TẬP ĐỌC
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I- MỤC TIÊU:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt và nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu câu.
- Buớc đầu biết đuợc đọc phân biệt giọng nguời kể với giọng nhân vật.
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nêt các cháu. Ông rất hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen các cháu nhân hậu đã nhuờng cho bạn quả đào.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 dạy tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2007
Tập đọc
Những quả đào
I- mục tiêu:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt và nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu câu.
- Buớc đầu biết đuợc đọc phân biệt giọng nguời kể với giọng nhân vật.
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết tính nêt các cháu. Ông rất hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen các cháu nhân hậu đã nhuờng cho bạn quả đào.
II- đồ dùng: Tranh minh hoạ bài Tập đọc.
III- hoạt động dạy học: Tiết 1:
A- Kiểm tra bài cũ:3 HS đọc bài “ Cây dừa”
B- Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài
2) Luyện đọc:
a- GV đọc mẫu toàn bài 1lần
b- Huớng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài.
Rút từ khó : làm vuờn, hài lòng, nhận xét, tiến sĩ, thốt lên.
* Đọc từng đoạn truớc lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS đọc chú giải ( các từ chú giải cuối bài )Giảng thêm:nhân hậu(thuơng nguời, đối xử có tình có nghĩa với mọi nguời )
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đòng thanh.
Tiết 2
3) Huớng dẫn tìm hiểu bài :
Câu hỏi 1: Nguời ông dành những quả đào cho ai ? (…cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ )
Câu hỏi 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?
HS đọc thầm cả bài lần luợt nói về hành động của từng đứa cháu
- Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào ?( Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.) - Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?( Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thèm.)
- Việt đã làm gì với quả đào ?( Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên giờng bạn rồi trốn về)
Câu hỏi 3: Nêu nhận xét của ông về từng đứa cháu. Vì sao ông nhận xét nh vậy ?
(+ Ông nhận xét về Xuân: Ông nói : Mai sau Xuân sẽ làm vờn giỏi vì Xuân thích trồng cây .
+ Ông nhận xét vè Vân: Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân háu ăn, ăn hết quả đào của mình vẫn thấy thèm.
+ Ông nói về Việt : Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu, vì em đã biết thuơng bạn, nhờng miếng ngon cho bạn.)
Câu hỏi 4: Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
( HS tuỳ chọn nhân vật mình thích rồi giải thích lí do mình thích nhân vật đó)
Luyện đọc lại : HS các nhóm phân vai thi đọc truyện.
Củng cố dặn dò:
HS nêu nội dung chính của bài.
Dặn chuẩn bị bài sau “ Cây đa quê huơng”
Toán
Các số từ 111 đến 200
I- mục tiêu:
- Biết các số từ 111 đến 200 gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
- Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200 .
- So sánh các số từ 111 đến 200. Nắm đuợc thứ tự các số từ 111 đến 200.
- Đếm đuợc các số trong phạm vi 200.
II- đồ dùng dạy học:
Các hình vuông to, hình vuông nhỏ, hình chữ nhật( nhu tiêt132)
III- hoạt động dạy học:
1) Đọc và viết các số từ 111 đén 200:
a- Làm việc chung :
GV nêu vấn đề và trình bày nh SGK.
b- Làm việc cá nhân:
- GV nêu tên số : HS dùng hình sắp xếp phù hợp với nhiều số 142; 143; 147,...
2) Thực hành :
* Bài 1: Chép bài tập vào vở. HS tự điền theo mẫu.
* Bài 2: HS vẽ tia số, viết các số cho sẵn vào rồi tự điền số thích hợp.
* Bài 3: Huớng dẫn HS so sánh :
* 132; ...124;
Cách so sánh nhu sau: Xét chữ số cùng hàng của hai chữ số, theo thứ tự:
Hàng trăm : Hai số này có chữ số hàng trăm cũng là 1.
Hàng chục : Hai số này có chữ số hàng chục cũng là 2.
Hàng đơn vị : 3 < 4.
Kết luận : 123 < 124.
* 120…152 ( điền dấu < )
Cách so sánh: xét chữ số cùng hàng của hai số, theo thứ tự:
Hàng trăm :hai số này có chữ số hàng cùng là 1.
Hàng chục : 2 < 5.
Kết luận : 120 < 152 ( điền dấu < )
HS tự làm các bài còn lại.
Tổ chức trò chơi: Sắp thứ tự các số, GV tổ chức trò chơi sắp xếp các sốgiống ở bài học 133, các số đuợc sắp xếp là một đoạn các số liền nhau nào đó trong khoảng 111 đến 200.
đạo đức:
Giúp đỡ nguời khuyết tật ( tiết 2 )
III- các hoạt động:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống:
Mục tiêu : Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ nguời khuyết tật.
Cách tiến hành :
- GV nêu tình huống : Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một nguời bị hỏng mắt. Thuỷ chào : “ Chúng cháu chào chú ạ !” Ngời đó bảo: “ Chú chào cháu. Nhờ cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với.” Quân liền bảo : “ Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi cậụ a.”
- GV : Nếu là Thủy em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ?
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày và thảo luận lớp.
Kết luận : Thuỷ nên khuyên bạn : Cần chỉ đuờng hoặc dẫn nguời bị hỏng mắt đến tận nhà nguời đó cần tìm.
* Hoạt động 2: Giới thiệu t liệu về việc giúp đỡ nguời khuyết tật.
MT: Giúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với nguời khuyết tật.
Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS trình bày. Giới thiệu các tu liệu đã suu tầm đuợc.
HS trình bày tu liệu.
Sau mỗi phần trình bày , GV tổ chức cho HS thảo luận.
GV kết luận, khen ngợi HS , khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ nguời khuyết tật.
Kết luạn chung : Nguời khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thuờng gặp khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ nguời khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
Chiều :
Luyện Tiếng Việt :
Luyện Tập làm văn : Đáp lời chia vui . Tả ngắn về cây cối .
I.Mục tiêu :
Củng cố cho HS kĩ năng biết đáp lời chia vui phù hợp với tình huống.
Biết viết một đoạn văn ngắn về cây ăn quả .
II.Hoạt động dạy học :
GV cho HS thực hành đóng vai các tình huống sau:
Em đạt giải nhất trong cuộc thi :'' Vở sạch , chữ đẹp ''. Các bạn chúc mừng em. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn .
_ HS các nhóm thảo luận đóng vai.( nhóm 5 )
GV mời một số nhóm thực hành trước lớp .
Các nhóm khác và GV nhận xét .
GV tuyên dơng những HS nói lời chia vui, đáp lại lời chúc mừng đúng , hay .
Hớng dẫn HS làm bài tập sau :
Viết một đoạn văn 5, 6 câu nói về một loại cây ăn quả mà em thích .3. GV chấm bài , nhận xét .
Thực hành : ( Đạo đức )
Giúp đỡ nguời khuyết tật ( Trò chơi )
I . Mục tiêu :
Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử đẻ giúp đỡ nguời khuyết tật
II.Hoạt động dạy học :
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : Sắm vai .
1, GV yêu cầu HS các nhóm tự nêu tình huống và xử lí tình huống về việc giúp đỡ ngời khuyết tật .
2. HS các nhóm thảo luận , đóng vai.
3.Các nhóm lên thi sắm vai truớc lớp .
Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
4.GV nhận xét tiết học ,tuyên duơng những nhóm đua ra tình huống và xử lí tình huống phù hợp .
Hoạt động ngoài giờ :
Trung bày tranh ảnh học tập .
I.Mục tiêu:
HS trng bày những tranh ảnh học tập đã suu tầm đuợc .
GD cho HS tinh thần đoàn kết , cùng giúp nhau làm việc. Rèn luyện tính tập thể.
II.Hoạt động dạy học
GV phân chia khu vực trung bày cho các tổ :
Tổ 1 : Phía bên phải cuối lớp
Tổ 2 : ở giữa cuối lớp
Tổ 3 : Phía bên trái cuối lớp
HS của 3 tổ sáp xếp tranh ảnh để trung bày .
Ban giám khảo đánh giá , xếp loại.
Công bố xếp thứ tự của các tổ .
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2007
Thể dục
Trò chơi “ con cóc là cậu ông trời” và “ chuyền bóng tiếp sức”
I- mục tiêu:
- Làm quen với trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời” . Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
- Ôn trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”
II- địa điểm và phuơng tiện :
Trên sân truờng- Vệ sinh an toàn nơi tập.
Còi , 2 – 4 bóng .
III- nội dung và phuơng pháp: 1) Phần mở đầu :
GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Xoay các khớp.
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên sân truờng.
Đi thùơng theo vòng tròn và hít thở sâu.
Ôn bài thể dục phát triển chung
Phần cơ bản:
Trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”
Trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”
3) Phần kết thúc:
- Đi đều và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
toán
các số có ba chữ số
I-mục tiêu: Giúp HS :
- Đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số.
- Củng cố về cấu tạo số.
II- đồ dùng:
Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật nhu ở bài 132
II-hoạt động dạy học:
1) Đọc và viết số từ 111 đến 200:
a- Làm việc chung cả lớp:
GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày trên bảng nh trang 146 SGK.
Viết và đọc số 243
- GV yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền số thích hợp nào, viết số ( HS nêu ý kiến, GV điền vào ô trống )
HS nêu cách đọc.
- Tuơng tự, GV huớng dẫn HS làm nhu vậy với các số 235 và các só khác.
b- Làm việc cá nhân:
- GV nêu tên số, chẳng hạn “ hai trăm muời ba” và yêu cầu HS lấy các hình vuông ( trăm) các hình chữ nhật ( chục ) và đơn vị ( ô vuông ) để đuợc hình ảnh trực quan của số đã cho
- GV cho HS làm tiếp sức với các số khác, chẳng hạn: 312; 132 và 407.
2) Thực hành :
* Bài 1: GV huớng dẫn HS nh bài 1 của bài học 135.
* Bài 2: Làm tuơng tự bài tập 1 của bài học 137.
* Bài 3: Viết số tuơng ứng với lời đọc.
GV nêu yêu cầu bài tập .
HS chép đề bài vào vở, sau đó tự viết só thích hợp vào chỗ chấm ( VD; 911; 991; 673; 675; 705; 800; 560;…)
Dự trữ phiếu bài tập : GV chuẩn bị sẵn một số phiếu bài tập, khi nào hoàn thành sớm bài tập, GV phát phiếu bài tập bổ sung cho các em gồm các bài tập giống bài tập 2 và BT3.
Năm trăm hai muơi hai
………………………..
Sáu trăm ba muơi chín
Sáu trăm bốn muơi.
2)So sánh các số:
a-Làm việc chung cả lớp:
GV đính lên bảng hình vuông, hình chữ nhật; HS viết số và dấu thích hợp:
234 > 235
HS xác định số: hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị để so sánh 2 số.
HS có thể nhìn vào hình để so sánh, nhìn số để so sánh.
b-Nêu quy tắc chung:
Cho HS phát hiện: So sánh chữ số hàng trăm: số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Nếu cùng chữ số hàng trăm thì xét chữ số hàng chục. Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì chữ số đó lớn hơn.
Nếu cùng chữ số hàng trăm và chữ số hàng chục thì xét chữ số hàng đơn vị. Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
3)Thực hành
a-Thực hành chung:
GV cho HS so sánh các cặp số sau:
498…500
259…313
250…219
241…260
347…349
Một vài HS nêu kết quả điền dấu cùng lời giải thích.
b-Thực hành cá nhân:
* Bài 1: GV cho HS làm bài tập vào vở
* Bài 2: GV viết các số 395; 695; 375 và yêu cầu khoanh vào số lớn nhất.
1 HS lên bảng làm cả lớp nhận xét.
HS tự làm với các phần b, c. Sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
*Bài 3: HS chép đề rồi tự điền số thích hợp vào ô trống:
Đếm miệng : GV cho HS dếm miệng từ 101 đến 110.
GV cho HS đếm miệng từ 121 đến 132; từ 341 đến 352; từ 681 đến 694; từ 871 đến 884.
kể chuyện
những quả đào
I- mục tiêu:
1- Rèn kĩ năng nói:
Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn bằng một cụm từ hoặc một câu. Biết kể lại từng đoạn dựa vào lời tóm tắt.
Biết cùng các bạn phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện.
2-Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện để nhận xét bạn kể, hoặc kể tiêp được câu chuyện.
II- đồ dùng:
Bảng phụ viết nội dung tóm tắt 4 đoạn
III- hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện “ Kho báu”
B- Bài mới:
1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2) Hướng dẫn kể chuyện :
a- Tóm tắt nội dung từng đoạn :
- HS đọc yêu cầu và đọc mẫu- HS nêu tóm tắt 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : Chia đào / Quà của ông /…
+ Đoạn 2 : Chuyện của Xuân /…
+ Đoạn 3 : Chuyện của Vân / …
+ Đoạn 4 : Chuyện của Việt /…
* Kể từng đoạn : GV chia 4 nhóm – Mỗi nhóm 1 đoạn.
* Các nhóm làm việc.
* Đại diện các nhóm lên kể chuyện.
Cả lớp và GV bổ sung.
Phân vai kể lại chuyện (5 HS đóng 5 vai)
Lập trọng tài – Chấm từng tốp 5 em.
Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chính tả ( tập chép )
Những quả đào
I-Mục đích yêu cầu:
- Chép chính xác trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện “Những quả đào”.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn s/x, in/inh.
II-Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
Bảng lớp viết (2 lần) bài tập 2.
Vở bài tập.
III-Hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ: 3 HS lên bảng viết – Cả lớp viết bảng con: giếng sâu; xâu kim; xôi gấc; nước sôi; song cửa; xong việc.
B-Bài mới
1)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn tập chép:
GV đọc bài viết – 2 HS đọc lại.
Hỏi: Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai.
HS chép bài vào vở – GV theo dõi sửa tư thế và nhắc HS để các em viết đúng chính tả các từ dễ viết sai.
3)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 (Lựa chọn 2b): GV hướng dẫn HS làm bài tập 2b.
2HS lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải: To như cột đình
Kín như bưng
Tình làng nghĩa xóm
Kính trên nhường dưới
Chín bỏ làm mười.
4)Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về sửa lại những lỗi viết sai trong bài chính tả.
Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2007
Toán
So sánh các số có 3 chữ số
I-Mục tiêu:
Biết cách so sánh các số có 3 chữ số.
Nắm được thứ tự các số (không quá 1000).
II-Đồ dùng dạy học:
Các hình vuông lớn nhỏ, hình chữ nhật như tiết 132.
Tờ giấy to ghi sẵn dãy số.
III-Hoạt động dạy học:
1)Ôn lại cách đọc và viết số có 3 chữ số:
Đọc số :GV treo bảng dãy số cho HS đọc, cá nhân đồng thanh từ 401 đến 560.
401; 402; 403; 404; 405; 406;…560.
Viết số: HS viết các số vào vở theo lời đọc của GV, chẳng hạn:
Năm trăm hai mươi mốt
Năm trăm hai mươi hai
………………………..
Sáu trăm ba mươi chín
Sáu trăm bốn mươi.
2)So sánh các số:
a-Làm việc chung cả lớp:
GV đính lên bảng hình vuông, hình chữ nhật; HS viết số và dấu thích hợp:
234 > 235
HS xác định số: hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị để so sánh 2 số.
HS có thể nhìn vào hình để so sánh, nhìn số để so sánh.
b-Nêu quy tắc chung:
Cho HS phát hiện: So sánh chữ số hàng trăm: số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Nếu cùng chữ số hàng trăm thì xét chữ số hàng chục. Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì chữ số đó lớn hơn.
Nếu cùng chữ số hàng trăm và chữ số hàng chục thì xét chữ số hàng đơn vị. Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
3)Thực hành
a-Thực hành chung:
GV cho HS so sánh các cặp số sau:
498…500
259…313
250…219
241…260
347…349
Một vài HS nêu kết quả điền dấu cùng lời giải thích.
b-Thực hành cá nhân:
* Bài 1: GV cho HS làm bài tập vào vở
* Bài 2: GV viết các số 395; 695; 375 và yêu cầu khoanh vào số lớn nhất.
1 HS lên bảng làm cả lớp nhận xét.
HS tự làm với các phần b, c. Sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
*Bài 3: HS chép đề rồi tự điền số thích hợp vào ô trống:
Đếm miệng : GV cho HS dếm miệng từ 101 đến 110.
GV cho HS đếm miệng từ 121 đến 132; từ 341 đến 352; từ 681 đến 694; từ 871 đến 884.
Tập đọc
Cây đa quê hương
I-Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thời thơ ấu, cổ kính, lững thững.
Hiểu nội dung bài: Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả với cây đa quê hương.
II-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc
III-Các hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
2HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện những quả đào và trả lời câu hỏi:
Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
B-Bài mới:
1)Giới thiệu bài:
2)Luyện đọc:
a)Gv đọc mẫu toàn bài.
b)Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ:
- Đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài.
- Rút từ khó đọc: không xuể, chót vót, cột đình, lững thững.
- Đọc đoạn
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Có thể chia bài thành 2 đoạn:
+Đoạn 1: từ đầu đến đang cười đang nói;
+Đoạn 2:Phần còn lại.
GV chú ý hướng dẫn HS đọc ngắt giọng trong câu sau: “Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói.//”
HS đọc những từ được chú giải cuối bài đọc.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm và đọc đồng thanh cả bài.
3)Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Những từ ngữ câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? (“Cây đa
nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là cả một thân cây”).
Câu hỏi 2: Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?
(-Thân cây là một toà cổ kính; chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
- Cành cây lớn hơn cột đình.
- Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh.
- Rễ cây: nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như con rắn hổ mang giận dữ).
Câu hỏi 3:Hãy nói lên đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ (M: thân cây rất to) HS phát biểu ý kiến – GV ghi bảng:
Thân cây rất to/ thân cây thật đồ sộ/…
Cành cây rất lớn/ cành cây to lắm/…
Ngọn cây rất cao/ ngọn cây cao vút/…
Rễ cây ngoằn ngoèo/ rễ cây rất kì dị/…
Câu hỏi 4:Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
(Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy lúa vàng gợn sóng; đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều…).
4)Luyện đọc lại:
3HS thi đọc lại bài. GV nhắc các em chú ý đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
5)Củng cố dặn dò:
- GV hỏi: qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương ntn? (Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương).
- Dặn HS tìm hiểu các bộ phận của cây ăn quả để làm tốt BT 1, 2 tiết LTVC.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối- đặt và trả lời câu hỏi : để làm gì?
I- mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về cây cối. Tiếp tục đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ?
II- đồ dùng:
Tranh ảnh 3, 4 loài cây ăn quả, rõ các bộ phận của cây.
3 tờ giấy khổ to để 3 tổ làm bài tập 2.
Vở BT.
III- hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
2 HS lên bảng kể tên các loài cây ăn quả, cây lương thực.
2 HS hỏi và trả lời : “ Để làm gì ?”
B- Bài mới: 1) Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1 : GV cho HS quan sát tranh3, 4 loài cây. HS nêu và chỉ ra các bộ phận.
( Thân, lá, cành, rễ, hoa, quả…)
* Bài 2 : Tìm từ tả các bộ phận của cây?
+ Rễ cây : ngoằn ngoèo , xù xì,…
+ Thân cây : Bạc phéch, xù xì, …
+ Gốc cây : to, rậm rạp….
+ Cành cây : Thẳng đuột, cao vút,…
* Bài 3 : ( Miệng) Quan sát tranh nói về việc làm của hai bạn nhỏ.
HS suy nghĩ. Đặt câu hỏi có cụm từ ; “ Để làm gì ?”
+ Câu 1 : Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì ? ( Cây tươi tốt )
+ Câu 2 : Bạn nhỏ bắt sâu để làm gì ?( … để bảo vệ cây, diệt trừ sâu ăn lá cây. / Sâu phá hoại cây cói. Bạn nhỏ bắt sâu để bảo vệ cây.)
3) Củng cố, dặn dò:
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm HS làm bài tốt.
- Yêu cầu HS về nhà hỏi thêm cha mẹ hoặc người thân những từ dùng để tả các bộ phận của cây.
Tự nhiên và xã hội
Một số loài vật sống dưới nước.
I- mục tiêu:
- Nói tên một số loài vật sống dưới nước.
- Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
II- đồ dùng:
- Hình vẽ trong SGK trang 60, 61.
- Sưu tầm tranh ảnh con vật sống ở sông, hồ, biển.
III- hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
1) Mục tiêu : Biết nói tên một số loài vật sống dưới nước. Biết tên một số loài vật sống nước ngọt, nước mặn.
2) Cách tiến hành
- Quan sát hình ở SGK ( theo cặp )
- Nói ích lợi ? Sống ở nước ngọt hay nước mặn?
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
3) Kết luận : Nhiều loài vật sống dưới nước. Muốn chúng phát triển tốt ta cần giữ sạch nguồn nước.
* Hoạt động 2 : Làm việc với các tranh đã sưu tầm
Mục tiêu:Hình thành kĩ năng quan sát, nhận,và mô tả.
Cách tiến hành :
+ Làm việc theo nhóm nhỏ:
Lựa chọn, sắp xếp thành 2 loại: Cá nước mặn và cá nước ngọt
+ Cả lớp thi đua trưng bày sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
+ Trò chơi : 2 nhóm lên thi đua ghitên các loài cá :
Cá nước mặn Cá nước ngọt
Kết luận - Nhận xét qua trò chơi
Chiều :
Luyện âm nhạc :
Biểu diễn : Chú ếch con . Chim chích bông.
I. Mục tiêu :
Giúp HS hát thuộc lời 2 bài hát : Chú ếch con và Chim chích bông .
Biết biểu diễn một số động tác phụ hoạ của 2 BH .
II.Hoạt động dạy học :
Ôn 2 bài hát
Ôn lần luợt 2 bài hát theo : lớp , tổ , bàn .
GV cho một số HS hát cá nhân. Cả lớp và GV nhận xét , sửa những chỗ HS hát chua đúng .
Biễu diễn :
Các nhóm tập biểu diễn .
Một số nhóm trình diễn truớc lớp .
Cả lớp và GV nhận xét
GV nhận xét tiết học , tuyên duơng những nhóm , Cá nhân biễu diễn đẹp .
Luyện Toán :
Số có ba chữ số . So sánh các số có 3 chữ số .
I.Mục tiêu :
Củng cố cho HS kĩ năng đọc , viết đúng các số có ba chữ số .
Biết so sánh các số có ba chữ số .
II. Hoạt động dạy học :
GV ghi lên bảng các số sau , yêu cầu một số HS đọc :
125, 236, 451, 782, 648, 918.
HS viết bảng con các số sau theo lời đọc của GV :
Một trăm linh ba : Ba trăm nuời hai :
Ba trăm linh hai : Hai trăm linh một :
Ba trăm hai mơi : Chín trăm năm muơi mốt :
Tổ chức cho HS làm một số bài tập sau :
Bài 1 : Điền dấu >, < , = thích hợp vào chỗ chấm :
198 + 1 ...199 200...199
199+ 1 ...200 200 ...198
200- 1...199 200...195
Bài 2 : a ) Khoanh vào số lớn nhất :
273 372 732 723
b ) Khoanh vào số bé nhất :
492 249 294 942 429
Thực hành : ( Tự nhiên và xã hội )
Một số loài vật sống duới nuớc
.I.Mục tiêu :
HS biết về một số loài vật sống ở dới nuớc : nuớc mặn , nuớc ngọt.
Củng cố kĩ năng quan sát , nhận xét , mô tả.
II.Hoạt động dạy học :
1.Thảo luận nhóm :
GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận theo nội dung sau : Kể những con vật sống duới nuớc mà em biết và phân thành 2 loại : nuớc mặn , nuớc ngọt.
2 . HS các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày kết quả truớc lớp .
cả lớp và GV nhận xét , bổ sung thêm .
3.Trò chơi : " Đố bạn con gì ? "
GV nêu đặc điểm một con vật cho HS nêu đó là con gì ? Em nào trả lời đúng sẽ đuợc đố các bạn
VD : Con gì sống trong rừng , nó rất thông minh và nhanh nhẹn .
4.GV nhận xét tiết học .
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2007
Thể dục
Trò chơi : “con cóc là cậu ông trời” và “tâng cầu”
I- mục tiêu:
- Tiếp tục trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”. Yêu cầu biết cách chơi, biết đọc vần điệu và tham gia chơi có kết kết hợp vần điệu ở mức ban đầu.
- Ôn “ Tâng cầu”. Yêu cầu biết thực hiện động tác và đạt số lần tâng cầu liên tục.
II- địa điểm và phương tiện:
Trên sân trường – Vệ sinh an toàn nơi tập.
1 còi –HS mỗi em một còi.
III- hoạt động day học:
1) Phần mở đầu :
- GV tập hớp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động : Xoay các khớp.
- Chạy nẹ nhàng theo một hàng dọc 90 m , 100m.
- Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu.
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
2) Phần cơ bản :
- Trò chơi : “ Con cóc là cậu ông trời”: 8- 10 phút
+ GV nêu tên trò chơi .
+ HS đọc vần điệu.
+ Chơi kết hợp đọc vần điệu.
- Trò chơi “ Tâng cầu”: 10 phút
+ GV làm mẫu.
+ Từng học sinh tâng cầu bằng vợt gỗ.
+ Tổ trưởng quản lí.
3) Phần kết thúc :
- Đi đều hai hàng dọc và hát : 2- 3 phút
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
* Trò chơi “ Hồi tĩnh”
GV cùng HS hệ thống lại bài học.
Tập viết
Chữ hoa : A ( kiểu 2 )
I-mục tiêu :
Rèn kĩ năng viết chữ :
1- Biết viết chữ hoa A kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ.
2- Biết viết ứng dụng cụm từ “ Ao liền ruộng cả” theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II- đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ A hoa kiểu 2 đặt trong khung chữ ( như SGK)
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li:
+ Ao ( dòng 1 )
+ Ao liền ruộng cả ( dòng 2 )
III- Hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ :
- HS cả lớp viêt bảng con chữ hoa Y
- 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng : Yêu luỹ tre làng, 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Yêu.
B- Dạy bài mới :
1) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2) Hướng dẫn viết chữ hoa:
a- Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ A hoa kiểu 2
- Chữ A hoa kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải.
- Cách viết:
+ Nét 1: như viết chữ O (ĐB trên ĐK6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vài trong, DB giữa ĐK 4 và ĐK 5).
+ Nét 2: từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK6 phía bên phải chữ O, viết nét móc ngược (như nét 2 của chữ U), DB ở ĐK2.
- GV vừa viết lên bảng vừa nhắc lại cách viết.
b- Hướng dẫn HS viết trên bảng con chữ A hoa kiểu 2.
3)Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a-Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng: Ao liền ruộng cả.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của cụm từ: Ao liền ruộng cả ý nói giàu có (ở vùng thôn quê)
b) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Độ cao của các chữ cái: các chữ A, l, g cao 2,5 li; chữ r cao 1,25 li; các chữ còn lại cao 1 li.
- Cách đánh dấu thanh: dấu huyền đặt trên chữ ê, dấu nặng dưới chữ ô, dấu hỏi trên chữ a.
- Nối nét: nét cuối của chữ A nối với đường cong của chữ o.
c) Hướng dẫn HS viết chữ Ao vào bảng con.
4)Hướng dẫn HS viết vào vở :
1 dòng chữ A cỡ vừa, 2 dòng chữ A cỡ nhỏ; 1 dòng chữ Ao cỡ vừa, 1 dòng chữ Ao cỡ nhỏ; 3 dòng cụm từ ứng dụng Ao liền ruộng cả cỡ nhỏ.
5) Chấm, chữa bài.
6) Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS hoàn thàn
File đính kèm:
- giao an lop2 tuan9 du bo.doc