào hỏi + Cách chào hỏi trong các tình huống giống hay khác nhau? + Em cảm thấy thế nào khi: Được người khác chào hỏi Em chào họ và được họ đáp lại Cần chào hỏi khi nào? Khi nào cần nói lời tạm biệt? - HS trả lời GV nhận xét, bổ sung. - GV kêt luận nêu ý chính. - HS đồng thanh 2 câu thơ cuối bài: Lời chào cao hơn mâm cỗ. III.Tổng kết - GV nhận xét giờ học - Dặn dò về nhà. Buổi chiều Toán Tiết 104: Luyện tập chung Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có lời văn II.Hoạt động dạy- học: HĐ1: Củng cố - HS làm bảng con: 84…89 + Hãy nêu cách so sánh - 1 HS đọc bài toán 4 + Bài toán cho biết gì? Có 1 chục bát Có 5 cái bát + Bài toán hỏi gì? Có tất cả bao nhiêu cái bát? + Muốn biết được có tất cả bao nhiêu cái bát em phải làm gì? - GV hướng dẫn đổi 1 chục cái bát = 10 cái bát - Sau đó giải - GV nhận xét HĐ2: Luyện tập - HS làm vào vở bài tập - GV theo dõi- Hướng dẫn thêm - Chấm, chữa bài - Nhận xét giờ học Tập đọc Tiết 17- 18: Mưu chú Sẻ Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: 1.Đọc: HS Đọc đúng, nhanh cả bài " Mưu chú Sẻ ". - Đọc đúng các từ ngữ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ. - Ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy. 2. Ôn các tiếng có vần uôn uông - HS tìm được tiếng có vần uôn trong bài. - HS tìm được tiếng có vần uôn- uông ngoài bài. - Nói được câu chứa tiếng có vần uôn, uông 3. Hiểu:Từ ngữ trong bài: chộp, lễ phép, hoảng, nén sợ - Hiểu nội dung bài thơ: Sự thông minh nhanh trí của Sẻ đã giúp chú tự cứu được mình thoát nạn. II.Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ III.Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ - 2 HS đọc bài "Ai dậy sớm" + Khi dậy sớm điều gì chờ đón em? + Cả đất trời chờ đón em ở đâu khi dậy sớm? - GV nhận xét 2.Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV đọc mẫu. b. Hướng dẫn HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ. Giải nghĩa từ: hoảng lắm, nén sợ - Luyện đọc câu.( Theo hình thức nối tiếp) - Luyện đọc đoạn, bài. Đoạn 1: 2 câu đầu Đoạn 2: Câu nói của Sẻ Đoạn 3: Phần còn lại - Cả lớp đọc đồng thanh. HĐ3: Ôn lại vần uôn, uông a.Tìm tiếng trong bài có vần uôn: muộn b. HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông c. Thi nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Quan sát tranh - đọc câu mẫu - HS nói câu chứa. uôn, uông Tiết 2 HĐ4:Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc a. Luyện đọc, tìm hiểu bài - GV đọc mẫu - 2 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: " Buổi sớm điều gì đã xảy ra"? - 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:" Khi Sẻ bị Mèo chộp Sẻ đã nói gì với Mèo?" - 2 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: " " Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?" - GV gọi HS đọc câu hỏi 3: Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài. - HS thi xếp nhanh các thẻ.HS dưới lớp xếp vào bảng con. - HS luyện đọc cả bài. IV.Củng cố - dặn dò - Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Mèo, Sẻ) - Nhận xét giờ học. Thứ 3 ngày 24 tháng 3 năm 2009 Thể dục Tiết 28:Bài thể dục Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - Củng cố về các động tác thể dục đã học của bài thể dục phát triển chung. - Ôn trò chơi: Tâng cầu II.Đồ dùng dạy- học: - Bảng con, quả cầu III.Các hoạt động dạy- học: 1.Phần mở đầu - Tập hợp lớp, phổ biến ND tiết học - HS khởi động xoay các khớp 2.Phần cơ bản * Ôn bài thể dục - mỗi động tác 2 lần 8 nhịp - HS triển khai ôn tập theo tổ. - Thi tâp bài thể dục giữa các tổ - Tuyên dương các tổ tập đều, đẹp. * Trò chơi: Tâng cầu - HS nêu cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho HS chơi tâng cầu 3.Phần kết thúc - HS đứng vỗ tay và hát - GV nhận xét giờ học. Tâp viết Tiết 26: Tô chữ hoa H, I, K Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - HS tô đúng và đẹp các chữ hoa H, I, K - Viết đúng các vần ăm, ăp; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn. - Viết theo chữ thường , cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét. II.Đồ dùng dạy- học: - Chữ mẫu H, I, K III.Các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu ngắn gọn tên bài 2.Hướng dẫn tô chữ hoa - GV đính bảng chữ hoa H, I, K - HS quan sát chữ hoa - GV nêu cấu tạo chữ hoa H, Viết mẫu và nêu quy trình viết chữ H - Hướng dẫn viết chữ hoa Ê, G tương tự 3.Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng - GV viết mẫu và HD viết ăm, ăp, chăm học, khắp vườn - HS đọc các vần, từ ngữ trên - GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ. - HS viết vào bảng con. - GV nhận xét, sửa lỗi. 4.HS tập viết vào vở - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết - HS viết bài vào vở theo yêu cầu. - Tô chữ hoa H, I, K: Viết các vần ,từ ngữ trong bài - Theo dõi, chấm bài IV.Tổng kết - Khen ngợi các HS đã tiến bộ và viết đẹp. - Dặn dò về nhà. Chính tả Tiết 6: Câu đố Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - Chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong. - Điền đúng chữ tr hay ch, hoặc v/d/gi II.Hoạt động dạy- học: HĐ1: Hướng dẫn HS tập chép - GV đọc bài - 2 HS đọc lại câu đố - Cả lớp giải câu đố ( con ong) - HS tìm tiếng viết hay sai: chăm chỉ, suốt ngày, vườn cây. - HS viết vào bảng con tiếng khó. - HS chép bài vào vở- GV theo dõi. - GV đọc bài- HS soát lại. - GV chữa lỗi phổ biến. - HS chữa lỗi. - GV chấm - Nhận xét. HĐ2: GV hướng dẫn làm bài tập. - HS làm bài tập - Nhận xét giờ học Toán Tiết 105 : Giải toán có lời văn ( tiếp theo) Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được các việc cần làm khi giải toán có lời văn: - Tìm hiểu bài toán( Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì) - Giải bài toán ( thực hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết) - Trình bày bài giải (nêu lời giải, phép tính, đáp số) - Bước đầu tập cho HS tự giải toán II.Các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu cách giải bài toán và trình bày bài giải - HS quan sát tranh SGK và nêu bài toán + Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? - GV ghi tóm tắt bài toán: Có : 9 con gà Bán đi : 3 con gà Còn lại…con gà ? - Hướng dẫn HS giải toán + Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm thế nào? - Viết bài giải: Gồm 3 bước - GV cho HS tự trình bày bài giải vào giấy nháp .Sau đó đối chiếu kết quả 2.Luyện tập - GV hướng dẫn HS tự tốm tắt và tự giải bài toán rồi chữa bài Bài 1:- HS tự đọc bài toán và tự tỉm hiểu bài toán - HS tự nêu tóm tắt bài toán Tóm tắt Có: 8 con chim Bay đi: 2 con chim Còn lại… con chim? - HS tự giải rồi tự trình bày bài giải Bài giải Số chim còn lại là 8- 2 = 6 (con chim) Đáp số: 6 con chim - Khi chữa bài nên cho HS thảo luận về câu lời giải. Bài 2 và Bài 3 : Thực hiện tương tự như bài 1 Buổi chiều Toán Tiết106: Luyện tập Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS : - Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn. - Thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi các số đến 20. II.Các hoạt động dạy - học: 1.ôn tập. - HS giải bài toán vào giấy nháp. An có 9 viên bi, cho bạn 5 viên bi. Hỏi An còn lại bao nhiêu viên bi? + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Bài giải: Số bi còn lại là: 9-5 =4 (viên bi). Đáp số: 4 viên bi. 2.Luyện tập - HS nêu yêu cầu của bài tập và tự làm bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, hoàn chỉnh phần tóm tắt rồi giải bài toán. - GV theo dõi và hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm, chữa bài. - Gọi HS đọc kết quả bài làm. - 1 HS lên chữa bài 3,4. - GV nhận xét bài làm của HS. Tập đọc Tiết 19- 20: Ngôi nhà Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu 1.Đọc - HS đọc đúng, nhanh đợc cả bài Ngôi nhà - Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót,thơm phức, mộc mạc, ngõ. 2.Ôn các tiếng có vần yêu, iêu - Tìm được tiếng có vần yêu trong bài. - Nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu. 3.Hiểu tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. - Nói được tự nhiên về ngôi nhà em mơ ước. - Học thuộc lòng một khổ thơ em yêu thích. II. Đồ dùng dạy- học: - Bộ chữ cái TV III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ - HS đọc bài: Mưu chú Sẻ - GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới 1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu ngắn gọn tên bài tập đọc. 2.Hướng dẫn HS luyện đọc a.GV đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. - 2HS khá đọc bài. b.Hướng dẫn HS luyện đọc + Luyện đọc tiếng, từ khó: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. - GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng - HS luyện đọc các từ ngữ trên- HS đọc phân tích một số tiếng - HS luyện đọc cá nhân. + Luyện đọc câu - HS nhẩm và đọc từng câu. - HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, cá nhân. + Luyện đọc đoạn, bài - Xác định các đoạn trong bài. - HS đọc nối tiếp các dòng thơ, khổ thơ Đồng thanh toàn bài. Thi đọc bài cá nhân. 3.Ôn vần yêu, iêu +Tìm trong bài những dòng thơ có tiếng yêu? + Em yêu nhà em + Em yêu tiếng chim + Em yêu đất nớc +Tìm tiếng ngoài bài có vần yêu? + Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu? - HS thi tìm tiếng theo tổ - GV ghi bảng một số tiếng cho HS đọc lại. - Nói câu chứa tiếng có vần yêu - HS thi nói câu theo nhóm Tiết2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói a.Tìm hiểu bài, luyện đọc - 1HS đọc 2 khổ thơ đầu + ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ nhìn thấy gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì? + Em hãy đọc những dòng thơ nói về tình yêu của bạn nhỏ gắn liền với tình yêu quê hương đất nước( Khổ thơ cuối) - GV đọc diễn cảm bài văn. - HS thi đọc bài cá nhân. b.Học thuộc lòng bài thơ - HS đọc nối tiếp các dòng thơ, khổ thơ theo hình thức nối tiếp - GV xóa dần HS thi đọc thuộc lòng. c.Luyện nói : - GV nêu yêu cầu luyện nói + Nói về ngôi nhà em mơ ước - 2 HS đọc câu mẫu hỏi đáp. - GV nhận xét, chốt lại nội dung bài. IV. Củng cố dặn dò -HS đồng thanh toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò về nhà. Thứ 4 ngày 25 tháng 3 năm 2009 Tập đọc Tiết 21- 22: Quà của bố Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: 1.Đọc - HS đọc đúng, nhanh được cả bài: Quà của bố. - Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng. 2. Ôn các vần oan, oat. - Phát âm đúng các tiếng có vần oan, oat - Tìm được tiếng, nói đợc câu có vần oan, oat - Hiểu từ ngữ: về phép, vững vàng. - Biết hỏi đáp tự nhiên về nghề nghiệp của bố II.Các hoạt động dạy- học: 1.Kiểm tra bài cũ. - 2 HS đọc bài Ngôi nhà + ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ nhìn thấy gì, nghe thấy gì, ngửi thấy? - GV nhận xét ghi điểm 2.Hướng dẫn HS luyện đọc a.GV đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1 :Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. b.Hướng dẫn HS luyện đọc + Luyện đọc tiếng, từ khó: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng. - GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng - HS luyện đọc các từ ngữ trên- HS đọc phân tích một số tiếng - HS luyện đọc cá nhân. + Luyện đọc câu - HS nhẩm và đọc từng câu. - HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, cá nhân. + Luyện đọc đoạn, bài - HS đọc nối tiếp các câu thơ , khổ thơ Đồng thanh toàn bài. Thi đọc bài cá nhân. 3.Ôn vần oan, oat + Tìm trong bài tiếng có vần oan? - HS đọc, phân tích: ngoan + Tìm tiếng ngoài bài có vần oan, oat? - HS thi tìm tiếng theo tổ + Nói câu chứa tiếng có vần oan, oat? - HS đọc câu mẫu trong SGK: Chúng em vui liên hoan . Chúng em thích hoạt động. - GV hướng dẫn HS luyện nói theo yêu cầu. Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói a.Tìm hiểu bài, luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài lần 2 - 1HS đọc khổ thơ 1 + Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu? - 2 HS đọc khổ thơ 2. + Bố gửi cho bạn nhỏ những quà gì? - HS đọc toàn bài, GV nhận xét cho điểm. b.Học thuộc lòng bài thơ - HS đọc nối tiếp các dòng thơ, khổ thơ - GV xóa dần yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ. c.Luyện nói. - Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố, mẹ - GV chia nhóm HS , nhóm 2 - GV nêu yêu cầu luyện nói - HS hỏi - đáp theo câu mẫu: Bố bạn làm nghề gì ? Bố mình là bác sĩ. - HS hỏi - đáp theo cách các em tự nghĩ ra. - GV nhận xét cho điểm những cặp HS hỏi đáp tốt. IV. Củng cố dặn dò - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét giờ học. Mỹ thuật ( GV chuyên trách dạy) Toán Tiết 107: Luyện tập Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kĩ năng giải toán và trình bày bài giải toán có lời văn. II.Các hoạt động dạy- học: 1.Luyện tập - HS đọc bài toán 1 + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - HS tự hoàn thành phần tóm tắt - Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài giải toán có lời văn: + Viết câu lời giải + Viết phép tính + Viết đáp số + Dựa vào đâu để viết lời giải? ( câu hỏi) - Hướng dẫn HS làm các bài còn lại tương tự - HS làm bài GV theo dõi và HD thêm - Chấm, chữa bài - Gọi 1 HS lên chữa bài. Bài 1. Tóm tắt Có: 14 cái thuyền Cho bạn: 4 cái thuyền Còn lại…cái thuyền? Bài giải Số thuyền của Lan còn lại là: 14 – 4 = 10 (cái thuyền) Đáp số: 4cái thuyền. Bài 2 : HS tự đọc bài toán rồi tự tóm tắt bài toán Tóm tắt Bài giải Có: 9 bạn Số bạn nam của tổ em là Số bạn nữ : 5 bạn 9 - 5 = 4 ( bạn ) Số bạ nam : …bạn? Đáp số: 4 bạn nam Bài 3: Thực hiện tương tự như bài 2 - Nhận xét bài làm của HS - GV nhận xét giờ học. Tự nhiên- xã hội Tiết 27: Con mèo Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: Giúp HS biết - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. - Nói về một số đặc điểm của con mèo: lông, móng vuốt, ria mép, mắt, đuôi. - Nói ích lợi của việc nuôi mèo - HS có ý thức chăm sóc mèo. II.Phương tiện dạy - học: - ảnh con mèo III.Hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài 2.Dạy bài mới HĐ1: Quan sát hình con mèo - GV treo tranh con mèo. - Con mèo có bộ lông như thế nào? Mèo thường có những màu lông nào? - Toàn thân mèo có gì bao phủ?. Khi vuốt em cảm thấy thế nào? - Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo? - Đầu mèo có những giác quan nào? Dùng để làm gì? - Mèo di chuyển bằng gì? Chân mèo có đặc điểm gì? HĐ2: Thảo luận - Người ta nuôi mèo để làm gì? - Nhắc lại một số đặc điểm để giúp mèo săn mồi? - Tại sao không nên trêu chọc mèo? - Em cho mèo ăn và chăm sóc mèo như thế nào? - Nêu ích lợi của việ nuôi mèo? - Nhận xét giờ học Buổi chiều Kể chuyện Tiết 3: Trí khôn Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.mục tiêu: 1.HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, kể lại toàn bộ câu chuyện. 2.Bước đầu phân biệt và thể hiện được lời của Hổ, Trâu và lời của người dẫn chuyện. 3Thấy được sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ, hiểu được trí khôn là sự thông minh. Nhờ đó mà con người làm chủ được muôn loài. II.Phương tiện dạy -học: - Tranh minh hoạ III.Hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài 2.GV kể chuyện. - Kể lần 1 - Kể lần 2 kết hợp tranh. 3.Hướng dẫn HS kể từng đoạn theo tranh. *Bức tranh 1: - GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? + Hổ nhìn thấy gì? + Thấy cảnh ấy, Hổ đã làm gì? - GV gọi 2 HS kể lại nội dung bức tranh Tương tự với bức tranh khác. *Bức tranh 2: + Hổ và trâu đang làm gì? + Hổ và trâu nói gì với nhau? *Bức tranh 3: + Muốn biết trí khôn Hổ đã làm gì? + Cuộc nói chuyện giữa Hổ và bác nông dân còn tiếp diễn như thế nào? *Bức tranh 4: + Bức tranh vẽ cảnh gì? + Câu chuyện kết thúc như thế nào? 4.Hướng dẫn kể phân vai - Tổ chức các nhóm thi kể chuyện Lần 1 GV đóng vai người dẫn chuyện Lần sau giao cho HS. 5.Giúp HS hiểu ý nghĩa chuyện. + Câu chuyện này cho embiết điều gì? * ý nghĩa: Hổ to xác nhưng ngốc nghếch, không biết trí khôn là gì. Con người tuy nhỏ nhưng có trí khôn… Chính trí khôn giúp con ngời làm chủ được cuộc sống và làm chủ muôn loài. IV.Củng cố - dặn dò +Con thích nhân vật nào trong chuyện? + Về tập kể lại cho người khác nghe. Thủ công Tiết 27: Cắt dán hình vuông Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu. - HS biết cắt dán hình vuông. - Cắt dán được hình vuông theo yêu cầu. II.Đồ dùng dạy- học: - Bài mẫu: Cắt dán hình vuông, Giấy màu, kéo, keo III.Các hoạt động dạy- học: 1.Quan sát và nhận xét. - Cho HS xem bài mẫu: Cắt dán hình vuông. + Đây là hình gì? + Hình vuông có mấy cạnh? - Hướng dẫn HS nhận xét về các cạnh của hình vuông 2.Hướng dẫn cách vẽ hình vuông. - Vẽ hình cạnh dài 6 ô - GV làm mẫu- HS theo dõi. 3.Thực hành. - HS thực hành vẽ và cắt, dán hình vuông. - GV theo dõi và hướng dẫn thêm - Nhận xét giờ học. Chính tả Tiết 7: Ngôi nhà Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - HS chép lại chính xác khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà. - Điền đúng vần yêu, iêu và chữ c, k. - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp. II.Các hoạt động dạy- học 1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài, ghi mục bài 2.Hướng dẫn HS tập chép - HS đọc khổ thơ cần chép trên bảng lớp. + Đoạn thơ trên có mấy dòng thơ? + Đầu mỗi câu viết như thế nào? - HS viết bảng con từ khó: mộc mạc, đất nước... - HS chép bài vào vở. - GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ. - GV đọc cho HS khảo lại bài. - GV thu vở chấm bài. 2.Làm bài tập chính tả a.Điền vào chỗ trống vần yêu, hay iêu. Hiếu chăm học, có năng kh... vẽ, bố mẹ rất ... quý hiếu. b.Điền chữ k hay c. Ông trồng ...ây cảnh Chị xâu ...im - HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng phụ -Theo dõi chấm, chữa bài - Nhận xét chữ viết của HS. Thứ 5 ngày 26 tháng 3 năm 2009 Chính tả Tiết 8: Quà của bố Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - HS chép lại đúng và đẹp khổ thơ 2 của bài Quà của bố. - Điền đúng các bài tập chính tả. - Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp. II.Các hoạt động dạy- học: 1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài, ghi mục bài 2. Hướng dẫn HS tập chép - HS đọc khổ thơ cần chép ở bảng lớp - GV hướng dẫn HS viết tiếng khó: nghìn, gửi, thương - HS phân tích tiếng khó và viết bảng con - HS chép bài vào vở chính tả - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài chính tả: viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu mỗi câu phải viết hoa. - HS nêu tư thế ngồi viết – viết bài vào vở - GV đọc cho HS soát lại bài - GV thu vở, chấm bài 3.Làm bài tập chính tả - HS nêu yêu cầu từng bài tập chính tả - GV hướng dẫn HS cách làm . - HS tự làm bài theo yêu cầu. - Theo dõi chấm, chữa bài - Nhận xét chữ viết của HS. Kể chuyện Tiết 4: Bông hoa cúc trắng Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - HS nghe kể chuyện và kể lại theo tranh truyện kể: Bông hoa cúc trắng. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho đất trời cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ. II.Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học 1.GV kể chuyện. - GV kể lần 1 cho HS biết câu chuyện - Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa. 2.Hướng dẫn HS kể chuyện. - HS quan sát tranh1. + Tranh vẽ cảnh gì? + Người mẹ ốm nói gì với con? - HS kể lại nội dung tranh 1. + Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không? + Bạn kể có diễn cảm không, có thừa hay thiếu chi tiết nào không? - Với các bức tranh 2, 3, 4 HS tiếp tục kể - GV hướng dẫn HS tương tự như tranh 1. - HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Hướng dẫn HS kể chuyện theo cách phân vai. - GV nhận xét, bổ sung. 3.Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. + Em bé nghĩ thế nào mà lại xé cánh hoa ra nhiều sợi? +Qua câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? - GV: là con phải yêu thương bố mẹ, phải hết lòng chăm sóc khi bố mẹ bị ốm đau. Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ. IV.Tổng kết - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò về nhà Toán Tiết 108: Luyện tập chung Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kỹ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán có lời văn. II.Các hoạt động dạy - học: 1.Củng cố kiến thức - HS đọc bài toán 1 + Bài toán cho biết gì? +Bài toán hỏi gì? - HS tự hoàn thành phần tóm tắt - Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài giải toán có lời văn: gồm các bước: + Viết câu lời giải + Viết phép tính + Viết dấp số +Dựa vào đâu để viết lời giải ? ( câu hỏi) 2.Luyện tập - HS nêu yêu cầu của bài tập và tự làm bài. - GV theo dõi và hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm chữa bài. - Gọi HS đọc kết quả bài 1, 2 - 2 HS lên bảng làm bài 3, 4 - HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét giờ học. Thủ công Tiết 28: Cắt, dán hình tam giác Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu. - HS biết cắt dán hình tam giác. - Cắt dán được hình tam giác theo yêu cầu. II.Đồ dùng dạy- học: - Bài mẫu: Cắt dán hình tam giác, Giấy màu, kéo, keo III.Các hoạt động dạy- học. 1.Quan sát và nhận xét. - Cho HS xem bài mẫu: Cắt dán hình tam giác. + Đây là hình gì? + Hình tam giác có mấy cạnh? - Hướng dẫn HS nhận xét về các cạnh của hình tam giác 2. Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác - Vẽ hình vuông cạnh dài 6 ô trên giấy màu. - Cắt rời hình vuông từ tờ giấy màu. 3.Thực hành: - HS thực hành vẽ hình vuông theo yêu cầu - GV theo dõi và hướng dẫn thêm 4. Trưng bày sản phẩm - GV chọn một số sản phẩm cho cả lớp xem - HS nhận xét bài của bạn. ** Buổi chiều thi: Rung chuông vàng Thứ 6 ngày 27 tháng 3 năm 2009 Tập đọc Tiết 23- 24: Vì bây giờ mẹ mới về Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.Mục tiêu: 1.Đọc - HS đọc đúng, nhanh được cả bài Vì bây giờ mẹ mới về - Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: cắt bánh, đứt tay, khóc òa, hoảng hốt .... 2.Ôn các tiếng có vần ưt, ưc - Tìm được tiếng trong bài có vần ưt - Tìm được tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc - Nói được câu chứa tiếng có vần ưt, ưc -Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên mẹ về cậu mới khóc. - Nói tự nhiên theo yêu cầu

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc
Giáo án liên quan