Giáo án lớp 2 tuần 15 - Trường Tiểu học Trần Tống

Tập đọc: HAI ANH EM

I. Mục tiêu

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.

- KNS: Xác định giá trị -Tự nhận thức bản thân - Thể hiện sự cảm thông.

- GD MT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh họa bài tập đọc.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 15 - Trường Tiểu học Trần Tống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 LỊCH BÁO GIẢNG Từ ngày : 25 /11/2013 Đến ngày: 29 /11/2013 Cách ngôn: Con hơn cha nhà có phúc Thứ ngày Môn Tên bài dạy Hai 25/11 HĐTT Tập đọc(T1) Tập đọc (T2) Toán Trò chơi dân gian Hai anh em Hai anh em 100 trừ đi một số Chiều thứ hai Tập viết Chính tả L. Đọc-Viết Chữ hoa N Hai anh em Hai anh em Ba 26/11 LTừ& câu Toán L Tiếng Việt Kể chuyện Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào ? Tìm số trừ Viết Nhắn tin Hai anh em Tư 27/ 11 Tập đọc Toán L.Âm nhạc Bé Hoa Đường thẳng Ôn 2 bài hát Cộc cách tùng cheng, Chúc mừng sinh nhật Chiều thứ Năm 28/11 Toán L.Toán Chính tả Luyện tập Luyện tập Bé Hoa Sáu 29/11 Toán Tập làm văn HĐTT Luyện tập chung Chia vui. Kể về anh chị em Sinh hoạt lớp TUẦN 15: Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013 Hoạt động tập thể : TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. Mục tiêu : - Thực hiện trò chơi dân gian, nhằm giúp HS thư giản, thoải mái. - Trò chơi dân gian tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh với phương châm " Học mà chơi, chơi mà học" thông qua hoạt động này tạo sự nhanh nhẹn, linh hoạt thinh thần tập thể cao. II. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu các trò chơi: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, ... 2. Hướng dẫn cách chơi: Mèo đuổi chuột - Yêu cầu HS tập họp đội hình vòng tròn. tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát: Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. 2. Hướng dẫn cách chơi: Bịt mắt bắt dê Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. 3. Tổng kết tiết học Tập đọc: HAI ANH EM I. Mục tiêu - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. - KNS: Xác định giá trị -Tự nhận thức bản thân - Thể hiện sự cảm thông. - GD MT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh họa bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học (Tiết 1) Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra : Bài “ Nhắn tin” Gọi 2HS đọc, trả lời câu hỏi 1, 4/115 B. Bài mới HĐ1. Luyện đọc a/ Đọc từng câu - Hướng dẫn đọc từ khó. b/ Đọc từng đoạn - Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi. - Yêu cầu HS đọc đoạn kết hợp đọc chú giải. c/ Đọc từng đoạn trong nhóm. d/ Đại diện các nhóm thi đọc. HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài (Tiết 2) Câu 1/120 - Lúc đầu, hai anh em chia lúa như thế nào? - Người em nghĩ gì và đã làm gì? Câu 2/120 Câu 3/120 - GV chốt ý (SGV / 268) Câu 4/120 HĐ3. Thi đọc bài C. Củng cố, dặn dò - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Liên hệ lớp GD HS anh em trong gia đình cần phải quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau ... - 2HS thực hiện yêu cầu. - Đọc nối tiếp câu. - Luyện đọc các từ: đám ruộng, ngoài đồng, ngạc nhiên, xúc động, vất vả, ôm chầm… - Đọc nối tiếp đoạn. - Luyện đọc câu: Nghĩ vậy/ … lúa của mình/ … vào phần của anh.// +Thế rồi/ … lúa của mình/ … phần của em.// - Đọc đoạn kết hợp đọc chú giải các từ: công bằng, kì lạ. - Các nhóm luyện đọc đoạn. - Nhóm cử đại diện thi đọc. - Chia lúa thành hai đống bằng nhau. - Người em nghĩ: “Anh … công bằng”. Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. - Anh nghĩ: “Em ta … không công bằng”. Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. - Anh hiểu công bằng là … em nhiều hơn. Vì em sống … vất vả. Em hiểu công bằng là … anh nhiều hơn. Vì anh phải nuôi vợ con. - Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau./ Hai anh em đều lo lắng cho nhau./ - Các tổ cử đại diện thi đọc lại câu chuyện. - Anh em phải biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc nhau để gia đình hạnh phúc. Toán: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ I. Mục tiêu - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số. - Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra : Bài 1,3/70 B. Bài mới HĐ1. Phép trừ 100 – 36 1. Nêu bài toán - Muốn tìm số que tính còn lại phải làm thế nào? 2. Đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi 1HS khá lên bảng đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS đó nêu cách làm của mình. HĐ2. 100 – 5 Tiến hành tương tự HĐ1. HĐ3. Thực hành Bài 1/71 - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi vài HS nhắc lại cách thực hiện 100 – 4; 100 – 69. Bài 2/71 - Cho HS đọc phần mẫu đã viết trên bảng. H: 100 là bao nhiêu chục? 20 là mấy chục? - 10 chục trừ 2 chục bằng mấy chục? - Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu? - Cho HS tự làm tiếp phần bài tập còn lại. Bài 3/71 (HS khá giỏi) - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết buổi chiều bán được bao nhiêu hộp sữa phải làm thế nào? - Gọi 1HS lên bảng, lớp làm trên bảng con. C. Củng cố, dặn dò - Dặn HS về nhà làm phần bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau: “Tìm số trừ”. - 2HS lên bảng làm bài. - Nghe và phân tích đề toán. - Thực hiện phép trừ 100-36. - HS đặt tính rồi thực hiện từ phải qua trái. - HS nêu lại cách làm của mình. - Cả lớp thực hiện phép tính 100 – 36 trên bảng con. - Đọc yêu cầu bài tập. - 2HS lên bảng, lớp làm trên bảng con. - Nêu cách thực hiện 100 – 4; 100 – 69. - Đọc mẫu. - 100 là 10 chục; 2 chục. - 10 chục trừ 2 chục bằng 8 chục. - 100 trừ 20 bằng 80. - Tự làm các bài còn lại theo mẫu. - Đọc đề bài. - Buổi sáng bán được 100 hộp sữa, buổi chiều bán ít hơn buổi sáng 24 hộp sữa. - Buổi chiều bán được bao nhiêu hộp sữa? - Thực hiện phép trừ 100 – 24. - 1HS lên bảng, các HS khác làm vào vở. Tập viết: CHỮ HOA N I. Mục tiêu Viết đúng chữ hoa N (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Nghĩ (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Nghĩ trước nghĩ sau (3 lần). II. Đồ dùng dạy học - Mẫu chữ N đặt trong khung chữ. - Viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Kiểm tra vở HS luyện viết ở nhà. - Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con chữ M và Miệng nói tay làm B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn HS viết chữ hoa 1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: N. - Cách viết: + Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK 6. + Nét 2: từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút viết một nét thẳng xiên xuống ĐK 1. + Nét 3: từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét móc xuôi phải lên ĐK 6, rồi uốn cong xuống ĐK 5. 2. Hướng dẫn HS viết bảng con. HĐ2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. 1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Yêu cầu HS đọc: Nghĩ trước nghĩ sau. - Nghĩa cụm từ ứng dụng: suy nghĩ chín chắn trước khi làm. 2. Hướng dẫn HS nhận xét về độ cao, khoảng cách. 3. Hướng dẫn HS viết bảng con. HĐ3. Hướng dẫn HS viết vào VTV. - Yêu cầu HS viết 1 dòng N cỡ vừa, 1 dòng N cỡ nhỏ, 1 dòng Nghĩ cỡ vừa, 1 dòng Nghĩ cỡ nhỏ. HĐ4. Chấm, chữa bài. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS về nhà hoàn thành bài TV. - 2HS lên bảng, lớp viết trên bảng con. - Cao 5 li, gồm 3 nét:móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải. - HS quan sát - HS viết bảng con N. - Các chữ N, g, h cao 2,5 li; t cao 1,5 li, r, s cao 1,25li, các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bảng con: Nghĩ trước nghĩ sau - HS viết vào VTV. HS khá giỏi viết cả bài. Chính tả: HAI ANH EM I. Mục tiêu - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép. - Làm được BT2, BT3 a/ b. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra GV đọc các từ: lấp lánh, nặng nề, nóng nảy, thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh. B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn tập chép 1. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Gọi 3HS đọc bài tập chép trên bảng. - Yêu cầu HS tìm những câu nói trên suy nghĩ của người em. - Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào? - Luyện viết chữ khó viết: đêm, bàn, vất vả, công bằng, nghĩ, bờ lúa, … - HS chép bài vào vở. 3. Chấm, chữa bài - Đọc cho HS soát lại bài - Hướng dẫn chữa lỗi HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2/120 Bài 3/120 Chọn 1 trong 2 câu C. Củng cố, dặn dò - Dặn HS về nhà kiểm tra lại bài chép và các bài tập. - 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết trên bảng con. - HS đọc bài. - “Anh mình còn phải nuôi vợ con … công bằng” - … đặt trong dấu ngoặc kép, ghi sau dấu hai chấm… - Luyện viết chữ khó trên bảng con. - 1 HS đọc bài trước khi viết - Viết bài vào vở. - HS soát lại bài - HS dùng bút chì chữa lỗi - 2HS lên bảng, cả lớp làm vào VBT. + Vần ai: ai, chai, dẻo dai, đất đai, mái, trái, vải, hái… + Vần ay: máy bay, đay, cháy, chảy, hay, ngay, chạy… a/ bác sĩ – sếu, sáo, sáo sậu, sơn ca – xấu. b/ mất – gật – bậc. Luyện đọc-Viết: HAI ANH EM I/Mục tiêu: - Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ - Hiểu nội dung của bài: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em. II/ Các hoạt động dạy học: - Luyện đọc đúng, viết đúng các từ khó, dễ lẫn: đám ruộng, ngoài, gặt, vất vả, ngạc nhiên... - Luyện ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013 Luyện từ và câu: TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ? I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật (thực hiện 3 trong số 4 mục của BT1, toàn bộ BT2). - Biết chọn từ thích hợp để đặt thành câu theo mẫu kiểu Ai thế nào? (thực hiện 3 trong số 4 mục ở BT3). II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa BT1, bút dạ và 3 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT3. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: Bài 1, 2/116 B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1/122 - Yêu cầu HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi, chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời. Bài 2/122 - Phân giấy khổ to cho các nhóm. Bài 3/122 - Gọi HS đọc mẫu. - Mái tóc ông em như thế nào? - Cái gì bạc trắng? - Đây là câu kiểu gì? - Yêu cầu HS làm vào VBT, 1HS lên bảng. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - 2HS thực hiện yêu cầu. + Em bé thật xinh./ Em bé đẹp quá./ Em bé rất dễ thương. + Con voi rất khỏe./ Con voi thật to./ Con voi chăm chỉ làm việc. + Những quyển vở này rất đẹp./ Những quyển vở này rất nhiều màu./ Những quyển vở này rất xinh xắn. + Những cây cau này rất cao./ Những cây cau này rất thẳng./ Những cây cau thật xanh tốt. - HS các nhóm ghi các từ tìm được trên giấy. + Tính tình của một người: tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, dữ, chăm chỉ, chịu khó, lười, … + Màu sắc của một vật: trắng, trắng muốt, xanh, xanh lè, vàng, vàng tươi, … + Hình dáng của một vật: cao, dong dỏng, to, thấp, bé, béo, gầy, tròn, méo, vuông... - - Đọc: - Mái tóc ông em bạc trắng. bạc trắng mái tóc ông em - Câu kiểu: Ai (cái gì, con gì) thế nào? + Mái tóc của bà em (vẫn còn) đen nhánh. + Mái tóc của ông em (đã) hoa râm. + Tính tình của mẹ em (rất) hiền hậu. + Tính tình của ba em (rất) vui vẻ/ điềm đạm. + Bàn tay em bé mũm mĩm/ trắng hồng/ xinh xắn. + Nụ cười của chị em tươi tắn/ rạng rỡ. + Nụ cười của anh em hiền lành/ hiền khô. Toán: TÌM SỐ TRỪ I. Mục tiêu - Biết tìm x trong các bài tập dạng: a – x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu). - Nhận biết số trừ, số bị trừ, hiệu.- Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết. - Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm traBài 1, 3/71 B. Bài mới HĐ1. Tìm số trừ - Nêu bài toán: Có 10 ô vuông, sau khi bớt đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hỏi đã bớt đi bao nhiêu ô vuông? H: Lúc đầu có tất cả bao nhiêu ô vuông? - Đã bớt đi bao nhiêu ô vuông? - Số ô vuông chưa biết ta gọi là x. - Còn lại bao nhiêu ô vuông? - 10 ô vuông, bớt đi x ô vuông, còn lại 6 ô vuông. Hãy nêu phép tính tương ứng. - Viết lên bảng: 10 – x = 6 - Muốn tìm số ô vuông chưa biết ta làm thế nào? - Viết lên bảng: x = 10 – 6 x = 4 - Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần trong phép tính 10 – x = 6 - Vậy muốn tìm số trừ (x) ta làm thế nào? HĐ2. Thực hành Bài 1(cột 1, 3) Cột 2 HS K-G - Bài yêu cầu tìm gì? - Vậy tìm số trừ ta làm thế nào? - Gọi 3HS lên bảng, lớp làm trên bảng con. Bài 2(cột 1, 2, 3) Khá giỏi làm thêm cột 4, 5 Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 3/72 C. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nêu cách tìm số trừ. - 2HS lên bảng làm bài. - Nghe và phân tích đề toán. - Có tất cả 10 ô vuông. - Chưa biết đã bớt đi bao nhiêu ô vuông. - Còn lại 6 ô vuông. 10 – x = 6 - Thực hiện phép tính 10 – 6 - 10 là số bị trừ; x là số trừ; 6 là hiệu. - Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - Tìm số trừ. - Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - HS làm bài trên bảng con, 3HS lên bảng. - Đọc yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, số trừ rồi tự làm bài. - Phân tích đề toán và tóm tắt Có : 35 ô tô Còn lại: 10 ô tô Rời bến : ... ô tô ? 35 -10 = 25 (ô tô) Luyện Tiếng Việt: VIẾT TIN NHẮN I/Mục tiêu : - Luyện đọc được mẫu nhắn tin - Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý). II.Các hoạt động dạy học - Vài HS đọc mẫu tin nhắn - HS viết mẫu tin nhắn vào vở theo yêu cầu Kể chuyện: HAI ANH EM I. Mục tiêu - Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý (BT1); nói lại được suy nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng (BT2). - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện. - GD MT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình II. Đồ dùng dạy học- Ghi sẵn các ý a, b, c, d ( diễn biến của câu chuyện ). III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Gọi 2HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh “Câu chuyện bó đũa” và nêu ý nghĩa câu chuyện. B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện 1. Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. a) Mở đầu câu chuyện: - Câu chuyện xảy ra ở đâu ? - Lúc đầu 2 anh em chia lúa như thế nào ? b) Nói ý nghĩ và việc làm của người em. c) Nói ý nghĩ và việc làm của người anh của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. d) Kết thúc câu chuyện. - Câu chuyện kết thúc ra sao ? 2. Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. 3. Kể toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi) - Chọn 1 trong 2 hình thức: + 4HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý. + Mỗi HS được chỉ định đềukể lại toàn bộ câu chuyện. C.Củng cố, dặn dò - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Dặn HS kể lại chuyện cho người thân nghe. - 2HS thực hiện yêu cầu. - Đọc yêu cầu và gợi ý (diễn biến truyện). ...ở một làng nọ ... chia thành 2 đống bằng nhau ... thương anh còn phải nuôi vợ con... ... thương em sống một mình nên bỏ lúa của mình cho em - Hai anh em gặp nhau khi mỗi người đang ôm một bó lúa. Cả hai rất xúc động. - HS các nhóm kể lại từng đoạn theo gợi ý tóm tắt. - Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. VD: + Người anh: Em mình tốt quá./ Hóa ra em làm chuyện này./ Em thật tốt, luôn lo lắng cho anh. + Người em: Hóa ra anh đã làm chuyện này. Anh thật tốt với em./ Anh thật yêu thương em./ Mình phải yêu thương anh hơn./ … - HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo yêu cầu. - Lớp lắng nghe, bình chọn nhóm (cá nhân) kể hay nhất. - Anh em phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013 Tập đọc: BÉ HOA I. Mục tiêu - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài. - Hiểu nội dung: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Gọi 2HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Hai anh em”. B. Bài mới HĐ1. Luyện đọc - Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. a/ Đọc từng câu Hướng dẫn đọc các từ khó: đen láy, nắn nót, đỏ hồng, đưa võng… b/ Đọc từng đoạn c/ Đọc từng đoạn trong nhóm d/ Thi đọc giữa các nhóm. HĐ2Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Câu 1/122 Câu 2/122 Câu 3/122 Câu 4/122 HĐ3. Luyện đọc lại C. Củng cố, dặn dò H: Bé Hoa ngoan như thế nào? - Ở nhà em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ? - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Luyện phát âm từ khó đọc. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 đoạn) kết hợp nêu nghĩa từ: đen láy. - Gia đình Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hoa và em Nụ. Em Nụ mới sinh. - Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy. - Hoa ru em, trông em giúp mẹ. - Hoa kể chuyện về em Nụ, về chuyện Hoa hát hết bài hát ru em. Hoa muốn khi nào bố về, bố sẽ dạy thêm những bài hát khác cho Hoa. - Một số HS thi đọc lại bài, lưu ý nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm. - Biết giúp mẹ và rất yêu em bé. - HS kể những việc mình làm. Toán: ĐƯỜNG THẲNG I. Mục tiêu - Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng. - Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút. - Biết ghi tên đường thẳng. II. Đồ dùng dạy học- Thước thẳng, bút. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra Bài 1, 2/72 B. Bài mới HĐ1. Đoạn thẳng. Đường thẳng. - Chấm lên bảng 2 điểm. Yêu cầu HS đặt tên hai điểm và vẽ đoạn thẳng đi qua 2 điểm. H: Em vừa vẽ được gì? - Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB. Vẽ lên bảng: A B - Yêu cầu HS nêu tên hình vẽ trên bảng. HĐ2. Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng: - GV chấm điểm C trên đoạn thẳng vừa vẽ và giới thiệu 3 điểm A, B, C trên đường thẳng đó là 3 điểm thẳng hàng với nhau. H: Thế nào là 3 điểm thẳng hàng? - GV chấm một điểm D ở ngoài đường thẳng vừa vẽ. H: 3 điểm A, B, D có thẳng hàng không? HĐ3. Thực hành Bài 1/73 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2/73 (HS khá giỏi) - Yêu cầu HS dùng thước để kiểm tra sau khi trả lời câu hỏi: Thế nào là 3 điểm thẳng hàng? C. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng, đường thẳng. - 2HS lên bảng làm bài. A B - Đoạn thẳng AB. - Đường thẳng AB. - Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB ra bảng con. - Là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng. - 3 điểm A, B, D không thẳng hàng. Vì chúng không cùng nằm trên một đường thẳng a c b - HS nêu yêu cầu bài tập rồi thực hành vẽ đường thẳng, đoạn thẳng. -Nêu yeu cầu bài tập. - 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng là 3 điểm thẳng hàng. Dùng thước thẳng kiểm tra rồi nêu kết luận. VD: O, M, N thẳng hàng O, P, Q thẳng hàng; A, O, C thẳng hàng, … Luyện Âm nhạc: ÔN 2 BÀI HÁT CỘC CÁCH TÙNG CHENG, CHÚC MỪNG SINH NHẬT I. Mục tiêu: - HS hát thuộc giai điệu lời ca bài hát Cộc cách tùng cheng và Chúc mừng sinh nhật - Biết vận động múa phụ họa đơn giản theo lời bài hát. II. Các hoạt động dạy học : - Lần lượt ôn 2 bài hát trên: Hát theo cá nhân, nhóm, tổ - Vận động phụ họa một số động tác đơn giản Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - Biết tìm số bị trừ, số trừ. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm A, B và nêu cách vẽ. - Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm C, D và chấm điểm E sao cho C, D, E thẳng hàng. B. Bài mới HĐ1. Luyện tập Bài 1/74 - Yêu cầu HS tự nhẩm, ghi kết quả rồi báo cáo kết quả. Bài 2( cột 1, 2, 5) cột 3, 4 HS K-G - Gọi 3HS lên bảng, lớp làm vào vở. Vài HS nêu cách đặt tính và thực hiện: 56 – 18; 40 – 11. Bài 3/74 - Yêu cầu HS nêu cách tìm số trừ, 2HS lên bảng, lớp làm bài trên bảng con. Bài 4/74 (HS khá giỏi) Ý a: Yêu cầu HS nêu cách vẽ và tự vẽ. Ý b: Gọi 1HS nêu cách vẽ. H: Vẽ được mấy đường thẳng đi qua O ? Ý c tương tự như trên Kết luận: Qua một điểm có thể vẽ được rất nhiều đường thẳng. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm phần bài tập còn lại. - 2HS thực hiện yêu cầu. - Nêu yêu cầu bài tập. - Tự nhẩm rồi nêu kết quả. - HS đọc kết quả - Nêu yêu cầu bài tập, cách đặt tính và thực hiện phép tính. 2HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. - Đọc yêu cầu bài tập. - Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - Làm bài trên bảng con, 1HS lên bảng. - Đặt sao cho điểm M, N nằm trên mép thước, kẻ đường thẳng đi qua M, N. - Đặt sao cho mép thước đi qua O, kẻ đường thẳng đi qua mép thước ta được đường thẳng đi qua O. Luyện Toán: LUYỆN TẬP I/Mục tiêu : - Củng cố vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút. - Thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ - Luyện giải bài toán có lời văn. II/ Các hoạt động dạy học Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1,2,3,4,5 trang 99 sách thực hành toán 2 Tập 1 Chính tả: BÉ HOA I. Mục tiêu - Nghe, viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT2; BT(3) a/ b. II. Đồ dùng dạy học - Viết sẵn nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Đọc các từ: hoa mai, máy bay, rau đay, chạy nhảy, dẻo dai, đất đai, sáo sậu, gật đầu, … B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn nghe viết 1. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV đọc bài viết. H: Em Nụ đáng yêu như thế nào? Hướng dẫn HS viết chữ khó. 2. GV đọc bài viết. 3. Chấm, chữa bài. HĐ2. Hướng dẫn bài tập chính tả Bài 2/125 Cho HS làm vào VBT. Gọi 1HS lên bảng. Bài 3/125 Chọn 1 trong 2 câu sau Gọi 2HS lên bảng, các HS khác làm bài vào VBT. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài chính tả. - 2HS lên bảng, lớp viết trên bảng con. - 2HS đọc lại bài. - Em Nụ da đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy. - HS viết chữ khó trên bảng con: thêm, môi, mắt tròn, đen láy, mãi, đưa võng, … - Đọc yêu cầu bài tập. - Làm bài trên bảng con, 1HS lên bảng. a/ bay; b/ chảy; c/ sai. - Đọc yêu cầu bài tập. - 2HS lên bảng, lớp làm vào VBT. a/ sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao. b/ giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên. Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính. - Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: Bài 2, 3/74 B. Bài mới HĐ1. Luyện tập Bài 1/75 Yêu cầu HS tự nhẩm, nêu kết quả rồi nối tiếp nhau báo kết quả. Bài 2 ( cột 1, 3) cột 2 HS K-G Gọi 2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở. Bài 3/75 - Viết lên bảng: 58 – 24 – 6 = - H: Phải tính theo thứ tự nào? - Yêu cầu HS tự làm bài, ghi kết quả trung gian rồi ghi kết quả cuối cùng. Bài 4/75 (HS khá giỏi) - Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. - Gọi 3HS lên bảng, lớp làm trên bảng con. Bài 5/75 - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài vào vở, 1HS lên bảng. C.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà thực hiện phần bài tập còn lại. - 2HS lên bảng làm bài. - Nêu yêu cầu bài tập. - Tự làm bài rồi nối tiếp nhau báo kết quả. - Nêu yêu cầu . - HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài rồi nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Đọc yêu cầu bài tập. - Thực hiện từ trái qua phải. VD: 58 – 24 – 6 = 34 – 6 = 28 - 3HS lên bảng, lớp làm vào vở. - Nêu yêu cầu bài tập. - Số hạng: Lấy tổng trừ đi số hạng kia; Số bị trừ: Lấy hiệu cộng số trừ; Số trừ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - HS làm bài trên bảng con. - Đọc đề toán. - Băng giấy màu đỏ dài 65cm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ 17cm. - Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăngtimet? - HS tìm độ dài băng giấy màu xanh 65 - 17 = 48 (dm) Tập làm văn: CHIA VUI. KỂ VỀ ANH CHỊ EM. I. Mục tiêu - Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp (BT1, BT2). - Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em. - KNS: - Thể hiện sự cảm thông - Xác định giá trị -Tự nhận thức về bản thân - GD MT: GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài tập và một số tình huống để HS nói lời chia vui. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra Bài /118 B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn làm

File đính kèm:

  • docTUAN 15.doc
Giáo án liên quan