Luyện Tiếng Việt
LUYỆN BÀI 52: ONG- ÔNG
I- Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đọc các tiếng, từ câu có chứa vần ong, ông cho HS.
- HS củng cố nhận diện vần ong, ông trong từ ngữ
- Luyện viết một số từ ngữ.
II- Đồ dùng dạy- học
Vở bài tập, bảng phụ
III- Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :2P
2. Luyện tập: 30P
a ) Luyện đọc
GV gọi 2 HS đọc bài 52 ong- ông
GV cho HS luyện đọc trong nhóm 4
GV gọi HS đọc (ưu tiên HS yếu, TB đọc trước)
GV chỉnh sửa phát âm cho HS. GV chỉ vào tiếng, từ bất kì, yêu cầu HS đọc
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1B tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
Luyện bài 52: ong- ông
I- Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đọc các tiếng, từ câu có chứa vần ong, ông cho HS.
- HS củng cố nhận diện vần ong, ông trong từ ngữ
- Luyện viết một số từ ngữ.
II- Đồ dùng dạy- học
Vở bài tập, bảng phụ
III- Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :2P
2. Luyện tập: 30P
a ) Luyện đọc
GV gọi 2 HS đọc bài 52 ong- ông
GV cho HS luyện đọc trong nhóm 4
GV gọi HS đọc (ưu tiên HS yếu, TB đọc trước)
GV chỉnh sửa phát âm cho HS. GV chỉ vào tiếng, từ bất kì, yêu cầu HS đọc
HS khá giỏi:
Trên dòng sông
Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi chơi. Hai bạn ngồi trên chiếc lá bèo sen, xuôi theo dòng sông. Mùa thu, dòng sông trong veo, Mèn và Trũi thấy cả đàn cá đang bơi và hòn cuội nằm dưới đáy sông.
Nghỉ giữa tiết
b) Làm bài tập
- GV dán bảng phụ bài tập
Điền vần: ong hay ông
Lá d…. con ….
Cây th….. d….sông
Bông h…. quả b….
- HS viết vào vở luyện tập chung câu: Dòng sông trong veo (2 dòng)
3. Củng cố, dặn dò : 3P
GV nhận xét một số bài
Giáo viên nhận xét tiết học.
________________________________
Luyện toán
Luyện : Phép cộng , trừ trong phạm vi 7
I. Mục tiêu
- Học sinh luyện tập củng cố về cộng trừ trong phạm vi 7.
- Rèn luyện so sánh các số, biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài : 2P
2. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập (30p)
Bài 1: Tính
7 6 6 7 7 6 7 7
- + - - - + - -
6 1 4 0 6 1 4 3
- Học sinh làm vào vở luyện toán, 3 học sinh lên bảng làm
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính
7 - 1 - 2 = 7 - 4 -2 = 7 - 2 - 2 = 7 - 3 + 1 =
6 - 5 + 6 = 6 -6 + 3 = 7 - 4 + 4 = 6 -1 + 1 =
- Học sinh làm vào bảng con
- Giáo viên nhận xét
Bài 3: Điền dấu >, <, =
7 - 1 … 7 + 0 7 - 6 … 7 - 5 6 … 6 + 1
2 + 5 … 7 - 1 7 - 5 … 6 + 1 7 … 6 + 1
7 - 0 … 6 + 1 5 +1 … 7 + 0 6 … 7 - 2
- Học sinh làm vào vở luyện toán.
- Học sinh đọc kết quả, học sinh khác nhận xét, chữa bài.
Nghỉ giữa tiết
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
HS nêu bài toán, rồi viết phép tính vào bảng con: 7- 2 = 5
6
7
8
Bài 5:Dành cho HS khá, giỏi: Nối
2 + 3 + 1
3 + 0 + 2 < 2 + 1 + 2 + 0 < 3 + 3 + 1 <
3. Củng cố, dặn dò : 3P
GVnhận xét một số bài
GV gọi 2 HS đọc thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7
Giáo viên nhận xét tiết học.
________________________________
Luyện chữ
Cây thông, bông hồng, quả bóng….
I. Mục tiêu:
- Giúp hoc sinh viết đúng, đẹp các chữ cây thông, bông hồng, quả bóng và đoạn thơ
Sóng nối sóng
Mãi không thôi
Sóng sóng sóng
Tới chân trời
- Rèn cho học sinh ý thức luyện chữ viết và trình bày sạch sẽ.
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 2P
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện viết vào bảng con ( 10 phút)
GV viết mẫu từng chữ : cây thông, bông hồng, quả bóng và yêu cầu học sinh nhắc lại độ cao từng con chữ và khoảng cách giữa các con chữ sau đó luyện viết vào bảng con
Học sinh luyện viết vào bảng con. Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh và nhắc các em viết đúng mẫu
GV gọi HS đọc lại đoạn thơ:
Sóng nối sóng
Mãi không thôi
Sóng sóng sóng ,
Tới chân trời
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Luyện viết vào vở ( 20 phút)
Gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
Học sinh luyện viết mỗi chữ 2 dòng.
Giáo viên hướng dẫn HS cách trình bày khổ thơ, đi từng bàn theo dõi và động viên học sinh luyện viết.
3 Củng cố: ( 3 phút)
GV nhận xét một số bài.
Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh và nhận xét chung giờ học.
_____________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 4 tháng 12 năm 2013
Buổi sáng:
Học vần
Bài 53: ăng âng
I. Mục tiêu:
- HS đọc được được ăng, âng, măng tre, nhà tầng; các từ ngữ và câu ứng dụng:
Vằng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.
- HS viết được: ăng, ân, măng tre, nhà tầng.
- Luyện nói 1- 3câu theo chủ đề. Vâng lời cha mẹ
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa SGK, bộ đồ dùng học TV
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ ( 4P )
1 HS đọc câu ứng dụng bài 52
HS viết bảng con. con ong, vòng tròn, cây thông ( mỗi tổ một từ )
Nhận xét, khen ngợi
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài:2P GV giới thiệu trực tiếp vần ăng , âng
b.Dạy vần mới:30P
*.Dạy vần ăng, măng tre
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng vần: ăng
- HS so sánh vần ăng với vần ong
- GVđọc mẫu: ăng - HS phát âm ( lớp , tổ , cá nhân )
- HS ghép vần: ăng – phân tích ( vần ăng có âm ă đứng trước , âm ng đứng sau)
- GV hướng dẫn HS đánh vần :ă – ngờ – ăng (lớp , tổ , cá nhân )
- HS ghép tiếng măng – GV ghi bảng
- HS phân tích( tiếng măng có âm m đứng trước , vần ăng đứng sau )
- GV phân tích lại và hướng dẫn HS đánh vần:mờ- ăng – măng (lớp , tổ , cá nhân )
- HS quan sát tranh và nhận xét- GV giảng nghĩa cho HS măng tre và ghi bảng măng tre
Hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn: ăng - măng - măng tre ( kết hợp phân tích vần và phân tích tiếng )
Chúng ta vừa học xong vần gì ( vần ăng, vần ăng có trong tiếng măng, tiếng măng có trong từ măng tre )
b.Dạy vần âng - nhà tầng( Dạy quy trình tương tự)
- HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vần âng và vần ăng
- HS đọc kết hợp hai vần . Cá nhân, dãy, đồng thanh
ăng âng
măng tâng
măng tre nhà tầng
Nghỉ giữa tiết
c.Hướng dẫn viết bảng con :
- GV viết mẫu , vừa viết vừa hướng dẫn cách , viết cấu tạo nét ăng, măng tre, âng, nhà tầng
- HS viết vào bảng con
- GV quan sát, theo dõi, nhắc nhở HS viết đúng, đều nét.
d. Hướng dẫn đọc từ ngữ ứng dụng
- GV ghi bảng . rặng dừa vầng trăng
phẳng lặng nâng niu
- 2 HS khá đọc bài
- HS gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS phân tích , đánh vần..
- GV đọc mẫu, giải thích từ ứng dụng
- HS đọc toàn bài . Cá nhân,dãy, đồng thanh
- HS thi tìm tiếng chứa vần ong , ông
*Củng cố tiết 1
Tiết 2
3 : Luyện tập ( 30 phút)
a. Luyện đoc.
- HS nhắc lại nội dung tiết 1.
- HS luyện đọc bài ở bảng kết hợp đọc sgk theo (lớp , tổ , cá nhân ).
- GV khắc sâu thêm về cấu tạo tiếng
*Đọc câu ứng dụng
- HS quan sát tranh minh họa và nhận xét
- GV nhận xét tranh nêu nội dung câu ứng dụng và ghi bảng
Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào , rì rào.
- GV giải thích nội dung câu ứng dụng
- HS khá đọc câu ứng dụng(2 em)
- HS gạch chân tiếng chứa vần vừa học, phân tích tiếng chứa vần vừa học(vầng , trăng)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng và luyện cho HS đọc
- HS đọc (lớp, tổ, cá nhân ) kết hợp đọc toàn bài
b. Luyện viết ở vở Tập viết
- HS viết vào vở tập viết ăng ,măng tre , âng , nhà tầng
- GV quan sát hướng dẫn HS viết bài.Cho HS nhắc tư thế ngồi viết đúng
HS viết bài - GV theo dõi
Gvquan sát, nhận xét bài viết của HS
Nghỉ giữa tiết
c. Luyện nói.
HS quan sát tranh - nêu chủ đè luyện nói: Vâng lời cha mẹ
GV là lượt nêu câu hỏi - HS thảo luận theo nhóm trả lời
- Trong tranh vẽ gì?
- Em bé trong tranh đang làm gì?
- Người con biết vâng lời cha mẹ thì được gọi là người con gì?
HS luyện nói theo nhóm 2 người
HS luyện nói trước lớp
GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò. ( 5 phút)
- GV chỉ bảng - HS đồng thanh toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
___________________________
Toán
Phép trừ trong phạm vi 7
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 7, biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, bài 3( dòng 1), bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng học Toán
III. Các hoạt động dạy học
1)Kiểm tra : 3P Gọi hs đọc thuộc bảng công trong phạm vi 7
- Hs làm bảng con , 1 em làm ỏ bảng : 7 + 0 = 2 + 5 = ; 1 + 2 + 4 =
2) Bài mới :
a) Giới thiệu bài .
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 ( 12phút)
*Hướng dẫn HS thành lập công thức 7 – 1 = 6 và 7 – 6 = 1
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong bài học để nêu thành bài toán.
VD :? Có tất cả mấy hình tam giác ( có 7 hình tam giác )
? Có mấy hình tam giác ở phía bên phải ( có 1 hình )
? Hỏi còn lại có mấy hình tam giác ở phía bên trái( có 6 hình ).Cho HS nêu lại đề toán
Bước 2:Gọi HS nêu câu trả lời và hướng dẫn HS nêu đầy đủ: “ có bảy hình tam giác bớt đi một hình tam giác còn 6 hình tam giác”
- Gọi một số HS nêu lại “ bảy bớt một còn sọi HS đọc
Bước 3 : ta viết bảy bớt một còn sáu như sau
GV viết lên bảng 7 – 1 = 6 và đọc là “ bảy trừ một bằng sáu ” và Hướng dẫn HS tự điền kết quả của 7 – 1 = 6 và gọi HS đọc lại 7 – 1 = 6
Sau cùng hướng dẫn HS tự tìm kết quả của phép tính 7 – 6 = 1
*.Hướng dẫn HS học phép trừ 7 - 2 = 5 ( tương tự như đối với 7 – 1 = 6 và 7 – 6 = 1)
*.Hướng dẫn HS học phép trừ 7 – 3 = 4 và 7 – 4 = 3 ( tương tự )
*. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 học thuộc bảng trừ
GV có thể gợi ý cho HS bằng một số câu hỏi
GV có thể dùng hình thức xoá dần
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2. Thực hành ( 18 phút)
Bài 1. HS nêu yêu cầu bài ( tính)
HS làm vào bảng con. Yêu cầu HS viết thẳng cột. 3 HS lên bảng chữa bài
7 7 7 7 7 7
- - - - - -
6 4 2 5 1 7
1 3 5 2 6 0
GV nhận xét
Bài 2. HS nêu yêu cầu bài tập ( tính )
GV cho HS làm miệng bài tập 2.HS nối tiếp dứng dậy trả lời , GV ghi kết quả lên bảng sau đó cho 1 HS nhận xét
7 – 6 = 1 7 – 3 = 4 7 – 2 = 5 7 – 4 = 3
7 – 7 = 0 7 – 0 = 7 7 – 5 = 2 7 – 1 = 6
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập ( tính )
Gọi HS nêu cách làm ( tính nhẩm rồi viết kết quả)
GV hướng dẫn HS làm theo trình tự sau. Chẳng hạn
7 - 3 - 1 =
Lần thứ nhất lấy 7 - 3 = 4
Lần thứ hai lấy 4 - 1-= 3 viết 3 vào kết quả
7 – 3 – 2 = 2 7 – 5 – 1 = 1
HS làm dòng 1; HS khá , giỏi làm hết BT 3
7 – 6 – 1 = 0 7 – 4 – 2 = 1 7- 4 - 2 = 1
7 – 2 – 3 = 2 7 – 4 – 3 = 0 7- 4- 3 = 0
Bài 4. HS quan sát tranh nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với bài toán đã nêu
Tranh a: 7 - 2 = 5
Tranh b: 7 - 3 = 4
- GV nhận xét một số bài.
3. Củng cố, dặn dò: 2P
GV xem một số bài, nhận xét giờ học.
Dặn dò: HS về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7
___________________________________
Đạo đức
NGHIÊM TRANG KHI CHàO Cờ( Tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Biết được tờn nước, nhận biết được Quốc kỡ, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.
- Nờu được: Khi chào cờ cẩn phải bỏ mũ nún, đứng nghiờm mắt nhỡn Quốc kỡ.
- Thực hiện nghiờm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tụn kớnh Quốc kỡ và yờu quý Tổ quốc Việt Nam.
HS khá, giỏi: Biết: Nghiờm trang khi chào cờ là thể hiện lũng tụn kớnh Quốc kỡ và yờu Tổ quốc Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học
Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 3P
Vì sao chúng ta phải đứng nghiêm khi chào cờ? (2 HS trả lời)
Lớp, GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 2P
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1. HS tập chào cờ ( 8 phút)
- GV làm mẫu
- Mời khoảng 4 HS lên tập chào cờ trên bảng. Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Cả lớp đứng tập chào cờ theo lệnh của GV
Hoạt động 2. Thi chào cờ giữa các tổ ( 7phút)
GV phổ biến yêu cầu cuộc thi
Từng tổ đứng chào cờ theo lệnh của tổ trưởng
Cả lớp theo dõi, nhận xét và cùng GV cho điểm từng tổ. Tổ nào cao điểm sẽ thắng cuộc.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3. Vẽ và tô màu Quốc kì( 10 phút)
GV nêu yêu cầu vẽ và tô màu Quốc kì: Vẽ và tô màu đúng, đẹp, không quá thời gian quy định
HS thực hành sau đó giới thiệu tranh vẽ của mình
Cả lớp bình bầu tranh vẽ đẹp nhất.
HS đọc ĐT câu thơ cuối bài
Kết luận chung: - Trẻ em có quyền có quốc tịch, Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
- Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
- GV nhắc nhở HS cần phải nghiêm túc khi chào cờ.
- GV nhận xét chung giờ học.
_____________________________________
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt
Luyện bài 53: Ăng- âng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS đọc đúng vần và từ, câu có chứa vần ăng, âng
- Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
II . Đồ dùng day học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài: 1P
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc( 15 phút)
* Luyện đọc ở SGK:
- HS đọc bài SGK theo nhóm 4, GV gọi HS đọc bài ở SGK .
- HS, GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi đọc cho HS.
* Luyện đọc ở bảng: HS khá, giỏi đọc thêm:
Chú Cuội
Vào buổi sáng, Cuội đi chăn trâu. Mải chơi, cậu để trâu ăn lúa. Sợ quá, chú bèn gọi mẹ, gọi cha. Mẹ đang bận nhổ cỏ, cha đang bận câu cá. Cuội bèn dẫn trâu đến bên cây đa.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2. Làm bài tập trong vở bài tập 17P
Bài 1. Nối
- GV cho HS đọc các từ ở hai cột rồi tự nối
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Nối nhanh, nối đúng” để chữa bài (2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS)
- Kết quả: bé và bạn đều cố gắng cả nhà đi vắng cần cẩu nâng kiện hàng
- Học sinh đọc các từ vừa nối được
- Giáo viên nhận xét.
Bài 2. HS nêu yêu cầu: Điền ăng hay âng
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh điền từ ngữ rồi đọc trước lớp: cây bằng lăng, nâng trái bóng, vâng lời người trên.
Bài 3: HS viết: rặng dừa, nâng niu vào vở bài tâp
GV giúp đở HS yếu
3. Củng cố, dặn dò : 3P
GV xem một số bài
Giáo viên nhận xét tiết học.
_____________________________
Luyện chữ
Măng tre, xe tăng, vầng trăng,…
I. Mục tiêu:
- Giúp hoc sinh viết đúng, đẹp các chữ : măng tre, xe tăng, vầng trăng và các câu: Cuội nhìn vầng trăng, sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.
- Rèn cho học sinh ý thức luyện chữ viết và trình bày đúng câu văn
II. Hoạt đọng dạy học :
1. Giới thiệu bài : 2P
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện viết vào bảng con ( 10 phút)
GV viết mẫu từng chữ : măng tre, xe tăng, vầng trăng và yêu cầu học sinh nhắc lại độ cao từng con chữ và khoảng cách giữa các con chữ sau đó luyện viết vào bảng con
Học sinh luyện viết vào bảng con. Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh và nhắc các em viết đúng mẫu
GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 câu: Cuội nhìn vầng trăng. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.
HS tự viết tiếng: cuội, sóng vào bảng.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Luyện viết vào vở ( 20 phút)
Gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
Học sinh luyện viết mỗi chữ, câu 2 dòng. Giáo viên đi từng bàn theo dõi và động viên học sinh luyện viết.
GV treo 2 câu văn đã viết mẫu, HS quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn trình bày
3 Củng cố: ( 3 phút)
GV xem một số bài.
Nhận xét sự tiến bộ của học sinh
_____________________________
Hoạt động tập thể
Vệ sinh cá nhân- vệ sinh môi trường
Bài 2: ăn uống sạch sẽ
Giáo dục kĩ năng sống
I. Mục tiêu :
Nêu được những việc làm để ăn uống sạch sẽ.
Thực hiện ăn sạch , uống sạch
Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống
Có thói quen rửa sạch tay trước khi ăn
II. Đồ dùng dạy học :
Bộ tranh VSCN số 3 và VSCN số 4 ( T3 )
III. Hoạt động day học :
1. Giới thiệu bài: 2P
2. Các hoạt động: 30P
Hoạt động 1: Những việc cần làm để ăn sạch
Bước1 : GV cho HS xem tranh VSCN số 3 – Trả lời câu hỏi :
Bức tranh vẽ gì ?
Việc làm đó có tác dụng gì ?
Bước 2 : HS làm việc theo nhóm
Bước 3 : GV gọi đại diện nhóm trình bày – GV nhận xét – Kết luận :
Để ăn sạch chúng ta phải :
+ Rửa sạch tay trước khi ăn ; trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng , chế biến thức ăn.
+ Rửa sạch rau , quả . Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn .
+ Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi , gián , chuột ..bò hay đậu vào .
+ Bát , đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch.
Hoạt động 2 : Những việc cần làm để ăn uống sạch:
Bước 1: Gv cho hs kể tên những đồ uống các em dùng hằng ngày và ghi mọi ý kiến của các em lên bảng .
Bước 2: GV nhận xét và cho hs thảo luận :
+ Theo các em loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uống ? vì sao ?
VD : Nước đá như thế nào là sạch, như thế nào là không sạch ?
Kem, nước mía như thế nào là hợp vệ sinh ?
GV cho HS thảo luận theo cặp
GV nhận xét – kết luận :
Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch , không bị ô nhiễm , đun sôi để nguội. Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống .
Bước 3: GV cho HS xem tranh:
Bạn nào uông nước hợp vệ sinh ? Tại sao ?
Bạn nào chưa uống nước hợp vệ sinh ? Tại sao?
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3: Lợi ích của ăn uống sạch sẽ
HS thảo luận : Tại sao chúng ta phải uống sạch sạch sẽ ?
HS trả lời –gv kết luận :
Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy , giun sán.
Giáo dục kĩ năng sống:
3 Củng cố, dặn dò: 3P
GV tổng kết bài học. Dặn HS về ăn uống sạch sẽ, phòng tránh tai nạn thương tích
_____________________________________________________________________
Thứ 5 ngày 5 tháng 12 năm 2013
Buổi sáng:
Thể dục
thể dục rèn luyện tư thế cơ bản- trò chơi vận động
I. Mục tiêu:
HS biết cách thực hiện đứng đưa một chân ra sau (mũi bàn chân chạm đất), hai tay giơ cao thẳng hướng.
HS làm quen với tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
HS biết các chơi trò chơi và chơi đúng luật (có thể còn chậm).
Lưu ý: Động tác đứng đưa chân sang ngang, chân nhấc khỏi mặt đất, hai tay chống hông, người được giữ thăng bằng.
II) Đồ dùng dạy học:
- Sân trường, còi.
III) Hoạt động dạy học:
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu (5p)
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Học sinh hát 2 bài hát tập thể
- Yêu cầu học sinh khởi động.
2. Phần cơ bản (25p)
* Ôn động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng
* Ôn phối hợp: Đứng kiễng gót bằng hai chân, hai tay chống hông
Đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng
* Tập động tác đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông
- Giáo viên nêu tên động tác
- Giáo viên làm mẫu
- Giáo viên hướng dẫn động tác
Nhịp 1: Đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông
Nhịp 2: Về TTĐCB
Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông
Nhịp 4: Về TTĐCB
- Học sinh thực hiện
- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
- Giáo viên nhận xét, khen tổ làm tốt
* Ôn phối hợp: 1 – 2 lần
Nhịp 1: Đứng kiễng gót bằng hai chân, hai tay chống hông
Nhịp 2: Về TTĐCB
Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang hai tay chống hông
Nhịp 4: Về TTĐCB
Nhịp 5,6 giống nhịp 1,2
Nhịp 7, 8 giống nhịp 3, 4 nhưng đổi chân.
* Trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức” (12p)
- Đội hình chơi theo 3 hàng dọc
- Giáo viên nêu tên trò chơi
- HS nêu cách chơi, Học sinh chơi. GV làm trọng tài, nhận xét.
3. Phần kết thúc (5p)
- Học sinh thả lỏng cơ bắp
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét buổi học và dặn học sinh về nhà luyện tập thêm
________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép trừ trong phạm vi 7.
- BT cần làm: bài 1 ; bài 2( cột 1,2),bài 3 ( cột 1, 3 ) bài 4 (cột 1 , 2)
II Đđồ dùng dạy học
Tranh, bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ : 3P
2 HS lên bảng đọc bảng trừ trong phạm vi 7
HS nhận xét , GV khen ngợi ,
2. GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập ( 30phút)
Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài
Hướng dẫn HS sử dụng các công thức cộng, trừ trong phạm vi 7 để tìm ra kết quả ( yêu cầu viết thẳng cột) .
GV cho HS làm bài vào vở , 3 HS lên bảng chữa bài ,
7 2 4 7 7 7
3 5 3 1 0 5
- GV nhận xét , khen ngợi cho HS lên bảng làm bài
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập (tính)
GV cho HS làm miệng. HS nối tiếp đứng tại chỗ trả lời , Gv ghi bảng
GV gọi HS khá, giỏi nêu miệng cột 3
6 + 1 = 7 5 + 2 = 7 4 + 3 = 7
1 + 6 = 7 2 + 5 = 7 3 + 4 = 7
7 - 6 = 1 7 - 5 = 2 7 - 4 = 3
7 - 1 = 6 7 - 2 = 5 7- 3 = 4
HS quan sát để rút ra nhận xét" Nếu thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi"
Bài 3 : HS nêu yêu cầu bài tập. Điền số?
Hướng dẫn HS sử dụng các công thức cộng, trừ đã học để điền số thích hợp vào chỗ chấm. Chẳng hạn , GV gợi ý :
2 + mấy bằng 7 ?
2 + 5 = 7 vậy điền số 5 vào chỗ chấm ( 2 +... = 7)
HS làm bài vào bảng con, hs khá, giỏi làm thêm cột 2
2 + 5 = 7 1 + 4 = 5 7 - 6 =1
7 - 3 = 4 6 + 1= 7 7 - 4 = 3
4 + 3 = 7 5 + 2= 7 7 - 0 = 7
Những bài còn lại HS khá , giỏi làm
Bài 4 : Làm cột 1, 2 ; HS khá, giỏi làm thêm cột 3
HS nêu yêu cầu bài tập(Điền dấu >, < , =)
trống)
GV yêu cầu HS nêu cách làm ( làm tính cộng trước sau đó sẽ so sánh kết quả và điền dấu)
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ :
3 + 4 = 7 5 + 2 > 6 7- 5 < 3
7 - 4 < 4 7 - 2 = 5 7- 6 = 1
Bài 5( HS khá giỏi). HS quan sát tranh rồi nêu bài toán, sau đó viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu ( 3 + 4 = 7)
3. Củng cố, dặn dò: 2P
GVxem một số bài, nhận xét giờ học.
Dặn dò: HS về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 7
__________________________________
Học vần
Bài 54: ung - ưng
I. Mục tiêu
- HS đọc được: : ung - ưng, bông súng, sừng hươu , từ và câu ứng dụng
- Viết được: : ung - ưng, bông súng, sừng hươu
- Luyện nói từ 1- 3 câu theo chủ đề: rừng, thung lũng, suối, đèo.
II. Đồ dùng dạy học.
Bộ ghép chữ - tranh minh hoạ bài học.
III. Hoạt động day học
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Học sinh viết bảng con (mỗi dãy một từ): rặng dừa, vầng trăng, nâng niu.
- 2 học sinh đọc bài: ăng- âng
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi.
2. Dạy - học bài mới (30p)
a, Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: ăng- âng
Học sinh đọc: ăng- âng
b, Dạy vần ăng:
* Nhận diện vần
- Yêu cầu học sinh phân tích vần ung (âm u trước, âm ng sau)
- Học sinh so sánh ung và ong
- Học sinh trả lời và ghép vần ung vào bảng cài
* Đánh vần
- Giáo viên phát âm mẫu: ung
- Học sinh đánh vần: u-ngờ-ung; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
- Học sinh tìm âm m để ghép thành tiếng súng
- Học sinh phân tích tiếng súng
- Học sinh đánh vần sờ-ung-súng. Giáo viên chỉnh sửa
- Giáo viên giới thiệu từ khoá bông súng – qua tranh minh hoạ. Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường: Bông súng nở trong hồ làm cho cảnh vật thiên nhiên như thê nào? (thêm đẹp đẽ)
- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
u-ngờ-ung
sờ-ung-súng
bông súng
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
c, Dạy vần âng: Quy trình tương tự
- Vần ưng gồm: âm ư và âm ng
- So sánh ưng và ung(Giống nhau: đều có âm ng đứng sau, khác nhau: vần ung có âm u đứng trước; vần ưng có âm ư đứng trước)
- Đánh vần và đọc trơn
ư-ngờ-ưng
sờ-ưng-sưng-huyền-sừng
sừng hươu
Nghỉ giữa tiết
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu ung, ưng, bông súng, sừng hươu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
cây sung củ gừng
trung thu vui mừng
- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp)
* Củng cố tiết 1.
Tiết 2
c, Luyện đọc (30p)
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng
Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
Không khều mà rụng
- Yêu cầu
File đính kèm:
- LOP 1B TUAN 13.doc