Giáo án lớp 1 - Tuần 4

I- MỤC TIÊU:

- HS đọc viết được m, n, me, nơ

- Đọc được câu ứng dụng trong bài

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bố mẹ, ba má

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:

- Bộ thực hành

- Tranh minh hoạ

III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 A. Bài cũ: HS đọc và viết : i, a, bi, cá

- 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé hà có vở ô li

 B. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. Dạy chữ ghi âm

* n

a. Nhận diện chữ n: Chữ in, chữ thường

HS cài chữ n

So sánh chữ n với i

b. Phát âm và đánh vần

- GV phát âm nờ

- HS phát âm nờ

- HS ghép tiếng nơ

- Đánh vần : nờ- ơ- nơ

- Đọc trơn: nơ

* m ( quy trình tương tự)

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 - Tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ 2 ngày 22 tháng 9 năm 2008 Học vần Tiết 27- 28: m, n Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS đọc viết được m, n, me, nơ - Đọc được câu ứng dụng trong bài - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bố mẹ, ba má II- Phương tiện dạy- học: - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ III- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: HS đọc và viết : i, a, bi, cá - 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé hà có vở ô li B. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Dạy chữ ghi âm * n a. Nhận diện chữ n: Chữ in, chữ thường HS cài chữ n So sánh chữ n với i b. Phát âm và đánh vần - GV phát âm nờ - HS phát âm nờ - HS ghép tiếng nơ - Đánh vần : nờ- ơ- nơ - Đọc trơn: nơ * m ( quy trình tương tự) - So sánh m với n Giống : Đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu Khác nhau: m có nhiều hơn một nét móc xuôi c. Đọc tiếng từ ứng dụng - GV đọc mẫu- HS đọc d. Hướng dẫn viết - GV viết mẫu - HS viết vào bảng con: m, n, nơ, me GV nhận xét Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc: - Luyện đưọc lại âm tiếng ở tiết 1 - Đọc câu ứng dụng: bò bê có cỏ ,bò bê no nê - GV giải thích một số từ: ca nô, bó mạ b. Luyện nói: chủ đề: Bố mẹ, ba má - HS quan sát tranh- GV gợi ý một số câu hỏi + Quê em gọi người sinh ra mình là ai? + Em có mấy anh em? Em là con thứ mấy? + Em hãy kể thêm về bố mẹ của mình và tình cảm của mình đối với bố mẹ cho cả lớp nghe + Em làm gì để bố mẹ vui lòng? c. Luyện viết: HS viết vào vở tập viết: m,n, nơ, me Chấm, nhận xét IV- Củng cố - Dặn dò: - HS đọc bài ở sgk - Tìm tiếng chứa âm mới vùa học Toán Tiết 13: Bằng nhau, dấu = Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết sự bằng nhau về số lượng , mỗi số bằng chính số đó - Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = khi so sánh các số II- Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - HS viết bảng con dấu >,< So sánh : 1… 2 3… 2, 5…4, 4….5 - Nhận xét B. Dạy bài mới: HĐ1:Nhận biết quan hệ bằng nhau - GV đính 3 hình tròn màu xanh và 3 hình tròn màu đỏ lên bảng Hỏi: Có mấy hình tròn màu xanh? Có mấy hình tròn màu đỏ? - GV: Cứ mỗi hình tròn màu xanh lại có một hình tròn màu đỏ nên số hình tròn màu xanh bằng số hình tròn màu đỏ ( Gv vừa nói vừa thao tác) Ta có Ba bằng ba - Viết bảng: 3= 3 "Đọc ba bằng ba" - Dấu "= " là dấu bằng - HS quan sát các hình vẽ trong sgk so sánh số cốc với số thìa Có mấy cái cốc? Mấy cái thìa? Số cốc so với số thìa thì thế nào? Ta có 4 = 4 GV: Mỗi số bằng chính số đó nên chúng bằng nhau HĐ2: Thực hành - HS viết dấu = vào bảng con - GV hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm vào vở bài tập - GV theo dõi giúp đỡ HS làm bài - Chấm chữa bài IV- Củng cố- Dặn dò - HS đọc: 1 = 1 2 = 2 3 = 3 4 = 4 - GV nhận xét tiết học Đạo đức Tiết 4: Gọn gàng, sạch sẽ (Tiếp) Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS hiểu: Thế nào là ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng - ích lợi của việc ăn mặc, sạch sẽ gọn gàng - HS biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc quần áo gọn gàng II- Phơng tiện dạy- học: - Vở BT - Lợc chải đầu III- hoạt động dạy- học: HĐ1: HS làm vào vở bài tập bài 3 - HS quan sát tranh và nhận xét + Bạn trong tranh đang làm gì? + Bạn có gọn gàng sạch sẽ không? + Em có muốn làm như bạn không? - HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày trước lớp - GV kết luận:Chúng ta nên làm như các bạn trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8 HĐ2: HS từng đôi một giúp nhau sửa quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. ( BT4) - GV nhận xét HĐ3: Cả lớp hát bài" Rửa mặt như mèo" HĐ4: Hướng dẫn đọc câu thơ cuối bài Dặn dò: Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng Nhận xét giờ học Buổi Chiều Luyện Tiếng Việt Ôn luyện: m, n Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS đọc , viết một cách chắc chắn âm và chữ m, n - Đọc đúng từ ngữ, câu ứng dụng - Làm một số bài tập TV II- Hoạt động dạy- học: 1. Luyện đọc - Luyện đọc bài ở sgk ( nhóm đôi ) - GV gọi một số em đọc bài - Luyện đọc bài ở bảng: ca nô, hé nở, mẹ bế bé 2. Luyện viết - HS viết bảng con: lá me, no nê, bố mẹ, bờ hồ - Nhận xét chữ viết của HS 3. Làm bài tập - GV hướng dẫn cách làm - HS làm bài- GV theo dõi - Chấm , chữa bài - Nhận xét giờ học Luyện viết ba bà, lá bí, bi ve, no nê Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ - Viết đúng quy trình các nét - Rèn luyện chữ viết cho hs II- Hoạt động dạy- học: 1, Hướng dẫn viết bảng con - GV yêu cầu HS nêu lại khoảng cách giữa các tiếng - HS viết bảng con: ca nô, lá bí, lá me, ba bà - Gv theo dõi uốn nắn 2, Luyện viết vào vở - HS viết : ba bà, lá bí, bi ve, no nê Mỗi từ 1 dòng - 1 dòng câu: Mẹ bế bé Chấm , nhận xét chữ viết của hs Hoạt động tập thể Múa hát sân trường Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I.mục tiêu - HS ôn lại bài hát Tiếng chim ca,Tập đội hình đội ngũ - Rèn cho HS ý thức trong sinh hoạt tập thể. II.Các hoạt động dạy học - GV nhận lớp ,phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - HS khơi động HĐ1: Ôn tập - GV ôn lại bài hát Tiếng chim ca đã học - HS hát ,GV theo dõi sửa sai sho các em - HS tập luyện theo nhóm do nhóm trưởng chỉ huy - HS thi múa hát giữa các nhóm - GV tổng kết nhóm thắng cuộc HĐ2: Tập đội hình đội ngũ - GV hướng dẫn HS tập hợp hàng ngang ,hàng dọc - HS tập luyện theo lớp ,theo nhóm - GV theo dõi giúp đỡ HS tập luyện - GV nhận xét tiết học. Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2008 Thể dục Tiết 4: Đội hình đội ngũ- Trò chơi vận động Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Y/c thực hiện đúng động tác, nhanh, trật tự và kỷ luật hơn giờ trước. - Học quay phải, quay trái. Y/c nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh. - Ôn trò chơi " diệt con vật có hại" II- Hoạt động dạy- học: HĐ1:Phần mở đầu - Tập hợp lớp thành ba hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang - GV phổ biến y/c tiết học - Đứng vỗ tay hát HĐ2: Phần cơ bản - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm 3 lần - Học quay trái , quay phải GV làm mẫu động tác quay, Hướng dẫn xác định bên trái, bên phải và quay đúng - Ôn tổng hợp: Tập hợp, dóng hàng, quay trái, quay phải - Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình hàng dọc, ngược lại - Trò chơi: Diệt con vật có hại HĐ3: Phần kết thúc - Đứng vỗ tay hát " Em yêu trường em" Nhận xét giờ học Học vần Tiết 29- 30: d, đ Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS đọc được d, đ, dê, đò - Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng trong bài: Dì Na đi đò, Bé và mẹ đi bộ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve II- phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ - Bộ thực hành III- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - HS đọc , viết bảng con: n, m, nơ, me - 1 HS đọc bài ở sgk B. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy chữ ghi âm a. Nhận diện chữ d - So sánh chữ d với chữ b - HS cài chữ d b. Phát âm và đánh vần - GV phát âm mẫu : dờ - HS phát âm: dờ - HS ghép tiếng dê - HS xác định chữ d trong tiếng dê - HS đánh vần: dờ- ê- dê - HS đọc dê * đ ( quy trình tương tự) Lưu ý: Chữ đ gồm chữ d và thêm một nét ngang - So sánh d với đ c. Đọc từ ngữ ứng dụng - Gv đọc mẫu - HS đọc d. Hướng dẫn viết - GV viết mẫu- Giảng giải quy trình viết - HS viết vào bảng con :d, đ, dê, đò - Nhận xét Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc: - Luyện đọc lại các âm, vần, tiếng từ học ở tiết 1 -Luyện đọc câu ứng dụng + HS nhận xét tranh minh hoạ câu ứng dụng + HS đọc câu ứng dụng + HS tìm tiếng chứa âm vừa học b. Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa - HS quan sát tranh - GV gợi ý: + Dế thường sống ở đâu?Em đã bao giờ đi bắt dế chưa?... c. Luyện viết: - HS viết vào vở tập viết - Chấm - nhận xét IV- Củng cố - HS đọc bài ở sgk - HS thi tìm tiếng vừa học - Dặn HS học lại bài và chuẩn bị bài 15 Toán Tiết 14: Luyện tập Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về - Khái niệm ban đầu về bằng nhau - So sánh các số trong phạm vi 5 ( với việc sử dụng các từ" lớn hơn", " bé hơn" " bằng nhau " và các dấu , = ) II- Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS viết bảng con dấu , = - Điền dấu : 2 3, 3 4 5 3 5 5 - GV nhận xét B. Luyện tập - HS làm vào vở bài tập - Gọi hs nêu yêu cầu từng bài tập - HS làm bài- Gv theo dõi Chấm - chữa bài Bài 1: HS nêu kết quả bài làm theo cột Bài 2: 1 HS lên chữa: 3 > 2 2 < 3 Bài 3: HS lựa chọn để thêm vào một số hình vuông màu xanh, màu trắng sao cho sau khi thêm ta đươc số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng. - Nhận xét giờ học Tự học Luyện tập toán Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - Củng cố khái niệm ban đầu về bằng nhau - So sánh các số trong phạm vi 5 ( Với việc sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn bằng nhau và các dấu , =) II- Hoạt động dạy- học: 1. Ôn bài: HS làm bài ở bảng con Điền dấu , = 3 … 2 4…3 5…5 1… 2 4… 4 3… 3 2. Luyện tập: HS làm bài vào vở ô ly Bài 1: Viết dấu = 2 dòng Bài 2: điền dấu , = 2…3 4…5 4 > … 2…1 4…4 5 > … 2…2 4…3 3 < … Chấm, chữa bài Nhận xét giờ học LuyệnTự nhiên - xã hội Nhận biết các vật xung quanh Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: Giúp HS ôn tâp cách - Nhận biết và mô tả được một số vật xung quanh - Hiểu rõ hơn mắt, mũi, tai, lưỡi, tay ( da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể II- Phương tiện dạy- học: - Một số đồ vật: quả, nước nóng, nước đá… III- Hoạt động dạy- học 1. Bài cũ: - HS nêu các bộ phận trên cơ thể - Tác dụng của chúng 2. Dạy bài mới a. Khởi động: - HS chơi trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh - Gv đưa ra các vật như đã chuẩn bị, HS Quan sát và nói hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn… Của các vật mà em quan sát - HS từng cặp quan sát và nói cho cả lớp nghe Bước2: HS trình bày trước lớp HĐ2: Thảo luận theo nhóm - Hướng dẫn đặt câu hỏi để thảo luận nhóm + nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật? + Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật? + Nhờ đâu bạn biết được vật đó cứng hay mềm? + Nhờ đâu bạn nhận ra tiếng hót của chim? - HS thay nhau hỏi và trả lời - HS xung phong hỏi đáp - Gv lần lượt nêu câu hỏi- Hs thảo luận + Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng? +Điều gì xảy ra nếu tai chúng ta bị điếc? + Điều gì xảy ra nếu lưỡi chúng ta bị mất cảm giác? GV kết luận Nhận xét giờ học Luyện âm nhạc (GV chuyên trách dạy) Thứ 4 ngày 24 tháng 9 năm 2008 Học vần Tiết 31- 32 : t, th I- Mục tiêu: - HS đọc và viết được: t, th, tổ, thỏ - Đọc được câu ứng dụng: Bố thả cá mè, bé thả cá cờ - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ - Bộ thực hành III- Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: HS viết bảng và đọc: d, đ, dê, đò 3 HS đọc câu ứng dụng ở sgk B. Dạy bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Dạy chữ ghi âm a. Nhận diện chữ t: Chữ in, chữ thường - HS cài chữ t - HS so sánh t với đ b. Phát âm và đánh vần - GV phát âm mẫu - HS phát âm - HS ghép tổ - HS xác định t trong tổ - Hướng dẫn đánh vần: tờ- ô- tô- hỏi- tổ - HS đọc : tổ * th ( quy trình tương tự ) chữ th là chữ được ghép từ hai con chữ t và h( t đứng trước h đứng sau) - So sánh t với th c. Đọc từ ngữ ứng dụng - Tìm tiếng chứa âm vừa học - GV giải thích một số từ - HS đọc - Gv theo dõi d. Hướng dẫn viết: - GV viết mẫu- Hướng dẫn quy trình viết HS viết vào bảng con: t, th, tổ, thỏ Nhận xét Tiết 2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc - Luyện đọc lại âm, tiếng, từ học ở tiết 1 - đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh minh hoạ + Tìm tiếng chứa âm vừa học + HS luyện đọc b. Luyện nói: Chủ đề: ổ, tổ - HS đọc tên bài luyện nói: ổ, tổ - HS quan sát tranh - GV gợi ý:+ Con gì có ổ? Con gì có tổ? + Con vật có ô, tổ còn người ta có gì để ở? + Em có nên phá ổ ,tổ của các con vật không? Tại sao? + Chúng ta cần có ý thức bảo vệ chúng không? Vì sao? c. Luyện viết: - HS viết vào vở tập viết - Chấm nhận xét IV- Củng cố - Dặn dò - HS đọc bài ở sgk - Tìm chữ vừa học Toán Tiết 14: Luyện tập chung I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố - Có khái niệm ban đầu về lớn hơn, bé hơn, bằng nhau - So sánh các số trong phạm vi 5( với việc sử dụng các từ" lớn hơn, bé hơn, bằng và các dấu ,=) II- Hoạt động dạy học: HĐ1: Ôn bài cũ 3 HS làm bài điền dấu, = vào chỗ chấm 3…1 5…4 4…5 4…2 3…3 3…2 GV nhận xét HĐ2: Luyện tập - HS làm vào vở bài tập - GV hớng dẫn nêu yêu cầu bài tập - HS tự làm bài rồi chữa Bài 1: Làm cho bằng nhau a. Bằng cách vẽ thêm b. gạch bớt để bằng nhau c. Có thể làm theo hai cách Bài 3: Chuyển thành trò chơi Nối với số thích hợp 2> 3 > 4 > 1 2 3 - Nhận xét giờ học Mĩ thuật ( GV chuyên trách dạy) ** Dạy thể nghiệm chuyên đề K1,2,3 Thứ 5 ngày 25 tháng 9 năm 2008 Học vần Tiết 33-34: Ôn tập Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS luyện đọc các âm vừa học trong tuần i, a, m, n, d, đ, t, th - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng - Nghe hiểu và kể lại 1 số tình tiết quan trọng trong truyện kể: Cò đi lò dò II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ III- Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: HS viết bảng con: t, th, tổ, thỏ 2 HS đọc bài ở sgk Gv nhận xét ghi điểm B. Dạy học bài mới: HĐ1: Ôn tập Trong tuần vừa qua các em được học những âm nào? - HS trả lời, GV viết câu trả lời vào bên góc bảng - Gv treo bảng ôn a. Gv đọc âm và chữ trên bảng ôn - HS đọc b. Ghép chữ từng âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang: mi, ma… - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng vừa ghép c. Luyện đọc kết hợp với dấu thanh - GV giải thích một số từ: Tổ cò, da thỏ, thợ nề d. Tập viết từ ngữ ứng dụng - HS viết bảng con: Tổ cò, lá mạ - GV theo dõi giúp đỡ HS và nêu nhận xét Tiết2 HĐ3: Luyện tập a. Luyện đọc HS nhắc lại bài ôn ở tiết 1 HS lần lượt đọc bảng ôn, từ ứng dụng - Đọc câu ứng dụng: Cò bố mò cá Cò mẹ tha cá về tổ b. Kể chuyện: Cò đi lò dò - HS đọc tên câu chuyện - Gv kể chuyện lần 1 - GV kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ - HS thảo luận nhóm đôi - Thi kể chuyện - Gv theo dõi - Nêu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành giữa cò và anh nông dân c. Luyện viết - HS viết vào vở tập viết - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết .Lưu ý điểm nối và khoảng cách giữa các tiếng Chấm - nhận xét IV- Củng cố: - HS đọc bài ở sgk - Về kể lại cho người khác nghe - Nhận xét gìơ học Toán Tiết 16: Số 6 Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS lĩnh hội được khái niệm ban đầu về số 6 - Biết đọc, đếm, viết số6 và so sánh các số trong phạm vi 6 - Biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của dãy số từ 1 đến 6 II- Phương tiện dạy- học: - Bộ thực hành III- hoạt động dạy- học: HĐ1: Giới thiệu số 6 - GV cùng HS lấy 5 que tính sau đó lấy thêm một que tính nữa - GV: Có tất cả mấy que tính? - HS lấy 5 hình vuông rồi lấy thêm một hình vuông nữa - GV: Có mấy hình vuông? - HS có 6 que tính, có 6 hình vuông + Các đồ vật trên đều có số lượng là mấy? - HS đọc số 6 - Giới thiệu số6 in, 6 viết Số sáu được viết bằng chữ số 6 HS đọc " Sáu" - GV hướng dẫn HS viết số 6 - HS viết bảng con số 6 - GV: Những số nào các con đã được học? - HS: 1, 2, 3, 4, 5, 6 - HS đếm xuôi từ 1 đến 6, đếm ngược từ 6 đến 1 HĐ2: Luyện tập - HS làm vào vở bài tập - HS viết chữ số 6 vào bảng con - HS làm vào bở bài tập - Chấm - chữa bài Củng cố: Tách 6 que tính thành hai phần Thủ công Tiết 4: Xé, dán hìnhvuông, hình tròn Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- mục tiêu: - HS làm quen với kỹ thuật xé dán giấy để tạo hình - Xé được hìmh vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách dán cân đối II- Phương tiện dạy- học: - Bài mẫu - Giấy màu hồ dán III- Hoạt động dạy- học: HĐ1: Hướng dẫn quan sát nhận xét - HS xem bài mẫu - GV đặt câu hỏi: Các em hãy quan sát và phát hiện một số đồ vật xung quanh có dạng hình vuông , hình tròn HĐ2: Hướng dẫn mẫu a. Vẽ, xé hình vuông - GV làm mẫu các thao tác và xé b. Tương tự xé hình tròn - Xé hình vuông rời tờ giấy màu - Lần lợt xé 4 góc theo hình vẽ- Sau đó xé dần dần chỉnh sửa thành hình tròn c. Hướng dẫn dán - Xếp hình cân đối trước khi dán - Dán bằng lớp hồ mỏng đều HĐ3: HS thực hành - GV theo dõi - Chấm đánh giá sản phẩm - Nhận xét giờ học Luyện toán: Bé hơn-Dấu ,Dấu = Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I - Mục tiêu: - Củng cố khái niệm ban đầu về bằng nhau - So sánh các số trong phạm vi 5 ( với việc sử dụng các từ bé hơn, lớn hơn, bằng nhau và các dấu , = ) II- Hoạt động dạy - học: HĐ1: Ôn bài cũ: - HS làm bảng con Điền dấu , = vào chỗ chấm 4…2 3…4 5…5 1….2 4…4 3…3 HĐ2: Luyện tập - HS làm bài vào vở ô ly Bài1. Viết dấu = ,dấu 2 dòng Bài2. Điền dấu , =, số ? 2…3 5…4 3 > … 2 …1 3…3 5 >… 1….1 4…3 4 <… Bài 3. Làm cho bằng nhau ( theo mẫu ) Bài này chuyển thành trò chơi Thi đua giữa các tổ 3 = 3 - GV theo dõi giúp đỡ HS trong khi chơi - GV và tổ trọng tài tổng kết nhóm thắng cuộc - GV nhận xét tiết học. Tự học An toàn và nguy hiểm( Tiết 2) Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS nhận biết những hành động,tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà ở trường và khi đi trên đường. - Nhớ , kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn. - Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, ở trường và đi trên đường Chơi những trò chơi an toàn II- Phương tiện dạy- học: - Tranh minh hoạ III- Hoạt động dạy - học: HĐ1: Giới thiệu tình huóng an roàn và không an toàn - GV cho hs quan sát tranh - Hs thảo luận theo cặp chỉ ra tình huống nào, đồ vật nào nguy hiểm - Một số em lên trình bày ý kiến + Em chơi với búp bê là đúng hay sai? + Chơi búp bê có làm em đau, chảy máu không? + Cầm keó doạ nạy bạn là đúng hay sai? + Có thể gặp nguy hiểm gì? + Em và các bạn có nên cầm kéo doạ nhau không? GV: em cầm kéo cắt thủ công là đúng, nhưng cầm kéo doạ nạt bạm là sai vì có thể gây nguy hiểm cho bạn - GV treo bảng theo 2 cột nhau An toàn Không an toàn ( nguy hiểm ) ( HS nêu tên các tình huống theo hai cột ) Kết luận:Các tình huống nào nên làm và không nên làm HĐ2: Kể chuyện -GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu các bạn trong nhóm kể cho nhau nghe mình đã bị đau như thế nào? - GV gọi một số em lên kể chuyện của mình trước lớp Kết luận: HĐ3:Trò chơi sắm vai - GV hướng dẫn luật chơi HS chơi - Gv theo dõi - GV kết luận: Để đảm bảo an toàn cho bản thân các em cần: + Không chơi các trò chơi nguy hiểm + Không chạy chơi dưới lòng đường + Khi qua ngã ba ngã tư phải quan sát kỹ và giơ tay xin đường Nhận xét giờ học Hoạt động tập thể: Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I. Mục tiêu: - HS làm vệ sinh trong lớp và khu vực xung quanh lớp học. - HS biết giữ vệ sinh chung trong lớp cũng như trong trường. II. Hoạt động dạy -học: HĐ1: - GV tập hợp lớp và phổ biến nội dung tiết học . - Chia lớp làm 3 tổ và do tổ trưởng điều khiển các bạn trong tổ . + Tổ 1. Làm vệ sinh trong lớp ( quét dọn, sắp xếp lại bàn ghế...) + Tổ 2. Nhặt rác khu vực trước sân lớp học. + Tổ 3. Nhặt rác khu vực phía sau lớp học. - GV theo dõi và đốc thúc HS làm việc. HĐ2: Tập hợp lớp và nhận xét , tuyên dương,nhắc nhở đến từng đối tượng HS nổi bật. - Nhận xét tiết hoạt động ngoài trời. Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2008 Tập viết Tiết 3: Lễ, cọ, bờ, hổ Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - Củng cố kỷ năng viết nối các chữ cái, viết các dấu thanh theo đúng quy trình viết, viết liền mạch. - Tập viết đúng tư thế , hợp vệ sinh II- Hoạt động dạy- học: HĐ1: Phân tích cấu tạo giữa các tiếng: Lễ, cọ, bờ, hổ - GV cho HS đọc các tiếng: Lễ, cọ, bờ, hổ - HS phân tích cấu tạo từng tiếng - GV giải nghĩa các từ đó HĐ2: Ôn tập độ cao các con chữ - Gv yêu cầu HS nhắc lại độ cao của các con chữ trong các tiếng - GV nhắc nhở HS nét nối giữa các chữ trong các tiếng HĐ3:Hướng dẫn viết - Giới thiệu chữ mẫu - GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa giảng giải quy trình viết - HS viết vào bảng con - GV uốn nắn ,giúp đỡ HS viết bài - HS viết vào vở - Chấm, nhận xét III- Củng cố ,dặn dò - HS đọc lại các tiếng vừ viết - GV nhận xét ,tuyên dương Tập viết Tiết 4: Mơ, do, ta, thơ Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - Củng cố kỷ năng viết nối các chữ cái, viết các dấu thanh theo đúng quy trình viết, viết liền mạch. - Tập viết đúng tư thế , hợp vệ sinh II- Hoạt động dạy- học: HĐ1: Phân tích cấu tạo giữa các tiếng: Mơ, do, ta, thơ - GV cho HS đọc các tiếng: Mơ, do, ta, thơ - HS phân tích cấu tạo từng tiếng - GV giải nghĩa các từ đó HĐ2: Ôn tập độ cao các con chữ - Gv yêu cầu HS nhắc lại độ cao của các con chữ trong các tiếng - GV nhắc nhở HS nét nối giữa các chữ trong các tiếng HĐ3:Hướng dẫn viết - Giới thiệu chữ mẫu - GV viết mẫu lên bảng vừa viết vừa giảng giải quy trình viết - HS viết vào bảng con - GV uốn nắn ,giúp đỡ HS viết bài - HS viết vào vở - Chấm, nhận xét III- Củng cố ,dặn dò - HS đọc lại các tiếng vừ viết - GV nhận xét ,tuyên dương HĐTT Sinh hoạt lớp Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua, hướng khắc phục trong tuần tới - Kế hoạch tuần 5 II- Hoạt động dạy học: 1. GV nhận xét hoạt động tuần qua + Ưu điểm: - Nề nếp ra vào lớp tốt, HS ngoan - ý thức học tập tốt - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ - Tuyên dương, phê bình + Tồn tại: - Một số em còn nói chuyện riêng trong lớp về nhà còn chưa học bài -- Một số em mặc đồng phục chưa đúng. 2. Kế hoạch tuần 5 - Củng cố nề nếp lớp - ổn định nề nếp dạy và học. - Tiếp tục thu tiền đóng đậu - Trang trí lớp học Tự nhiên- Xã hội Tiết 4: Bảo vệ mắt và tai Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I- Mục tiêu: Giúp HS biết. - Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. - Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh và giữ gìn mắt và tai sạch sẽ. II- Phương tiện dạy- học: Các hình trong bài 4 SGK. III- Hoạt động dạy học: 1- Khởi động: Cả lớp hát "Rửa mặt như mèo" HĐ1: Làm việc với SGK - GV hướng dẫn HS quan sát hình ở trang 10 SGK. + Khi có ánh sáng chiếu vào mắt, bạn trong hình lấy tay che mắt việc làm đó đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn ấy không? - HS trả lời- GV kết luận. HĐ2: Làm việc với SGK - HS quan sát trang 11 SGK. + Hai bạn trong tranh làm gì? Việc làm đó đúng hay sai? + Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho nhau? + Bạn gái trong hình đang làm gì? làm như vậy có tác dụng gì? + Các bạn trong hình đang làm gì ? làm nh vậy đúng hay sai? +Nếu bạn ngồi học gần đấy bạn sẽ nói gì với người nghe nhạc quá to. GV kết luận. HĐ3: Đóng vai: - GV giao nhiệm vụ của các nhóm. - Các nhóm thảo luận về cách ứng xử và cho ra một cách để dóng vai. - HS xung phong nhận vai- hội ý cách trình bày. Các nhóm đóng vai - Lớp nhận xét. Kết luận: GV yêu cầu HS phát biểu xem các em đã được họcđiều gì khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong những tình huống trên. GV nhận xét. Luyện tiếng việt: Ôn : d-đ, t-th Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I. Mục tiêu: - HS đọc được âm , tiếng , từ và câu ứng dụng của bài d,đ,t,th. dê,đò,tổ,thỏ...dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ,...HS viết trong vở ô li. II. Hoạt động dạy -học Hoạt động 1. - GV chỉ SGK cho HS đọc( CN, N, CL) - HS phân tích ,đánh vần và đọc trơn 1 số tiếng theo lệnh: Lá mạ, tổ cò… - GV lưu ý đến cả 3 đối tượng đặc biệt là HS yếu cho các em đánh vần nhiều lần để các em dễ nhớ Hoạt động 2. - HS luyện viết trong bảng con chữ d,đ,t,th... - GV yêu cầu HS nhắc lại độ cao của các con chữ - Viết trong vở ô li : dê,đò, tổ, thỏ,... - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu Hoạt động 3. -GV chấm bài và nhận xét 1 số lỗi phổ biến. Tự học Đạo đức:Ôn gọn gàng, sạch sẽ Người soạn: Phạm Thị Phương- lớp 1A I. Mục tiêu: - HS biết giữ gìn thân thể, quần áo gọn gàng, sạch sẽ,các em cần: chăm tắm gội, đánh răng, cắt móng chân tay...không nghịch bẩn, không đi chân đất. - Cần có thái độ rõ ràng đối với những bạn biết và không biết giữ gìn vệ sinh thân thể gọn gàng, sạch sẽ. II. Hoạt động dạy- học: Hoạt động 1. - CL hát bài : Rửa mặt như mèo. + Chú mèo trong bài hát có sạch sẽ không? + Chuyện gì xảy ra với chú mèo khi chú không sạch sẽ? ( Mèo bị đau mắt) + Vậy đối với mỗi chúng ta để giữ gìn thân thể sạch sẽ cần làm gì? - Thường xuyên tắm gội sạch sẽ, chải đầu, giữ sạch quần áo , tay chân và giầy dép, luôn cắt móng tay chân,... Hoạt động 2. HS đọc câu ghi nhớ: Đầu tóc em chải gọn gàng, Quần áo sạch sẽ trông càng thêm yêu. - Dặn HS thực hiện giữ vệ sinh thân thể gọn gàng , sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docTUAN 4.doc