Giáo án Lớp 1B tuần 22

Học vần: Bài 90 : Ôn tập

A. Mục tiêu:

- Học sinh đọc viết một cách chắc chắn 12 vần vừa học từ bài 84 đến bài 89.

- Đọc đúng các từ ngữ, câu và đoạn thơ ứng dụng.

- Nghe, hiểu và kể theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép.

B. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.

C. Đồ dùng: Vật thực: Cốc nước, lon gạo.

D. Các hoạt động dạy học:

I. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: rau diếp, ướp cá.

- Tìm từ mới có vần: iêp, ươp.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1B tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học vần: Bài 90 : Ôn tập A. Mục tiêu: Học sinh đọc viết một cách chắc chắn 12 vần vừa học từ bài 84 đến bài 89. Đọc đúng các từ ngữ, câu và đoạn thơ ứng dụng. Nghe, hiểu và kể theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. Đồ dùng: Vật thực: Cốc nước, lon gạo. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: rau diếp, ướp cá. Tìm từ mới có vần: iêp, ươp. bài mới: Giáo viên Học sinh Tiết 1: ôn tập: Các vần đã học: - Giáo viên viết sẵn bảng ôn vần trong SGK. Giáo viên đọc vần cho học sinh viết vào vở bài tập. * 12 vần vừa ôn có gì giống nhau? Trong 12 vần, vần nào có âm đôi? Luyện đọc 12 vần. b) Đọc từ ngữ ứng dụng: Giáo viên viết 3 từ mới lên bảng: đầy ắp đón tiếp ấp trứng Giáo viên cho học sinh xem tranh : Gà mẹ ấp trứng để học sinh hình dung thế nào là ấp trứng. Cho học sinh quan sát cốc nước đầy để hiểu từ : đầy ắp. Luyện đọc toàn bài trên bảng. Tiết 2 : Luyện tập: a) Luyện đọc: Luyện đọc trong SGK Giáo viên ghi bảng các câu ứng dụng: Cá mè ăn nổi Cá chép ăn chìm Con tép lim dim Trong chùm rễ cỏ Con cua áo đỏ Cắt cỏ trên bờ Con cá múa cờ Dẹp ơi là đẹp. Luyện đọc toàn bài trong SGK. Luyện viết: đón tiếp, ấp trứng. Giáo viên viết mẫu và hd học sinh viết. Kể chuyện: Ngỗng và Tép Giáo viên giới thiệu vì sao ngỗng lại không ăn tép qua câu chuyện ngỗng và tép. GV kể: + Tranh 1: Vợ bàn với chồng: nhà có khách , làm thịt 1 con ngỗng để đãi khách. + tranh 2: Đôi vợ chồng ngỗng nghe tin , ai cũng đòi chết thay, không ngủ được.ông khách thương vợ chồng ngỗng cũng không ngủ được. + Tranh 3:Ông khách bảo vợ bạn mua tép. + Tranh 4: Vợ chồng nhà ngỗnh thoát chết, chúng cảm ơn tép và từ đó chúng không ăn tép nữa. * Ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hy sinh vì nhau - HS đọc các vần ôn: ăp, âp, ap, op , ôp, ơp,up. ep, êp , ip, iêp, ươp Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh - Học sinh viết vào vở bài tập. - Có âm p giống nhau. Trong đó vần iêp, ươp. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo tổ,nhóm, cả lớp. - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần vừa ôn: ắp, tiếp, ấp. Học sinh đọc các tiếng vừa tìm. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo dãy, tổ, nhóm, cả lớp. - Học sinh quan sát và nhận xét bức tranh số 2 vẽ gì. - Học sinh đọc thầm tìm tiếng có vần vừa ôn tập: chép, tép, đẹp. - Học sinh đọc trơn các câu ứng dụng. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh cả lớp. - Học sinh viết trong vở tập viết mỗi chữ 1 dòng. - 4 học sinh kể theo tranh, mỗi em kể 1 tranh. - 2 học sinh kể lại toàn câu chuyện. III . Củng cố: 2 học sinh đọc bài trên bảng. Tìm tiếng mới có vần vừa ôn. IV. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài: oa – oe. Đạo đức: Em và các bạn ( Tiếp ) A. Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi. - Hình thành cho học sinh : kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn. Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi. B. Phương pháp: Đóng vai, tích cực, luyện tập. C. Đồ dùng: - Bút màu, giấy vẽ. - Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”. D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn lúc học, lúc chơi như thế nào? II. Bài mới: Giáo viên Học sinh Khởi động: Học sinh hát tập thể bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”. * Hoạt động 1: Đóng vai. Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh chuẩn bị đóng vai 1 tình huống cùng học, cùng chơi với bạn. - Giáo viên kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn. * Hoạt động 2: Học sinh vẽ tranh về chủ đề “Bạn em” Giáo viên nêu yêu cầu vẽ tranh. Giáo viên nhận xét , khen ngợi tranh vẽ của các nhóm, cá nhân. - Học sinh sử dụng các tình huống trong tranh 1, 3, 5, 6, của bài tập 3. + Học sinh thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. + Các nhóm học sinh lên đóng vai trước lớp. + Cả lớp theo dõi, nhận xét. + Thảo luận: Em cảm thấy thế nào khi: . Em được bạn cư xử tốt? . Em cư xử tốt với bạn? - Học sinh vẽ tranh. Học sinh trưng bày tranh lên bảng. Cả lớp xem và nhận xét. III . Củng cố: Giáo viên kết luận chung: Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết giao bạn bè. Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi. IV. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài: Di bộ đúng quy định. Thứ ba ngày 29 tháng 01 năm 2008 Học vần: Bài 91: oa - oe A. Mục tiêu: Học sinh đọc và viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè. Đọc được đoạn thơ ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất. B. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, phân tích ngôn ngữ … C . Đồ dùng: Tranh: múa xoè. Vật mãu: sách giáo khoa. D . Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết bảng con : cá mập, tốp ca. Tìm từ mới có vần: ap, ep. II. Bài mới: Giáo viên Học sinh Tiết 1 : Giới thiệu bài: Dạy vần: * oa: Giáo viên giới thiệu vần mới và viết lên bảng: oa Giáo viên ghi bảng: hoạ - Hoạ sĩ là những người làm công việc gì? Giáo viên ghi bảng: hoạ sĩ Đọc trơn: oa, hoạ, hoạ sĩ * oe : - Giáo viên ghi lên bảng vần oe và hỏi: vần mới thứ 2 có gì khác so với vần mới thứ nhất? - Giáo viên ghép bảng cài: oe, xoè Giáo viên ghi bảng: xoè Giáo viên giới thiệu tranh và ghi bảng: múa xoè Đọc trơn: oe, xoè, múa xoè. * Luyện viết: oa, hoạ sĩ, oe, múa xoè Giáo viên viết mẫu, HD học sinh qui trình viết. * Dạy từ và câu ứng dụng: Giáo viên ghi bảng 4 từ mới: sách giáo khoa chích choè hoà bình mạnh khoẻ Đánh vần tiếng, đọc trơn tiếng, đọc trơn từ. Tiết 2 : Luyện tập: Luyện đọc: Giáo viên HD học sinh quan sát bức tranh 1, 2, 3 vẽ gì? Giáo viên ghi bảng đoạn thơ ứng dụng: Hoa ban xoè cánh trắng Lan tươi màu nắng vàng Cành hồng khoe nụ thắm Bay làn hương dịu dàng. Đọc trơn đoạn thơ ứng dụng. Luyện viết:oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè Giáo viên viết mẫu, HD học sinh cách viết từng chữ. Giáo viên theo dõi ,HD những em viết chậm. c) Luyện nói theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất. + các bạn trai trong bức tranh đang làm gì? + Hàng ngày, em tập thể dục vaò lúc mấy giờ? + Tập thể dục đều sẽ giúp ích gì cho cơ thể? - Học sinh đv , đọc trơn, p tích vần: oa. Học sinh ghép vần : oa, hoạ. Học sinh đánh vần, đọc trơn và p tích tiếng : hoạ - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh cả lớp. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh so sánh vần oe và oa: + Giống: Bắt đầu bằng o + khác: oe kết thúc bằng e. oa kết thúc bằng a. -Học sinh đánh vần, đọc trơn, p.tích vần oe. Học sinh ghép: oe, xoè. - Học sinh đọc tiếng: xoè. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. - Học sinh đọc trơn: múa xoè. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh cả lớp. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh viết bảng con: oa, hoạ sĩ, oe, múa xoè. - Học sinh đọc thầm , phát hiện và gạch chân tiếng có vần mới: khoa, hoà, choè, khoẻ. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh đọc thầm đoạn thơ và tìm tiếng có vần mới học: xoè, khoe Đánh vần và đọc trơn tiếng: xoè, khoe. - Học sinh đọc trơn cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh viết vào vở tập viết mỗi chữ 1 hàng. - các bạn trong bức tranh đang tập thể dục. - Tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. III/ dặn học sinh học và chuẩn bị bài: oai, oay. Thể dục: BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI A. Mục tiêu: - Ôn 4 động tác thể dục đã học. Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện được ở 4 động tác ở mức độ tương đối chính xác, cơ bản đúng. - Làm quen với trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy. B. Địa điểm. Phương tiện: Trên sân trường . Giáo viên chuẩn bị 1 còi và kẻ sân chơi. C. Nội dung và phương pháp lên lớp: Giáo viên Học sinh I. Phần mở đầu: - Giáo viên nhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. II. Phần cơ bản: * Động tác bụng: 4 – 5 lần, mỗi lần 2x4 nhịp từ lần 1 đến lần 3: giáo viên làm mẫu, hô nhịp cho học sinh làm theo. Riêng lần 4 – 5: giáo viên chỉ hô nhịp, không làm mẫu. - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau ở phía trước, mắt nhìn theo tay. - Nhịp 2: Cúi người, vỗ hai bàn tay vào nhau ở dưới thấp, chân thẳng, mắt nhìn theo tay. - Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. - Nhịp 4: Về TTCB. - Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang. Lưu ý:Ở nhịp 2 và 6 khi cúi không co chân. * Ôn 5 động tác thể dục đã học (vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng): 2 – 3 lần. * Điểm số hàng dọc theo tổ: Giáo viên tổ chức cho học sinh tập hợp ở những địa điểm khác nhau trên sân. Các tổ trưởng cho tổ mình điểm số, sau đó báo cáo sĩ số của tổ mình cho lớp trưởng. Lớp trưởng báo cáo cho giáo viên. * Chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”: Giáo viên nêu tên trò chơi, chỉ vào hình vẽ rồi làm mẫu động tác nhảy chậm vào từng ô, đồng thời giải thích cách nhảy cho học sinh . III. Phần kết thúc: * Chơi trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. Giáo viên nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. - Cán sự lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc. - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát. * Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. * Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. * Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu. - Cán sự hô nhịp và 1 học sinh thực hiện động tác đúng, đẹp lên làm mẫu. - Học sinh tập các động tác theo từng cá nhân, tổ. - Các tổ thi đua xem tổ nào tập đúng và đẹp. Học sinh làm theo lời hô của giáo viên . - Học sinh tập khoảng 2 – 3 lần. - Học sinh lần lượt từng em tham gia trò chơi. - Đi thường theo 2 – 4 hàng dọc Toán: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Mục tiêu: 1. Giúp học sinh bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn: - Tìm hiểu bài toán: + Bài toán đã cho biết những gì? + Bài toán hỏi gig? ( tức là bài toán đòi hỏi phải làm gì?) - Giải bài toán: + Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi. + Trình bày bài giải ( nêu câu lời giải, phép tính để gải bài toán, đáp số) 2. Bước đầu tập cho học sinh tự giải bài toán. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, tích cực. Đồ dùng: Sử dụng các tranh vẽ trong SGK. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Học sinh làm bảng con: 12 + 3 – 5 = ; 15 – 0 + 4 = Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải: -Giáo viên hd học sinh xem tranh và ghi bài toán lên bảng. Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? * Giáo viên hd học sinh tóm tắt bái toán: + Bài toán đã cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả:…con gà ? * Giáo viên hd học sinh giải bài toán: + Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào? * Giáo viên nhấn mạnh:Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau: + Viết “Bài giải” + Viết câu lời giải + Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc) + Viết đáp số. 2. Thực hành: * Bài 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng? Giáo viên giúp học sinh tự tìm phép tính giải bài toán, nên khuyến khích học sinh tìm câu lời giải khác… * Bài 2: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? Giáo viên Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất của bài toán. * Bài 3: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con? - Học sinh quan sát tranh trong SGK. - 2 học sinh đọc lại bài toán. + Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. + Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? - 2 học sinh nêu lại tóm tắt bài toán. + Ta phải làm phép tính cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy là nhà An có 9 con gà. Bài giải: Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số: 9 con gà. - Học sinh nêu bài toán, viết số thích hợp vào phần tóm tắt, dựa vào bài giải cho sẵn để viết tiếp các phần còn thiếu, sau đó đọc lại toàn bộ bài giải. Bài giải: Cả hai bạn có là: 4 + 3 = 7 ( quả bóng ) Đáp số: 7 quả bóng. - Học sinh nêu phép giải bài toán, tự trình bày bài giải. Bài giải: Tổ em có tất cả là: 6 + 3 = 9 ( bạn ). Đáp số: 9 bạn - 1 học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Đàn vịt có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( con ) Đáp số: 9 con III. Củng cố: 2 học sinh nêu cách giải bài toán có lời văn. IV. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh học và chuẩn bị bài: xăngtimet. Đo độ dài. Thứ tư ngày 30 tháng 01 năm 2008 Toán: XĂNGTIMET . ĐO ĐỘ DÀI Mục tiêu: Giúp học sinh : - Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăngtimet ( cm ). - Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimet trong các trường hợp đơn giản. B. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. C. Đồ dùng: Giáo viên và học sinh đều có thước thẳng với các vạch chia thành từng xăngtimet. D. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Hai em lên bảng cả lớp làm bảng con: 12 + 4 + 3 = 17 – 5 – 2 = II. Bài mới: Giáo viên Học sinh 1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có các vạch chia thành từng xăngtimet). Giáo viên hướng đẫn học sinh quan sát cái thước và giới thiệu: - Đây là cái thước có vạch chia thành từng xăngtimet. Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0. Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 xăngtimet. Làm tương tự với các độ dài ttừ vạch 2 đến vạch 3 … - Xăngtimet viết tắt là cm. Viết lên bảng: cm. Chỉ vào cm rồi gọi từng học sinh đọc: “xăngtimet”. Chú ý: Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết, thước đo độ dài thường có thêm 1 đoạn nhỏ trước vạch 0. Vì vậy nên đề phòng nhầm lẫn vị trí của vạch 0 trùng với đầu của thước. 2. Giới thiệu các thao tác đo độ dài: Giáo viên hướng dẫn học sinh đo độ dài theo 3 bước: - Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng. - Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (xăngtimet). - Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp). 3. Thực hành: * Bài 1: Viết kí hiệu của xăngtimet : cm Giáo viên giúp học sinh viết đúng quy định. * Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo. * Bài 3: Đặt thước đúng ghi Đ, sai ghi S. * Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đó. - Học sinh quan sát theo từng động tác của giáo viên . - Học sinh dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 đến 1 trên mép thước, khi đầu bút chì đến vạch 1 thì nói “ một xăngtimet ”. độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng một xăngtimet. - Học sinh thực hành đo độ dài theo 3 bước. - Học sinh đọc trên hình vẽ của bài học, ta có đoạn thẳng AB dài “một xăngtimet”, đoạn thăng CD dài “ ba xăngtimet ”, đoạn thẳng MN dài “sáu xăngtimet ”. - Viết 1cm ở ngay dưới đoạn thẳng AB; 3cm ở ngay dưới đoạn thẳng CD; viết 6cm ở ngay dưới đoạn thẳng MN. - Học sinh viết 1 dòng : cm. - Học sinh tự đọc “lệnh” rồi làm bài và chữa bài. - Học sinh làm bài rồi chữa bài, khi chữa bài học sinh tập giải thích bằng lời. Chẳng hạn, trường hợp thứ nhất ghi s vào ô trống vì vạch 0 của thước không đặt trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng… - Học sinh tự đo độ dài các đoạn thẳng theo 3 bước. III .Củng cố: 2 học sinh nhắc lại cách đo đoạn thẳng theo 3 bước. IV. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà thực hành đo độ dài và chuẩn bị bài: Luyện tập. Mỹ thật: Vẽ vật nuôi trong nhà ( Cô xuân thu dạy) Học vần: Bài 92: oai - oay A. Mục tiêu: - Học sinh đọc và viết được : oai, oay, điện thoại, gió xoáy. - Đọc được các câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ ddeefa; Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa. B. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, … C. Đồ dùng: Vật thực: quả xoài, điện thoại, củ khoai lang. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: hoạ sĩ, sức khoẻ. - Tìm tiếng mới có vần : oa, oe. II. Bài mới: Giáo viên Học sinh 1/ Giới thiệu bài: Dạy vần: * oai : Giáo viên giới thiệu và ghi lên bảng: oai Giáo viên ghi bảng: thoại Giáo viên giới thiệu cái điện thoại và hỏi: đây là cái gì ? Giáo viên ghi bảng : điện thoại Đọc trơn : điện thoại. Đọc trơn: oai, thoại, điện thoại. * oay: Giáo viên ghi bảng: oay và hỏi học sinh : vần mới thứ 2 có gì khác so với vần mới thứ nhất? Giáo viên giới thiệu qua tranh, gió xoáy là luồng gió thổi mạnh tạo thành những vòng gió bụi xoay tròn. Giáo viên ghi bảng : gió xoáy. Đọc trơn: oay, xoáy, gió xoáy. * Luyện viết : oai, điện thoại, oay, gió xoáy. Giáo viên viết mẫu, HD học sinh quy trình viết. * Dạy từ và câu ứng dụng: Giáo viên ghi 4 từ mới lên bảng: quả xoài hí hoáy khoai lang loay hoay Đọc trơn các tiếng: xoài, khoai, hoáy, loay hoay. Đọc trơn 4 từ ứng dụng. Tiết 2 Luyện tập: luyện đọc: Giáo viên HD học sinh quan sat và nhận xét bức tranh số 1, 2, 3 vẽ gì ? Giáo viên ghi bảng các câu ứng dụng: Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng. - Luyện đọc toàn bài trong SGK Luyện viết: oai, oay, điện thoại, gió xoáy. Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp. HD học sinh quy trình viết Lưu ý: nét nối từ a sang I, từ a sang y. c) luyện nói theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa. Giáo viên giới thiệu tranh. HD học sinh quan sát và luyện nói. - Giới thiệu với các bạn trong nhóm , nhà em có những loại ghế nào. - Chỉ và giới thiệu với cả lớp trong phòng học của mình có loại ghế nào. - Học sinh đánh vần, đọc trơn, phân tích vần : oai. Học sinh ghép vần: oai , thoại. Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng thoại. Học sinh đánh vần, đoc trơn và phân tích từ : điện thoại. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo, nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh so sánh: oai và oay. - Học sinh ghép : oay, xoáy. Đánh vần, đọc trơn, phân tích, tiếng : xoáy - Học sinh đọc trơn : gió xoáy. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh viết bảng con: oai, điện thoại, oay, gió xoáy. - Học sinh đọc thầm và phát hiện các tiếng có chứa vần mới: xoài, khoai, hoáy, hoay. - Học sinh phân tích, đánh vần và đọc trơn từng tiếng. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh quan sát tranh và nhận xét từng tranh. - Học sinh đọc thầm các câu thơ. Tìm tiếng có vần mới học : khoai Học sinh đọc trơn các câu thơ. - Học sinh đọc cá nhân , đồng thanh theo tổ, nhóm, cả lớp. - Học sinh viết trong vở tập viết, mỗi chữ 1 hàng. - Học sinh quan sát và gọi tên từng loại ghế. - Vài học sinh lên giới thiệu trước lớp. III . Củng cố: - 2 học sinh đọc bài trên bảng lớp. - Tìm từ mới có vần : oai, oay. IV. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh học và chuẩn bị bài : oan, oăn. Thứ năm ngày 31 tháng 01 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm toán và trình bày bài giải. Phương pháp: thực hành - luyện tập. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên ghi bảng cho học sinh đọc: 2cm, 4cm, 8cm, 10cm. II. Bài mới: Giáo viên Học sinh Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự giải các bài toán. * Bài 1: Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối? Tóm tắt: Có : . . . cây Thêm : . . . cây Có tất cả : . . . cây? * Bài 2: Trên tường có 14 bức tranh, người ta treo thêm 2 bức tranh nữa. Hỏi trên tường có tất cả bao nhiêu bức tranh? Tóm tắt: Có : . . . bức tranh Thêm : . . . bức tranh Có tất cả : . . . bức tranh ? * Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Có : 5 hình vuông Có : 4 hình tròn Có tất cả : . . . hình vuông và hình tròn ? - Học sinh tự đọc bài toán, quan sát tranh vẽ. Học sinh nêu tóm tắt và câu lời giải., nêu phép tính và nêu đáp số. 1 học sinh lên bảng ghi bài giải. Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Số cây chuối trong vườn có tất cả là: 12 + 3 = 15 ( cây ) Đáp số: 15 cây chuối. - 1 học sinh lên bảng cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải: Số bức tranh trên tường có tất cả là: 14 + 2 = 16 ( tranh ) Đáp số: 16 bức tranh. - 1 học sinh lên bảng cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Số hình vuông và hình tròn có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( hình ) Đáp số: 9 hình. III . Củng cố: 2 học sinh trình bày cách giải 1 bài toán có lời văn. IV. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài: luyện tập ( tiếp). Âm nhạc: Ôn tập bài hát tập tầm vông ( Cô kim Thu dạy) Học vần: oan - oăn A. Mục tiêu: - Học sinh đọc và viết được : oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn. - Đọc được các câu ứng dụng. - phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : con ngoan, trò giỏi. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, phân tích ngôn ngữ. Đồ dùng: Tranh : con ngoan , trò giỏi. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con theo dãy : điện thoại, gió xoáy, ghế xoay. - Tìm tiếng mới có vần : oai, oay. II. bài mới: Giáo viên Học sinh 1/ Giới thiệu bài: Dạy vần: * oan : - Giáo viên giới thiệu vần mới và ghi bảng: oan Giáo viên ghép: oan Giáo viên ghi bảng : khoan Giáo viên giới thiệu bức tranh: giàn khoan. Giáo viên ghi bảng : giàn khoan Đọc trơn : oan, khoan, giàn khoan. * oăn: - Giáo viên ghi bảng oăn và hỏi học sinh : Vần mới thứ 2 có gì khác so với vần mới thứ nhất? Giáo viên ghi bảng: xoăn. Giáo viên giới thiệu và ghi bảng: tóc xoăn. - Đọc trơn: oăn, xoăn, tóc xoăn. * luyện viết: oan giàn khoan, oăn, xoăn, tóc xoăn. Giáo viên viết mẫu, HD học sinh viết bảng con. * Dạy từ và câu ứng dụng: Giáo viên ghi bảng 4 từ mới: bé ngoan khoẻ khoắn học toán xoắn thừng Giáo viên giảng từng từ. Đọc trơn tiếng, đọc trơn từ. Tiết 2 luyện tập: luyện đọc: Giáo viên HD học sinh quan sát bức tranh 1, 2, 3 vẽ gì? Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Giáo viên giảng câu ứng dụng. - Đọc trơn câu ứng dụng. - Luyện đọc toàn bài trong SGK. Luyện viết: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn. Giáo viên viết mẫu lên và HD học sinh quy trình viết. Luyện nói theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi. Gợi ý: + Ở lớp , bạn học sinh đang làm gì? + Ở nhà, bạn đang làm gì? + Người học sinh như thế nào sẽ được khen là con ngoan, trò giỏi? + Nêu tên những bạn con ngoan, trò giỏi ở lớp mình. - Học sinh đánh vần, đọc trơn, phân tích vần : oan. - Học sinh ghép : oan, khoan Đánh vần và đọc trơn tiếng : khoan - Học sinh đọc trơn : giàn khoan - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo tổ, nhóm, cả lớp. - Học sinh so sánh vần oan và oăn. - Học sinh ghép : oăn , xoăn. Đánh vần và đọc trơn tiếng : xoăn - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh cả lớp. - Học sinh viết bảng con từng chữ. - Học sinh đọc thầm ,tìm tiếng có vần mới học: ngoan , toán, xoắn, thoắn. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, cả lớp. - Học sinh quan sát các bức tranh 1, 2, 3. - Học sinh đọc thầm câu ứng dụng và tìm tiếng mới: ngoan. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo tổ, cả lớp. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. - Học sinh viết trong vở tập viết . mỗi chữ 1 hàng. - Học sinh quan sát tranh, nhận xét và trả lời câu hỏi. III . Củng cố: - 2 học sinh đọc bài trên bảng. - Tìm từ mới có vần: oan, oăn. IV. Dặn dò: Giáo viên dặn học sinh học và chuẩn bị bài : oang, oăng. Thứ sáu ngày 01 tháng 02 năm 2008 Học vần: Bài 94: oang - oăng A. Mục tiêu: - Học sinh biết đọc và viết đúng : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng. - Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng: Cô dạy em . . .học bài. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao choàng, áo len, áo sơ mi. B. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, luyện tập – thực hành. C.Đồ dùng: Tranh : vỡ hoang, con hoẵng - các phiếu từ: áo choàng, oang oang, dài ngoẵng,vỡ hoang, con hoẵng. . . Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng con theo dãy : học toán, xoắn thừng. - Học sinh ghép: oan, oăn, tóc xoăn, trò ngoan. II . Bài mới: Giáo viên Học sinh 1/ Giới thiệu bài: Dạy vần: * oang : Giáo viên giới thiệu tranh và ghi bảng: vỡ hoang Giáo viên ghi bảng : oang Đọc trơn: oang, hoang, vỡ hoang. * oăng: Dạy như vần oang. Đọc trơn : oăng, hoẵng, con hoẵng. * luyện viết: oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng. Giáo viên viết mẫu và HD học sinh quy trình viết. * dạy từ và câu ứng dụng: Giáo viên ghi 4 từ lên bảng: áo choàng liếng thoắng oang oang dài ngoẵng Giáo viên dùng tranh minh hoạ để giới thiệu từ. - Đọc toàn bài trên bảng lớp và trong SGK. * Trò chơi: Chọn đúng từ để củng cố vần: oang, oăng. Tiết 2 : 3. luyện tập: Luyện đọc: Đọc bài trên bảng đã học ở tiết 1 * Đọc câu và đoạn ứng dụng: C

File đính kèm:

  • doc TUAN 22.doc
Giáo án liên quan