Tiếng Việt
Bài 99: uơ, uya (T34)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “uơ, uya”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần thứ 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày
Chào cờ
Nhà trường tổ chức
Tiếng Việt
Bài 99: uơ, uya (T34)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “uơ, uya”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: uê, uy.
- đọc SGK.
- Viết: uê, êu, uy, iu, khuy áo, xum xuê
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: uơ và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “huơ” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “huơ” trong bảng cài.
- thêm âm h trước vần uơ
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- huơ vòi
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “uya”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: thuở xưa, giấy pơ-luya, phéc-mơ-tuya.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “uơ, uya”, tiếng, từ “huơ vòi, đêm khuya”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- buổi đêm khuya mẹ vẫn đang làm
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: khuya
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- mặt trời mọc, nặn, trăng
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- sáng sớm, chiều tối, đêm khuya
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm va nhận xét bài viết của HS.
- tập viết vở
- rút kinh nghiệm bài viết sau
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: uân, uyên.
Toán
Tiết 85: Giải bài toán có lời văn (T117)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có văn: Đọc và tìm hiểu đề bài, sau đó giải toán.
2. Kĩ năng: HS biết tìm hiểu bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì để từ đó lựa chọn phép tính cho phù hợp. Sau đó biết thực hiện phép tính và trình bày bài giải. Tự giải bài toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ bài toán như SGK phóng to.
III- Hoạt động dạy học chính:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Bào toán có lời văn thường có mấy phần? Là những phần nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán có văn (16’)
- Treo tranh, gọi HS đọc đề toán
- cá nhân, tập thể
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- có 5 con gà, thêm 4 con gà , hỏi tất cả mấy con gà?
- GV tóm tắt bài toán, gọi HS đọc lại tóm tắt.
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào? Cho HS nhắc lại.
- Hướng dẫn HS viết bài giải bao gồm: Câu lời giải, phép tính có tên đơn vị, viết đáp số.
( Chú ý cách trình bày cho đẹp).
Chốt: Nêu lại các bước khi giải bài toán?
- cá nhân
- lấy 5 + 4 = 9, vài em nêu lại
- vài em đọc lại bài giải.
- Viết : Bài giải; câu lời giải; phép tính; đáp số.
3. Hoạt động 3: Thực hành (15’)
Bài 1: Gọi HS đọc đề toán, cho HS tự hỏi về bài toán.
- Sau đó gọi HS nêu phép tính và viết vào sách.
- Nêu lại các bước khi giải toán?
- tự đọc đề và tóm tắt, dựa vào đó hỏi và đáp về những điều bài toán cho biết và bắt tìm.
- tự nêu phép tính: 4 + 3 =7
- nêu lại các bước trên
Bài 2: Tiến hành tương tự bài tập 1, nhưng chú ý HS phải tự nêu lời giải.
- Cho HS làm vảo vở, gọi một số em lên bảng trình bày, em khác nhận xét và nêu các câu lời giải khác nhau.
- tự đọc đề hoàn thành tóm tắt sau đó hỏi đáp để tìm hiều bài toán.
- trình bày bài giải vào vở
- nhận xét sửa bài cho bạn
Bài 3: Tiến hành tương tự bài tập 2 nhưng chú ý HS trình bày vào vở cho đẹp hơn.
- trình bày vào vở cho đúng và đẹp
4.Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò ( 4’)
- Nêu các bước khi giải toán?
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Xăngtimét. Đo độ dài.
Đạo Đức
Bài 10: Em và các bạn (tiết 2)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học cùng chơi.
2. Kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi chọc, chơi với bạn. Có hành vi cư xử đáng với bạn khi học, khi chơi.
3. Thái độ: Tự giác đoàn kết, thân ái với bạn bè.
II Đồ dùng:
Giáo viên: Một số tình huống.
Học sinh: Giấy vẽ và bút màu.
III- Hoạt động dạy học chính:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Chơi và học một mình vui hay có bạn vui hơn?
- HS tự nêu
- Muốn có bạn cùng học, cùng chơi em cư sử với bạn thế nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- HS đọc đầu bài.
- Nêu yêu cầu, ghi đầu bài
3. Hoạt động 3: Hát bài “ Lớp chúng ta kết đoàn” (3')
- hoạt động cá nhân
- Quản ca bắt nhịp cho các bạn hát.
- HS hát
4. Hoạt động 4: Đóng vai (15')
- hoạt động nhóm
- GV đưa ra một số tình huống cho các nhóm thảo luận: Thấy bạn đang học mà chưa hiểu bài để làm. Thấy bạn bị ngã. Các bạn đang chơi vui và mời mình cùng chơi…
- Em cảm thấy thế nào khi em được bạn cư xử tốt? Khi em cư xử tốt với bạn?
- thảo luận theo nhóm
- các nhóm lên đóng vai
- nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn
- thấy vui, tự hào…
Chốt: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình, em sẽ được các bạn yêu quý…
- theo dõi
5. Hoạt động 5: Vẽ tranh về bạn em (10')
- hoạt động cá nhân
- GV nêu yêu cầu vẽ tranh
- theo dõi
- Cho HS vẽ tranh sau đó trưng bày.
- Nhận xét, khen ngợi tranh vẽ của các bạn.
- trưng bày tranh lên tường
6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò (5')
- Nêu lại quyền học tập, kết bạn của trẻ em
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện theo điều đã học.
Tự nhiên - Xã hội
Bài 22: Cây rau (T46)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng, nói được ích lợi của việc trồng rau.
2. Kỹ năng: Phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau.
3. Thái độ: Yêu thích và chăm sóc, bảo vệ cây.
II. Đồ dùng
- Học sinh: Một số cây rau ăn lá, củ, thân thật hoặc tranh ảnh
IiI. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Kể về gia đình em, lớp học của em.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3:Quan sát cây rau (10')
- Yêu cầu các nhóm quan sát cây rau của nhóm và cho biết đó là cây rau gì ? Sống ở câu, cây đó có bộ phận chính gì? So sánh với cây rau của nhóm bạn ?
Chốt: Các cây rau đều có rễ, thân, lá, mỗi loại có thể ăn thân, lá hoặc củ khác nhau ....
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu ích lợi của rau (10')
- Yêu cầu HS hỏi nhau theo câu hỏi SGK.
- Kể tên các loài rau có trong bài 22, các loài rau khác mà em biết ?
Chốt: Rau có ích, ăn rau sẽ tốt cho cở thể: tránh táo bón, chảy máu chân răng... chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ rau, em sẽ làm gì để bảo vệ cây rau ?
5. Hoạt động 5: Chơi trò "Đố bạn rau gì" (6')
- Yêu cầu HS bịt mắt, chỉ ngửi, sờ và nêu đúng tên rau.
- HS đọc đầu bài
- Hoạt động nhóm
- thảo luận sau đó báo cáo kết quả.
- theo dõi
- hoạt động theo cặp.
- từng cặp hỏi đáp trước lớp.
- các em nhận xét bổ sung
- tưới rau, trồng rau, ăn nhiều rau…
- Chơi vui vẻ.
6. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò (5')
- Nêu tên bộ phận chính của cây rau và ích lợi của rau ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Cây hoa.
Thứ ba ngày
Tiếng Việt
Bài 100: uân, uyên (T36)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “uân, uyên”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: uơ, uya.
- đọc SGK.
- Viết: uơ, uya, huơ tay, giấy pơ luya
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: uân và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “xuân” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “xuân” trong bảng cài.
- thêm âm x trước vần uân
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- mùa xuân
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “uyên”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: huân chương, chim khuyên .
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “uân, uyên”, tiếng, từ “mùa xuân, bóng chuyền”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- chim bay
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: lượn, xuân.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- bạn nhỏ đọc truyện
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Em thích đọc truyện.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm và nhận xét bài viết của HS.
- tập viết vở
- theo dõi
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: uât, uyêt.
Toán
Tiết 86: Xăngtimét. Đo độ dài (T119)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăngtimét.
2. Kĩ năng: Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị xăngtimét trong các trường hợp đơn giản.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Thước thẳng có vạch chia xăngtimét.
III- Hoạt động dạy học chính:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Giải bài toán có lời văn thường có mấy bước? Là những bước nào?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimét và dụng cụ đo độ dài thước thẳng (6’)
- Giới thiệu đơn vị đo xăngtimét trên thước thẳng.
- theo dõi
- Hướng dẫn HS xác định 1 cm trên thước thẳng
- Giới thiệu xăngtimét viết tắt là cm
- lấy bút chì vạch trên giấy 1cm theo thước
- đọc, viết cm
3. Hoạt động 3: Giới thiệu thao tác đo độ dài ( 20’)
- Hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước: Đặt thước; đọc số ghi vạch của thước; viết số đo độ dài vào chỗ thích hợp.
- theo dõi và thực hành đo độ dài đoạn thẳng ở vở nháp
4. Hoạt động 4: Thực hành (15’)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và viết cm vào sách.
Bài 2: HS nêu yêu cầu rồi làm vào sách.
- Gọi một số em lên bảng chữa bài, em khác nhận xét
Bài 3: HS nêu yêu cầu rồi làm và báo cáo kết quả
- Gọi HS giải thích bằng lời vì sao em điền như vậy?
- viết vào vở và đọc
- dựa vào thước trong sách đã vẽ điền số vào sách
- nhận xét sửa bài cho bạn
- chữa bài và nhận xét bài bạn
Bài 4: HS nêu yêu cầu
- Gọi HS chữa bài
4.Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò ( 4’)
- Thi đo độ dài đoạn thẳng nhanh.
- tự đo độ dài đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu trên
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Luyện tập.
Thứ tư ngày
Tiếng Việt
Bài 101: uât, uyêt (T38)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “uât, uyêt”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Đất nước ta tươi đẹp
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: uân, uyên.
- đọc SGK.
- Viết: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: uât và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “xuất” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “xuất” trong bảng cài.
- thêm âm x trước vần uât, thanh sắc trên đầu âm â
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- sản xuất
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “uyêt”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: nghệ thuật, băng tuyết.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “uât, uyêt”, tiếng, từ “sản xuất, duyệt binh”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- các bạn đi chơi trăng
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: khuyết, thuyền, bước.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cảnh đẹp đất nước
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- đất nước ta tươi đẹp
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm và nhận xét bài viết của HS.
- tập viết vở
- theo dõi
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: uynh, uych.
Toán
Tiết 87: Luyện tập (T121)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về giải toán có lời văn, trình bày bài giải.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ bài toán 3 phóng to.
III- Hoạt động dạy học chính:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Nêu các bước khi giải bài toán có lời văn?
2. Hoạt động 2: Luyện tập (25’)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài 1, quan sát tranh vẽ nêu tóm tắt.
- có 12 cây chuối, thêm 3 cây, có tất cả …cây?
- Gọi HS đọc lại tóm tắt, sau đó nêu lời giải
( chú ý dựa vào câu hỏi để viết câu lời giải).
- trong vườn có tất cả số cây chuối là?
- Sau đó cho HS nêu phép tính
- Cho HS trình bày bài giải vào vở
- Gọi HS trình bày trên bảng , em khác nhận xét
- nêu phép tính: 12 + 3= 15
- làm và chữa bài
Bài 2: Tiến hành tương tự bài tập 1
- Bài tập này HS không có tranh để tóm tắt phải tự đọc đề để tóm tắt
- Cho HS giải vào vở luôn sau đó GV chấm một số bài, gọi HS lên chữa
- chữa bài và nhận xét bài bạn
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS từ tóm tắt nêu thành bài toán
- Sau đó tự giải vào vở và chữa bài
- vài em nêu
- phép tính: 5 + 4 = 9
3.Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò ( 4’)
- Giải bài toán thường có mấy phần ? Là những phần nào?
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Luyện tập.
Tập viết
Bài 22: tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp (T11)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn
đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: khoẻ khoắn, khoanh tay.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: “tàu thuỷ” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp hướng dẫn tương tự.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập viết chữ: tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở…
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 15 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày
Tiếng Việt
Bài 102: uynh, uych (T40)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của vần “uynh, uych”, cách đọc và viết các vần đó.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: uât, uyêt.
- đọc SGK.
- Viết: uât, uyêt, nghệ thuật, tuyệt đẹp
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: uynh và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “huynh” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “huynh” trong bảng cài.
- thêm âm h trước vần uynh
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- phụ huynh.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “uych”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: luýnh quýnh, huỳnh huỵch, khuỳnh tay.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “uynh, uych”, tiếng, từ “phụ huynh,ngã huỵch”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- các bạn đang trồng cây
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: phụ huynh
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- các loại đèn
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm và nhận xét bài viết của HS.
- tập viết vở
- theo dõi rút kinh nghiệm bài viết sau
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Ôn tập.
Thứ sáu ngày
Tiếng Việt
Bài 103: Ôn tập .(T42)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo của các vần: uê, uy, uơ, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych.
2. Kĩ năng:
- HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “Truyện kể mãi không hết ”theo tranh
3.Thái độ:
- Biết yêu quý anh nông dân thông minh.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: Truyện kể mãi không hết.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: uynh, uych.
- đọc SGK.
- Viết: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Ôn tập ( 12’)
- Trong tuần các con đã học những vần nào?
- vần: uê, uy, uơ, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych …
- Ghi bảng.
- theo dõi.
- So sánh các vần đó.
- đều có âm u đứng trước vần, khác nhau ở âm chính và âm cuối…
- Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép tiếng.
- ghép tiếng và đọc.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định tiếng có vần đang ôn, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới .
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: uỷ ban, hoà thuận.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao…
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Đọc bảng (5’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
2. Hoạt động 2: Đọc câu (5’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- mọi người đang kéo lưới
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần đang ôn, đọc tiếng, từ khó.
- tiếng: thuyền, khoang, buồm…
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc SGK(7’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Kể chuyện (10’)
- GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh.
- theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Gọi HS nêu lại nội dung từng nội dung tranh vẽ.
- tập kể chuyện theo tranh.
- Gọi HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung truyện.
- ý nghĩa câu chuyện?
- theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn
- ca ngợi anh nông dân thông minh
5. Hoạt động 5: Viết vở (6’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm và nhận xét bài viết của HS.
- tập viết vở
- rút kinh nghiệm bài viết sau
6.Hoạt động6: Củng cố - dặn dò (5’).
- Nêu lại các vần vừa ôn.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước các bài tập đọc.
Toán
Tiết 88: Luyện tập (T122)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về giải toán có lời văn, trình bày bài giải. Thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài với các đơn vị đo xăngtimet.
3. Thái
File đính kèm:
- tuan 22(1).doc