Học vần
Bài 76 : ĂC, ÂC
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1A tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai, ngày 13 tháng 1 năm 2014
Học vần
Bài 76 : ĂC, ÂC
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con: hạt thóc, con cóc, bản nhạc
- 3- 4 em đọc câu thơ ứng dụng của bài 76: Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
- Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới kết thúc bằng âm c, đó là vần ăc và vần âc
- GV ghi bảng – HS đọc: ăc, âc
2. Dạy vần(30p)
* Vần ăc(8p)
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần ăc được tạo nên bởi âm ă và âm c
GV viết vần ăc lên bảng và giới thiệu vần ăc đươc tạo nên bởi âm ă và âm c
- HS đọc và phân tích vần ăc.
- Cho HS so sánh vần ăc với ac ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần ăc ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp.
b.Giới thiệu tiếng, từ ứng dụng
GV: Có vần ăc rồi muốn có tiếng mắc ta thêm âm gì, và dấu thanh gì?
- HS cài tiếng mắc
- HS phân tích và đọc tiếng mắc (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu: cái mắc áo
- HS đọc : ăc - mắc - mắc áo
*Vần âc(8p)
(Quy trình dạy tương tự như vần ăc)
Lưu ý : Vần âc được tạo từ âm â và c
Cho HS so sánh vần ăc với vần âc
c. Đọc từ ngữ ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: màu sắc ăn mặc
giấc ngủ nhấc chân.
- HS tìm tiếng chứa vần ăc, âc vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con(8p):
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : ăc, âc, mắc áo, quả gấc
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc bài ở tiết 1(7p).
Mục tiêu: HS đọc được vần ăc, âc và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài.
- HS quan sát, nhận xét tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng
- GV nhận xét, rút ra đoạn thơ ứng dụng
- Cho HS tìm tiếng chứa vần ăc, âc mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết(12p):
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết ăc, âc, mắc áo, quả gấc, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói: Vừa vui vừa học (6p)
Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Ruộng bậc thang
- HS đọc tên bài luyện nói: Ruộng bậc thang
- HS quan s¸t tranh trong SGK vµ tr¶ lêi c©u hái theo gîi ý cña GV
+ Tranh vẽ gì?
+ Ruộng bậc thang có ở đâu?
+ Em đã nhìn thấy ruộng bậc thang bao giờ chưa? ở đâu?.
- Một số HS lên trình bày trước lớp
C. Củng cố - dặn dò(4p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần oc, ac
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS học bài ở nhà.
------------------------------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2014
Học vần
Bài 77 : UC, ƯC
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: uc, ưc, cần trục, lực sỹ; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được uc, ưc, cần trục, lực sỹ.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con: : màu sắc, giấc ngủ, nhấc chân.
- 3- 4 em đọc câu thơ ứng dụng của bài 77:
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới kết thúc bằng âm c, đó là vần uc và vần ưc
GV ghi bảng – HS đọc: uc, ưc
2. Dạy vần(30p)
* Vần uc(8p)
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần uc được tạo nên bởi âm u và âm c
GV viết vần uc lên bảng và giới thiệu vần uc đươc tạo nên bởi âm u và âm c
- HS đọc và phân tích vần uc.
- Cho HS so sánh vần uc với âc ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần uc ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn vần: cá nhân, tổ, cả lớp.
b. Giới thiệu tiếng, từ ứng dụng
GV: Có vần uc rồi muốn có tiếng trục ta thêm âm gì, và dấu thanh gì?
- HS cài tiếng trục
- HS phân tích và đọc tiếng trục (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu: cái cần trục
- HS đọc : uc, trục, cần trục
*Vần ưc(8p)
(Quy trình dạy tương tự như vần uc)
Lưu ý : Vần ưc được tạo từ âm ư và c
Cho HS so sánh vần ưc với vần uc
c. Đọc từ ngữ ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: : máy xúc cúc vạn thọ
lọ mực nóng nực
- HS tìm tiếng chứa vần uc, ưc vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con(8p):
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : uc, ưc, cần trục, lực sỹ
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: uc, ưc, cần trục, lực sỹ.
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc bài ở tiết 1(7p).
Mục tiêu: HS đọc được vần uc, ưc và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài.
- HS quan sát, nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- GV nhận xét, rút ra đoạn thơ ứng dụng : Con gì mào đỏ
……………
Gọi người thức dậy
- Cho HS tìm tiếng chứa vần uc, ưc mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết(12p):
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết uc, ưc, cần trục, lực sỹ, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết uc, ưc, cần trục, lực sỹ.
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất? (6p)
Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Ai thức dậy sớm nhất?
- HS đọc tên bài luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất?
- HS quan s¸t tranh trong SGK vµ tr¶ lêi c©u hái theo gîi ý cña GV
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong tranh, ai thức dậy sớm nhất?
+ Nhà em, ai thức dậy sớm nhất?
+ Em thức dậy sớm để làm gì?
- Một số HS lên trình bày trước lớp
C. Củng cố - dặn dò(4p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần uc, ưc
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS học bài ở nhà.
-----------------------------------------
Đạo đức
LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy cô giáo
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy cô giáo
- Thực hiện lễ phép với thầy cô giáo
- GDKNS: Kĩ năng giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo
II. Đồ dùng
Vở bài tập đạo đức. Bút màu.
III. Hoạt động dạy học
A. Khởi động(2)
- HS hát bài: Lá cờ Việt Nam
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó khăn chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần phải làm gì?
2. Đóng vai ( Bài tập 1)(17p)
Mục tiêu: HS biết đóng vai thể hiện lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- GV chia nhóm (4 em)và yêu cầu mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Lớp thảo luận, nhận xét.
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo? Nhóm nào chưa?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
- Kết luận: Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng 2 tay.
3. HS làm bài tập 2(12p)
Mục tiêu: HS biết vì sao phải lễ phép với thầy, cô giáo
- Yêu cầu HS điền đúng, sai vào 5 bức tranh ở BT2- VBT đạo đức.
- HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại điền đúng hay sai?
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- Kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó khăn chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
4. Củng cố, dặn dò(3p)
HS chuẩn bị kể về một bạn lễ phép vâng lời thầy cô giáo
- GV nhận xét chung
- Dặn HS biết vâng lời thầy giáo cô giáo
-------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2014
Học vần
Bài 78 : ÔC, UÔC
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con: máy xúc, lọ mực, nóng nực
- 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 77: Con gì mào đỏ
……………
Gọi người thức dậy
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới kết thúc bằng âm c, đó là vần ôc và vần uôc
GV ghi bảng – HS đọc: ôc, uôc
2. Dạy vần(30p)
* Vần ôc(8p)
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần ôc được tạo nên bởi âm ô và âm c
GV viết vần ôc lên bảng và giới thiệu vần ôc đươc tạo nên bởi âm ô và âm c
- HS đọc và phân tích vần ôc.
- Cho HS so sánh vần ôc với oc ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần ôc ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn vần: cá nhân, tổ, cả lớp.
b. Giới thiệu tiếng, từ ứng dụng
GV: Có vần ôc rồi muốn có tiếng mộc ta thêm âm gì, và dấu thanh gì?
- HS cài tiếng mộc
- HS phân tích và đọc tiếng mộc (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu nghề thợ mộc
- HS đọc : ôc, mộc, thợ mộc
*Vần uôc(8p)
(Quy trình dạy tương tự như vần ôc)
Lưu ý : Vần uôc được tạo từ âm đôi uô và âm c
Cho HS so sánh vần uôc với vần ôc
c. Đọc từ ngữ ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: con ốc gốc cây
đôi guốc thuộc bài
- HS tìm tiếng chứa vần ôc, uôc vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con(8p):
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc bài ở tiết 1(7p).
Mục tiêu: HS đọc được vần ôc, uôc và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài.
- HS quan sát, nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- GV nhận xét, rút ra đoạn thơ ứng dụng : Mái nhà của ốc
......................
Nghiêng giàn gấc đỏ
- Cho HS tìm tiếng chứa vần ôc, uôc mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết(12p):
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viế ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói: Tiêm chủng, uống thuốc (6p)
Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Tiêm chủng, uống thuốc
- HS đọc tên bài luyện nói: Tiêm chủng, uống thuốc
- HS quan s¸t tranh trong SGK vµ tr¶ lêi c©u hái theo gîi ý cña GV
+ Tranh vẽ những ai?
+ Con đã tiêm chủng, uống thuốc bao giờ chưa?
+ Khi nào ta phải uống thuốc
+ Trường con đã tổ chức tiêm chủng, uống thuốc bao giờ chưa?
- Một số HS lên trình bày trước lớp
C. Củng cố - dặn dò(4p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần ôc, uôc
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS học bài ở nhà.
-------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Bài 19 : CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiếp theo )
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
- HS khá giỏi: Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ
+ Em hãy nêu một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân xã Sơn Long ta?
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung
B. Bài mới
1 .Thảo luận về họat động sinh sống của người dân
Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của người dân địa phương.
-Bước 1: Thảo luận nhóm.
- HS nói với nhau về những gì đã quan sát được về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
-Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- Thảo luận trước lớp về những công việc chủ yếu mà nhân dân địa phương ở đây thường làm. (chăn nuôi, làm ruộng, thợ xây, thợ mộc...)
- GV mời đại diện nhóm lên trình bày.
- HS liên hệ đến những công việc mà bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình em làm hằng ngày để nuôi sống gia đình.
2. Làm việc theo nhóm với SGK
Mục tiêu: HS biết phân tích 2 bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố.
*Bước 1: GV yêu cầu HS mở SGK đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong bài.
- Từng HS lần lượt chỉ vào các hình trong 2 bức tranh và nói về những gì các em nhìn thấy trong tranh.
Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
+ Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
+Bạn sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi bạn đang sống?
Kết luận:Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh ở bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố.
- HS so sánh sự khác nhau của 2 bức tranh. Liên hệ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài và xem trước bài sau.
----------------------------------------------------
Buæi 2 LuyÖn viÕt
MÀU SẮC, CÚC VẠN THỌ, CON ỐC, CÁ DIẾC, CÁI LƯỢC
I. Môc tiªu:
- HS viÕt ®óng cì - ®óng mÉu ch÷ c¸c ch÷ : màu sắc, cúc vạn thọ, con ốc, cá diếc, cái lược..vµo vë luyÖn viÕt
- Gi¸o dôc ý thøc luyÖn ch÷, gi÷ g×n s¸ch vë s¹ch, ®Ñp
- HS kh¸, giái: Tr×nh bµy bµi viÕt s¹ch - ®Ñp
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc:
1. Giíi thiÖu bµi( 1p)
- GV nªu yªu cÇu, môc tiªu tiÕt häc.
2. LuyÖn viÕt trªn b¶ng con( 12p)
Mục tiêu : ViÕt ®óng c¸c ch÷ : màu sắc, cúc vạn thọ, con ốc, cá diếc, cái lược.. vµo b¶ng con
- GV viÕt mÉu tõng ch÷ : màu sắc, cúc vạn thọ, con ốc, cá diếc, cái lược..trªn b¶ng cã kÎ «, võa viÕt võa híng dÉn quy tr×nh
- HS luyÖn viÕt trªn b¶ng con tõng ch÷
- GV híng dÉn gióp ®ì HS viÕt . Lu ý HS yÕu
- HS ®äc l¹i c¸c ch÷ võa viÕt trªn b¶ng
2. LuyÖn viÕt ë vë « li( 20p)
Mục tiêu :ViÕt ®óng c¸c ch÷ : màu sắc, cúc vạn thọ, con ốc, cá diếc, cái lược.. vµo vë « li
- GV nªu yªu cÇu bµi viÕt :Mçi ch÷ viÕt 1 dßng
- HS thùc hµnh viÕt vµo vë.
- GV theo dâi, nh¾c nhë HS viÕt ®óng kho¶ng c¸ch c¸c con ch÷, c¸c ch÷
- GV NhËn xÐt bµi viÕt cña HS.
3. NhËn xÐt - dÆn dß( 2p)
- Tuyªn d¬ng nh÷ng b¹n viÕt ®Ñp, tr×nh bµy bµi viÕt s¹ch ®Ñp.
- DÆn HS luyÖn viÕt ë nhµ:
---------------------------------------
Luyện tiếng việt
LUYỆN ĐỌC - VIẾT VẦN UC, ƯC, ÔC
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn các vần uc, ưc, ôc và các tiếng có chứa vần im, iêm, yêm đã học.
- Làm đúng các bài tập(trang 4, 5) ở vở thực hành.
- HS khá, giỏi: Đọc trơn được bài đọc ở BT2 “ Chú Sóc” “Nghe cả hai tai”
II. Các hoạt động dạy - học:
1 .Giới thiệu bài( 1p)
- GV nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở thực hành( 32p)
* Giúp HS nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài.
Bài 1: Điền vần, tiếng có vần uc, ưc hay ôc?
Mục tiêu: Nhận biết tiếng có vần im, iêm hay yêm
- Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT1 và điền các chữ còn thiếu vào chỗ chấm có vần uc, ưc hay ôc
- HS đọc các tiếng, từ vừa điền: hoa cúc, cốc nước, lọ mực... GV theo dõi, gúp đỡ HS yếu.
Bài 2: Đọc “ Chú Sóc”
Mục tiêu: Đọc được bài“ Chú Sóc” ở BT 2
- Yêu cầu HS tự nhẩm và đọc bài “ Chú Sóc” theo nhóm đôi
- Gọi HS đọc bài trước lớp( HS khá, giỏi đọc trơn)
- GV nhận xét, sửa sai cho HS – chú ý HS yếu
Bài 3: Viết : Sóc lúc nào cũng nhảy
Mục tiêu: HS viết đúng mẫu, đúng cỡ vào vở Sóc lúc nào cũng nhảy
- Hướng dẫn HS viết vào vở Sóc lúc nào cũng nhảy
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS
3. Nhận xét tiết học - dặn dò(2p)
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn hs học bài ở nhà.
--------------------------------------------------
HĐTT (An toàn giao thông)
Bài 5 : ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.
- Nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi an toàn dành cho người đi bộ khi qua đường.
- Biết động cơ và tiếng còi của ô tô, xe máy.
- Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.quan sát`hướng đi của các loại xe.
II. Hoạt động dạy hoc.
A. Kiểm tra bài cũ (3p)
- Giáo viên kiểm tra lại bài : Đi bộ an toàn trên đường .
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra
- Giáo viên nhận xét , góp ý sửa chửa
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài(1p)
GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết hoc.
2. Hoạt động 1 :Quan sát đường tám(12p)
Mục tiêu: Hs phân biệt âm thanh của động cơ, của tiếng còi ô tô, xe máy. Nhận biết hướng đi của các loại xe. Xác định những nơi an toàn để đi bộ, và khi qua đường.
- Cho HS nhớ lại đoạn đường gần nơi các em hàng ngày qua lại.
Gv hỏi : + Đường nơi đó rộng hay hẹp?
+ Đường có vỉa hè không?
+ Người đi bộ phải đi như thế nào ?
+ Ơr thành phố thì đi bộ ở đâu?
+ Các loại xe chạy ở đâu ?
+ Em có nhìn thấy đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường nào không ?
+ Em hãy bắt chước tiếng động cơ của xe máy hoặc ô tô?
GV kết luận: Khi đi bộ một mình trên đường phải đi cùng với người lớn.
Phải nắm tay người lớn khi qua đường ?
Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.
Không chơi đùa dưới lòng đường.
3. Hoạt động 2 : Thực hành đi qua đường(18p)
Mục tiêu: HS biết khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.quan sát`hướng đi của các loại xe.
- Chia nhóm đóng vai: một em đóng vai người lớn, một em đóng vai trẻ em dắt tay qua đường. Cho một vài cặp lần lượt qua đường, các em khác nhận xét có nhìn tín hiệu đèn không, cách cầm tay, cách đi ….
Gv kết luận: Chúng ta cần làm đúng những quy định khi qua đường.Chú ý quan sát hướng đi của động cơ.
4. Củng cố (2p)
- Yêu cầu hs nhớ lại những quy định khi đi bộ qua đường.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đi bộ và qua đường an toàn.
---------------------------------------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2014
Thể dục
BÀI THỂ DỤC - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. Mục tiêu
- Bước đầu thực hiện được 2 động tác: Vươn thở và Tay của bài thể dục phát triển chung
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”
II. Chuẩn bị
Vệ sinh sân tập, GV chuẩn bị còi, kẻ sân…
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Phần chuẩn bị (5p)
Mục tiêu : HS nắm được nội dung, yêu cầu giờ học, làm các động tác khởi động
- GV tập hợp HS, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát
- Cho HS khởi động: giậm chân tại chỗ, chạy nhẹ nhàng…
2. Phần cơ bản (26p)
Mục tiêu: Bước đầu thực hiện được 2 động tác: Vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung
- GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích:
* Động tác Vươn thở
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay giơ lên cao chếch chữ V lòng bàn tay hướng vào nhau, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao.Hít sâu bằng mũi.
+ Nhịp 2: Đưa hai tay theo chiều ngược lại với nhịp 1, sau đó hai tay bắt chéo trước bụng
( tay trái để ngoài) thở mạnh bằng miệng.
+ Nhịp 3 : Như nhịp 1( hít vào)
+ Nhịp 4: Về TTĐCB ( thở ra)
+ Nhịp 5, 6,7 ,8 như 1, 2, 3, 4 nhịp 5 bước chân phải.
- Cho HS tập luyện, GV sửa sai
* Động tác Tay
- GV nêu tên động tác, làm mẫu
- Cho HS tập luyện. Nhận xét, tuyên dương
* Cho HS tập hợp, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
* Trò chơi: Chạy tiếp sức
- Nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cho HS chơi, GV quan sát, nhắc nhở.
3. Phần kết thúc(4p)
Mục tiêu : Hệ thông lại bài học, làm các động tác thả lỏng
- Tập 1 số động tác thả lỏng
- Đứng- vỗ tay và hát
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Dặn dò, nhận xét
-----------------------------------------
Học vần
Bài 79 : IÊC - ƯƠC
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Xiếc, múa rối, ca nhạc
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con: gốc cây, đôi guốc, thuộc bài
- 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 78:
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
Hôm nay chúng ta sẽ được học hai vần mới kết thúc bằng âm c, đó là vần iêc và vần ươc
GV ghi bảng – HS đọc: iêc, ươc
2. Dạy vần(30p)
* Vần iêc(8p)
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần iêc được tạo nên bởi âm đôi iê và âm c
GV viết vần iêc lên bảng và giới thiệu vần iêc đươc tạo nên bởi âm đôi iê và âm c
- HS đọc và phân tích vần iêc.
- Cho HS so sánh vần iêc với oc ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần iêc ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn vần: cá nhân, tổ, cả lớp.
b. Giới thiệu tiếng, từ ứng dụng
GV: Có vần iêc rồi muốn có tiếng xiếc ta thêm âm gì, và dấu thanh gì?
- HS cài tiếng xiếc
- HS phân tích và đọc tiếng xiếc (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh – GV giới thiệu môn nghệ thuật xiếc
- HS đọc : iêc, xiếc, xem xiếc
*Vần ươc(8p)
(Quy trình dạy tương tự như vần ôc)
Lưu ý : Vần ươc được tạo từ âm đôi ươ và âm c
Cho HS so sánh vần ươc với vần uôc
c. Đọc từ ngữ ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: cá diếc công việc
cái lược thước kẻ
- HS tìm tiếng chứa vần iêc, ươc vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con(8p):
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc bài ở tiết 1(7p).
Mục tiêu: HS đọc được vần iêc, ươc và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng(6p)
Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài.
- HS quan sát, nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- GV nhận xét, rút ra đoạn thơ ứng dụng :
- Cho HS tìm tiếng chứa vần iêc, ươc mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết(12p):
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc (6p)
Mục tiêu: Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Xiếc, múa rối, ca nhạc
- HS đọc tên bài luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc Tiêm chủng, uống thuốc
- HS quan s¸t tranh trong SGK vµ tr¶ lêi c©u hái theo gîi ý cña GV
+ Tranh vẽ gì?
+ Em thích tiết mục nào nhất?
+ Em được ai đưa đi xem xiếc, múa rối, ca nhạc
- Một số HS lên trình bày trước lớp
C. Củng cố - dặn dò(4p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần iêc, ươc
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS học bài ở nhà.
--------------------------------------------------
Luyện toán
LUYỆN CÁC SỐ TỪ 10 ĐẾN 19
I. Mục tiêu:
- Củng cố đọc, viết, so sánh các số từ 10 đến 19.
- HS nhận biết được các số liền trước, số liền sau.
II. Hoạt động dạy học
1. Ôn lí thuyết(6p)
- Học sinh viết bảng con: 16, 17, 18, 19
+ Các số 16, 17, 18, 1
File đính kèm:
- Tuan 19 Lop 1.doc