Giáo án lớp 1 tuần 7 - Trường Tiểu học Hải Thượng

Học vần

ÔN TẬP

I - Mục đích – yêu cầu:

 - Đọc, viết 1 cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: p,ph, nh, ng, ngh, q, qu, g, gh, y, tr.

 - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.

 - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh: Truyện kể “Tre ngà”

II - Đồ dùng dạy – học:

 - Kẻ sẵn bảng ôn .

 - Tranh minh họa SGK .

III -Các hoạt động dạy – học:

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - HS đọc từ: tre ngà ,y tế, chú ý, nhà trẻ .

 - HS đọc câu ứng dụng.

 - Viết bảng con: chú ý, cá trê, pha trà.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 7 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 29 thaùng 9 naêm 2008 Học vần ÔN TẬP I - Mục đích – yêu cầu: - Đọc, viết 1 cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: p,ph, nh, ng, ngh, q, qu, g, gh, y, tr. - Đọc đúng các từ, câu ứng dụng. - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh: Truyện kể “Tre ngà” II - Đồ dùng dạy – học: - Kẻ sẵn bảng ôn . - Tranh minh họa SGK . III -Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc từ: tre ngà ,y tế, chú ý, nhà trẻ . - HS đọc câu ứng dụng. - Viết bảng con: chú ý, cá trê, pha trà. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1.Giới thiệu bài : - Tuần qua em đã được học âm và chữ gì ? - HS trả lời . GV ghi lên bảng. - Giới thiệu bảng ôn . 2.2. Ôn tập : a) Các chữ và âm vừa học : - GV đọc – HS chỉ chữ . - GV chỉ - HS đọc . - Lớp đồng thanh 1 lần . b) Ghép chữ thành tiếng : - GV : Cột dọc, cột ngang ghi các chữ vừa học . - Ghép âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang. - GV làm mẫu : pho - HS ghép , đọc . Lớp đồng thanh 1 lần - Bảng 2:+ Bảng 2 ghi những gì ? - GV :Hãy ghép các từ ở cột dọc với các dấu thanh ở hàng ngang . - HS đọc c) Đọc từ ứng dụng: - HS đọc : cá nhân , nhóm , lớp . d) Viết : GV viết mẫu , nhắc lại cách viết nối : tr với e ; gi với a . - HS viết bảng con : tre ngà , quả nho . - HS đọc toàn bộ bảng Tiết 2 2.3.Luyện tập : a) Đọc: - HS ghép các tiếng: phô , nghe , giã , quê . - Đọc các từ vừa ghép . - 5 HS đọc lại bảng ôn: HS đọc cá nhân , đồng thanh. - Đọc câu ứng dụng: HS quan sát tranhSGK thảo luận : Tranh vẽ gì ? - GV giải thích câu ứng dụng : Nghề xẻ gỗ: người ta xẻ cây gỗ to ra thành những tấm, lát gỗ mỏng để đóng bàn ghế . Nghề giã giò :giã cho thịt nhỏ ra để làm giò . b) Viết: HS viết vở TV. c)Kể chuyện: Tre ngà - GV kể theo tranhSGK . - Chia lớp 6 nhóm . Mỗi nhóm quan sát thảo luận 1 tranh: T1:Một em bé lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói , cười T2:Có người rao nhà vua cần người giết giặc . T3:Chú nhận lời và lớn nhanh như thổi . T4:Đủ nón , gậy , ngựa sắt chú đánh cho giặc chạy tan tác. T5:Gậy sắt gãy , chú nhổ bụi tre làm gậy và tiếp tục chiến đấu . T6:Dẹp xong giặc chú bay về trời . 3. Củng cố - dặn dò : - HS đọc lại bảng ôn. - HS đọc từ , câu ứng dụng SGK. -Dặn đọc bài ở nhà . Xem trước bài sau . SINH HOẠT LỚP I - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua : * Nề nếp: - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, tự quản 10 phút đầu giờ tốt. - Vệ sinh trong và ngoài lớp cũng như vệ sinh thân thể sạch sẽ. - Đồng phục đúng quy định, đi dép quay hậu. * Học tập: - Nhìn chung có học bài và viết bài - Có ý thức học tập, 1 số em hăng say phát biểu xây dựng bài. Đọc to rõ ràng. - Nhưng bên cạnh đó, có 1 số em chữ viết còn xấu, bẩn. II - Kế hoạch: - Tiếp tục duy trì nề nếp. - Đồng phục đúng quy định. - Vệ sinh sạch sẽ: Lớp, cá nhân. - Học bài ở nhà tốt hơn. - Hoàn thành các khoản thu nộp. Chiều Toán ÔN: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 I-Mục tiêu: -Củng cố , rèn luyện cách đọc, viết số trong phạm vi 10. -HS nắm vị trí số, so sánh số, cấu tạo số. II- Các hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức cũ: -HS đọc lại dãy số từ 0 đến 10, đếm xuôi, ngược. -Trò chơi: Có 9 que tính. Hãy chia thành 2 nhóm. Hỏi có bao nhiêu cách chia? - HS thực hành theo nhóm. GV nhận xét. 2.Thực hành vở bài tập Toán: - GV HD HS làm bài. - Thu bài chấm chữa. 3.Nâng cao: HS làm bài nhóm 4 em. - Nối mỗi số với số liền sau của số đó, theo mẫu. 3 4 5 6 4 5 6 7 - Nối ô trống với số thích hợp. 7 6 1 0 7 8 9 10 > 9 < 4. Dặn dò: - Về nhà đọc lại các số trong phạm vi 10. - Nhận xét giờ học . Tiếng việt ÔN LUYỆN I - Mục đích – yêu cầu : - Đọc , viết thành thạo các từ , tiếng câu ứng dụng . - HS dựa vào tranh SGK kể những chi tiết chính xác của câu chuyện. II -Đồ dùng dạy - học : - Tranh minh họa truyện kể SGK . III -Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 1. Đọc SGK: Nhóm, cá nhân, phân tích tiếng: nhà, quả, tre, nghỉ 2. Luyện viết bảng con: nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩ 3. Thực hành vở BT tiếng việt * Nối: HS đọc tiếng: Nối tạo từ thích hợp: * Điền tiếng: Nhà ga, lá tre, quả mơ * Viết: HS viết vào vở BT: Nhà ga, ý nghĩ - Thu vở chấm chữa 4. Chơi trò chơi: Tìm tiếng mới B1: GV giới thiệu âm: G, gh, ng, ngh, ghi bảng. HS phát âm B2: HS viết bảng: Thêm chữ cái hoặc dấu thanh tạo thành tiếng mới B3: Dùng bài viết của mình đọc đánh vần, phân tích, đọc trơn 5. HS viết vở ô ly: Tre già, quả nho - Thu vở chấm - Nhận xét giờ học Tiết 2 1.Viết chính tả: - GV đọc HS viết: nghỉ hè cả nhà nga và dì hà đi nghỉ ở sa pa. - Thu bài chấm chữa. 2. Kể chuyện: Bàn chân ông nội. GV nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Nhận xét giờ học. Thöù ba ngaøy 30 thaùng 9 naêm 2008 Học vần ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM I-Mục đích – yêu cầu : -Đọc , viết thành thạo âm và chữ cái đã học . -Đọc trơn từ , câu ứng dụng . - Viết chữ đúng quy trình , đẹp viết được từ ứng dụng. II- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới : Tiết 1 a) Đọc âm và chữ ở bảng lớp : Đọc từ và câu ứng dụng. b) Viết bảng con: nh , th , kh , ph , qu , ng , ngh , g , gh , nho khô , quả na , phở bò , nghé ọ , ghế gỗ. c) Trò chơi : Tìm tiếng mới - GV giới thiệu âm: l , h, ngh , qu , ph . - Yêu cầu HS thêm nguyên âm và dấu thanh để tạo tiếng mới , từ mới . - HS dùng bài viết của mình đọc và phân tích . Tiết 2 d) HS đọc bất kì 1 bài trong SGK : - Yêu cầu HS đọc và phân tích 1 số tiếng . - Khuyến khích HS đọc trơn. - Cả lớp theo dõi, nhận xét , GV nhận xét ghi điểm . e) GV đọc - HS viết vở ô li : quả nho , ghế gỗ , nghé ọ , phì phò , y sỉ , giỏ cá , nghỉ hè , bí đỏ pha trà , lá tre . - Thu vở chấm chữa . g) Nhận xét giờ học : - Dặn đọc bài ở nhà . Xem trước bài sau. Toán KIỂM TRA I-Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập của HS về : -Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số từ 0 đến 10. -Nhận biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10. - Nhận biết hình vuông , hình tròn , hình tam giác . II- Đề: 1. Số ? 2.Số ? 3 2 4 3 5 3. Viết số: 5, 1, 8, 4, 2 theo thứ tự: a. Bé đến lớn: b. lớn đến bé: 4. Số? Có…..hình vuông Có…..hình tam giác III. Đánh giá: B1: (2 điểm) Viết đúng số ở mỗi ô trống 0.5 điểm B2: (3 điểm) Viết đúng số ở mỗi ô trống 0.5 điểm B3: (3 điểm) a.1,5điểm b. 1,5 điểm B4: (2 điểm) HS điềm đúng hai hình vuông: 1 điểm; 5 hình tam giác: 1 điểm, 4 hình tam giác: 0.5điểm Thöù tö ngaøy 01 thaùng 10 naêm 2008 Học vần CHỮ THƯỜNG - CHỮ HOA I - Mục đích – yêu cầu: - Biết được chữ in hoa và bước đầu làm quen với chữ viết hoa. - Nhận ra và đọc đứng các chữ in hoa trong câu ứng dụng: B, K, S, P, V - Đọc đúng câu ứng dụng: Bố cho bé và chị Kha đi nghĩ ở Sa Pa - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ba Vì II - Đồ dùng dạy và học: - Bảng chữ cái in hoa - Bảng chữ cái thường – chữ hoa ( T 58 ) III - Các HĐ dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 em lên bảng viết: nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩ. - Gọi vài em lên đọc câu ứng dụng: Quê bé Hà có ghề xẻ gỗ Phố bé Nga có nghề giã giò 2. Dạy bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: GV ghi đề 2.2. Nhận diện chữ hoa: + Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường, nhưng kích thước lớn hơn? ( C, E, Ê, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T, U, Ư, V, X, Y ) + Hãy nêu các chữ in hoa còn lại không giống chữ in thường? HS: A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R - HS đọc chữ in hoa – gt chữ viết hoa - HS nhận diện và phát âm - HS viết bảng con chữ in hoa: C, I, K, L Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Đọc: - GV cho HS đọc lại các chữ hoa - Treo tranh, câu ứng dụng, yêu cầu HS quan sát và miêu tả tranh - HS: Tranh vẽ cảnh thiên nhiên ở Sa Pa và vẽ 2 chị em Kha - Đọc câu ứng dụng: ĐT, cá nhân, tìm chữ in hoa: Bố, Kha, Sa Pa - GV giới thiệu từ: Bố đứng đầu câu, Kha, Sa Pa: Tên riêng + Vậy những từ như thế nào thì phải viết hoa? - HS: Những chữ đầu câu, tên riêng thì phải viết hoa. - Gv đọc – HS đọc, giải thích b) Nối: - Treo tranh minh họa phần luyện nói – HS quan sát - HS đọc bài luyện nói: Ba Vì - Giới thiệu: Núi Ba Vì: Huyện Ba Vì, Hà Tây… - Yêu cầu HS nhìn tranh nói theo tranh 3. Củng cố - dặn dò: - Trò chơi: Ghi nhớ chữ cái in hoa: cb: 2 bộ chữ in hoa, 2 đội chơi - Nhận xét giờ học. Xem trước bài sau 29. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3 I - Mục tiêu: - Có khái niện ban đầu về phép cộng. - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3. - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3. II - Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng toán 1 - 3 bông hoa, 3 que tính, 3 con bướm. III - Các HĐ dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đếm 0 – 10 - 2 HS thực hiện 2…..5 6…..0 9…..10 0…..1 7…..9 2…..3 - HS trả lời: Số 9 liền sau số nào? Số nào liền sau số 9 ? Số 1 liền sau số nào ? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: viết đề lên bảng b) Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3 B1: Hướng dẫn HS phép cộng: 1 + 1 = 2 - Có 1 bông hoa, thêm một bông hoa nữa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa ? - 2 HS nhắc lại đề toán - HSTL: Có 1 bông hoa thêm 1 bông hoa được 2 bông hoa. Vài HS nhắc lại - GV: Một thêm một là 2. Để thực hiện điều đó người ta dùng phép tính sau: 1 + 1 = 2 ( GV viết bảng ) - HS nhắc lại: 1 + 1 = 2 B2: Hướng dẫn phép cộng: 2 + 1 = 3 - Gv dùng mô hình con bướm ( tương tự như trên ) - HS đọc 2 + 1 = 3 B3: Hướng dẫn phép cộng 1 + 2 = 3 - GV đặt câu hỏi: 1 + 2 bằng mấy ? ( 3 ) - Gọi 1 HS lên bảng viết phép tính: 1 + 2 = 3. HS nhắc lại. B4: Hướng dẫn HS học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 - GV: 1 + 2 = 3 là phép cộng, 1 + 1 = 2 là phép cộng, 2 + 1 = 3 là phép cộng - Hướng dẫn HS ghi nhớ phép cộng + 1 cộng 1 bằng mấy ? + 2 cộng 1 bằng mấy ? + 1 cộng 2 bằng mấy ? - Thi HTL bảng cộng B5: Gv cho HS quan sát 2 hình vẽ cuối cùng nêu 2 bài toán. Có 2 chấm tròn. Thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ? Có 1 chấm tròn. Thêm 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ? - HS nêu 2 phương trình tương ứng: 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 - Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính ? - Vị trí của các số trong phép tính có giống hay khác nhau ? - GV nêu: Vị trí của các số trong 2 pt bằng nhau, nhưng kết quả bằng nhau Vậy: 2 + 1 = 1 + 2 3. Luyện tập: Bài 1: - HS nêu yêu cầu: tính - GV hướng dẫn HS cách làm - HS làm bài – chữa bài – 2 HS đọc kết quả Bài 2: - HS nêu yêu cầu ( tính ) - HS làm bài – 3 HS lên bảng làm: Bài 3: Nêu yêu cầu - GV cho đại diện 2 đội lên thi tài 1 + 2 = 1 + 1 = 2 + 1 = 4. Củng cố - dặn dò: - HS thi đua nhắc lại bảng cộng - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 02 thtùng 10 naêm 2008 Học vần IA I-Mục đích – yêu cầu: Sau bài học HS có thể : - Hiểu được cấu tạo vần ia. - Đọc và viết được : ia , lá tía tô . - Nhận ra vần ia trong các tiếng , từ khóa ,đọc dược tiếng từ khóa . II- Đồ dùng dạy học : - SGK bộ đồ dùng . - Tranh minh họa SGK . III- Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: m, n, u , ư, i , a. - HS đọc câu ứng dụng 2. Bài mới : Tiết 1 2.1.Giới thiệu bài: Học vần ia - HS đọc theo GV ia. 2.2.Dạy vần : a) Nhận diện chữ : - Vần ia tạo bởi âm i và âm a: HS ghép vần ia. So sánh vần ia và âm i HS phát âm . - GV viết bảng. b) Đánh vần : - GV chỉ bảng HS phát âm vần in, đánh vần: i – a – ia - Thêm âm t vào trước ia và dấu sắc trên đầu âm i để có tiếng mới ? - HS ghép: tía - GV nhận xét, ghi bảng: tía - Phân tích tiếng tía ( t ghép vần ia: t đứng trước ia đứng sau, dấu sắc trên đầu con chữ i ) - HS đánh vần: tờ – ia – tia – sắc – tía: cá nhân, nhóm, lớp. - GV cho HS quan sát lá tía tô: Tranh vẽ gì? - HS: lá tía tô - GV rút từ, ghi bảng – HS đọc đánh vần, trơn c) Viết: - GV viết mẫu , nêu quy trình , viết i nối với a. - HS viết không trung , viết bảng con. d) Đọc từ ứng dụng : - Gọi 3 HS đọc, gạch chân tiếng mới . - GV giải thích : tờ bìa: HS quan sát vỉa hè : nơi dành cho người đi bộ trên hè phố . tỉa lá : ngắt, hái lá bớt trên cây. - GV đọc mẫu , HS luyện đọc : cá nhân, nhóm, lớp. Tiết 2 2.3.Luyện tập : a) Luyện đọc: - HS đọc: ia – tía , lá tía tô. - Đọc từ ngữ ứng dụng - Đọc câu ứng dụng: HS quan sát tranh minh họa. + T ranh vẽ gì? Em có nhận xét gì về bức tranh ? - Đọc câu ứng dụng: cá nhân , nhóm , lớp +Khi đọc gặp dấu phẩy ta phải chú ý điều gì ? - GV đọc mẫu , 2 em đọc lại . b) Luyện viết : khi viết vần ia , tía phải lưu ý điều gì?( Nối I với a , t với ia ,dấu sắc trên i - HS viết vở tập viết c )Luyện nói : - HS đọc tên bài luyện nói : Chia quà + Tranh vẽ gì? + Ai đang chia quà cho các bạn trong tranh? + Bà chia những quà gì? + Các bạn trong tranh vui hay buồn? + Em thường được ai cho quà nhiều nhất? + Khi được chia quà em có thích không ?Em nói gì khi đó ? + Em thường để dành quà cho ai trong gia đình? 3.Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng HS đọc theo. - Tìm vần vừa học trong đoạn văn, sách báo. - Dặn đọc bài ở nhà .Xem trước bài sau. Toán LUYỆN TẬP I - Mục tiêu: Giúp HS: - Giúp HS cũng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 - Tập biêu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng II - Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ BT4, 5. Bảng phụ - Đồ dùng toán 1 III - Các HĐ dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ : HS nêu phép cộng trong phạm vi 3 . 2.Dạy bài mới : a) Giới thiệu bài: GV chép đề lên bảng b) HS thực hành SGK: Bài 1: HS nêu yêu cầu , hướng dẫn HS nhìn tranh vẽ viết 2 phép tính. Bài 2: HS nêu yêu cầu . Nêu cách làm , 3 em lên bảng làm . 1 1 2 + + + 2 1 1 - Cả lớp theo dõi nhận xét. Bài 3: Nêu yêu cầu , cách làm - Làm bài vào vở . Đổi vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 4: HS nêu cách làm . + Một bông hoa và 1 bông hoa là mấy bông hoa ? Viết kết quả vào sau tấm bìa . HS nêu kết quả . Bài 5: HS quan sát và nêu phép tính . - Lan có 1 quả bóng Việt có 2 quả bóng . Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ? - HS đọc : 1 + 2 = 3 3. Củng cố dặn dò: - Chơi trò chơi: chia lớp làm 2 đội Đội 1: Cầm các tấm bìa có ghi phép tính : 1 + 1 , 2 + 1 , 1 + 2 Đội 2: Cầm tấm bìa có ghi kết quả phép tính : 2 , 3 . Đội 1 giơ phép tính thì đội 2 giơ kết quả và ngược lại . - Nhận xét trò chơi . - Về nhà học thuộc bảng cộng . chiều Toán ÔN : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3 I-Mục tiêu: -Củng cố , rèn luyện các phép cộng trong phạm vi 3. -HS tính thành thạo các phép tính trong phạm vi 3 . II- Các hoạt động dạy học: Tiết 1 1. Ôn kiến thức cũ: -HS đọc lại các phép cộng trong phạm vi 3. -GV giúp HS nhớ các phép tính : 1 cộng 1 bằng mấy ? 2 cộng 1 bằng mấy ? 1 cộng 2 bằng mấy ? - HS so sánh : 1 + 2 và 2 + 1 -Thi đua học thuộc lòng bảng cộng. 2. Thực hành vở bài tập Toán : Bài 1: HS nêu yêu cầu : Số ? - Làm bài , chữa bài , gọi 3 em lên bảng làm . 1 + 2 = ... 1 + 1 = ... 3 = ... + ... 2 + 1 = ... 2 = 1 +... 3 = ... +... Bài 2: HS nêu yêu cầu : Viết số 1 2 1 1 ... 2 + + + + + + 1 1 2 ... 2 ... 2 3 3 Bài 3:Nối : 1 + 2 2 + 1 1 + 1 3 1 2 - Gọi 3 HS lên bảng nối Bài 4:Viết phép tính thích hợp - HS quan sát tranh : Nêu đề toán :Có 1 con chim , thêm 2 con chim. Tất cả có mấy con chim ? - Viết phép tính : 1 + 2 = 3 - Thu bài chấm chữa. Tiết 2 3. Nâng cao: HS làm bài theo nhóm 4 em. Bài 1: Viết các số: 3, 2, 8, 4, 6, 10, 0 - Theo thứ tự từ bé đến lớn: - Theo thứ tự từ lớn đến bé: Bài 2: Trong các số: 5, 7, 6, 2, 1, 3. - Số nào là số lớn nhất? - Số nào là số bé nhất? - Những số nào bé hơn 2 lớn hơn 7? Bài 3: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình vuông? 4. Nhận xét giờ học. Tiếng việt ÔN LUYỆN I - Mục đích – yêu cầu : - Đọc, viết thành thạo các từ , tiếng câu ứng dụng chứa vần ia. - Rèn chữ viết cho HS. II- Đồ dùng dạy - học : - Bài viết đúng mẫu, đẹp. III -Các hoạt động dạy – học: 1. Đọc SGK: Nhóm, cá nhân, phân tích tiếng: chia, tỉa, bìa, vỉa. 2. Luyện viết bảng con: chia quà, tờ bìa, tỉa lá, bia đá, tía tô. 3. Thực hành vở BT tiếng việt * Nối: HS đọc tiếng: Nối tạo từ thích hợp. HS đọc từ. * Điềnvần ia. * Viết: HS viết vào vở BT: chia quà, tỉa lá. - Thu vở chấm chữa 4. Chơi trò chơi: Tìm tiếng mới B1: GV giới thiệu vần ia. ghi bảng. HS phát âm B2: HS viết bảng: Thêm chữ cái và dấu thanh tạo thành tiếng mới B3: Dùng bài viết của mình đọc đánh vần, phân tích, đọc trơn 5. HS viết vở ô ly: Bé Hà nhổ cỏ chị Kha tỉa lá. - Thu vở chấm - Nhận xét giờ học Thöù saùu ngaøy o3 thaùng 10 naêm 2008 Tập viết ( 2 tiết ) CỬ TẠ,THỢ XẺ, CHỮ SỐ, CÁ RÔ NHO KHÔ, NGHÉ Ọ, CHÚ Ý, CÁ TRÊ I-Mục đích – yêu cầu: -HS viết đúng mẫu chữ , viết liền nét , đặt dấu đúng vị trí . - Rèn chữ viết cho HS . II-Các hoạt động dạy học: Tiết 1 1.Giới thiệu bài : GV ghi đề bài . 2.HS đọc từ viết : - GV giải thích: Cử tạ: Đồ dùng trong thể thao. Thợ xẻ: người xẻ gỗ . Nho khô: quả nho phơi khô; … 3. GV hướng dẫn HS viết : - GV viết mẫu – HS quan sát . - GV lưu ý cho HS chữ khó viết : kh : có nét thắt ngh: nối liền 3 con chữ . y: nét khuyết dưới. 4. HS viết bảng con: Tiết 2 5. HS viết vở tập viết: - HS đọc lại các từ: cử tạ , thợ xẻ , chữ số , nho khô , nghé ọ , chú ý , cá rô. - GV theo dõi , nhắc nhở tư thế ngồi viết , cách cầm bút . - Thu vở chấm . - Nhận xét giờ học. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4 I-Mục tiêu: Giúp HS: -Tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng. - Thành lập về ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4. - Biết làm tính cộng trong phạm vi 4 . II- Các hoạt động dạy- học : 1.Kiểm tra bài cũ : - 2 HS nhắc lại các phép cộng trong phạm vi 3. - 2HS lên bảng làm : 1 + 1 = 2 = 1 + … 2 + 1 = 3 = … + 1 1 + 2 = 3 = 1 + … 2. Dạy bài mới : a)Giới thiệu bài : Chép đề lên bảng b)Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 4: Bước 1: - Giới thiệu phép cộng: 3 + 1 = 4 - GV gắn bảng 3 con gà , thêm 1 con . - HS nêu bài toán: Có 3 con gà thêm 1 con gà. Hỏi tất cả có mấy con gà? - HS TL: Có 3 con gà thêm 1 con gà . Tất cả có 4 con gà . - HS nêu phép tính:3 + 1 = 4, HS đọc : 3 cộng 1 bằng 4 Bước 2, 3 : - Giới thiệu phép cộng : 2 + 2 = 4 và 1 + 3 = 4 ( Tương tự ) Bước 4: HS học thuộc công thức : 3 + 1 = 4 2 + 2 = 4 1 + 3 = 4 Bước 5: HS quan sát hình và nêu 2 bài toán . - Có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn nữa . Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ? - Có 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn . Hỏi có tất cả mấy chấm tròn ? - HS nêu câu TL và phép tính : 3 + 1 = 4 ; 1 + 3 = 4 - Nhận xét kết quả của 2 phép tính ( đều bằng 4 ) - Vị trí các số trong 2 phép tính: 3 + 1 ; 1 + 3 có giống hay khác nhau? *GV : Vị trí các số trong phép tính khác nhau , nhưng kết quả giống nhau. Vậy: 3 + 1 = 1 + 3 3. Luyện tập : Bài 1: -HS nêu yêu cầu bài toán , HS làm bài vào vở . Gọi 3 em lên bảng làm - Cả lớp nhận xét , ghi điểm. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài toán - GV lưu ý viết kết quả cho thẳng cột . 2 em lên bảng làm. Bài 3: - HS nêu yêu cầu - Trước khi điền dấu phải làm gì ? - HS làm bài , 3 em lên bảng làm , chữa bài . 2 + 1 = 3 4 > 1 + 2 1 + 1 < 3 1 + 3 > 3 4 = 1 + 3 4 = 2 + 2 Bài 4: - HS nêu yêu cầu : Viết phép tính thích hợp. - HS nêu phép tính và viết phép tính .: 3 + 1 = 4 ; 1 + 3 = 4 4.Củng cố - dặn dò : - HS thi đua đọc bảng cộng. - Nối ô trống với số thích hợp: Đại diện 2 nhóm HS thi làm bài trên bảng lớp.GV nhận xét. 1 + 3 1 + 0 00 2 + 1 0 + 2 4 3 2 1 - Thực hành vở bài tập toán. Thu chấm chữa.

File đính kèm:

  • docT7.doc