Giáo án lớp 2 tuần 13

Tiết 4: Thủ công

GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN ( T1 )

I. MỤC TIÊU:

 - Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.

 - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô.

 Với HS khéo tay:

 - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.

 - Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Mẫu hình tròn dán trên hình vuông. Hình vẽ quy trình gấp; giấy màu, kéo, keo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. GV Giới thiệu bài :

2. HS ghi tên bài vào vở.

3. HS đọc mục tiêu bài học.

A. Hoạt động cơ bản:

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ 2 ngày 2 tháng 12 năm 2013 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Toán: Bài 34: tìm số bị trừ (T1) Tiết 3: Tiếng việt Bài 13 A: hãy yêu bố nhé (T1) Tiết 4: Thủ công Gấp, cắt, dán hình tròn ( T1 ) I. Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn. - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô. Với HS khéo tay: - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng. - Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu hình tròn dán trên hình vuông. Hình vẽ quy trình gấp; giấy màu, kéo, keo. III. Hoạt động dạy học : 1. GV Giới thiệu bài : 2. HS ghi tên bài vào vở. 3. HS đọc mục tiêu bài học. A. Hoạt động cơ bản: 1. Hướng dẫn quan sát mẫu, nhận xét: - Giới thiệu hình tròn mẫu - Giáo viên nối điểm O với M, N, P. ON= OM = OP - So sánh độ dài MN với cạnh của hình vuông 2. Giáo viên hướng dẫn mẫu: - Gấp hình: Gấp hình vuông có cạnh là 6 ô. - Gấp 4 hình vuông được hình tam giác( 2a). Gấp đường dấu giữa. - Cắt hình tròn. - Dán hình tròn. B Hoạt động thực hành: - Gấp cắt dán hình tròn theo nhóm . - Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. C. Hoạt động cơ bản: - Thực hành gấp, cắt dán hình tròn (HS thực hiện ở nhà) Buổi chiều: Tiết 1: Luyện toán: Luyện phép trừ dạng 52 - 28, 32 - 8 (t1) I. Mục tiêu: Giúp h/s - Củng cố cách tính nhẩm, trừ nhẩm các số trong bảng trừ. - Tìm x trong các bài tập dạng x + a = b; a + x = b (với a/b là các số không quá hai chữ số). - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. II. Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: 2. HS ghi tên bài vào vở 3. HS đọc mục tiêu bài học: A. Hoạt động cơ bản: - Trò chơi truyền điện: (Thi giữa các nhóm) - Mỗi bạn trong nhóm nêu nối tiếp nhau 1 phép tính trong bảng trừ 12 trừ đi một số. - Nhóm nào nêu nhanh, đúng nhóm đó thắng. * Hoạt động cặp đôi: thi hỏi đáp nhanh kết quả các phép tính trong bảng trừ 12 trừ đi một số. B. Hoạt động thực hành: * Hoạt động cá nhân - Học sinh làm bài tập vào vở TH Toán - trang 71 - Giáo viên theo dõi . - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả Bài 3: Tìm x: a, x + 5 = 12 b, x + 7 = 62 c, 8 + x = 42 x = 12 - 5 x = 62 - 7 x = 42 – 8 x = 7 x = 57 x = 34 Bài 4: Bài giải Năm nay em có số tuổi là: 12 – 5 = 7( tuổi) Đáp số :7 tuổi. Bài 5: Đố vui ; một học sinh nêu miệng. C. Hoạt động ứng dụng: Em nghĩ ra bài toán cần thực hiện phép tính 32 - 8 để đố bố mẹ. Tiết 2: Luyện toán: Luyện phép trừ dạng 52 - 28, 32 - 8 (t2) I. Mục tiêu: Giúp h/s - Củng cố kỹ năng thực hiện đặt tính rồi tính phép trừ dạng 52 - 28, 32 - 8. -Vận dụng vào làm các bài tập tìm số hạng trong một tổng, giải bài toán có lời văn. II. Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài: 2. HS ghi tên bài vào vở 3. HS đọc mục tiêu bài học: A. Hoạt động thực hành: * Hoạt động các nhân - HS làm các bài tập 1,2,3,4 vào vở TH - trang 72 Bài1: Tính: 32 62 72 42 92 -18 - 43 - 25 - 24 - 29 ….. …… …… …… …… Bài 2: Đặt tính rồi tính: a , 15 + 17 b, 32 - 15 c, 32 - 17 Bài3: Tìm x: A , x + 8 = 12, b, x +7 = 72 c , 24 + x = 42. * Bài làm thêm (HS khá giỏi) 1 Tìm một số biết rằng số đó cộng với 15 thì được tổng bằng 24 + 18 2. Năm nay mẹ 32 tuổi, mẹ nhiều hơn con 24 tuổi. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi? B. Hoạt động ứng dụng: Em nghĩ ra bài toán cần thực hiện phép tính 52 - 18 để đố bố mẹ. Tiết 3: Hướng dẫn tự học: Luyện viết: Mẹ I. Mục tiêu: - Luyện viết đúng, đẹp bài thơ Mẹ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ. III. Hoạt động dạy học: 1. GV giới thiệu bài 2. HS ghi tên bài vào vở: 3. HS đọc mục tiêu bài học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Hướng dẫn viết từ khó: - GV đọc mẫu bài . 2 HS đọc lại. - GV đọc HS viết tiếng khó: lời ru, quạt, thức, giấc tròn, gió, suốt đời. - HS nêu cách trình bày bài thơ. B Hoạt động thực hành: - GV đọc - HS nghe,viết bài vào vở. - Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu thơ. - Đổi chéo bài , khảo lỗi. C. Hoạt động ứng dụng: - Luyện viết lại bài Tiết 4: Âm nhạc: GV âm nhạc dạy Thứ 3 ngày 3 tháng 12 năm 2013 Tiết 1: Toán: Bài 34: tìm số bị trừ (T2) Tiết 2: Tiếng việt Bài 13 A: hãy yêu bố nhé (T2) Tiết 3: Tiếng việt Bài 13 A: hãy yêu bố nhé (T3) Tiết 4: Mỹ thuật GV mỹ thuật dạy Buổi chiều: Tiết 1: Hoạt động ngoài giờ Cô Đào soạn dạy Tiết 2: Tiếng anh GV Tiếng anh dạy Tiết 3: Luyện âm nhạc GV âm nhạc dạy Tiết 4: Luyện mỹ thuật GV Mỹ thuật dạy Thứ 4 ngày 4 tháng 12 năm 2013 Tiết 1: Toán Bài 35: 13 trừ đi một số: 13 - 5 (t1) Tiết 2: Tiếng việt Bài 13b: cha mẹ làm gì cho các con (T1) Tiết 3: Tiếng việt Bài 13b: cha mẹ làm gì cho các con (T2) Tiết 4: Thể dục GV thể dục dạy Buổi chiều: Tiết 1: Luyện viết: Chữ hoa L I. Mục tiêu: - Luyện viết đúng chữ hoa L (2 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Lá (cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ), L á lành đùm lá rách (3 lần). - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa L trên khung chữ. Bảng phụ viết từ ứng dụng: L á lành đùm lá rách III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Giới thiệu bài: 2. HS ghi tên bài vào vở 3. HS đọc mục tiêu bài học 4. Hướng dẫn viết chữ hoa: - HS quan sát chữ mẫu : L rồi nhận xét. - HS nêu qui trình viết chữ L. - HS viết bảng con: L. 5. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ứng dụng: L á lành đùm lá rách - GVnêu ý nghĩa: Đoàn kết cùng nhau làm việc. - HS quan sát , nhận xét. - Hướng dẫn HS viết chữ Lá vào bảng con. B. Hoạt động thực hành: - HS viết bài vào vở. - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra, nhận xét. - GV kiểm tra, nhận xét C. Hoạt động ứng dụng: - HS luyện viết lại chữ hoa K đúng mẫu chữ (HS luyện viết ở nhà) Tiết 2: Luyện tiếng Việt Luyện đọc: chuyến du lịch đầu tiên i. Mục tiêu: giúp HS - Luyện đọc truyện " Chuyến đi du lịch đầu tiên " - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu hỏi, giữa các cụm từ rõ ý. - Hiểu nội dung truyện. II. Hoạt động dạy học: A Hoạt động cơ bản: 1. Giới thiệu : Truyện " chuyến đi du lịch đầu tiên " 2. Luyện đọc: - Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc -Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: bệnh viện, hăm hở, hoảng, ầm ĩ, mỏi rã. - Đọc nối tiếp câu(2 lượt) - Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: hăm hở, cây số. - Đọc từng đoạn trong nhóm -Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh B. Hoạt động thực hành: * Hoạt động cặp đôi: 1. H/s làm BT 2 - Vở TH - trang 73: Chọn câu trả lời đúng. a, Vì sao Bông tự đến bệnh viện thăm mẹ? - D 1: Vì Bông nhớ mẹ mà không... b, Bông gặp khó khăn gì trên đương đến - D 1: Đường xa, trời nắng, dép đứt, bệnh viện ? đá sỏi đâm vào bàn chân. c, Không tìm thấy mẹ trong bệnh viện, Bông - D1:Bông hoảng sợ, khóc ầm ỉ. làm gì? d,Vì sao mẹ lại trách Bông nhiều? - D 1:Vì trẻ em một mình đi xa sẽ bị cảm nắng. e, Vì sao mẹ cĩng thơm Bông rất nhiều? - D1:Vì mẹ cảm động,Thấy Bông rất yêu mẹ. g , Bộ phận in đậm trong câu :“Bông là học - Trả lời cho câu hỏi: Là gì? sinh lớp 1” trả lời cho câu hỏi nào? C. Hoạt động ứng dụng: H/s luyện đọc toàn bài (HS thực hiện ở nhà) Tiết 3: Tự nhên và xã hội Gia đình thân yêu của em (t1) Tiết 4: Tiếng Anh GV Tiếng Anh dạy Thứ 5 ngày 5 tháng 12 năm 2013 Tiết 1: Toán Bài 35: 13 trừ đi một số: 13 - 5 (t2) Tiết 2: Tiếng việt Bài 13b: cha mẹ làm gì cho các con (T3) Tiết 3: Tiếng việt Bài 13c: Em yêu cha mẹ của em (T1) Tiết 4: Đạo đức Chăm làm việc nhà (t2) I.Mục tiêu : - HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. - HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà. Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. - Giáo dục HS kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. - Giáo dục học sinh chăm làm việc nhà là góp phần làm sạch đẹp môi trương, bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng: Thẻ,Vở bài tập đạo đức lớp 2. III. hoạt động dạy học A. Hoạt động thực hành * Hoạt động chung cả lớp Hoạt động 1: Điều này đúng hay sai ? Cách tiến hành: - Gv lần lượt nêu các ý kiến như bài tập 4- vở bài tập. - Yêu cầu HS giơ thẻ đỏ nếu đồng tình, giơ thẻ xanh nếu không đồng tình. - Kết luận sau ý kiến củaHS. - Nghe các ý kiến và lần lượt giơ thẻ thể hiện sự tán thành. * Hoạt động nhóm: Hoạt động 2: Xử lý tình huống - Yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập 5 và đóng vai xử lý tình huống đó. - Tổng kết lại ý kiến của các nhóm. - GVKL : nói bạn đợi, làm xong việc rồi đi. - Các nhóm thảo luận và đóng vai xử lý tình huống. Hoạt động3: Thảo luận cả lớp. H: Ơ nhà em thường làm những việc gì? H: Những việc đó em tự giác làm hay bố mẹ phân công? H:Trước những việc em đã làm, bố mẹ em tỏ thái độ nh thế nào? - Gv khen những HS đã chăm chỉ làm việc nhà. *Kết luận: nhắc lại bài học - Học sinh trình bày trước lớp. - Nhắc lại ghi nhớ. B. Hoạt động ứng dụng: - GV dặn HS Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén chăm sóc cây trồng vật nuôi,…trong gia đình là góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp, bảo vệ môi trường. - HS thực hiện ở nhà cùng bố mẹ. Buổi chiều: ( Cô Tâm soạn dạy) Thứ 6 ngày 6 tháng 12 năm 2013 Tiết 1: Toán Em thực hiện phép tính dạng 53 -15; 33- 5 (t1) Tiết 2: Tiếng việt Bài 13c: Em yêu cha mẹ của em (T2) Tiết 3: Tiếng việt Bài 13c: Em yêu cha mẹ của em (T3) Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I Mục tiêu: - Sơ kết công tác tuần 13, triển khai kế hoạch tuần 14. II Các hoạt động 1. Nhận xét công tác tuần 13: * Nề nếp: - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Xếp hàng ra vào lớp kịp thời. - Sinh hoạt 15 phút khá tốt(đọc báo, hát). - Các nhóm phát huy được tinh thần tự quản * Học tập: - Học bài và làm bài đầy đủ, hoàn thành tốt các bài tập ứng dụng. - Chữ viết có nhiều tiến bộ: Thu Hiền, Quốc Anh - Hợp tác làm việc nhóm tốt: Nhóm Ngoan Ngoãn; Khiêm Tốn 3. Kế hoạch tuần 14: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân 22 * 12 * Nề nếp - Đi học đúng giờ, trang phục đầy đủ, đúng quy định. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt 15 phút. - Tiếp tục phát huy vai trò của Hội đồng tự quản. * Học tập: - Thi đua học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt tặng chú bộ đội. - Luyện viết chữ đẹp. - Học thuộc bảng trừ đã học. Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2 Tập đọc Bông hoa niềm vui I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi, đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Thể hiện sự cảm thông và nhận thức về bản thân. - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.(trả lời được CH trong SGK). - Giáo dục thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tự nhận thức về bản thân cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ minh họa III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Mẹ H: Trong bài thơ mẹ được so sánh với những hình ảnh nào? B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: - GV đọc toàn bài. 2 HS đọc. - Đọc nối tiếp câu ( lần 1). - Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: lộng lẫy, chần chừ, dạy dỗ, khóm hoa cúc, ... - Đọc nối tiếp câu ( lần 2) - Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: lộng lẫy, chần chừ , hiếu thảo. - Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). - Thi đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, đoạn 2. Tiết 3 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: HS đọc đoạn 1: H: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường để làm gì? (Tìm bông hoa cúc màu xanh được lớp gọi là bông hoa Niềm Vui để tặng bố). H: Bông hoa Niềm Vui đẹp như thế nào? (Rất lộng lẫy). H: Bạn Chi đáng khen chỗ nào? (Rất thương bố mong bố mau khỏi bệnh). HS đọc đoạn 2: H: Vì sao Chi không dám hái bông hoa Niềm Vui? (Vì không ai được ngắt hoa trong vườn trường). H: Khi biết nhìn thấy cô giáo Chi nói gì? (“Xin cô cho em…”) HS đọc đoạn 3: H: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa cô nói gì? (Ôm Chi vào lòng và nói:”Em hãy…” H: Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quí? (Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà). - Em học tập được điều gì ở bạn Chi? 4. Luyện đọc lại: Đọc phân vai: người dẫn truyện, cô giáo, Chi. 5. Củng cố, dặn dò: - HS nhận xét các nhân vật Chi, cô giáo, bố của chi. - GV dặn HS: Đọc lại truyện, nhớ lại nội dung để chuẩn bị cho tiết kể chuyện. Tiết 4 Toán 14 trừ đi một số: 14 - 8 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8. II. Đồ dùng dạy học : 1 bó một chục que tính và 4 que tính rời. III. Hoạt động dạy và học : 1. Giới thiệu phép trừ 14 – 8: GV: Lấy 1 bó và 4 que tính. Có bao nhiêu que tính? Bớt đi 8 que tính.Còn bao nhiêu que tính? H: Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm tính gì? - GV ghi lên bảng: 14 – 8 - Hướng dẫn học sinh đặt tính: - Một số học sinh nêu cách đặt tính và tính 14 8 6 2. Hướng dẫn học sinh lập bảng trừ 14 trừ đi một số: 14 – 5 = 9 …………….. 14 – 9 = 5 3. Luyện tập: Bài 1, 2, 3, 4 Tr 63. Bài 1: Tính nhẩm. HS làm bài theo cặp. Đổi chéo bài kiểm tra kết quả. Bài 2: Đặt tính rồi tính (HS làm vào bảng con). Bài 3:1 HS đọc bài toán. - H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS tự giải vào vở. Bài 4: HS tô màu và viết vào chỗ chấm. 4. Chấm chữa bài: HS lên bảng chữa bài 3. 5. Củng cố dặn dò: Học thuộc lòng bảng trừ 14 trừ đi một số. Buổi chiều Tiết 1: Đạo đức Quan tâm, giúp đỡ bạn (T 2) I. Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS khá giỏi: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. - Giáo dục HS kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Trò chơi Đúng hay Sai - GV phát cho mỗi tổ 2 thẻ Đỏ-Xanh. Cử 3 HS 3 tổ làm trọng tài. - GV đọc câu hỏi-Đội nào giơ cờ trước được quyền trả lời trứơc được 5 điểm. Đ: 5 điểm, S: dãy khác trả lời. Câu hỏi ở BT 3 Tr 20 Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. - Y/c 2-3 HS lên kể về câu chuyện mình quan tâm giúp đỡ bạn. - HS kể việc đã làm hoặc được chứng kiến hoặc sưu tầm. - GV hướng dẫn HS nhận xét. Hoạt động 3: Tiểu phẩm - 3 HS đóng tiểu phẩm. - Y/c HS thảo luận : H: Em tán thành hay không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao? H: Tiểu phẩm trên nói lên điều gì? (Ai cũng cần được quan tâm giúp đỡ). - GV KL chung. Tiết 2: Luyện toán Luyện tuần 12 - tiết 1 I. Mục tiêu: - Củng cố cách tìm số bị trừ, kĩ năng thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng 13 - 5 - Luyện giải bài toán về ít hơn. III. Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: 2 .Hoạt động 1: Củng cố kiến thức - HS nêu nối tiếp bảng trừ 13 trừ đi một số. - 2 hs lên bảng Học thuộc bảng trừ : 13 trừ đi một số - Nêu cách tìm số bị trừ 3. Hoạt động 2: Thực hành: - H/s làm Bài 1,2,3,4 Vở Thực hành toán Trang 77 Bài 1: HS làm vòa vở. - HS nêu cách làm, kết quả. Bài 2: HS làm vào vở, đổi vở để kiểm tra kết quả. *Bài làm thêm (HS khá giỏi) 1. Tìm một số biết rằng lấy số đó trừ 25 thì bằng 48. Bài giải: Số cần tìm là: 48 + 25 = 73 Đáp số: 73 2. Hiện nay Mai 8 tuổi, Mai ít hơn mẹ 28 tuổi. Hỏi hiện nay mẹ Mai bao nhiêu tuổi? Bài giải: Hiện nay tuổi mẹ Mai là: 8 + 28 + 36 (tuổi) Đáp số: 36 tuổi 4. Chấm, Chữa một số bài: Bài 3:Tìm x a, x - 6 = 6 b, x -7 = 15 c, x - 18 = 24 x = 6 + 6 x = 15 + 7 x = 24 + 18 x = 12 x = 22 x = 42 Bài 4: Giải Lớp 2A có số bạn tham gia học đàn là: 13 - 4 = 9 (bạn) Đáp số: 9 bạn 5 .Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Tiết 3: Luyện Toán luyện tuần 12 -tiết 2 I. Mục tiêu - Củng cố bảng trừ 13 trừ đi một số; thực hiện đặt tính rồi tính phếp trừ có nhớ dạng 33 - 15. - Củng cố cách tìm số bị trừ, tìm số hạng chưa biết. - Giải bài toán có lời văn. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. HĐ1. Củng cố kiến thức: - HS đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số. - Gọi H/s nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 53 - 28 ? 3 HS nêu. 3. HĐ2. Luyện tập thực hành - GV hướng dẫn HS làm các bài tập :Bài 1,2,3.4,5 vào vở TH toán trang 78 - HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm. Bài 1,2: HS làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra kết quả. Bài 3: Tìm x GV: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - HS nêu cách làm và vận dụng làm bài. Bài 4, 5 : HS tự làm bài vào vở. 4. Chấm, chữa bài: Bài3: Tìm x: A , x - 8 = 13, b, x + 8 = 13 X = 13 + 8 x = 13 - 8 X = 21 x = 5 Bài 4,5: HS chữa bài ở bảng phụ 5. Củng cố. dặn dò: - Nhận xét tiết học. Tiết 4: Giáo dục kĩ năng sống Rèn kĩ năng: trình bày - suy nghĩ ý tưởng I Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu Thế nào là kĩ năng trình bày ý tưởng suy nghĩ của mình. - Thực hành làm bài tập 1,2 ở VBT thực hành kĩ năng sống - trang16. - Thực hành diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình trong một số tình huống cụ thể II Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. HĐ 1: Giới thiệu về kĩ năng trình bày ý tưởng suy nghĩ của mình: - GV: Khi muốn trình bày suy nghĩ ,ý tưởng của mình về một điều gì đó để người khác dễ nghe, dễ hiểu, dễ thuyết phục chúng ta phải có kĩ năng diễn đạt, trình bày suy nghĩ của mình. Kĩ năng này được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luện thực hành trong cuộc sống hàng ngày ở trường ở gia đình. 2. HĐ 2: Thực hành làm BT1,2 ở VBTTHKNS. Bài 1: Em hãy đánh dấu x vào trước những điều cần thiết khi trình bày, diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng. - HS nêu yêu cầu BT. - HS thảo luận theo cặp đôi, làm bài vào vở. - HS trình bày . - GV: Muốn trình bày, diên đạt, suy nghĩ ý tưởng của mình để người khác hiểu chúng ta cần diễn đạt như thế nào? - HS trả lời, GV kết luận. Bài 2: Theo em, biết trình bày suy nghĩ ý tưởng sẽ có lợi như thế nào? (Hãy đánh dấu x vào ) trước ý em tán thành . - HS thảo luận nhóm 4 - ghi ết quả vào bảng phụ. - Đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận. 3. HĐ 3: Thực hành diễn đạt suy nghĩ của mình với các bạn trong nhóm. - GV nêu tình thuống: Góp ý với bạn khi em thấy bạn vứt rác ra sân trường. - HS thực hành theo hóm 4. - Các nhóm trình bày suy nghí, ý tưởng của mình. - GV nhận xét. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS rèn luyện kĩ năng diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình với người thân. Thứ 3 ngày 4 tháng 12 năm 2012 Buổi sáng Tiết 1: Mỹ thuật: GV chuyên trách dạy Tiết 2: Toán 34 - 8 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8 -Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng và cách tìm số bị trừ . - Biết giải bài toán về ít hơn. II. Đồ dùng dạy học: 3 bó một chục que tính và 4 que tính rời, bảng cài III. Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu phép trừ :34 - 8. - Lấy 3 bó que tính và 4 que tính rời. Có bao nhiêu que tính? - Bớt đi 8 que tính. Còn bao nhiêu que tính? - Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả - Muốn biết 34 que tính bớt đi 8 que tính ta làm tính gì? - Giáo viên ghi phép tính lên bảng: 34 - 8 - Học sinh nêu kết quả:. - 1 học sinh lên bảng đặt tính. Cả lớp làm bảng con - Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện; 34 8 26 2. Thực hành:Hs làm BT1,2,3,5 - trang 64 VBT Bài 1, 2: HS làm bài. Đổi chéo bài kiểm tra kết quả Bài 3: - HS đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS nêu tóm tắt - HS làm bài vào vở,1 học sinh giải ở bảng Bài 4: GV hướng dẫn Hs tô màu vào hình. - Giúp HS nhận biết hình đặt trên, hình đặt dưới qua phần tô màu. - Học sinh làm bài tập. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm 3.Chấm chữa bài. Bài 3: Bài giải: Lan bắt được số con sâu là: 24 - 8 = 16 (con sâu) Đáp số: 16 con sâu Bài 5: HS nêu kết quả. IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học Tiết 3: Chính Tả (Tập Chép) Bông hoa Niềm Vui I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác bài chính tả trình bày đúng đoạn lời của nhân vật. - Làm đúng các bài tập 2, BT3 a/b. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng đã chép sẵn bài viết III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con: - lặng yên, tiếng nói, đêm khuya - GV?:Khi nào ta viết y? B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn tập chép: a. Hướng dẫn chuẩn bị: - Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại - Cô giáo cho phép Chi hái thêm 2 bông hoa nữa cho ai? - Chữ nào được viết hoa trong đoạn văn trên? - Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con: hăng hái, nữa, trái tim, dạy dỗ... b. Học sinh chép bài vào vở. - Học sinh chép bài giáo viên theo dõi hướng dẫn tư thé ngồi viết, cách cầm bút, để vở. c. Chấm chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:HS làm BT ở VBTTV Bài1.Tìm các từ chứa iê/ yê: học sinh nối tiếp tìm: khỏe, yếu; kiên, khuyên Bài 2. Đặt câu có tiếng phân biệt các thanh hỏi/ thanh ngã; phụ âm r/ d - 3 tổ thi tiếp sức IV.Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Kể Chuyện Bông hoa Niềm Vui I. Mục tiêu: - Học sinh kể được mở đầu câu chuyện theo 2 cách theo tình tự và thay đổi câu chuyện(BT1). - Dựa theo tranh kẻ lại nội dung đoạn 2,3 kể được đoạn cuối của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa sách giáo khoa 3 bông cúc màu xanh III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện : Sự tích cây vú sữa. - Cả lớp theo dõi, nhận xét B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn kể chuyện: 1.Kể đoạn mở đầu theo 2 cách.( học sinh chọn một trong 2 cách để kể) 2.Học sinh quan sát tranh kể lại được đoạn 2, 3 theo lời của mình. - GV Treo tranh 1 và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - GV Treo tranh 1 và hỏi: Trong tranh có những ai? - Kể theo nhóm. Thi kể giữa các nhóm 3. Kể đoạn cuối câu chuyện tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi. - 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét. IV.Củng cố dặn dò: - Ai có thể đặt được tên khác cho câu chuyện? - Nhận xét giờ học Buổi chiều Tiết 1: Thủ công Gấp, cắt, dán hình tròn ( T1 ) I. Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn. - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô. Với HS khéo tay: - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng. - Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu hình tròn dán trên hình vuông. Hình vẽ quy trình gấp, giấy màu, kéo, keo. III. Hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn quan sát mẫu, nhận xét: - Giới thiệu hình tròn mẫu - Giáo viên nối điểm O với M, N, P. ON= OM = OP - So sánh độ dài MN với cạnh của hình vuông 3. Giáo viên hướng dẫn mẫu: - Gấp hình: Gấp hình vuông có cạnh là 6 ô. - Gấp 4 hình vuông được hình tam giác( 2a). Gấp đường dấu giữa. - Cắt hình tròn. - Dán hình tròn. 4. Thực hành: - Gấp cắt dán hình tròn theo nhóm 4. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Tiết 2: Luyện Tiếng Việt luyện tuần 12 - tiết 1 i. Mục tiêu: giúp HS - Luyện đọc truyện " chuyến đi du lịch đầu tiên " - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu hỏi, giữa các cụm từ rõ ý. - Hiểu nội dung truyện. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu : truyện " chuyến đi du lịch đầu tiên " 2. Luyện đọc: - Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc -Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: bệnh viện, hăm hở, hoảng, ầm ĩ, mỏi rã. - Đọc nối tiếp câu(2 lượt) - Đọc nối tiếp đoạn , kết hợp giải nghĩa từ: hăm hở, cây số. - Đọc từng đoạn trong nhóm -Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh 3. Hướng dẫn H/s: Chọn câu trả lời đúng. a, Vì sao Bông tự đến bệnh viện thăm mẹ? - D 1: Vì Bông nhớ mẹ mà không... b, Bông gặp khó khăn gì trên đương đến - D 1: Đường xa, trời nắng, dép đứt, bệnh viện ? đá sỏi đâm vào bàn chân. c, Không tìm thấy mẹ trong bệnh viện, Bông - D1:Bông hoảng sợ, khóc ầm ỉ. làm gì? d,Vì sao mẹ lại trách Bông nhiều? - D 1:Vì trẻ em một mình đi xa sẽ bị cảm nắng. e, Vì sao mẹ cĩng thơm Bông rất nhiều? - D1:Vì mẹ cảm động,Thấy Bông rất yêu mẹ. g , Bộ phận in đậm trong câu :“Bông là học - Trả lời cho câu hỏi: Là gì? sinh lớp 1” trả lời cho câu hỏi nào? 4 .Luyện đọc lại: H/s luyện đọc toàn bài. IV.Củng cố dặn dò: - GV: Theo em Bông là cô bé thế nào? - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Luyện Tiếng Việt luyện tuần 12 -tiết2 I. Mục tiêu: giúp HS - Phân biêt. iê/ yê / ya; tr/ ch ; at/ ac - Luyện hs nói lời chia buồn ,an ủi trong các tình huống cụ thể - Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày rèn kí năng diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình. II. Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: 2.Thực hành:Hướng dẫn HS làm BT 1,2 - VTH- trang 74,75 Bài 1: Điền vào chổ trống: iê, yê hoặc ya. - 3 tổ thi tiếp sức điền các từ vào chỗ chấm. - Tổ nào nhanh tìm được nhiều từ tổ đó thắng cuộc Bài 2:a.điền vào chỗ trống:tr hoặc ch b. .điền vào chỗ trống:at hoặc ac - Gọi hai H/s nêu yêu cầu của BT - G/v hướng dẫn H/s làm vào vở. - Hs đọc bài thơ đã điền hoàn chỉnh. - GV nhận xét. Bài 3 : Nói lời chia buồn , an ủi trong các tình huống sau: a. Khi bà bị ốm mẹ đi vắng. b.

File đính kèm:

  • docGiao an VNEN lop 2 tuan 13.doc