Giáo án lớp 1B tuần 3

T3 TOÁN (BS)

 LUYỆN TẬP.

A. Mục tiêu:

- Củng cố cách nhận biết các số 1 đến 5. Đọc, viết, đếm thành thạo các số trên.

B. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức

- HS đếm các số 1 đến 5 theo thứ tự xuôi, ngược (theo nhóm).

- HS viết bảng con các số 1,2,3,4,5.

2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghép các số lên bảng cài :

- Làm bài tập 3/16 sgk.

3. Hoạt động 3: Rèn HSG

- Chọn đại diện tổ thi đọc, viết đúng mẫu các số 4, 5.Viết dãy số xuôi ngược 1 đến 5, 5 đến 1.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1B tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 (Từ ngày 02/09/2013 đến ngày 06/09/2013) Thứ hai ngày 02 tháng 09 năm 2013 NGHỈ QUỐC KHÁNH ________________________________________________________________________ Thứ ba ngày 03 tháng 09 năm 2013 BUỔI SÁNG: GIÁO VIÊN KHÔNG CHỦ NHIỆM DẠY ______________________________________________ *BUỔI CHIỀU T1, T2: GIÁO VIÊN KHÔNG CHỦ NHIỆM DẠY ____________________________________________ T3                                               TOÁN (BS)                                                                                              LUYỆN TẬP. A. Mục tiêu: - Củng cố cách nhận biết các số 1 đến 5. Đọc, viết, đếm thành thạo các số trên. B. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - HS đếm các số 1 đến 5 theo thứ tự xuôi, ngược (theo nhóm). - HS viết bảng con các số 1,2,3,4,5. 2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép các số lên bảng cài : - Làm bài tập 3/16 sgk. 3. Hoạt động 3: Rèn HSG - Chọn đại diện tổ thi đọc, viết đúng mẫu các số 4, 5.Viết dãy số xuôi ngược 1 đến 5, 5 đến 1. C. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại tên bài - Nhận xét, dặn dò. Chuẩn bị bài: Bé hơn – Dấu <. _________________________________________________________________________ Thứ tư ngày 04 tháng 09 năm 2013 *BUỔI SÁNG: T1 THỂ DỤC TIẾT: 3 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI: “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI” TGDK: 35’ A. Mục tiêu : - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. - Bước đầu biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ (bắt chước đúng theo GV). - Tham gia chơi được (có thể vẫn còn chậm). - Khi đứng nghiêm, người đứng thẳng tự nhiên là được. B. Địa điểm – Phương tiện: - Còi C. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Phần mở đầu - Nhận lớp: Lớp trường tập trung cho các bạn chấn chỉnh trang phục, báo cáo - Kiểm tra bài cũ: - Phổ biến bài mới - Khởi động: Hát và vỗ tay - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2. - Tập trung 4 hàng ngang. 2.Hoạt động 2: Phần cơ bản - Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, nghiêm, nghỉ. GV điều khiển lớp thực hiện 1-2 lần (sửa sai cho HS). - Tập trung 4 hàng ngang. - Trò chơi : “Diệt các con vật có hại” - GV nêu cách chơi và luật chơi - Tổ 1 chơi thư. - Các tổ chơi 1- 2 lần. - Cả lớp thi đua 2 lần. - Tập luyện theo tổ ( sửa sai cho HS ) - Các tổ thi đua trình diễn 1 lần Tập trung 4 hàng ngang - Chạy bền - GV điều khiển lớp thực hiện 2 lần - Tập trung 4 hàng ngang. 3.Hoạt động 3: Phần kết thúc - Hồi tĩnh: HS đi vừa làm động tác thả lỏng. - Nhận xét - Xuống lớp. - Hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá tiết học . - Về nhà tập lại nghiêm, nghỉ. - GV hô “ THỂ DỤC" - Cả lớp hô “ KHOẺ". D.BỔSUNG: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… T2+3 HỌC VẦN TIẾT: 21, 22 O - C SGK/20-21 TGDK:35’/tiết A. Mục tiêu: - Đọc được: o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: o, c, bò, cỏ. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó, bè. B. Đồ dùng dạy học: - GV : SGK, Bảng nỉ, bộ chữ cái, thẻ từ, vở BTTV, tranh ..... - HS: SGK, vở BTTV,bảng con, Bộ đồ dùng học tập, vở tập viết. C. Các hoạt động dạy học: I. TIẾT 1 1.Hoạt động 1 : Bài cũ. - 3 HS Đọc và viết : l, h, lê, lễ, lề, hè, hẹ,… (Đọc và kết hợp phân tích) - 1HS đọc câu ứng dụng sgk- tìm từ mới ngoài bài có mang âm l và - Lớp viết bảng con từ: le le - NX ghi điểm – NX bài cũ. 2.Hoạt động 2 : Dạy bài mới a.Hoạt động 2.1 : Dạy âm mới * Âm mới thứ nhất: - GV viết âm o lên bảng - HD cách phát âm ( miệng mở rộng, môi tròn) – GV phát âm. - Gọi HS phát âm (3-5 em) , cả lớp ĐT 1 lần . - GV yêu cầu HS đính âm o – KT, sửa sai . GV đính âm o. - Gọi HS đọc âm o trên bộ ĐDHT. - GV yêu cầu HS tìm âm , ghép tiếng bò - GV kiểm tra , sửa sai , đính tiếng bò. - Gọi HS phân tích tiếng bò ( tiếng bò gồm âm b đứng trước , âm o đứng sau, dấu huyền trên đầu âm o). HS đánh vần tiếng (3 -5 em ) - đọc trơn tiếng ( 3-5 ) . GV kiểm tra - sửa sai . - GV đưa tranh – GT từ bò - GV đính từ – HS đọc trơn từ ( 3-5 em ). - HS đọc cột âm ( 3-5 em ) . * Âm mới thứ hai: ( Qui trình tương tự như âm o) HD cách phát âm( Gốc lưỡi chạm vào vòm mềm rồi bật ra, không có tiếng thanh.) * So sánh: + Giống: Đều là nét cong + Khác: âm o là nét cong kín, âm c là nét cong hở. - HS đọc lại 2 âm - đọc 2 cột âm ( 1 em ). * NGHỈ GIỮA TIẾT b.Hoạt động 2.2 : Luyện đọc từ ( bo, bò, bó, co, cò, cọ ) - GV đính bảng các tiếng .Gọi 1 HS lên bảng gạch chân và đọc trơn âm o, c có trong các tiếng trên . * Luyện đọc từ: - GV hướng dẫn cách đọc tiếng bo (Đọc đánh vần tiếng ) HS đọc 2 em. - HS đọc trơn tiếng ( 3 em ) - Các tiếng còn lại HD tương tự - Gọi HS đọc 6 tiếng ( theo thứ tự) 3 em – HS đọc ( không theo thứ tự ) 3 em . - HS đọc toàn bài ( 1 em ) . 3.Hoạt động 3 : Luyện viết ( o, c, bò, cỏ ) - GV h ướng dẫn cách viết âm o - viết mẫu - Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ. Viết bảng con - HS viết – GV nhận xét , sửa sai . - Âm c HD tương tự. - HD viết- viết mẫu tiếng bò. - HS viết – GV nhận xét , sửa sai . - Tiếng cỏ ( các bước tương tự như tiếng bò ) - HS đọc ND tiêt1 ( 1em ) II. TIẾT 2: 1.Hoạt động 1: Luyện đọc a. Đọc bảng lớp ND tiết 1. GV gọi HS đọc ( 3-5 em ) - Lớp đồng thanh 1 lần. b. Đọc câu: Treo tranh giới thiệu câu Tranh vẽ gì? ( cô, cỏ, bò,bê. ) - GV đính bảng câu ứng dụng: bò bê có cỏ bò bê no nê. - Nhận biết tiếng có âm mới học( bò, có, cỏ, no ) - Đọc tiếng khó: có cỏ, no nê – GV đọc mẫu. - Luyện đọc câu ( 3-5 em ) c. Đọc SGK: - HS đọc bài trang 1+ 2 SGK (3-5 em ) – NX - sửa sai 2.Hoạt động 2: Luyện nói - 1 HS đọc chủ đề: vó bè -GV treo tranh hỏi: Trong tranh em thấy gì ? Vó bè dùng làm gì ? HS hoạt động nhóm 2 - Đại diện nhóm TL – NX - sửa sai. - GV đặt câu hỏi – HSTL cá nhân – NX - sửa sai. + Vó bè thường đặt ở đâu ? Quê hương em có vó bè không? + Em còn biết những loại vó bè nào khác? Quan sát và trả lời - Nêu lại chủ đề: vó bè * NGHỈ GIỮA TIẾT. 3.Hoạt động 3: Thực hành làm VBT/ 10 * Bài 1: Nối ( HDHS nối tranh với tiếng cò và tiếng lọ ) * Bài 2: Điền âm o hay c (cọ, vỏ, mo) * Bài 3: Viết: HDHS viết 1 dòng bó, 1 dòng cọ) - GV hướng dẫn HS làm các BT – HS làm bài – GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Chấm bài - NX sửa sai. 4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - HS đọc lại toàn bài ( 2 em ) – Trò chơi : “ Em tìm tiếng mới”. - Dặn HS về đọc bài - Tìm tiếng có âm o - c – xem bài: ô - ơ . . - NX tiết học D. BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… T4 TOÁN TIẾT: 10 BÉ HƠN, DẤU < SGK/17 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: - Bước đầu biết so sánh số lượng; biết sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số. - Bài tập: 1,2,3/12 VBT; 2/17 sgk. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Các nhóm đồ vật phục vụ cho dạy học về quan hệ bé hơn.Các tờ bìa ghi từng số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu <. - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1. C. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ. - 3 HS đếm số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.( 3HS). - 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1. - Nhận xét bài cũ. 2.Hoạt động 2: Bài mới. a.Hoạt động 2.1: Nhận biết quan hệ bé hơn. 1. Giới thiệu 1 < 2: GV hướng dẫn HS:“Bên trái có mấy ô tô?” ;“ Bên phải có mấy ô tô?”“1 ô tô có ít hơn 2 ô tô không?” - Quan sát bức tranh ô tô và trả lời câu hỏi của GV…-Vài HS nhắc lại“1 ô tô ít hơn 2 ô tô”. - Vài HS nhắc lại: “1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông” - Đối với hình vẽ sơ đồ hỏi tương tự như trên. - GV giới thiệu : “1 ô tô ít hơn 2 ô tô”;”1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông”.Ta nói :” Một bé hơn hai” và viết như sau:1 < 2 (Viết bảng 1 < 2 và giới thiệu dấu < đọc là “bé hơn”) - GV chỉ vào 1 < 2 và gọi HS đọc:3HS đọc: “Một bé hơn hai”(đ t). 2.Giới thiệu 2 < 3: Quy trình dạy 2<3 tương tự như dạy 1< 2. HS nhìn vào 2<3 đọc được là: “Hai bé hơn ba”.-HS đọc: “Một bé hơn ba”… b.Hoạt động 2.2: HD cách so sánh các số từ 1 đên 5 theo quan hệ bé hơn. - GV viết lên bảng :1< 3; 2< 5; 3 < 4; 4 < 5. Gọi hs đọc ( cn- đt) - GV đọc – HS viết bảng con: 2< 3; 3< 5; 1< 4;… * Lưu ý: Khi viết dấu < giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ về số bé hơn. * NGHỈ GIỮA TIẾT. c.Hoạt động 2.3: Thực hành. * Bài 1/12. VBT: HS đọc yêu cầu:Viết (theo mẫu): GV hướng dẫn HS cách viết dấu <: HS thực hành viết dấu <. - GV nhận xét bài viết của HS. * Bài 2/12.VBT:HS Đọc yêu cầu: Viết (theo mẫu):GV hướng dẫn cách làm -HS làm bài.Chữa bài - Nhận xét bài làm của HS. * Bài 3/12.VBT: GV đọc yêu cầu (Viết dấu < vào ô trống) Hướng dẫn HS làm bài rồi đọc kết quả vừa làm, GV chữa bài Nhận xét bài làm của HS. * Bài 2/ 17. SGK:( Miệng ) GV nêu câu hỏi - HS trả lời. - Bên phải có mấy lá cờ? Bên trái có mấy lá cờ? - 3 lá cờ như thế nào so với 5 lá cờ? - Các mô hình còn lại cách làm tương tự. HS trả lời, nhận xét, GV nhận xét, sửa sai.Thu vở chấm ½ lớp – Nhận xét. 3.Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò * Trò chơi :“ Thi đua nối nhanh” - Nêu yêu cầu:Thi đua nối ô trống với số thích hợp - 2 đội thi đua. Mỗi đội cử 4 em thi nối tiếp, nối ô trống với số thích hợp.Đội nào nối nhanh, đúng đội đó thắng. HS thực hiện. GV nhận xét thi đua. - Chuẩn bị : Sách Toán 1, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Lớn hơn -Dấu > - Nhận xét tuyên dương. D. BỔSUNG: ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *BUỔI CHIỀU: T1 TiẾng viỆt ( BS) O – C A.Mục tiêu: - Củng cố các âm đã học: o – c. - Rèn HS đọc, viết chính xác các âm o – c. Vận dụng ghép tiếng có âm o – c thành thạo. B.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Đọc và tìm tíếng từ. - Phát âm o – c. - Đọc bài trong sgk. - Hai em/ nhóm kiểm tra đọc bài. - Ghép tiếng : co, lo, ho, thêm dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, nặng có, cò, cỏ, cọ, ló, lò, lỏ, lọ, hó, hò, hỏ, họ. - Tìm từ: bó cỏ, be bé… 2.Hoạt động 2: Rèn viết. - Viết chính tả ở bảng con: vó bè, bó cỏ, no nê. - Viết vở 1: bò, cỏ, bo, bó, cò, co, có. vó bè, bó cỏ, no nê. Bò bê có bó cỏ.. - Viết vở 4.(Rèn viết nếu còn thời gian). 3.Hoạt động 3: Bồi dưỡng HS giỏi. Chọn 3 em/ nhóm thi đọc và viết câu: Bò bê có bó cỏ. C.Củng cố- dặn dò: - Học bài - chuẩn bị bài: ô - ơ. ___________________________________________ T2 TOÁN ( BS) BÉ HƠN. DẤU < A. Mục tiêu: - Củng cố kieán thöùc: Bé hơn. Dấu < - Rèn HS ñoïc vieát vaø vaän duïng laøm tính so saùnh veà daáu beù thaønh thaïo chính xaùc. B.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố Bé hơn. Dấu < - Vieát daáu < - GV ñoïc cho hoïc sinh vieát baûng con: 4 < 5, 3 < 4 , 3< 5, 1< 2 2. Hoạt động 2: Luyện tập- Thực hành. * Bảng lớp: Bài 1 trang 18: Viết dấu < * Bảng con: Bài 3 trang 18: Viết (Theo mẫu) * Làm vở 2: Bài 4 trang 18. 3. Hoạt động 3: Rèn HSG Đố vui : Nối ô trống với số thích hợp: 1 < … 3 < … 1 2 3 4 5 C. Củng cố - Dặn dò: - Xem lại bài vừa học. - Chuẩn bị bài: lớn hơn – Dấu > T3                                               HĐNGLL                                                                                              TUẦN 3. A. Vui chơi giải trí: 20 phút. * Trò chơi: “TÔI BẢO” * Cách chơi: + Khi quản trò hô : Tôi bảo đưa tay lên đầu người chơi sẽ phải đưa tay lên đầu…Cứ như thế ,người hô sẽ phát lệnh bất cứ điều gì mà có từ Tôi bảo thì người chơi phải làm theo .Không có từ Tôi bảo mà người chơi làm thì sẽ bị thua .-Ai làm sai sẽ phải bị thua HS chơi. B. Lồng ghép NGLL: 20 phút. * GD phòng tránh tai nạn thương tích: PHÒNG TRÁNH NGÃ a. Cung cấp mục tiêu: ( Xem tài liệu trang 47). b.Dạy hoạt động 1: Động não ( Xem tài liệu trang 47, 48 ). c. Thời gian: 20 phút. Thứ năm ngày 05 tháng 09 năm 2013 NGHỈ KHAI GIẢNG Thứ sáu ngày 06 tháng 09 năm 2013 T1+2 HỌC VẦN TIẾT: 23,24. Ô – Ơ. SGK/22,23 TGDK:35’/tiết A. Mục tiêu: - Đọc được: ô, ơ, cô, cờ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ô, ơ, cô, cờ (viết được 1/2 số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một). - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bờ hồ. - Học sinh khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; viết được đủ số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một. BVMT: Bờ hồ là nơi nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ làm việc.Nếu được đến đó em phải giữ VS chung, không vứt rác, phóng uế bừa bãi,… B. Đồ dùng dạy học: - GV : SGK, Bảng nỉ, bộ chữ cái, thẻ từ, vở BTTV , tranh ..... - HS: SGK, vở BTTV,bảng con, Bộ đồ dùng học tập, vở tập viết. C. Các hoạt động dạy học: I. TIẾT 1 1.Hoạt động 1 :Bài cũ - 3 HS Đọc và viết : o, c, bò, cỏ (Đọc và kết hợp phân tích). - 1HS đọc câu ứng dụng sgk - Tìm từ mới ngoài bài có mang âm o và c. - Lớp viết bảng con từ: vó bè - NX ghi điểm – NX bài cũ. 2.Hoạt động 2 : Dạy bài mới. a.Hoạt động 2.1 : Dạy âm mới. * Âm mới thứ nhất: - GV viết âm ô lên bảng – HD cách phát âm – GV phát âm . - Gọi HS phát âm (3-5 em) , cả lớp ĐT 1 lần . - GV yêu cầu HS đính âm ô – KT, sửa sai . GV đính âm ô. - Gọi HS đọc âm ô trên bộ ĐDHT. - GV yêu cầu HS tìm âm, ghép tiếng cô - GV kiểm tra, sửa sai, đính tiếng cô. - Gọi HS phân tích tiếng cô ( tiếng cô gồm âm c đứng trước , âm ô đứng sau ). HS đánh vần tiếng (3 -5 em ) - Đọc trơn tiếng ( 3-5 ) . GV kiểm tra - sửa sai . - GV đưa tranh – GT từ cô - GV đính từ – HS đọc trơn từ ( 3-5 em ). - HS đọc cột âm ( 3-5 em ). * Âm mới thứ hai: ( Qui trình tương tự như âm ô). * So sánh: + Giống: giống nhau chữ o + Khác: ô có mũ trên đầu, ơ có râu trên đầu. - HS đọc lại 2 âm – Đọc 2 cột âm ( 1 em ). * NGHỈ GIỮA TIẾT. b.Hoạt động 2.2 : Luyện đọc từ ( hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở) - GV đính bảng các tiếng .Gọi 1 HS lên bảng gạch chân và đọc trơn âm ô, ơ có trong các tiếng trên . * Luyện đọc từ: - GV hướng dẫn cách đọc tiếng hô (Đọc đánh vần tiếng ) HS đọc 2 em. - HS đọc trơn tiếng ( 3 em ). - Các tiếng còn lại HD tương tự - Gọi HS đọc 6 tiếng ( theo thứ tự) 3 em – HS đọc ( không theo thứ tự ) 3 em. - HS đọc toàn bài ( 1 em ). 3.Hoạt động 3 : Luyện viết ( ô, ơ, cô, cờ). - GV hướng dẫn cách viết âm ô - viết mẫu. - Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ. Viết bảng con. - HS viết – GV nhận xét, sửa sai . - Âm ơ HD tương tự. - HD viết - viết mẫu tiếng cô. - HS viết – GV nhận xét, sửa sai . - Tiếng cờ ( các bước tương tự như tiếng cô ). - HS đọc ND tiết 1 ( 1em ). II. TIẾT 2: 1.Hoạt động 1: Luyện đọc a. Đọc bảng lớp ND tiết 1. GV gọi HS đọc ( 3-5 em ) - Lớp đồng thanh 1 lần. b. Đọc câu: Treo tranh giới thiệu câu Tranh vẽ gì? ( Bé đang vẽ ). - GV đính bảng câu ứng dụng: bé có vở vẽ. - Nhận biết tiếng có âm mới học ( vở ) - Đọc tiếng, từ khó: vở vẽ – GV đọc mẫu. - Luyện đọc câu ( 3-5 em ). c. Đọc SGK: - HS đọc bài trang 1+ 2 SGK (3-5 em ) – NX - sửa sai. 2.Hoạt động 2: Luyện nói. - 1 HS đọc chủ đề: bờ hồ - GV treo tranh hỏi: Trong tranh veõ gì?( cây cối, các bạn đang đi trên đường ). HS hoạt động nhóm 2 - Đại diện nhóm TL – NX - sửa sai. - Cảnh bờ hồ có những gì? Có đẹp không? - Các bạn nhỏ đi trên con đường có sạch sẽ không? - Nếu được đi trên con đường như vậy, em cảm thấy như thế nào? * NDBVMT: Bờ hồ là nơi nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ làm việc.Nếu được đến đó em phải giữ VS chung, không vứt rác, phóng uế bừa bãi,…để giữ MT ở đó luôn sạch sẽ, thoáng mát. - Nêu lại chủ đề: bờ hồ. * NGHỈ GIỮA TIẾT. 3.Hoạt động 3: Thực hành làm VBT/ 11 * Bài 1: Nối ( HDHS nối tranh với tiếng hổ và tiếng vở ) * Bài 2: Điền âm ô hay ơ ( cổ, cờ, hồ ) * Bài 3: Viết: HDHS viết 1 dòng hổ, 1 dòng bơ. - GV hướng dẫn HS làm các BT – HS làm bài – GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Chấm bài - NX sửa sai. 4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - HS đọc lại toàn bài ( 2 em ) – Trò chơi : “ Em tìm tiếng mới”. - Dặn HS về đọc bài - Tìm tiếng có âm ô, ơ – xem bài: ôn tập. - NX tiết học. D. BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................. ___________________________________________ T3 TOÁN TIẾT: 11 LỚN HƠN, DẤU >. SGK/19 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: Bước đầu biết so sánh số lượng; biết sử dụng từ lớn hơn và dấu > để so sánh các số. - Bài tập: 1,2,3/ 13VBT; 2/19sgk. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Các nhóm đồ vật phục vụ cho dạy học về quan hệ lớn hơn.Các tờ bìa ghi từng số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu >, Bộ đồ dùng dạy Toán lớp1 - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1. C. Các hoạt động dạy học : 1.Hoạt động 1: Bài cũ ( Bé hơn –dấu < ). - Làm bài tập 2: Điền dấu < vào ô trống:( Gọi 3 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bảng con). Nhận xét bài cũ. 1 … 2 ; 2 … 3 ; 3 … 4 4 … 5 ; 2 … 4 ; 3 … 5 2.Hoạt động 2: Bài mới a.Hoạt động 2.1: Nhận biết quan hệ lớn hơn. * Giới thiệu 2 > 1: GV hướng dẫn HS - “Bên trái có mấy con bướm?” ;“ Bên phải có mấy con bướm ?”Quan sát bức tranh “con bướm” và trả lời câu hỏi của GV… - 2 con bướm có nhiều hơn 1 con bướm không?”Vài HS nhắc lại“2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm ”. -“2 hình tròn có nhiều hơn 1 hình tròn không?”Vài HS nhắc lại: “2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn”. + Đối với hình vẽ sơ đồ hỏi tương tự như trên. - GV giới thiệu : “2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm”;”2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn”.Ta nói :” Hai lớn hơn một” và viết như sau:2 > 1 (Viết bảng 2 >1 và giới thiệu dấu > đọc là “lớn hơn”). 3HS đọc: “hai lớn hơn một”(đ t). - GV chỉ vào 2 > 1 và gọi HS đọc. * Giới thiệu 3 > 2 : Quy trình dạy 3 > 2 tương tự như dạy 2 > 1. b.Hoạt động 2.2: So sánh sự khác nhau giữa . + GV viết lên bảng :3 >1; 3 > 2 ; 4 > 2; 5 > 3,… Hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau của dấu ( khác về tên gọi và cách sử dụng). Lưu ý: Khi viết dấu giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ về số bé hơn. HS nhìn vào 3 > 2 đọc được là: “ Ba lớn hơn hai”. * NGHỈ GIỮA TIẾT. c.Hoạt động 2.3: Thực hành * Bài 1/13.VBT: Đọc yêu cầu: Viết (theo mẫu): - Hướng dẫn HS viết 1 dòng dấu >:-HS đọc: “Ba lớn hơn một”… - HS thực hành viết dấu > - HS làm bài rồi chữa bài GV nhận xét bài viết của HS. * Bài 2/ 13. VBT: Đọc yêu cầu: Viết (theo mẫu): - HD HS nêu cách làm :VD ở bài mẫu, phải so sánh số hình vuông bên trái với số hình vuông ở bên phải rồi viết kết quả so sánh: 5 > 3 ;…Mô hình chấm tròn cách làm tương tự. - HS làm bài - Nhận xét bài làm của HS. * Bài 3/13.VBT: GV đọc yêu cầu:Viết dấu >vào trống - Hướng dẫn HS làm bài - HS làm bài và chữa bài.- HS đọc kết quả vừa làm. - Nhận xét bài làm của HS. * Bài 2/19 SGK: Làm miệng. 3.Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò - Trò chơi” Thi đua nối nhanh” . Nêu yêu cầu:Thi đua nối ô trống với số thích hợp. 2 đội thi đua. Mỗi đội cử 4 em thi nối tiếp, nối ô trống với số thích hợp. Đội nào nối nhanh, đúng đội đó thắng.GV nhận xét thi đua. - Vừa học bài gì? Năm lớn hơn những số nào? Bốn lớn hơn những số nào?.… - Chuẩn bị : Sách Toán 1, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Luyện tập” D. BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… T4 ÂM NHẠC TIẾT: 3 HỌC HÁT BÀI: MỜI BẠN MÚA CA. SGK/6-7 TGDK: 35’ A.Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Tham gia trò chơi. * GDNGLL: TC: Cặp đôi hoàn hảo B. Đồ dùng dạy học: - Hát chuẩn xác bài hát. - Nhạc cụ, máy cát xét và băng, song loan hoặc thanh phách. - Chuẩn bị vài động tác vận động phụ họa. C.Các hoạt động dạy học : 1.Hoạt động 1: Bài cũ: “Quê hương tươi đẹp”. 2.Hoạt động 2: Bài mới. a.Hoạt động 2.1 :Dạy bài hát Mời bạn vui múa ca. - Giới thiệu bài hát. Hát mẫu (hoặc nghe băng). - Trước khi dạy hát, GV đọc lời ca từng câu hát ngắn cho học sinh đọc theo. - Đọc lời ca theo GV. - Dạy hát từng câu, chú ý những chỗ lấy hơi : Chim ca líu lo. Hoa như đón chào Bàu trời xanh .Nước long lanh La la lá la. Là là la là Mời bạn vui múa ca. b.Hoạt đông 2.2 :Hát vận động phụ họa. - Khi học sinh đã hát được, GV dùng thanh phách (hoặc song loan) gõ đệm theo phách Chim ca líu lo. Hoa như đón chào x x x x x x x x Bầu trời xanh. Nước long lanh x x x x x x La la lá la. Là là la là x x x x x x x x Mời bạn vui múa ca x x x x x - Cho học sinh vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ theo phách) theo tiết tấu lời ca: - GV thực hiện mẫu: Chim ca líu lo. Hoa như đón chào x x x x x x x x - Học sinh thực hiện. - Tổ chức cho học sinh biểu diễn bài hát. Thi đua giữa các tổ nhóm. - Các tổ thi biểu diễn. 3.Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. * TC: Cặp đôi hoàn hảo - Chuẩn bị: + GV chuẩn bị bảng ghi điểm chấm công khai cho BGK. + Chuẩn bị 3 phần thưởng. - Tiến hành: + Ổn định tổ chức; nêu quy định chung : HS tự tìm và chọn bạn để biểu diễn ( theo 2 yêu cầu : tự chọn một bài hát em thích để cùng hát song ca; kết hợp múa minh hoạ theo nội dung bài hát ) ; Mỗi lần lên biểu diễn 01 cặp. + Cử 04 bạn làm Ban giám khảo. + GV ghi tên các cặp đăng ký và thông báo thứ tự biểu diễn ( mỗi lần 01 cặp). + Giới thiệu thành phần BGK. + Tổ chức thi; BGK chấm, nhận xét và cho điểm công khai ( từng cặp một ). + Tổng kết – phát thưởng + Giáo dục về tình bạn. - Hỏi tên bài hát. HS hát kết hợp vận động phụ họa, gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca. Nhận xét, tuyên dương. - Học thuộc lời ca, tập hát và biểu diễn cho bố mẹ cùng xem. D. BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *BUỔI CHIỀU: T1 TiẾng viỆt ( BS) Ô – Ơ A. Mục tiêu: - Củng cố các âm đã học: ô – ơ. - Rèn HS đọc, viết chính xác các âm ô – ơ. Vận dụng ghép tiếng có âm ô – ơ thành thạo. B.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Đọc và tìm tíếng từ. - Phát âm ô – ơ. - Đọc bài trong sgk. - Hai em/ nhóm kiểm tra đọc bài. - Ghép tiếng : co, lo, ho, cô, cờ thêm dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, nặng có, cò, cỏ, cọ, ló, lò, lỏ, lọ, hó, hò, hỏ, họ, hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở - Tìm từ: bó cỏ, be bé… 2.Hoạt động 2: Rèn viết. - Viết chính tả ở bảng con,viết vở 1: bố, cỡ, lọ, vỗ, cở, cố, lơ. + Bờ hồ, vở vẽ + Bé có vở vẽ. - Viết vở 4.(Rèn viết nếu còn thời gian). 3.Hoạt động 3: Bồi dưỡng HS giỏi. Chọn 3 em/ nhóm thi đọc và viết câu: Bò bê có bó cỏ. Bé có vở vẽ C.Củng cố - dặn dò: - Học bài - chuẩn bị bài: Ôn tập. T2 TOÁN ( BS) LỚN HƠN. DẤU > A. Mục tiêu: - Củng cố kieán thöùc: Lớn hơn. Dấu > - Rèn HS ñoïc vieát vaø vaän duïng laøm tính so saùnh veà daáu beù thaønh thaïo chính xaùc. B. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Củng cố Lớn hơn. Dấu > - Vieát daáu > - GV ñoïc cho hoïc sinh vieát baûng con: 5 > 4, 4 > 3, 3 > 2 2. Hoạt động 2: Luyện tập- Thực hành. * Bảng lớp: Bài 1 trang 19: Viết dấu > * Bảng con: Bài 2 trang 19: Viết (Theo mẫu) * Làm vở 2: Bài 4 trang 20. 3. Hoạt động 3: Rèn HSG Đố vui : Nối ô trống với số thích hợp: 5 > … 3 > … 5 4 3 2 1 C.Củng cố - Dặn dò: - Xem lại bài vừa học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. ________________________________________________ T3 SINH HOẠT TẬP THỂ TIẾT: 3 TUẦN 3 I. Tổng kết tuần 03: 1.Đã làm được: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 2. Tồn tại: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 3. Tuyên dương: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… II. Phương hướng tuần 04: 1.Hạnh kiểm: Tiếp tục củng cố nềp nếp trường lớp (Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ ngay ngắn, ra về…) Giáo dục học sinh biết đi thưa về trình, lễ phép với người lớn tuổi, hòa nhã với bạn bè. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp luôn xanh, sạch đẹp. Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định. Không nói tục, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế. 2.Học lực: Tăng cường kiểm tra bài cũ, chấm chữa bài cho học sinh. HS chăm phát biểu. Trả lời to, rõ, tròn câu. Tăng cường sử dụng ĐDDH. 3.Hoạt động giáo dục khác: * Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM: - Kể chuyện về Bác: Trẻ chăn trâu. - GD và nhắc nhở học sinh thực hiện lời dạy của Bác Hồ với thiếu nhi ( HD hs học thuộc và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy). * Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: - Trang trí lớp học, trồng dây leo. - Nhắc học sinh xưng hô với nhau đúng mực.Thực hiện ứng xử tốt với bạn, không gây gỗ, không đánh nhau. * An toàn giao thông – Tai nạn học đường: - Giáo dục nhắc nhở HS thực hiện tốt ATGT: Đi bộ đúng qui định, không tự ý qua đường, đội mũ BH khi ngồi xe máy, không chơi hoặc đùa giỡn dưới lòng đường, khi qua đường có rào chắn phải hết sức cẩn thận.... - Ra chơi cấm leo trèo lên hành lan, rượt đuổi, chạy nhảy quá sức. III. Vui chơi giải trí: Tiếp tục tập cho HS hát bài hát Vào lớp rồi.

File đính kèm:

  • docTUAN 3 - 1B.doc.doc
Giáo án liên quan