Giáo án lớp 1 tuần 5 - Trường tiểu học Thạnh Phú 2

Tiếng Việt

u - ư

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc được u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng.

- Viết được u, ư, nụ, thư. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: thủ đô.

 - Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa theo SGK; Mẫu vật thật: bì thư.

- HS: SGK, bảng, bộ đồ dùng tiếng Việt.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 5 - Trường tiểu học Thạnh Phú 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt u - ư Ngày soạn: 10 / 9 / 2013 Tuần: 5 Ngày dạy: 16 / 9 / 2013 Tiết: 37, 38 I/ MỤC TIÊU: - Đọc được u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng. - Viết được u, ư, nụ, thư. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: thủ đô. - Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa theo SGK; Mẫu vật thật: bì thư. - HS: SGK, bảng, bộ đồ dùng tiếng Việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 (35 phút) 1. Khởi động: (1) 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng. - Đọc câu ứng dụng. - Viết bảng con. - Nhận xét. 3. Bài mới: u - ư a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 7 7 10 Ÿ Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm u Mục tiêu: HS nhận diện được âm u. Biết đọc, viết đúng âm, từ và câu ứng dụng. + Cách tiến hành: * Nhận diện âm u: - Đính mẫu: u - đọc mẫu u (Nêu cách phát âm). - Chữ u gồm mấy nét ? - Yêu cầu HS nhận diện âm u trong bộ thực hành. * Phát âm và đánh vần tiếng: - Yêu cầu HS ghép thêm âm n ở trước âm u và dấu ž dưới u. - Cho HS đọc tiếng vừa ghép được và đánh vần. - Phân tích tiếng nụ. - Nhận xét, chỉnh sửa. - Cho xem tranh – giảng tranh – rút ra tiếng nơ - Đọc tiếng nụ. - Đọc tổng hợp: n – nụ – nụ. · Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm ư Mục tiêu: Nhận diện được âm ư. Biết đọc viết đúng âm, tiếng, từ. + Cách tiến hành: (trình tự như âm u) Lưu ý: + Âm ư được tạo bởi mấy nét? + So sánh âm ư với âm u. - GV phát âm: (Nêu cách phát âm). - GV đọc tổng hợp: ư – thư – thư. - GV đọc tổng hợp cả 2 âm. · Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng có âm u, ư mạch lạc, rõ ràng. + Cách tiến hành: - Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: cá thu, đu đủ; thứ tự, cử tạ. - Đọc từ ứng dụng. - GV nhận xét chỉnh sửa phát âm. - Đọc hệ thống toàn bài. · Hoạt động 4: Luyện viết - Viết mẫu (Nêu qui trình viết) - Nhận xét - sửa lỗi. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - HS trả lời. - Cài chữ. - HS cài tiếng nụ. - HS đánh vần: n _ u _ ž _ nụ. - Phân tích. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - HS trả lời. - HS so sánh. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Đọc cá nhân + ban + đồng thanh. - Quan sát. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Quan sát. - Viết bảng con. TIẾT 2 (35 phút) 8 14 8 · Hoạt động 5: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng các tiếng có âm u, ư câu ứng dụng. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc. + Cách tiến hành: Đọc lại bài trên bảng lớp Kết hợp sửa cách phát âm. - Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ. - Đọc câu ứng dụng. Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết Mục tiêu: Viết đúng u, ư, nụ, thư trong vở tập viết. Rèn viết đúng, nhanh, đẹp. + Cách tiến hành: - Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết. - GV theo dõi giúp đỡ. Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. + Cách tiến hành: - Treo tranh gợi ý: Tranh vẽ những hình ảnh gì? (Giáo viên uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu). à Đây là bức tranh chùa một cột ở thủ đô Hà Nội, ở đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. * Giáo dục tư tưởng: Khi đi đến những nơi như vậy các em không được đùa giỡn, gây ôn ào, không bẻ cành, hái hoa để cho phong cảnh ở đây ngày một đẹp hơn. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Quan sát. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập. - Phát biểu qua gợi ý của GV. - Theo dõi. 4/ Củng cố: (4) - Cho HS đọc bài SGK. - Tìm tiếng có âm u – ư. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Về nhà học bài. - Viết bài vào tập. - Xem trước bài: x - ch - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Ngày soạn: 10 / 9 / 2013 Tuần: 5 Ngày dạy: 16 / 9 / 2013 Tiết: 5 TTHCM - Bộ phận I/ MỤC TIÊU: - Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân. HS khá giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Giáo dục HS biết ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. * TTHCM: Cần, kiệm, liêm, chính. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Vở bài tập Đạo Đức. HS: Sách vở, bao bìa dán nhãn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) Hát 2. Kiểm tra: (4) - Tựa bài? - Gọi vài HS đọc lại 2 câu thơ nói về gọn gàng, sạch sẽ. - Nhận xét. 3. Bài mới: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 8 8 9 · Hoạt động 1: Cho HS làm Bài tập 1. Mục tiêu: HS hiểu và biết làm bài tập thực hành trong vở bài tập đạo đức. + Cách tiến hành: - Hãy kể tên 1 số đồ dùng học tập ở trong tranh. - Nhận xét. - Cho HS dùng bút chì màu để tô các đồ dùng học tập có trong tranh. - GV nhận xét - bổ sung. - Ngoài các đồ dùng đã kể trên - các em có bảng, phấn, hộp đựng viết. · Hoạt động 2: Bài tập 2. Mục tiêu: HS giới thiệu về đồ dùng học tập + Cách tiến hành : - Các em ai cũng có đồ dùng học tập em hãy giới thiệu với bạn bên cạnh về đồ dùng học tập của mình. - GV nhận xét và kết luận: Đồ dùng học tập rất cần thiết đối với các em, nó giúp các em thực hiện tốt việc học tập của mình cho nên các em phải biết giữ gìn bảo quản cho tốt để sử dụng lâu dài. * Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cẩn thận bền đẹp chính là thực hiện tiết kiệm theo gương Bác Hồ. · Hoạt động 3: Bài tập 3. Mục tiêu: Biết cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của mình. + Cách tiến hành : - Các em đánh dấu + vào ô những tranh vẽ hành động đúng. - Treo tranh và hỏi: Bạn nhỏ trong tranh 1, 2 đang làm gì? Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là sai? Tranh 3, 4 bạn đang làm gì? Hành động 3, 4 đúng hay sai? Vì sao? Tranh 5, 6 vẽ 2 bạn đang làm gì? Tranh 5 bạn viết như thế nào? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? Hành động của tranh 6 như thế nào? Vì sao? - Trong 6 tranh các em vừa quan sát những tranh nào có hành động đúng nhất? Vì sao? - Những tranh nào vẽ hành động sai? vì sao? - GV nhận xét - bổ sung. Đối với tập, sách thì các em cần giữ gìn như thế nào? Khi học xong em phải cất đồ dùng học tập như thế nào? Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập tốt sẽ giúp em đều gì? - GV mượn sách vở của vài bạn HS giơ lên cho cả lớp xem và hỏi: Bạn giữ sách vở như thế được chưa? - HS quan sát tranh và trả lời. - HS mang phiếu bài tập lên cho cả lớp nhận xét. - Tô tranh. - HS giới thiệu đồ dùng học tập của mình. - Theo dõi. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV. - HS trả lời theo câu hỏi của GV. - HS quan sát và nêu ý kiến. 4. Củng cố: (4) - Tựa bài? - Đối với đồ dùng học tập thì em sẽ làm gì? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Xem lại bài. - Chuẩn bị sách vở sạch sẽ. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- An toàn giao thông TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG Ngày soạn: 10 / 9 / 2013 Tuần: 5 Ngày dạy: 16 / 9 / 2012 Bài: 1 I/ MỤC TIÊU: - HS nhận biết được ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông. - Biết nơi có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. - Biết tác dụng của đèn tín hiệu điều khiển giao thông. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Đèn tín hiệu. - HS: Sách “ Rùa và Thỏ cùng em học An toàn giao thông”. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - Nhận xét. 3. Bài mới: TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ Ÿ Hoạt động 1: Kể chuyện “ Thỏ và Rùa cùng em học An toàn giao thông” Mục tiêu: HS nhận biết được ba màu của đèn tín hiệu điều kiển giao thông. + Cách tiến hành: - Kể câu chuyện theo nội dung. - Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. GV nêu câu hỏi: An nhìn thấy đèn tín hiệu điều khiển giao thông ở đâu? Tín hiệu đèn điều khiển giao thông có mấy màu? Là những màu nào? Mẹ nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì? Chuyện gì xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi? - Cho HS chơi sắm vai. Mỗi nhóm 2 HS. Phân vai theo chuyện; Mẹ - An đối thoại theo nội dung trong sách. - Theo dõi, nhận xét. Chốt ý: Qua câu chuyện giữa Mẹ và An, chúng ta thấy các ngã tư, ngã năm…có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông có 3 màu: đỏ - vàng - xanh. * Khi gặp đèn đỏ, người và xe phải dừng lại. * Đèn xanh: Được phép đi. * Đèn vàng: Báo hiệu sự hay đổi tín hiệu, xe phải dừng lại trước vạch dừng. Ÿ Hoạt động 2: Trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”. Mục tiêu: HS biết được tín hiệu điều khiển giao thông. Biết Sách “ Thỏ và Rùa cùng em học An toàn giao thông”. Biết được tác dụng của từng loại đèn. + Cách tiến hành: - Gọi HS nêu lại ý nghĩa hiệu lệnh của 3 màu đèn. - Phổ biến luật chơi: Khi GV hô chuẩn bị. Khi hô “ Đèn đỏ” Lưu ý: Có thể hô không theo thứ tự các màu đèn và nhanh dần. Ai làm sai sẽ bị mời ra sau đó nhảy lò cò về chỗ. Kết luận: Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông. - Cả lớp lắng nghe – kể lại câu chuyện. - Trả lời heo từng nội dung câu hỏi. - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp lắng nghe. - 5 – 6 HS. - Đưa 2 tay vòng trước ngực như đang chuẩn bị tham gia Giao thong. - Tất cả phải dừng lại như khi gặp đèn đỏ, các phương tiện và người phải dừng lại. - Theo dõi. 4/ Củng cố: (4) - Hỏi tựa bài. - Đèn tín hiệu điều khiển giao thông có mấy màu? - Đó là những màu nào? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Khi đi đường các em nên đi đúng theo đèn tín hiệu giao thông đã được học. - Chuẩn bị: Tranh, sách “ Thỏ và Rùa cùng em học An toàn giao thông” để học bài sau. - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiếng Việt x – ch Ngày soạn: 10 / 9 / 2013 Tuần: 5 Ngày dạy: 17 / 9 / 2013 Tiết: 39, 40 I/ MỤC TIÊU: - Đọc được x – ch - xe – chó; từ và câu ứng dụng. - Viết được x – ch - xe – chó. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề xe bò, xe lu, xe ô tô. - Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa, SGK, Bộ thực hành, mẫu chữ. - HS: SGK, Bộ thực hành, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 (35 phút) 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng. - Đọc câu ứng dụng. - Viết bảng con. - Nhận xét. 3. Bài mới: x - ch a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 7 7 10 Ÿ Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm x Mục tiêu: HS nhận diện được âm x. Biết đọc, viết đúng âm, từ và câu ứng dụng. + Cách tiến hành: * Nhận diện âm x: - Đính mẫu: x - đọc mẫu x (Nêu cách phát âm). - Chữ x gồm mấy nét ? - Yêu cầu HS nhận diện âm x trong bộ thực hành. * Phát âm và đánh vần tiếng: - Yêu cầu HS ghép thêm âm e ở sau âm x và đọc tiếng vừa ghép được. - Cho HS đánh vần. - Phân tích tiếng xe. - Nhận xét, chỉnh sửa. - Cho xem tranh – giảng tranh – rút ra tiếng nơ - Đọc tiếng xe. · Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm ch Mục tiêu: Nhận diện được âm ch. Biết đọc viết đúng âm, tiếng, từ. + Cách tiến hành: (trình tự như âm x) Lưu ý: Cấu tạo âm ch là hai con chữ c và h Phát âm ch: Phát âm lưỡi trước chạm nhẹ rồi bật nhẹ. - So sánh âm ch với âm th giống ? Khác? - GV đọc tổng hợp: ch – chó – chó. - GV đọc tổng hợp cả 2 âm. · Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc được tiếng từ ứng dụng có âm x, ch mạch lạc, rõ ràng. + Cách tiến hành: - Cho xem tranh– giảng tranh -rút ra từ ứng dụng thợ xẻ, xa xa; chì đỏ, chả cá. - Đọc từ ứng dụng. - GV nhận xét chỉnh sửa phát âm. - Đọc hệ thống toàn bài. Ÿ Hoạt động 4: Luyện Viết - Viết mẫu (nêu qui trình viết). - Nhận xét - sửa lỗi. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - HS trả lời. - Cài chữ. - HS ghép và đọc tiếng xe. - HS đánh vần: x _ e _ xe. - Phân tích. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - HS so sánh. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Đọc cá nhân + ban + đồng thanh. - Quan sát. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Đọc cá nhân + ban + đồng thanh. - Quan sát. - Viết bảng con. TIẾT 2 (35 phút) 8 14 8 · Hoạt động 5: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc đúng các tiếng có âm x, ch câu ứng dụng. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc. + Cách tiến hành: Đọc lại bài trên bảng lớp. Kết hợp sửa cách phát âm. - Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã. - Đọc câu ứng dụng. Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết Mục tiêu: Viết đúng x, ch, xe chó trong vở tập viết. Rèn viết đúng, nhanh, đẹp. + Cách tiến hành: - Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết. - GV theo dõi giúp đỡ. Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. + Cách tiến hành: - Treo tranh gợi ý: Trong tranh em thấy những gì? (Giáo viên uốn năn và hướng dẫn các em nói thành câu) à Nhận xét – bổ sung. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - Quan sát. - Đọc cá nhân + đồng thanh. - HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập. - Phát biểu qua gợi ý của GV. 4/ Củng cố: (4) - Cho HS đọc bài SGK. - Tìm tiếng có âm x – ch. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) - Về nhà học bài. - Viết bài vào tập. - Xem trước bài: s - r - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán SỐ 7 Ngày soạn: 10 / 9 / 2013 Tuần: 5 Ngày dạy: 17 / 9 / 2013 Tiết: 17 I/ MỤC TIÊU: - Biết 6 thêm 1 được 7, viết được số 7, đọc đếm được từ 1 đến 7. - Biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. - Giáo dục HS tính chính xác, yêu thích học môn Toán qua các hoạt động học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK – Tranh minh hoạ/SGK – Mẫu vật – Bộ thực hành. - HS: SGK – Vở bài tập – Bộ thực hành. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Đếm số từ 1 à 6 và 6 à 1. - Số 6 liền sau số nào ? - Những số nào bé hơn 6 ? - Viết bảng số 6. - Nhận xét. 3. Bài mới: SỐ 7 a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 5 6 8 · Hoạt động 1: Lập số Mục tiêu: Giới thiệu khái niệm về số 7, HS nhận biết các mẫu vật có số lượng là 7. + Cách tiến hành: - Giáo viên treo tranh/SGK và hỏi ? Trên bảng cô có mấy bông hoa? Cô gắn thêm mấy bông hoa nữa? Có 6 bông hoa gắn thêm 1 bông hoa. Hỏi cô có mấy bông hoa? - Yêu cầu HS: Xếp lên bàn 6 tam giác màu đỏ và 1 tam giác màu vàng - đếm. Vậy có tất cả mấy tam giác ? Đếm và đặt trên bàn 7 que tính . à Bông hoa, hột nút, que tính đều có số lượng là bao nhiêu ? · Hoạt động 2: Giới thiệu số 7 và viết số 7. Mục tiêu: Nhận biết số 7 và biết viết số 7. + Cách tiến hành: - GV gắn trên bảng số 7 in, 7 viết. - Để ghi lại các vật có số lượng là 7 ta dùng số 7. - Giới thiệu số 7 in và số 7 viết. * Hướng dẫn viết số 7: - Viết mẫu. - Số 7 viết gồm có mấy nét ? - Nêu cách viết. · Hoạt động 3: Thứ tự số 7. Mục tiêu: Nắm được thứ tự dãy số. Biết số liền trước, số liền sau. So sánh các số trong phạm vi từ 1 à 7. + Cách tiến hành: - Các em hãy lấy 7 que tính đếm từ 1 à 7. Các em vừa đếm theo thứ tự nào ? Đếm ngược từ 7 à 1? Các em vừa đếm theo thứ tự nào ? è Các em vừa đếm các số theo thứ tự đã học trong phạm vi mấy ? - Xếp các số từ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 theo thứ tự. è Trên bàn các em vừa sắp xếp tất cả mấy chữ số ? - Số 7 liền sau số nào ? - Số nào liền trước số 7? - Những số nào đứng trước số 7. - Các số1, 2, 3, 4, 5, 6 so sánh với số 7 thì thế nào ? - Nhận xét – bổ sung. · Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu: Viết được số, nêu cấu tạo số, nắm thứ tự dãy số và so sánh số. + Cách tiến hành: Bài 1: Yêu cầu gì? Bài 2: Yêu cầu ta làm gì ? à Nhận xét và hỏi? - Nhìn vào hình em hãy nêu cấu tạo số 7 gồm mấy với mấy ? Bài 3: Nêu yêu cầu. - Nhận xét – sửa bài Bài 4: Đọc yêu cầu. - Nhận xét – sửa bài. - Quan sát và trả lời theo câu hỏi của GV. - Theo dõi. - Viết bảng con. - HS đếm. - HS trả lời. - Xếp các số trong bộ thực hành. - HS trả lời. - Nêu yêu cầu. - Viết bảng con. - Nêu yêu cầu. - HS nêu. - Nêu yêu cầu. - Thực hiện vở bài tập. - Nêu yêu cầu. - Thực hiện vở bài tập. 4. Củng cố : (4) - Tựa? - Đếm từ 1à7 và từ 7 à 1. - Số 7 liền sau số nào ? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) Về nhà xem lại các bài tập. - Chuẩn bị: Số 8 - Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán SỐ 8 Ngày soạn: 10 / 9 / 2013 Tuần: 5 Ngày dạy: 17 / 9 / 2013 Tiết: 18 I/ MỤC TIÊU : - Biết 7 thêm 1 được 8, viết được số 8, đọc, đếm được từ 1 đến 8. - Biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. - Giáo dục HS tính chính xác, yêu thích học môn Toán qua các hoạt động học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK – Tranh minh hoạ/SGK – Mẫu vật – Bộ thực hành. - HS: SGK – Vở bài tập – Bộ thực hành. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1) - Hát vui 2. Kiểm tra: (4) Hỏi tựa ? Cho HS viết số 7. - Số 7 liền sau số nào ? - Trong dãy số từ 1 - 7 số nào là số lớn nhất ? - Nhận xét. 3. Bài mới: SỐ 8 a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 5 6 8 · Hoạt động 1: Lập số Mục tiêu: Giới thiệu khái niệm về số 8, HS nhận biết các mẫu vật có số lượng là 8. + Cách tiến hành: - Giáo viên treo tranh/SGK và hỏi: Trên bảng có mấy quả cam ? Cô gắn thêm mấy quả cam nữa? Có 7 quả cam gắn thêm 1 quả cam, hỏi cô có mấy quả cam ? - Yêu cầu HS: Xếp lên bàn 7 hình tròn màu đỏ và1 hình tròn màu xanh - đếm. Vậy có tất cả mấy hình tròn ? Đếm và đặt trên bàn 8 que tính. à Quả cam, hình tròn, que tính đều có số lượng là bao nhiêu ? - Các em đã nhận biết mẫu vật có số lượng là 8. · Hoạt động 2: Giới thiệu số 8 và viết số 8. Mục tiêu: Nhận biết số 8 và biết viết số 8. + Cách tiến hành: - GV gắn trên bảng số 8 in, 8 viết. - Để ghi lại các vật có số lượng là 8 ta dùng số 8 . - Giới thiệu số 8 in và số 8 viết. * Hướng dẫn viết số 8: - Viết mẫu. - Số 8 viết gồm có mấy nét ? - Nêu cách viết. · Hoạt động 3: Thứ tự số 8. Mục tiêu: Nắm được thứ tự dãy số. Biết số liền trước, số liền sau. So sánh các số trong phạm vi từ 1 à 8. + Cách tiến hành: - Các em hãy lấy 8 que tính - đếm từ 1 à 8. Các em vừa đếm theo thứ tự nào ? Đếm ngược từ 8 à1 ? Các em vừa đếm theo thứ tự nào ? Đếm xuôi từ 1à 8, đếm ngược 8 à1. è Các em vừa đếm các số theo thứ tự đã học trong phạm vi mấy ? - Xếp các số từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 theo thứ tự. - Các em vừa sắp xếp tất cả mấy chữ số ? - Số 8 liền sau số nào? - Số nào liền trước số 8? - Những số nào đứng trước số 8. - Các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 so sánh với số 8 thì thế nào? à Các em đã nắm chắc được thứ tự dãy số và so sánh các số từ 1 à 8. · Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết số nêu cấu tạo số, nắm thứ tự dãy số và so sánh số. + Cách tiến hành: Bài 1: Thực hiện viết 1 hàng số 8 ? Bài 2: Yêu cầu ta làm gì ? - Nhìn vào hình em hãy nêu cấu tạo số 8 gồm mấy với mấy? - Nhận xét – sửa bài. Bài 3: Đếm và điền số . Bài 4: Điền dấu =. - Nhận xét – sửa bài. - Quan sát và trả lời theo câu hỏi của GV. - Theo dõi. - Viết bảng con. - HS đếm. - HS trả lời. - Xếp các số trong bộ thực hành. - HS trả lời. - Viết số 8 vào vở bài tập. - Nêu yêu cầu. - Thực hiện vở bài tập và nêu cấu tạo số. - Thực hiện vở bài tập. - Làm bảng con. 4. Củng cố : (4) - Hỏi tựa? - Đếm từ 1 - 8 và từ 8 – 1. - Số 8 liền sau số nào ? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1) Về nhà xem lại các bài tập. - Chuẩn bị: Số 9 Nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiếng Việt s - r Ngày soạn: 10 / 9 / 2013 Tuần: 5 Ngày dạy: 18 / 9 / 2013 Tiết: 41, 42 I/ MỤC TIÊU: - Đọc được s, r, sẻ, rễ; từ và câu ứng dụng. - Viết được s, r, sẻ, rễ. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề rổ, rá. - Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa, SGK, Bộ thực hành, mẫu chữ. - HS: Bộ thực hành, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 (35 phút) 1. Khởi động: (1) 2. Kiểm tra: (4) - Tựa ? - Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng. - Đọc câu ứng dụng. - Viết bảng con. - Nhận xét. 3. Bài mới: s - r a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài. b/ Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 7 7 10 HOẠT ĐỘNG 1 : Dạy chữ ghi âm s Mục tiêu: HS nhận diện được âm s. Biết đọc, viết đúng âm, từ và câu ứng dụng. + Cách tiến hành: * Nhận diện âm s: - Đính mẫu: s - đọc mẫu s (Nêu cách phát âm). - Chữ s gồm mấy nét ? - Yêu cầu HS nhận diện âm s trong bộ thực hành. * Phát âm và đánh vần tiếng: - Yêu cầu HS ghép thêm âm e và dấu ? trên e ở sau âm s. - Cho HS đọc tiếng vừa ghép và đánh vần. - Phân tích tiếng sẻ. - Nhận xét, chỉnh sửa. - Cho xem tranh – giảng tranh – rút ra tiếng sẻ - Đọc tiếng sẻ. - Đọc tổng hợp: s – sẻ – sẻ. · Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm r Mục tiêu: Nhận diện được âm r. Biết đọc viết đúng âm, tiếng, từ. + Cách tiến hành: (trình tự như âm s) Lưu ý : + Âm r được tạo bởi mấy nét ? - GV phát âm. (Nêu cách phát âm) - GV đọc tổng hợp: r – rễ - rễ. - GV đọc tổng hợp cả 2 âm. · Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng Mục tiêu: HS đọc được tiếng từ ứng dụng có âm s, r mạch lạc, rõ ràng. + Cách tiến hành: - Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: su su, chữ số, rổ rá, cá rô. - Đọc từ ứng dụng - GV nhận xét chỉnh sửa phát âm. - Đọc hệ thống toàn bài. Ÿ Hoạt động 4: Luyện Viết - Viết mẫu (Nêu qui trình viết) - N

File đính kèm:

  • docT5.doc
  • docbia T5.doc
  • dockh5.doc
Giáo án liên quan