TOÁN(Tiết 101)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp cho học sinh:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải toán.
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số và tìm số còn thiếu trong dãy số đó.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và trừ.
II. Đồ dung dạy - học:
-Bảng phụ
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 dạy tuần thứ 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
TOÁN(Tiết 101)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp cho học sinh:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải toán.
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số và tìm số còn thiếu trong dãy số đó.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và trừ.
II. Đồ dung dạy - học:
-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
-GV nhận xét, ghi điểm
-Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1.
a. Học sinh tự làm bài vào vở.
- 3 học sinh nêu kết quả từng cột.
- GV nhận xét, ghi bảng
b. Học sinh làm và vở.
- 3 học sinh lên bảng làm.
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài
H: Em nhận xét gì về 2 phép tính mỗi cột?
* Bài 2.
- Cho HS nêu đặc điểm của phép tính
- GV hướng dẫn bài mẫu, ghi bảng
- Học sinh làm bảng con.
- 3 học sinh lần lượt làm bài trên bảng.
- Giáo viên và lớp nhận xét.
- Học sinh dò bài lẫn nhau.
* Bài 3:
H: Bài toán cho biết gì?Hỏi gì?
- Gv tóm tắt bài toán lên bảng
- 1 học sinh lên bảng giải.
- Lớp giải vào vở.
- Giáo viên chấm bài , nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
* Bài 5.
H: Bài tập yêu cầu làm gì?
- 2em thi làm bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét đặc điểm của từng dãy số.
3. Củng cố - dặn dò
- H: các em vừa ôn luyện những kiến thức gì?
- Giáo viên nhận xét giờ học.
* Yêu cầu học sinh về làm bài thêm các BT ở vở BT. Tiếp tục ôn học thuộc các bảng nhân đã học.
- Chuẩn bị bài sau
- 5 em học sinh đọc thuộc bảng nhân 5
- 1em đọc yêu cầu BT.
1. Tính nhẩm.
a.
5 3 = 15
5 8 = 40
5 2 =10
5 4 = 20
5 7 = 35
5 9 = 45
5 5 = 25
5 6 = 30
5 10 = 50
b.
5 2 = 10
5 3 = 15
5 4 = 20
2 5 =10
3 5 = 15
4 5 = 20
VD: 2 5 cũng bằng 5 2. Vì khi thay đổi vị trí các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- 2em đọc yêu cầu BT.
-Gồm dấu nhân và dấu trừ, ta thực hiện phép nhân trước phép trừ sau
Mẫu: 5 4 – 9 = 20 – 9
= 11
a. 5 7 – 15 = 35 – 15
= 20
b. 5 8 – 20 = 40 – 20
= 20
c. 5 10 – 28 = 50 – 28
= 22
- 2 học sinh đọc đề.
3. Tóm tắt.
1 ngày Liên học : 5 giờ
1 tuần Liên học : 5 ngày.
1 tuần Liên học :…. giờ?
Bài giải
Số giờ Liên học trong mỗi tuần lễ là:
5 5 = 25 ( giờ).
Đáp số: 25 giờ.
- HS trả lời
5. Số?
a. 5, 10, 15, 20, 25,30.
b. 5, 8, 11, 14,17, 20.
a. Tăng dần thêm 5 đơn vị.
b. Tăng dần thêm 3 đơn vị.
- HS trả lời
Tập đọc(Tiết 61+ 62)
Chim sơn ca và bông cúc trắng
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Gián tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài. Đoạn1: giọng vui tươi. Đoạn 2, 3: Ngạc nhiên, buồn thảm. Đoạn 4: Thương tiếc, trách móc.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khôn tả, véo von, long trọng
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh mịnh hoạ bài đọc SGK.
- 1 bông cúc trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
A. Bài cũ:
H: Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến ?
H: Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm, bài đọc – Ghi đề bài:
2. Luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu lần1(đọc diễn cảm toàn bài). Nêu cách đọc bài.
* Luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số tiếng, từ khó:
- 2 học sinh đọc bài “ Mùa xuân đến”.
-Hoa mận tàn, hoa đào và hoa mai nở.
- HS trả lời
- Học sinh xem tranh chủ điểm và tranh bài đọc
- HS nghe đọc
- Học sinh đọc nối tiếp câu(2 vòng bài.)
- lìa đời, héo lả, tắm nắng, xoè, xinh xắn, ẩm ướt, vặt.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn (2 vòng bài.)
- GV hướng dẫn HS đọc đúng 1số câu văn dài:
. Chim véo von mãi/rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.//
.Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca hát,/các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó đang tắm nắng mặt trời.//
- Cho học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ SGK.
Thêm từ:+ Trắng tinh: Trắng đều 1 màu sạch sẽ.
+ Trái nghĩa với từ buồn thảm: hớn hở, vui sướng.
-Học sinh đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ SGK.
* Đọc theo đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 2.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Lớp và GV nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất, tuyên dương.
* Đọc đồng thanh:
- 3 em đại diện 3 nhóm thi đọc đoạn 1, 2, 4.
- Cả lớp đọc cả bài.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- 1 học sinh đọc thầm đoạn 1:
H: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào?
- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rộng lớn – là cả bầu trời xanh thẳm. Cúc sống tự do bên bờ rào giữa đám cỏ dại. Nó xinh xắn và tươi tắn, xoè bộ cánh trắng đón ánh mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót ngợi vẻ đẹp của mình
+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk.
H: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
H: Điều gì cho thấy 2 cậu bé rất vô tình đối với chim và hoa?
- Học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng
- 1Học sinh đọc to đoạn 3, 4.
-Đối với chim: bắt nhốt vào lồng, không cho ăn uống để chim chết đói , chết khát.
- Đối với hoa: hai câu bé chẳng cần nhìn thấy bông cúc nở đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca
H: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau long?
- Sơn ca chết, cúc héo tàn
H: Em muốn nói gì với các cậu bé?
- VD: Đừng bắt chim, đừng hái hoa./ Các bạn ác quá!
H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
* GV: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy để cho chim chóc được tự do bay lượn, ca hát. Hãy để cho hoa tự do tắm nắng mặt trời. Đừng đối xử vô tình với chúng.
4. Luỵện đọc lại:
- 3 em học sinh thi đọc lại toàn truyện.
- Lớp nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét ghi điểm.
5. Củng cố - dặn dò:
H: Qua câu chuyện này em cần rút ra bài học gì cho mình?
- Không nên bắt, bắn chim và hái hoa. Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị nội dung tiết kể chuyện.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Thể dục(Tiết 41)
Đi thường theo vạch kẻ thẳng
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa ra trước, dang ngang, lên cao thẳng hướng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học đi thường theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
II. Địa điểm - phương tiện:
- 1 còi và kẻ 2 vạch giới hạn, các dấu chấm cho HS đứng đúng khi chuẩn bị chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu:
- Giáo viên cho lớp ra sân ổn định phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
1 – 2phút
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70 – 80 m. Sau đó chuyển thành đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ và hít thở sâu.
- Vòng tròn
- Đứng xoay cổ tay, chân, hông, gối:
* Ôn một số động tác bài thể dục phát triển chung: cán sự điều khiển: 4 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn.
* Trò chơi: “ có chúng em”:
1phút.
1phút.
2. Phần cơ bản:
- Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai 2 tay ra trước , thực hiện các động tác tay:
Nhịp 1: Đưa 2 tay ra trước thẳng hướng, bàn tay sấp.
Nhịp 2: Đưa 2 tay sang ngang, bàn tay ngửa.
Nhịp 3: Đưa 2 tay lên cao thẳng hướng, 2 bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 4: Về tư thế cơ bản.
- Đi thường theo vạch kẻ thẳng:
2, 3 lần.
2 – 3 lần 10m.
- Cho HS tập trung thành 4 hàng dọc sau vạch xuất phát tương ứng số vạch đã kẻ.
4 hàng dọc
Giáo viên làm mẫu và giải cách đi
- HS quan sát
- Yêu cầu học sinh đi tự nhiên, tay chân phối hợp nhịp nhàng, đặt bàn chân thẳng hướng trùng vạch kẻ , thân người thẳng, mắt nhìn đất cách chân khoảng 3 – 4m. Đi lần lượt theo từng đợt, đến vạch giới hạn chờ bạn đi hết rồi đổi chiều đi ngựơc lại.
- Học sinh đi lần lượt theo vạch kẻ.
* Trò chơi: “ Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau”:
3 – 4 lần.
3. Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng , nhảy thả lỏng:
* Trò chơi: Hồi tĩnh:
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và giao bài tập về nhà:
4 – 5 lần.
1 phút.
1 phút.
Toán (Tiết 102)
Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
I. Mục tiêu: Giúp cho học sinh:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
-Nhận biết độ dài đường gấp khúc
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (khi biết độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ BT2
- Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng.(có thể khép kín thành hình tam giác).
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ
- 2 HS lên bảng làm BT
- Lớp làm bảng con
- GV nhận xét bảng lớp, bảng con
a. 4 7 – 19 = 28 – 19
= 9
b. 5 9 – 28 = 45 – 28
= 17
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài:
2. Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD trên bảng rồi giới thiệu. “ Đây là đường gấp khúc ABCD”
- HS quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD
- Học sinh nhắc lại: Đường gấp khúc ABCD.
H: Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn
thẳng?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết độ dài đường gấp khúc ABCD
H: Độ dài đoạn thẳng AB dài mấy cm?
H: Độ dài đoạn thẳng BC là dài mấy cm?
H: Độ dài đoạn thẳng CD dài mấy cm?
- GV gợi ý để HS nêu được:
- GV Gọi vài học sinh nhắc lại.
- Cho HS tính độ dài đường gấp khúc ABCD rồi trả lời:
2. Thực hành:
* Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm vào vở
- 2 HS lên bảng nối
- GV nhận xét , ghiđiểm
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu BT.
- Học sinh vẽ hình vào vở ( dùng thước có chia vạch cm để đo rồi vẽ) sau đó giải bài toán,
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mẫu phần a để làm phần b.
- 1 em lên giải trên bảng.
- Giáo viên và lớp nhận xét chữa bài.
Bài 3: 2 học sinh đọc đề bài tập.
- GV cho học sinh làm bài vào vở,
- Giáo viên và lớp nhận xét chữa bài.
- Giáo viên lưu ý học sinh: Đường gấp khúc này có dạng đặc biệt, “ đây là đường gấp khúc khép kín” (có 3 đoạn thẳng tạo thành hình tam giác, điểm cuối của đoạn thẳng thứ ba trùng với điểm đầu của đoạn thẳng thứ nhất.)Độ dài của mỗi cạnh đều bằng 4 cm nên có 2 cách tính.
- Giáo viên dùng mô hình (đoạn dây đồng minh hoạ).
3.Củng cố - dặn dò:
H: Thế nào là đường gấp khúc?
H: Muốn tình độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Có 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD.
D
B
4 cm
4 cm
2 cm
A
3 cm
A
C
- 2cm
- 4cm
- 3cm.
- Độ dài đường gấp khúcABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
- 2cm + 4cm + 3cm = 9cm
- Độ dài đường gấp khúc ABCD là 9 cm.
B
a.
C
A
b.
B
A
D
C
Q
2. Tính độ dài đường gấp khúc.
2 cm
a. N
4 cm
3 cm
P
M
Mẫu: Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3 + 2 + 4 = 9(cm)
Đáp số: 9cm.
B
b,
5 cm 4 cm
A C
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
5 + 4 = 9 ( cm).
Đáp số: 9 cm.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 em lên giải.
4 cm 4 cm
4 cm
Bài giải
C1: Độ dài đoạn dây đồng là.
4 + 4 + 4 = 12 ( cm).
Đáp số: 12 cm
C2: Độ dài đoạn dây đồng là.
4 3 = 12 (cm ).
Đáp số: 12 cm.
- HS trả lời
- Dặn học sinh về nhà luyện thêm các BT ở vở BTT và chuẩn bị bài Luyện tập theo SGK.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Kể chuyện (Tiết 21)
Chim sơn ca và bông cúc trắng
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Gián tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ truyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng”.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp theo lời của bạn.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý kể chuyện (BT1).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
H: Câu chuyện cho thấy điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn gợi ý từng đoạn.
- Gọi học sinh khá giỏi kể mẫu đoạn1.
- 2 học sinh nối tiếp kể chuyện: “ Ông Mạnh thắng Thần Gió”.
- 4 học sinh nối tiếp đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
- Vài học sinh khá giỏi kể mẫu đoạn1.
+ Bông cúc đẹp như thế nào?
+ Sơn ca làm gì? Nói gì?
+ Bông Cúc vui như thế nào?
-Có một bông cúc rất đẹp, cánh trắng tinh mọc bên bờ rào, vươn lên trên đám cỏ dại.
-Một chú sơn ca thấy bông cúc đẹp quá, sà xuống, hót lời ca ngợi: Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
-Cúc nghe sơn ca hót như vậy thì vui sướng khôn tả. Sơn ca véo con hót mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.
* Kể trong nhóm
- Giáo viên mời 4 em đại diện 4 nhóm nối tiếp nhau kể 4 đoạn của truyện.
- Giáo viên và lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh nối tiếp nhau kể trong nhóm.
- 4 em đại diện 4 nhóm nối tiếp nhau kể 4 đoạn của truyện.
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Giáo viên và lớp nhận xét ghi điểm.
- 3 nhóm, mỗi nhóm cử 4 em lên nối tiếp nhau thi kể lại toàn truyện.
3. Củng cố - dặn dò:
H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy để cho chim chóc được tự do bay lượn, ca hát. Hãy để cho hoa tự do tắm nắng mặt trời. Đừng đối xử vô tình với chúng.
* GV: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen học sinh kể tốt, cố gắng.
* Dặn học sinh về nhà luyện kể thành thạo câu chuyện.
_______________________________
Chính tả (Tập chép)
(Tiết 41)
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ:
1.Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện: “Chim sơn ca và bông cúc trắng”.
2. Luyện viết đúng và nhớ cách viết các tiếng có âm vần dễ lẫn: ch / tr, uôt / uôc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép sẵn bài chính tả.
- Bút dạ + giấy khổ to làm bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con:
- GV kiểm tra nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc bài chép trên bảng phụ
- Gọi HS đọc bài
-Sương mù, xương cá, xem xiếc, chảy xiết.
- HS lắng nghe
- 2 học sinh đọc lại.
H: Đoạn này cho biết điều gì về Cúc và Sơn ca?
-Cúc và Sơn ca sống vui vẻ, hạnh phúc những ngày được tự do
H: Đoạn chép có mấy câu? Có những dấu câu nào?
H: Tìm những chữ bắt đầu bằng: tr, r, s?
H: Tìm những chữ có dấu hỏi, dấu ngã
-Đoạn chép có 5 câu. Có dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, hai chấm, chấm than.
- rào, rằng, trắng, trời, sơn, sà, sung sướng.
- giữa, cỏ , tả, mãi, thẳm.
b.Học sinh tập viết chữ khó
- 2em viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- GV kiểm tra nhận xét bảng lớp, bảng con
- sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống, véo von
c. Học sinh chép bài vào vở:
-Cho HS nhắc lại những qui định ngồi viết bài.
- 2 HS trả lời
- Giáo viên theo dõi uốn nắn.
- GV đọc lại bài cho HS soát lại bài.
HS nhìn bài trên bảng viết bài vào vở
- HS soát bài
d. Chấm chữa bài:
- GV chấm 3 – 5 vở nhận xét chữa lỗi sai.
- GV kiểm tra dưới lớp, nhận xét
- HS dưới lớp đổi chéo vở dò lỗi ghi số lỗi ra lề vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2b
- 2em đọc yêu cầu BT
- Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, giao nhiệm vụ và phát bút dạ, bảng phụ cho các tổ thi tìm đúng, nhanh
- HS thảo luận theo tổ
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp
-Giáo viên và lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Học sinh đọc lại các từ vừa tìm.
* Bài tập 3a
- Lớp làm bảng con
- 1 HS giải trên bảng lớp
- GV đọc câu đố
- Nhận xét bảng lớp, bảng con
4. Củng cố - dặn dò:
2b. Từ ngữ chỉ vật hay việc:
- Có tiếng chứa vần uôt: tuốt lúa, chải chuốt, vuốt tóc, tuột tay, nuốt, chuột...
- Có tiếng chứa vần uôc: Ngọn đuốc, vỉ thuốc, bắt buộc, luộc, cuộc thi, chuộc lỗi, buộc dây…
- 2em đọc yêu cầu BT
a. Chân gì ở tít tắp xa
Gọi là chân đấy nhưng mà không chân
(Là chân trời)
- Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương em chép bài tốt.
- Dặn học sinh về nhà làm hết bài tập 2a, 3b vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài giờ sau
Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012
Toán (Tiết 103)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp cho học sinh củng cố về nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ BT2
III. Các hoạt động dạy – học:
A.Bài cũ:
- Gọi 2em lên bảng vẽ đường gấp khúc ABCD.
H: Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng?
- Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.Nhận xét
- 2em lên bảng vẽ đường gấp khúc ABCD.
-Gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài:
2. Luyện tập:
* Bài 1.
- Giáo viên vẽ hình lên bảng.
- 2học sinh lên bảng làm bài giải
- Giáo viên và lớp nhận xét và chữa bài.
- GV chấm 1 số vở.
- Nhiều học sinh nêu lời giải và phép tính bài làm của mình .
* Bài 2:
- Giáo viên vẽ hình lên bảng.
- 1học sinh lên giải, lớp làm vào vở.
- Giáo viên chấm một số vở làm xong trước, nhận xét.
- Giáo viên và lớp nhận xét bài trên bảng.
* Bài 3:
- Giáo viên vẽ hình lên bảng.
- 2học sinh lên thi tìm nhanh
- Giáo viên và lớp nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nêu nhận biết về đường gấp khúc
H: Muốn tính độ dài một đường gấp khúc ta làm thế nào?
- 2 học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài 1 a, b vào vở
1.
15 cm
12cm
Bài giải
a. Độ dài đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là:
12 + 15 = 27(cm).
Đáp số: 27 cm
14 cm
10 cm
9 cm
Bài giải
b. Độ dài đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là.
10 + 14 + 9 = 33 (dm).
Đáp số: 33 dm.
- 2 học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
B
2. D
5dm 2 dm
7 dm
C
A
Bài giải
Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là:
5 + 2 + 7 = 14 (dm)
Đáp số: 14 dm
C
B
3.
D
A
a.Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng đó là: ABCD
b. Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng đó là: ABC và BCD
- Là đường gồm nhiều đoạn thẳng ghép lại và không thẳng hàng
- Tính tổng độ dài của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó
-Dặn HS về nhà luyện thêm các BT ở Vở BT.
- Chuẩn bị bài giờ sau
Tự nhiên và xã hội (Tiết 21)
Cuộc sống xung quanh(t.1)
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Liên hệ)
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
- Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
- Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Tranh vẽ trong SGK trang 44, 45 và tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
H: Để đảm bảo An toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông em phải làm gì?
- 2 em trả lời câu hỏi.
H: Em đã đi trên những phương tiện giao thông nào? Khi ngồi trên phương tiện giao thông đó em phải làm gì?
- Giáo viên và lớp nhận xét xếp loại
VD: Em đã đi trên những phương tiện giao thông là xe đạp, xe máy. Khi ngồi trên xe đạp, em phải bám chắc người ngồi phía trước để tránh bị ngã .Khi ngồi trên xe máy cần đội mũ bảo hiểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài:
H: Bố mẹ em làm nghề gì? Cô em làm nghề gì? Bác em làm nghề gì?...
- HS trả lời.
- GV: Như vậy bố mẹ và những người trong họ hàng em mỗi người đều làm một nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của em không? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu điều đó trong bài học hôm nay. Đó là bài Cuộc sống xung quanh.(tiết 1)
2. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa (ghi bảng cột các hoạt động).
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 2.
- GV giao nhiệm vụ:
H: Hãy kể những gì bạn nhìn thấy trong hình 1.
H: Bạn hãy nói tên một số nghề của người dân trong các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết nghề nghiệp chính và cuộc sống ở vùng nông thôn.
- 2 em quay vào nhau quan sát tranh SGK/44, 45 để trả lời câu hỏi:
- HS làm việc trong 3 phút.
* Bước 2: Học sinh các nhóm trình bày
* Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét.
- Mỗi nhóm kể và phân tích 1 hình: 8 em đại diện 8 nhóm lên bảng kể.
VD:
- Trong hình 1 em nhìn thấy là trường Tiểu học,nhà văn hoá, Uỷ ban nhân dân huyện, ngân hàng,quỹ tiết kiệm,bưu điện, công an huyện, ngã tư đường, xe ô tô, xe máy, người,…
- Hình 2: một người phụ nữ đang dệt vải. Đây là nghề dệt vải.
- Hình 3 :mọi người đang hái chè. Đây là nghề trồng chè.
- Hình 4 :mọi người đang tuốt lúa. Đây là nghề trồng lúa.
- Hình 5 :mọi người đang hái cà phê. Đây là nghề trồng cà phê.
- Hình 6 :mọi người đang mua bán trên sông. Đây là nghề buôn bán.
- Hình 7 : mọi người đang đánh bắt cá trên biển. Đây là nghề đánh bắt cá.
- Hình 8: mọi người đang làm muối và gánh muối về. Đây là nghề làm muối.
H: Những bức tranh này diễn tả cuộc sống ở đâu? Nông thôn hay thành phố?Vì sao em biết?
-Cuộc sống ở nông thôn, vì em thấy mọi người dệt vải, trồng lúa, làm muối....
*GV: Qua các hình này cho ta thấy đây là những người dân sống ở nhiều miền khác nhau của đất nước ta, như là miền núi, đồng bằng, trung du, miền biển...Biết được môi trường cộng đồng, cảnh quan tự nhiên và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh. Qua đó chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường.
H: Những người dân trong các hình này làm các nghề có giống nhau không?
* GV nhận xét kết luận: Ghi bảng:
- Cho vài học sinh nhắc lại.
- HS trả lời.
- Nghề nghiệp cuộc sống chính của người dân nông thôn ở các vùng miền, khác nhau. Đó là: Dệt vải, trồng cà phê, trồng cây ăn trái, đánh bắt cá, sản xuất lúa gạo, muối…..
3. Hoạt động 2: Nói về nghề nghiệp cuộc sống ở địa phương (ghi bảng).
* Tiến hành:
- Yêu cầu học sinh trưng bày các tranh ảnh kể về cuộc sống nghề nghiệp của người dân địa phương theo tổ
- Học sinh có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về cuộc sống của người dân địa phương.
- Ban giám khảo chấm điểm. Nói đúng ngành nghề và nói sinh động về ngành nghề đó được 2 điểm, nói đúng ngành nghề mà không mô tả được về ngành nghề đó thì được 1 điểm.
- GV và Ban giám khảo tổng kết chọn tổ thắng, tuyên dương.
H: Em có nhận xét gì về ngành nghề của người dân ở địa phương mình?
* GV chốt lại:
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được cuộc sống và hoạt động của dân địa phương.
- Từng tổ dán tranh ảnh của tổ sưu tầm đựơc lên tờ giấy lớn, sau đó gắn lên bảng cử 1 em đại diện lên trình bày các nghề nghiệp của địa phương mà nhóm mình sưu tầm được.
- VD:(Tổ1) Thưa cô và các bạn! Em xin đại diện cho tổ1 trình bày về nghề nghiệp, cuộc sống của người dân ở địa phương em mà tổ sưu tầm được. Người dân ở địa phương em cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau: đây là các cô, bác nông dân, đang cày cấy ở trên cánh đồng, và kia là các cô đang thu hoạch rau cải. Còn đây là các anh đang chăn bò…. Đây là cảnh họp chợ mọi người đang mua bán hàng hoá…
-Ngành nghề của người dân ở địa phương mình cũng rất phong phú, đa dạng.
- Người dân ở địa phương mình cũng có nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề đều phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người.
5. Củng cố - dặn dò:
H: Người dân ở địa phương mình làm những ngành nghề gì?
-Trồng cà phê, làm nông buôn bán, chăn nuôi, thợ may,…
H: Em có yêu thích những ngành nghề đó không?Vì sao?
- VD: Em rất yêu thích những ngành nghề đó vì mỗi ngành nghề đều có ích cho cuộc sống con người
H: Uớc mơ của em lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao?
- HS trả lời
*GV: Trên cả nước nói chung và địa phương mình nói riêng, mỗi người mỗi ngành nghề khác nhau nhưng ngành nào nghề nào cũng đáng quí trọng.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh về cuộc sống nghề nghiệp ở thành thị quê hương em giờ sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
_____________________________________
Tập đọc(Tiết: 65 )
Vè chim
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ đúng nhịp câu vè.
- Biết đọc với giọng vui nhí nhảnh.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu.
- Hiểu nghĩa từ: lon xon, tếu, nhấp nhem,…. Nhận biết các loài chim trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người .
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
A. Bài cũ.
H: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
H: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
- 2 học sinh đọc bài:“ Chim sơn ca và bông cúc trắng”.
-Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng
- Sơn ca chết, cúc héo tàn
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2. Luyện đọc.
a. Giáo viên đọc mẫu lần1: Giọng vui, nhí nhảnh nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm và tên gọi của các loài chim: Lon xon, mới nở, nhảy, sáo xinh.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc câu:
- GV hướng dẫn đọc đúng
- HS mở sgk theo dõi
File đính kèm:
- tuan 21.doc