Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được định nghĩa phép quay. Biết được phép quay xác định được khi biết tâm và góc quay.
- Nắm được tính chất của phép quay, các hệ quả phép quay.
2. Về kĩ năng: + Xác định ảnh của phép quay khi biết tạo ảnh.
+ Xác định được ảnh của một điểm, đường thẳng,đường tròn.
+ Vận dụng phép quay để giải các bài tập liên quan.
3. Về tư duy: Rèn luyện tư duy linh hoạt sáng tạo, biết qui lạ về quen.
2 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 5: Phép quay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/09/2008
Ngày dạy: 18/09/ 2008
Tuần 4
Tiết 4 § 5. PHÉP QUAY.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được định nghĩa phép quay. Biết được phép quay xác định được khi biết tâm và góc quay.
- Nắm được tính chất của phép quay, các hệ quả phép quay.
2. Về kĩ năng: + Xác định ảnh của phép quay khi biết tạo ảnh.
+ Xác định được ảnh của một điểm, đường thẳng,đường tròn.
+ Vận dụng phép quay để giải các bài tập liên quan.
3. Về tư duy: Rèn luyện tư duy linh hoạt sáng tạo, biết qui lạ về quen.
4. Về thái độ: Cần thấy được sự liên quan giữa các kiến thức đã học đó là các phép biến hình.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: Giáo án, SGK, SGV, phấn màu, compa.
HS: SGK, Ôn lại các kiến thức về góc lượng giác, đường tròn lượng giác.
III. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở +vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC & CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: (4-6 phút )
Câu 1: Cho M(-3; 5), I(1; 2). Tìm M’ = DI(M). Trả lời: M’(5; -1).
Câu2: Hãy vẽ các góc lượng giác: (OM, OM’) = > 0 và (OM, OM’) = > 0
3. Bài mới:
- Hoạt động 1: Định nghĩa. (14 -16 phút )
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- Đặt vấn đề: Quan sát các loại chuyển động sau: Sự dịch chuyển của những chiếc kim đồng hồ, sự dịch chuyển của những bánh xe răng cưa, động tác xòe một chiếc quạt giấy, Các sự dịch chuyển này giống nhau ở điểm nào?
- Vậy như thế nào được gọi là phép quay?
- Thông báo định nghĩa.
- Yêu cầu học sinh xem ví dụ 1 và làm 1, 2, 3
- Kiểm tra, nhận xét
+Suy nghĩ và trả lời. Đều có điểm chung là quay quanh một điểm.
+ Tiếp thu, ghi nhớ và vẽ hình.
+ Thảo luận theo nhóm làm 1, 2, 3
I.ĐỊNH NGHĨA:
a. Định nghĩa.
- Ghi như SGK.
M’
M
0
b. Ví du:
- Xem sách giáo khoa.
c. Nhận xét:
1) Chiều dương của phép quay là chiều dương của đường tròn lượng giác.
2) Với k là số nguyên ta luôn có:
+ Phép quay là phép đồng nhất.
+ Phép quay là phép đối xứng tâm O.
- Hoạt động 2: Tính chất. (14-16 phút )
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- Quan sát chiếc tay lái trên tay người lái xe ta thấy khi người lái xe quay tay lái một góc nào đó thì hai điểm A, B trên tay lái cũng quay theo. Tuy vị trí A và B thay đổi nhưng khoảng cách giữa chúng không thay đổi. Điều đó được thể hiện qua các tính chất sau của phép quay.
- Thông báo các tính chất
- Yêu cầu học sinh giải 4.
- Kiểm tra, nhận xét
+ Tiếp thu, ghi nhớ
+ Thảo luận theo nhóm để làm 4.
II.TÍNH CHẤT:
1.Tính chất 1: Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
2.Tính chất 2: SGK
3.Nhận xét:
- Phép quay góc với 0 < < , biến đường thẳng d thành d’ sao cho góc giữa d và d’ bằng (nếu ), hoặc bằng (nếu )
4.Củng cố toàn bài: (4-6 phút )
Phát biểu lại phép quay. Biết phép quay xác định được khi biết tâm và góc quay.
Nắm được tính chất. Vận dung phép quay để giải bài tập 1, 2 SGK trang 19
5.Hướng dẫn về nhà, bài mới: (1-2 phút )
Học thuộc khái niệm, tính chất. Giải các bài tập tương tự ở SBT.
V.RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- TUAN 4.doc