Giáo án lớp 11 môn Hình học - Diện tích các hình tròn xoay

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS hiểu rõ hơn; phân biệt được hình và khối, nắm vững và tính được diện tích của hình và thể tích của khối tròn xoay.

B.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng trực quan, vấn đáp.

C.QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY:

1- Giới thiệu đoàn, ổn định lớp, kiểm diện HS.

Kiểm tra bài cũ: Tính diện tích xung quanh của lăng trụ lục giác đều biết mặt đáy nội tiếp hình tròn có bán kính R = 3, độ dài cạnh bên h = 4

doc4 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 11 môn Hình học - Diện tích các hình tròn xoay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ MÔN: HÌNH HỌC LỚP : 11 BÀI: DIỆN TÍCH CÁC HÌNH TRÒN XOAY THỂ TÍCH CÁC KHỐI TRÒN XOAY GIÁO VIÊN: ĐẶNG QUỐC DŨNG Trường PTTH Nguyễn Văn Cừ GIÁO ÁN GV: Đặng Quốc Dũng Bài DIỆN TÍCH CÁC HÌNH TRÒN XOAY Lớp dạy: 11B9 THỂ TÍCH CÁC KHỐI TRÒN XOAY Tiết 2 Ngày: ...................... A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS hiểu rõ hơn; phân biệt được hình và khối, nắm vững và tính được diện tích của hình và thể tích của khối tròn xoay. B.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng trực quan, vấn đáp. C.QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY: Giới thiệu đoàn, ổn định lớp, kiểm diện HS. Kiểm tra bài cũ: Tính diện tích xung quanh của lăng trụ lục giác đều biết mặt đáy nội tiếp hình tròn có bán kính R = 3, độ dài cạnh bên h = 4 . GV gọi HS giải toán, hướng dẫn (nếu cần), kiểm tra kết quả. ĐS: Sxq = 72 Thực hiện giảng dạy: Hoạt động Nội dung bài + Bằng trực quan GV giúp HS hiểu vấn đề và phân biệt giữa hình- khối tròn xoay. +GV hướng dẫn HS tính Sxq của hình lăng trụ n-giác đều. Sxq = 2R(nsin)l Nhắc lại: + GV giải thích tương tự phần 2 -GV hướng dẫn HS tương tự o'o’’’’; A’ A 60° GV giải thích định nghĩa Dùng đồ dùng dạy học cho HS thấy trực quan hình khai triển mặt xung quanh của hình nón +Xem VD như một bài tập chuẩn bị cho tiết dạy tiếp theo (thể tích khối nón cụt) 1)Lăng trụ đứng nội tiếp hình trụ: Định nghĩa: Một hình lăng trụ đứng gọi là nội tiếp trong một hình trụ khi hai đa giác đáy của nó nội tiếp trong hai đáy của hình trụ, khi đó ta nói khối lăng trụ tương ứng nội tiếp trong khối trụ tương ứng. 2)Diện tích xung quanh của hình trụ: + Diện tích xung quanh của hình trụ là giới hạn của diện tích xung quanh của lăng trụ n- giác đều nội tiếp trong hình trụ đó khi số n tăng lên vô hạn. Sxq = 2Rpl + Hình trụ có bán kính R; đường sinh l và Sxq là diện tích xung quanh. + Hình khai triển mặt xung quanh của hình trụ là hình chữ nhật có một cạnh bằng chu vi đáy của hình trụ (2pR); cạnh còn lại bằng đường sinh của hình trụ. 3)Thể tích khối trụ: + Thể tích của một khối trụ là giới hạn thể tích khối lăng trụ n- giác đều nội tiếp trong khối trụ đó khi n tăng lên vô hạn. h + Cho khối trụ có bán kính đáy R; đường cao h; thể tích V VD: cho hình trụ có 2 đáy là 2 hình tròn (O); (O') có tâm O, O'; bán kính R = R' = 3. Gọi A là điểm trên (O) biết = a)Tính diện tích xung quanh của hình trụ b)Tính thể tích khối trụ tương ứng O'AO vuông tại O', có = 60o Ta có: tg60o = Þ = ÞOO' = Đường sinh của hình trụ: l = OO' = Sxq = l Sxq = Vậy: Thể tích khối trụ tương ứng V = (h = OO' = 3) V= 27 Vậy: 4)Hình chóp nội tiếp hình nón Định nghĩa: Một hình chóp gọi là nội tiếp trong một hình nón khi hình chóp có đỉnh trùng với đỉnh của hình nón và có đa giác đáy nội tiếp trong đáy của hình nón, khi đó ta cũng nói khối chóp tương ứng nội tiếp trong khối nón tương ứng. 5)Diện tích xung quanh của hình nón: + Diện tích xung quanh của hình nón là giới hạn diện tích xung quanh của hình chóp n- giác đều nội tiếp trong hình nón đó khi số n tăng lên vô hạn. Sxq = Rpl Hình nón có bán kính R; đường sinh l ; và diện tích xung quanh Sxq + Hình khai triển mặt xung quanh của hình nón là hình quạt tròn có bán kính bằng đường sinh của hình nón (l); đáy là cung tròn có độ dài bằng chu vi đáy của hình nón (2pR) 6)Thể tích khối nón: + Thể tích của một khối nón là giới hạn của thể tích của khối chóp n- giác đều nội tiếp trong khối nón đó khi n tăng vô hạn. + Cho khối chóp nón có bán kính R; đường cao h; và thể tích V VD: khối nón cụt sinh bởi hình thang OO'CB vuông tại O; O' OB = 3; O'C = 1; OO' = 4; BC cắt OO' tại A Tính thể tích hai khối nón có đường sinh AC, đáy (O') và khối nón có đường sinh AB; đáy (O) D.HỆ THỐNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC: 1-Hệ thống công thức: dùng giáo án điện tử giúp HS phân biệt các công thức cho từng hình-khối tròn xoay. 2-Cho bài toán trắc nghiệm giúp HS hiểu và tính đúng diện tích xung quanh và thể tích hình khối đã học. E.BÀI TẬP VỀ NHÀ: (1, 2, 3 SGK- trang 129) Hướng dẫn --HẾT TIẾT--

File đính kèm:

  • docgiaoanppt.doc
Giáo án liên quan