Giáo án lớp 1 tuần 28 - Trường Tiểu học Vị Thủy 2

Tập đọc

ĐẦM SEN (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc trơn được cả bài.

- Tìm được tiếng trong bài có vần en.

- Tìm được tiếng ngoài bài có vần oen – en.

2. Kỹ năng:

- Phát âm đúng các tiếng có âm đầu s, x và có phụ âm cuối là t: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết.

- Phát triển ngôn ngữ tự nhiên.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa.

2. Học sinh:

- Sách tiếng Việt.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 28 - Trường Tiểu học Vị Thủy 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm . Tập đọc ĐẦM SEN (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh đọc trơn được cả bài. Tìm được tiếng trong bài có vần en. Tìm được tiếng ngoài bài có vần oen – en. Kỹ năng: Phát âm đúng các tiếng có âm đầu s, x và có phụ âm cuối là t: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết. Phát triển ngôn ngữ tự nhiên. Thái độ: Yêu thiên nhiên. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: Sách tiếng Việt. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Vì bây giờ mẹ mới về. Đọc bài ở SGK. Khi bị đứt tay cậu bé co khóc không? Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao cậu bé khóc? Bài có mấy câu hỏi? Hãy đọc câu hỏi và câu trả lời đó lên. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài Đầm Sen. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên đọc mẫu. Giáo viên ghi các từ ngữ cần luyện đọc: xanh mát, thanh khiết. Giáo viên giải thích từ khó. Luyện đọc bài. Hoạt động 2: Ôn vần en – oen. Tìm tiếng trong bài có vần en. Tìm tiếng ngoài bài có vần en – oen. Ghép các tiếng có chứa vần en – oen. Em hãy nói câu chứa tiếng có vần en – oen. Giáo viên nhận xét khen đội có nhiều bạn nói tốt. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc bài. … không khóc. … mẹ về. … 3 câu hỏi. Hoạt động lớp. Học sinh dò theo. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc từ khó. Học sinh luyện đọc câu nối tiếp nhau từng câu. Học sinh thi đọc trơn cả bài: đoạn, bài. … sen, ven, chen. … khen, len, quen. Học sinh thi đua tìm nối tiếp nhau. Học sinh quan sát tranh. Đọc câu mẫu. Chia làm 2 tổ. + Tổ 1: Nói câu có vần en. + Tổ 2: Nói câu có vần oen. Tập đọc ĐẦM SEN (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung bài: vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen. Luyện nói được theo chủ đề: Đầm Sen. Kỹ năng: Rèn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm câu. Thái độ: Yêu thiên nhiên. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ. Học sinh: SGK. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. Giáo viên học sinh đọc cả bài. Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen. Gọi học sinh đọc đoạn 2. Khi nở hoa sen trông thế nào? Đọc đoạn 3. Tìm câu văn tả hương sen. Hoạt động 2: Luyện nói. Phương pháp: đàm thoại, luyện tập. Nêu yêu cầu bài. Đọc câu mẫu. Giáo viên hướng dẫn để học sinh nói theo nhiều hướng khác nhau về đầm sen. Củng cố: Đọc lại toàn bài. Trong các loại hoa em thích hoa nào nhất? Vì sao? Nhận xét. Dặn dò: Luyện đọc cả bài. Chuẩn bị bài: Mời vào. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh đọc bài. Lá màu xanh mát, phủ kín mặt đầm. Học sinh đọc. … cánh đỏ nhạt, xòe ra. Học sinh đọc. … ngan ngát, …. Học sinh luyện đọc toàn bài. Hoạt động lớp, nhóm. … luyện nói chủ đề: Đầm Sen. Học sinh đọc. Nhiều học sinh thực hành nói. Học sinh đọc. Hát Ôn tập 2 bài: QUẢ, HÒA BÌNH CHO BÉ Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học bài Quả và bài Hòa bình cho bé. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Biết hát đối đáp (bài Quả) và kết hợp vận động phụ họa. Thái độ: Yêu thích âm nhạc. Chuẩn bị: Giáo viên: Nhạc cụ gõ. Học sinh: Nhạc cụ gõ. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Ôn tập 2 bài hát: Quả và Hòa bình cho bé. Hoạt động 1: Ôn bài Quả. Cho học sinh ôn lời bài hát với hình thức đối đáp nhau. Cho từng nhóm lên vận động theo nhạc. Giáo viên sửa sai cho học sinh. Cho học sinh hát và gõ theo tiết tấu. Hoạt động 2: Ôn bài Hòa bình cho bé. Thực hiện tương tự. Củng cố: Chia lớp thành 2 đội thi đua hát và vận động theo nhạc. Nhận xét. Dặn dò: Về nhà tập hát và vận động theo nhạc cho thật đều và hay. Chuẩn bị bài: Đi tới trường. Hát. Học sinh hát: + Cả lớp. + Nhóm. + Cá nhân. Học sinh thực hiện. Học sinh thực hiện. Học sinh thi đua. Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tt) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh củng cố về kỹ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn (bài toán về phép trừ). Tìm hiểu bài toán (bài toán cho biết và hỏi). Giải bài toán (thực hiện phép tính, trình bày bài giải). Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết dạng toán nhanh và trình bày bài đúng. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Que tính. Học sinh: Que tính. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Cho học sinh viết vào bảng con. + Viết các số có 2 chữ số giống nhau. + So sánh: 73 … 76 47 … 39 19 … 15 + 4 Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài giải toán có lời văn tiếp theo. Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. Cho học sinh đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết còn lại mấy con làm sao? Nêu cách trình bày bài giải. Nêu cho cô lời giải. Hoạt động 2: Luyện tập. Phương pháp: giảng giải, luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết còn lại mấy viên làm sao? Bài 2, bài 3: Tiến hành tương tự. Củng cố: Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà con đã học? Dựa vào đâu để biết? Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì? Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì? Ngoài ra nếu thêm vào, gộp lại thì thực hiện tính cộng. Nếu bớt đi thực hiện tính trừ. Giáo viên đưa ra bài toán. Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau luyện tập. Em nào còn sai về nhà làm lại bài. Hát. Học sinh làm bài vào bảng con. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc. … nhà An có 9 con gà. mẹ bán 3 con. … còn lại mấy con? … làm phép trừ. 9 – 3 = 6 (con gà) Lời giải, phép tính, đáp số. Số gà còn lại là 1 em lên bảng giải. Lớp làm vào nháp. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc đề bài. An có 7 viên bi, cho 3 viên. An còn lại mấy viên bi? … tính trừ. Học sinh ghi tóm tắt. Học sinh giải bài. Sửa ở bảng lớp. Bài giải Số viên bi còn lại là: 7 – 3 = 4 (viên bi) … khác về phép tình – tính trừ. … câu hỏi. … tính cộng. … tính trừ. Học sinh nói nhanh phép tính và kết quả của bài toán. Thứ ngày tháng năm . Tập viết TÔ CHỮ HOA M Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết tô chữ M hoa, viết các vần en – oen, hoa sen, nhoẻn cười. Kỹ năng: Viết đúng, đẹp cỡ chữ thường, viết đều nét đúng quy trình, khoảng cách chữ. Thái độ: Luôn kiên trì, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng chữ mẫu. Học sinh: Bảng con. Vở viết. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Kiểm tra phần bài viết ở nhà của học sinh. Viết: ngoan ngoãn, đoạt giải. Bài mới: Giới thiệu: Tô chữ hoa M. Hoạt động 1: Tô chữ hoa. Phương pháp: giảng giải, trực quan, làm mẫu. Chữ M gồm mấy nét, đó là nét nào? Giáo viên vừa nêu quy trình viết vừa tô chữ M. Hoạt động 2: Luyện viết. Phương pháp: luyện tập, trực quan, giảng giải. Giáo viên treo bảng phụ. Nhắc lại cách nối nét giữa các chữ. Viết mẫu. Hoạt động 3: Viết vở. Phương pháp: luyện tập. Nêu tư thế ngồi viết. Giáo viên khống chế cho học sinh viết từng dòng. Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh. Nhận xét. Củng cố: Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần en – oen viết vào bảng con. Nhận xét. Dặn dò: Về nhà viết phần B. Hát. Học sinh nộp vở. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. 4 nét: nét cong trái, sổ thẳng, nét lượn phải và nét cong phải. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh quan sát và đọc. Học sinh viết bảng con. Hoạt động cá nhân. Học sinh nêu. Học sinh viết theo hướng dẫn. Học sinh thi đua. Tổ nào có nhiều bạn tìm đúng và ghi đẹp sẽ thắng. Chính tả ĐẦM SEN Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, viết đẹp, trình bày đúng bài ca dao: Đầm sen. Làm đúng các bài tập chính tả. Nhớ được quy tắc ghi với g, gh. Kỹ năng: Viết đúng bài. Viết đúng cỡ chữ, liền mạch. Thái độ: Luôn kiên trì, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ có bài viết. Học sinh: Vở viết. Bảng con. Vở bài tập tiếng Việt. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Giáo viên chấm vở của những em chép lại bài. Làm bài tập 2, 3. Bài mới: Giới thiêu: Học chính tả bài: Đầm sen. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. Phương pháp: trực quan, thực hành. Treo bảng phụ. Tìm tiếng khó viết trong đoạn thơ. Giáo viên ghi bảng. Giáo viên đọc và chỉ chữ ở bảng. Giáo viên đọc. Hoạt động 2: Làm bài tập. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Đọc yêu cầu bài 1. Treo bảng phụ. Nêu quy tắc viết g, gh. Củng cố: Khen những em học tốt, viết đẹp, em có tiến bộ. Nhắc nhở những em viết chưa đẹp. Dặn dò: Làm bài tập phần còn lại. Em nào sai nhiều thì chép lại bài. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh đọc lại khổ thơ. … trắng, chen, xanh, …. Học sinh nêu. Học sinh phân tích. Viết bảng con. Học sinh tập chép vào vở. Học sinh soát lỗi. Ghi lỗi sai ra lề đỏ. Hoạt động lớp. Điền en hay oen. Học sinh làm bài. Học sinh lên bảng thi sửa nhanh. Viết gh với e, ê, i. Học sinh đọc thuộc. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố phép tính, dạng toán đã học về giải toán có lời văn. Kỹ năng: Học sinh rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu: học bài luyện tập. Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, giảng giải. Bài 1: Đọc yêu cầu bài. Muốn biết còn bao nhiêu quả cam làm tính gì? Bài 2: Thực hiện tương tự. Bài 3: Yêu cầu điền số vào ô vuông. Lấy số 16 + 3 được bao nhiêu ghi vào ô vuông. Lấy kết quả vừa ra trừ tiếp cho 5, được bao nhiêu ghi vào ô còn lại. Bài 4: Đọc đề bài. Người ta cho cả 1 đoạn thẳng dài 8 cm, biết đoạn AO dài 5 cm, vậy ta phải tìm đoan còn lại OB. Muốn tìm đoạn OB làm tính gì? Thu chấm – nhận xét. Củng cố: Thi đua: Ai nhanh hơn. Chia làm 2 đội: Đội A đặt đề toán, đội B giải toán, và ngược lại. Đội nào nhanh sẽ thắng. Nhận xét. Dặn dò: Sai thì sửa vào vở 2. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc đề bài toán. Lớp trưởng hướng dẫn các bạn tóm tắt. … trừ. Học sinh làm bài. Sửa ở bảng lớp. Học sinh làm bài. 16 + 3 19 - 5 14 Học sinh sửa ở bảng lớp. Học sinh đọc đề bài. … trừ. Học sinh làm bài. Bài giải Đoạn OB dài là: 8 – 5 = 3 cm. Đáp số: 3 cm. Sửa ở bảng lớp. Học sinh chia 2 đội và tham gia thi đua. Nhận xét. Đạo đức CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh cần hiểu được: Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tạm biệt nhưng không được gây ảnh hưởng đến người khác. Kỹ năng: Học sinh thực hiện được hành vi chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hằng ngày. Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng mọi người. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ bài tập 3. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Khi nào con cần chào hỏi? Khi nào con cần tạm biệt? Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học tiết 2. Hoạt động 1: Thực hiện hành vi thế nào. Phương pháp: đàm thoại. Mục tiêu: Biết khi nào cần chào hỏi, tạm biệt. Cách tiến hành: Con chào hỏi hay tạm biệt ai? Trong tình huống hay trường hợp nào? Khi đó con đã làm gì? Tại sao con lại làm như thế? Kết quả như thế nào? Kết luận: Các con cần phải biết chào hỏi hoặc tạm biệt đúng lúc. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp bài tập 3. Phương pháp: thảo luận. Mục tiêu: Biết ứng xử theo tình huống. Cách tiến hành: Yêu cầu các cặp thảo luận để đưa ra cách ứng xử trong các tình huống ở bài tập 3. Cần chào hỏi như thế nào? Vì sao làm như vậy? Kết luận: theo từng tình huống. Cần chào hỏi người đó với lời nói phù hợp, nhẹ nhàng. Không được gây ồn ào ở nơi công cộng. Củng cố: Cho lớp hát bài: Con chim vành khuyên. Con thấy con chim vành khuyên trong bài thế nào? Cho học sinh đọc thuộc câu tục ngữ ở cuối bài. Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt điều đã được học. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình bằng lời kể đồng thời thực hiện bằng hành động. Lớp nhận xét. Hoạt động nhóm. Từng cặp thảo luận. Theo từng tình huống học sinh trình bày kết quả, bổ sung ý kiến tranh luận. Lớp hát. Biết chào hỏi lễ phép. Học sinh đọc thuộc. Thứ ngày tháng năm . Tập đọc MỜI VÀO (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh đọc trơn được cả bài: Mời vào. Tìm được tiếng trong bài có vần ong. Tìm được tiếng ngoài bài có vần ong – oong. Kỹ năng: Phát âm đúng các từ ngữ: kiễng chân, soạn sửa, thuyền buồm. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. Thái độ: Hiếu khách, niềm nở đón bạn tốt đến chơi. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa. Học sinh: SGK. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Cho học sinh đọc bài:Đầm sen và trả lời câu hỏi. Tìm những từ miêu tả lá sen. Khi nở hoa sen trong đầm đẹp như thế nào? Viết bảng: xanh mát, xòe ra. Bài mới: Giới thiệu: Học bài: Mời vào. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Giáo viên đọc mẫu. Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: kiễng chân, soạn sửa, thuyền buồm. Luyện đọc cả bài. Hoạt động 2: Ôn vần ong – oong. Tìm tiếng trong bài có vần ong. Tìm tiếng ngoài bài có vần ong – oong. Dùng bộ chữ ghép các tiếng có vần ong – oong. Con hãy nói câu chứa tiếng có vần ong – oong. Giáo viên nhận xét, khen ngợi tổ có nhiều bạn nói tốt. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc. Học sinh viết. Hoạt động lớp. Học sinh dò bài. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc từ. Học sinh luyện đọc câu nối tiếp nhau. Học sinh đọ theo khổ thơ. Đọc cả bài. … trong. Học sinh thi đua tìm tiếp nối nhau. Học sinh đọc câu mẫu. Học sinh nói câu chức tiếng có vần ong – oong. + Tổ 1: Nói câu chứa tiếng có vần ong. + Tổ 2: Nói câu chứa tiếng có vần oong. Tập đọc MỜI VÀO (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung bài: chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Luyện nói được theo chủ đề. Kỹ năng: Ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Thái độ: Hiếu khách niềm nở đón khách đến chơi nhà. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Học sinh: SGK. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. Những ai đã gõ cửa ngôi nhà? Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ cuối. Gió được mời vào nhà thế nào? Gió được mời vào để làm gì? Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ của bài theo cách phân vai ở từng đoạn. Hoạt động 2: Học thuộc lòng. Phương pháp: luyện tập. Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài. Giáo viên xóa dần các tiếnt chỉ giữ lại tiếng đầu câu. Hoạt động 3: Luyện nói. Phương pháp: luyện tập, đàm thoại. Quan sát tranh. Con vật mà con yêu thích là con gì? Con nuôi nó đã lâu chưa? Con vật có đẹp không? Nó có ích lợi gì? Củng cố: Đọc thuộc lòng bài thơ. Bài thơ này muốn nói với chúng ta điều gì? Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài: Chú công. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh đọc. … Thỏ – Nai – Gió. Học sinh đọc. … kiễng chân cao, vào trong cửa. Học sinh luyện đọc từng khổ thơ theo vai: chủ nhà, thỏ, người dẫn chuyện, …. Hoạt động lớp. Học sinh đọc. Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Hoạt động lớp. Nói về con vật mà em thích. Đọc câu mẫu. Học sinh luyện nói. … hiếu khách khi khách đến thăm nhà. Tự nhiên xã hội CON MUỖI Mục tiêu: Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết: Tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Nơi thường sinh sống của muỗi. Kỹ năng: Nắm được 1 số tác hại của muỗi và 1 số cách tiêu diệt chúng. Thái độ: Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tranh muỗi đốt. Chuẩn bị: Giáo viên: Các hình ở bài 28 SGK. Học sinh: SGK. Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài con muỗi. Hoạt động 1: Quan sát con muỗi. Phương pháp: quan sát, thảo luận. Mục tiêu: Học sinh nói được tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Cách tiến hành: Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Con muỗi to hay nhỏ? Con muỗi dùng gì để hút máu người? Con muỗi di chuyển như thế nào? Con muỗi có chân, cánh, râu, … không? Kết luận: Muỗi là loài sâu bọ bé hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân, dùng vòi để hút máu. Muỗi truyền bện qua đường hút máu. Hoạt động 2: Làm vở bài tập. Phương pháp: luyện tập, thực hành, thảo luận. Mục tiêu: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt, và 1 số cách diệt muỗi. Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em. Các em cùng nhau thảo luận và điền dấu x vào nếu các em chọn. Bài 1: Viết tên các bộ phận của muỗi vào ô trống. Kết luận: Khi bị muỗi đốt sẽ ngứa, bị sốt rét, sốt xuất huyết. Hoạt động 3: Hỏi đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ. Phương pháp: đàm thoại. Mục tiêu: Học sinh biết cách tránh muỗi khi ngủ. Cách tiến hành: Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt? Kết luận: Khi ngủ cần phải mắc màn cẩn thận để tránh muỗi đốt. Củng cố: Muỗi là loài côn trùng có lợi hay hại? Cần phải làm gì? Bằng cách nào? Giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh … để diệt muỗi. Dặn dò: Cùng gia đình, hàng xóm dọn dẹp để muỗi không còn đất sống. Chuẩn bị: Nhận biết cây. Hát. Hoạt động nhóm, lớp. 2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau: 1 em hỏi, 1 em trả lời. Học sinh lên trình bày trước lớp. Hoạt động nhóm, lớp. 4 em thảo luận và điền. Học sinh điền vào vở bài tập. Đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét. Hoạt động lớp. Học sinh nêu nhiều cách khác nhau. … hại. … tiêu diệt muỗi. Học sinh nêu. Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về giải toán có lời văn. Kỹ năng: Rèn tính nhanh, chính xác. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Luyện tập. Gọi 4 học sinh lên bảng. 16 + 3 - - 8 - 2 + 5 + 3 + 4 12 - 4 - 6 Nhận xét, cho điểm. Bài mới: Giới thiệu: Tiếp tục luyện tập kiến thức đã học. Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, giảng giải, đàm thoại. Bài 1: Đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Đề bài hỏi gì? Muốn biết bao nhiêu hình chưa tô màu ta làm sao? Tóm tắt vào từng phần ở đề bài cho rồi giải. Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: Tương tự. Bài 4: Cho dạng sơ đồ, hãy nhìn vào sơ đồ đọc đề toán. Muốn tìm đoạn còn lại làm sao? Muốn tìm đoạn còn lại ta lấy đoạn dài MN trừ đi đoạn đã cho PN thì tìm được đoan MP. Củng cố: Trò chơi: Tìm đội vô địch. Chia làm 2 đội, mỗi đội cử 3 em lên tham gia chơi. Viết sẵn đề bài toán và giấy, phát cho các em. Khi nói bắt đầu mới được chơi. Đội nào giải nhanh, đúng ở mỗi bài sẽ được 10 điểm. Đội nhiều điểm sẽ thắng. Nhận xét. Dặn dò: Em nào sai thì sửa ở vở 2. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc. Hà vẽ 7 hình vuông, tô màu 4 hình. Còn bao nhiêu hình chưa tô màu? … tính trừ. Học sinh làm bài. Bài giải Số hình vuông còn lại là: 7 – 4 = 3 (hình vuông) Đáp số: 3 hình vuông. Đoạn MN dài 10 cm, đoạn PN dài 3 cm. Hỏi đoạn MP dài bao nhiêu cm? Học sinh nêu. Học sinh giải bài. Bài giải Đoạn MP dài là: 10 – 3 = 7 (cm) Đáp số: 7 cm. Sửa ở bảng lớp. Học sinh cử mỗi đội 3 em lên tham gia chơi. Có: 18 nhãn vở. Cho bạn: 6 nhãn vở. Còn lại … nhãn vở? Có: 14 bông hoa. Bông hồng: 4 bông. Bông cúc … bông? Có: 17 con bướm. Bay đi: 5 con. Còn lại … con? Nhận xét. Thứ ngày tháng năm . Tập viết TÔ CHỮ HOA N Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết tô chữ hoa N. Viết các vần ong – oong, cải xoong, trong xanh. Kỹ năng: Viết đúng, đẹp, đủ cỡ chữ, đúng quy trình, khoảng cách chữ. Thái độ: Luôn kiên trì, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Chữ mẫu. Học sinh: Vở viết. Bảng con. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Chấm phần bài viết ở nhà của học sinh. Viết hoa sen, nhoẻn cười. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học tô chữ N hoa. Hoạt động 1: Tô chữ hoa. Phương pháp: giảng giải, trực quan, thực hành. Chữ N gồm có mấy nét? Hoạt động 2: Viết vần, từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: thực hành, trực quan, giảng giải. Giáo viên treo bảng phụ. Nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ. Viết mẫu. Hoạt động 3: Viết vở. Phương pháp: luyện tập. Nêu tư thế ngồi viết. Giáo viên khống chế cho học sinh viết từng dòng. Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh. Thu chấm. Nhận xét. Củng cố: Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần ong – oong viết vào bảng con. Nhận xét. Dặn dò: Về nhà viết phần B. Hát. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. … 3 nét: nét cong trái dưới, nét xiên thẳng, nét cong phải trên. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. Học sinh đọc nội dung viết. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh nêu. Học sinh viết theo hướng dẫn. Học sinh thi đua tìm và viết. Tổ nào có nhiều bạn viết đúng, đẹp sẽ thắng. Chính tả MỜI VÀO Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nghe và viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 1 và 2. Làm đúng bài tập chính tả. Kỹ năng: Nhớ quy tắc chính tả viết với ngh. Viết đúng cự li, tốc độ, viết đều, đẹp. Thái độ: Luôn kiên trì, cẩn thận. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Giáo viên chấm vở của các em viết lại bài. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Viết khổ thơ 1, 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết. Phương pháp: luyện tập, trực quan. Giáo viên treo bảng phụ. Tìm những từ ngữ mà con dễ viết sai. Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. Giáo viên đọc thong thả từng câu. Hoạt động 2: Làm bài tập. Phương pháp: trực quan, luyện tập. Nêu yêu cầu bài 1. Bài 2 yêu cầu gì? Nêu quy tắc viết ngh. Củng cố: Khen những em viết đẹp, tiến bộ. Dặn dò: Học thuộc quy tắc viết với ngh. Những em viết sai nhiều về nhà viết lại bài. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh nêu. Học sinh đánh vần. Học sinh viết bảng con. Học sinh nhắc lại. Học sinh viết vở. Học sinh soát lỗi sai và ghi ra lề đỏ. Hoạt động lớp. Điền ong – oong. 4 em làm ở bảng lớp. Học sinh làm vào vở. Điền ng hay ngh. nghe nhìn ngúng nguẩy Học sinh làm bài vào vở. Học sinh ghép ở bộ thực hành tiếng Việt. Toán LUYỆN TẬP CHUNG Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học vền giải toán có lời văn. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập đề toán, giải và trình bày bài giải toán có lời văn. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: 2 học sinh lên bảng. Lan hái 16 bông hoa, cho bạn 5 bông, còn lại bao nhiêu bông? Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài luyện tập chung. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Phương pháp: giảng giải, luyện tập, đàm thoại. Đọc yêu cầu bài 1. Nhìn xem đề bài còn thiếu gì? Số trong phần đề bài có không? Giải được không? Viết tiếp phần câu hỏi vào (Nhìn tranh rồi viết). Nhận xét. Tương tự cho bài 2. Tóm tắt Có: 8 con chim Bay đi: 4 con chim Còn lại … con chim? Bài 3 thực hiện tương tự. Củng cố: Giáo viên đưa ra 1 số tranh ảnh, mô hình để học sinh nêu bài toán rồi giải. Gắn 12 hình tam giác xanh và 3 hình tam giác vàng. Có 7 cái thuyền, cho đi 3 cái thuyền. Nhận xét. Dặn dò: Em nào sai thì sửa lại bài. Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 100. Hát. 2 em làm ở bảng lớp, lớp làm nháp. Nhận xét. Hoạt động lớp, cá nhân. Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm … … câu hỏi. … không giải được. Học sinh viết câu hỏi. Đọc đề toán. My làm được 5 bông hoa, làm thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi My làm được tất cả bao nhiêu bông hoa? Bài giải My làm được là: 5 + 3 = 8 (bông hoa) Đáp số: 8

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc
Giáo án liên quan