Giáo án lớp 11 môn Hình học - Tiết 21 - Ôn tập chương 2

1. Kiến thức:

 Khái niệm mặt phẳng, các cách xác định mặt phẳng.

 Nắm được định nghĩa hình chóp, tứ diện.

 Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian, vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng.

 Nắm được định lý Talet và vận dụng vào giải các bài toán cụ thể.

 Nắm được cách biểu diễn một hình hình học trong không gian. Đưa vào phép chiếu son song hoặc các cách biểu diễn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 11 môn Hình học - Tiết 21 - Ôn tập chương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 21 Ôn Tập chương 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Khái niệm mặt phẳng, các cách xác định mặt phẳng. Nắm được định nghĩa hình chóp, tứ diện. Nắm được vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian, vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng. Nắm được định lý Talet và vận dụng vào giải các bài toán cụ thể. Nắm được cách biểu diễn một hình hình học trong không gian. Đưa vào phép chiếu son song hoặc các cách biểu diễn. 2. Kĩ năng: Xác định giao điểm của đường với mặt. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng. Biết cách chứng minh ba điểm thẳng hàng. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Biết cách xác định thiết diện tạo bởi một mặt phẳng và một khối. 3. Thái độ: ý thức học tập kiên trì, chịu khó. Rèn luyện phẩm chất tư duy sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hệ thống kiến thức cho học sinh và đáp án các câu hỏi. 2. Chuẩn bị của học sinh: Giải các bài tập ôn tập trước khi đến lớp. Chú ý đến các bài tập trắc nghiệm. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào trong tiết dạy. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập (chia nhóm). Các nhóm giải bài tập và trả lời. Nhóm 1: Hãy nêu các cách xác định mặt phẳng. Nêu định lý về giao tuyến của ba mặt phẳng. Nêu định nghĩa và các tính chất một đường thẳng song song với mặt phẳng. Nhóm 2: Nói rõ sự khác nhau giữa hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song. Hãy nêu phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng. Phương pháp chứng minh ba đường thẳng đồng quy: Phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng. Giáo viên yêu cầu hs các nhóm trả lời (tóm tắt) vào phiếu học tập và sau đó cử các đại diện của nhóm mình trình bày các kết quả theo yêu cầu trong phiếu của nhóm mình. Giáo viên nhấn mạnh các phương pháp giải toán với các dạng: Phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng. Phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng. Phương pháp chứng minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng. Phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song. Phương pháp tìm thiết diện một mặt phẳng với hình chóp (vận dụng tìm giao tuyến của hai mặt phẳng; vận dụng tìm giao điểm của một đường thẳng với một mặt phẳng). Phương pháp chứng minh bốn điểm không thuộc một mặt phẳng khi và chỉ khi chúng nằm trên hai đường thẳng chéo nhau. Hoạt động 2: Bài tập Phần 1: Bài tập trắc nghiệm (sgk trang 78,79,80). Gv hướng dẫn cho hs trả lời nhanh các đáp án trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 12 bằng cách điền kết quả vào phiếu trắc nghiệm. Sau đó giáo viên thu lại phiếu và chấm nhanh một số phiếu để lấy thông tin cho nội dung cần điều chỉnh. Giáo viên thông báo đáp án đúng của từng câu cho hs cả lớp để so sánh. Phần 2: Bài tập tự luận. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 1: Gv yêu cầu hs ghi tóm tắt và vẽ hình. a, Tìm giao tuyến của các mặt phẳng sau: (AEC) và (BFD); (BCE) và (ADF). b, Tìm giao điểm của đường thẳng AM với mặt phẳng (BCE). c, Chứng minh đường thẳng AC và BF không cắt nhau. H1: Nêu phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng? H2: Cạnh BF cắt cạnh nào của mặt phẳng (AEC) ? vì sao? H3: Cạnh BD cắt cạnh nào của mặt phẳng (AEC)? H4: Cạnh BE cắt cạnh nào của mặt phẳng (AFD)? H5: Cạnh BC cắt cạnh nào của mặt phẳng (AFD)? H6: Nêu phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng? H7: Mặt phẳng nào chứa AM? Giao tuyến của mặt phẳng đó với mặt phẳng (BCE)? H8: Nêu phương pháp chứng minh hai đường thẳng chéo nhau? Bài 2: Gv yêu cầu hs ghi tóm tắt và vẽ hình. H1: Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với mặt phẳng (SAB)? H2: Tìm giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với mặt phẳng (SAD)? H3: Nêu phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng? H4: Tìm giao tuyến của mặt phẳng chứa SO với mặt phẳng (MNP)? Hs vẽ hình: Hs: a, Xét mặt phẳng (ABCD) và mặt phẳng (ABEF). Gọi G = AE ầ BF; H= AC ầ BD; Ta có: GH= (AEC) ầ (BFD). Gọi I= AD ầ BC; J= AF ầ BE; Ta có : IJ= (BCE) ầ (ADF). b, Xét mặt phẳng (ADF). Gọi L = AM ầ IJ ị L= AM ầ (BCE). c, Ta có: BFè (ABEF) và AC ầ (ABEF) = Aẽ BF ị AC và BF không cắt nhau. Hs: Gọi K= NP ầ AB; L= AD ầ NP; E= KM ầ SB; F = ML ầ SD ị ENPFM là thiết diện của hình chóp. b, Gọi H= NP ầ AC; I= SO ầ MH ị I là giao điểm của đường thẳng SO với mặt phẳng (MNP). IV. Củng cố và vận dụng kiến thức: Giáo viên nhắc lại: Cách xác định một mặt phẳng. Tìm giao điểm của một đường thẳng với mặt phẳng. Giao tuyến của mặt phẳng với mặt phẳng. Cách chứng minh bốn điểm thuộc vào mặt phẳng. V. Nhiệm vụ về nhà: Học thuộc các định nghĩa và các tính chất. Làm bài tập 3 trong sách giáo khoa. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc21.doc