Giáo án lớp 2 tuần 25 đến 28

TÂP ĐỌC

SƠN TINH, THUỶ TINH

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể với lời nhân vật (Hùng Vương).

2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài học: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,.

- Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đe chống lụt.

-Bảo vệ quê hương.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 25 đến 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Soạn: 13/3/2009 Giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009 Tâp đọc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt giọng người kể với lời nhân vật (Hùng Vương). 2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu: - Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài học: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,... - Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đe chống lụt. -Bảo vệ quê hương. II. Đồ dùng: Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ (chia nhỏ câu hỏi 3) III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 A/ kiểm tra bài cũ 5’ - 2 HS học bài cũ H: Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà? - HS nhận xét – GV nhận xét đánh giá B/ Bài mới 55’ 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm GV giới thiệu. 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn. - Khái quát chung cách đọc. b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu: - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - Luyện đọc từ khó * Đọc từng đoạn trước lớp: - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài - HS đọc chú giải SGK. - Giáo viên giải nghĩa thêm. * Đọc từng đoạn trong nhóm: - Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý. * Thi đọc giữa các nhóm: - Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn - Lớp nhận xét * Đọc đồng thanh: - Lớp đọc đồng thanh đoạn 1 Voi nhà Sông biển Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Đoạn 1: thong thả, trang trọng. Lời vua Hùng: dõng dạc. Đoạn miêu tả cuộc chiến đấu: hào hùng. từ khó tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức,... câu dài Một người là Sơn Tinh, / chúa miền non cao,/ còn người kia là Thuỷ Tinh,/ vua vùng nước thẳm. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.// Kén: lựa chọn kỹ. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1. H: Những ai đến cầu hôn Mị Nương? H: Em hiểu chúa miền non cao là gì? H: Em hiểu vua vùng nước thẳm là gì? - HS đọc đoạn 2. H: Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào? H: Lễ vật gồm những gì? - HS đọc đoạn 3. - GV treo các câu hỏi nhỏ đã viết. H: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách nào? H: Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách gì? H: Cuối cùng ai thắng? H: Người thua đã làm gì? H: Câu chuyện này nói lên điều gì có thật? 4. Luyện đọc lại: - 3 HS thi đọc lại toàn truyện. - Lớp nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò: 5’ H: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS đọc bài ở nhà. 1. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn. - Sơn Tinh: chúa miền non cao. - Thuỷ Tinh:vua vùng nước thẳm. Sơn Tinh là thần núi. Thuỷ Tinh là thần nước. 2. Vua Hùng phân xử. - Ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. - Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. 3. Cuộc chiến giữa hai vị thần. - Thần hô mưa, gọi gió, dâng nước lêncuồn cuộn, khiến cho nước ngập cả nhà cửa, ruộng đồng. - Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao. - Sơn Tinh thắng. - Thuỷ Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi. - Nhân dân ta chống lũ rất kiên cường. ---------------------------------------------------- toán một phần năm I/ Mục tiêu: Giúp HS : Nhận biết “ Một phần năm ”, biết viết và đọc 1/ 5 II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. KTBC 5’ - 2 HS lên bảng tính - Dưới lớp đọc bảng chia 5 - HS nhận xét - GV nhận xét - đánh giá B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Giới thiệu “ một phần năm ” - GV cùng HS thao tác : Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau - GV yêu cầu HS cắt lấy một phần - GV yêu cầu HS giơ phần vừa cắt lên GV: Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau , cắt lấy một phần, như vậy phần đó là một phần năm của hình vuông. - GV nêu cách viết và cách đọc - Nhiều HS đọc lại - GV kết luận 4. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nêu ý kiến - Chữa bài : + Nhận xét + Giải thích lý do H: Vì sao hình B không phải là đã tô 1/5 hình? Bài 2. 1 HS đọc yêu cầu - Hs làm bài vào vở- 2 HS làm trên bảng - Chữa bài : + Nhận xét đúng sai + Dưới lớp đổi chéo vở- Nhận xét + HS giải thích cách làm bài GV: Lưu ý vận dụng bảng chia 5 để tìm phần bằng nhau cho chính xác ----------------------- Bài 3. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài : + Giải thích cách làm bài + Nhận xét bài trên bảng + GV kiểm tra xác suất – Nhận xét GV: Để tìm 1/5 số con vịt ta lấy tổng số chia cho 5 để biết một phần là bao nhiêu 3. Củng cố dặn dò 3’ - GV NX giờ học 15 : 5 = 25 : 5 = 10 : 5 = 40 : 5 = Một phần năm - Đọc : một phần năm - Viết : 1/5 Chia hình vuồng thành 5 phần bằng nhau, lấy một phần ta được 1/5 hình vuông Bài 1. Đã tô màu một phần năm hình nào Hình A và Hình D Bài 2. Hình nào có một phần năm số ô vuông được tô màu Hình A và Hình C Bài 3. Hình nào đã khoanh vào 1/5 số con vịt Hình a ----------------------------------------------------------- Đạo đức Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ II I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập, củng cố và thực hành các hành vi đạo đức đã học từ bài 9 -12. - HS có thái độ đồng tình với các hành vi đạo đứng đúng và thái độ không đồng tình với các hành vi đạo đức sai. - HS có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: Phiếu thăm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Tiến hành - GV tổ chức trò chơi : Hái hoa dân chủ - HS lên hái hoa , lựa chọn câu hỏi và trả lời - Cả lớp nhận xét – GV nhận xét Câu hỏi 1. Người biết trả lại của rơi là người như thế nào ? Câu hỏi 2. Em phải làm gì khi nhặt đượccủa rơi? Câu hỏi 3. Biết nói lời yêu cầu đề nghị thể hiện điều gì ? Câu hỏi 4. Kể các việc em cần phải làm khi nghe chuông điện thoại? Câu hỏi 5. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ? Câu hỏi 6. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại tức là em phải làm gì ? Câu hỏi 7.Em phải nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự với những ai ? 4. Củng cố dặn dò 5’ - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS thực hiện những điều đã học. ----------------------------------------- Soạn: 14/3/2009 Giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009 Kể chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu truyện. Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ thích hợp. 2. Rèn luyện kỹ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp theo lời bạn. II. Chuẩn bị: - 3 tranh minh hoạ nội dung câu truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ 5’ - 3 HS phân vai kể lại bài cũ. - Dưới lớp nhận xét - GV nhận xét - đánh giá B/ Bài mới 32’ 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện - 1 HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS quan sát tranh. - HS nối tiếp nêu nội dung của tranh. - HS độc lập suy nghĩ phát hiện đúng thứ tự của 3 tranh. - 1 HS lên bảng sắp xếp lại 3 tranh theo thứ tự đúng. - Cả lớp nhận xét – GV nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu. - HS kể lại từng đoạn trong nhóm . - Mỗi nhóm 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn truyện. - Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất - 1 HS nêu yêu cầu. - HS cử đại diện mỗi nhóm 1 em thi kể toàn chuyện. - Lớp bình chọn cá nhân và nhóm kể hay. - GV nhận xét đánh giá 3. Củng cố, dặn dò 5’ H: Câu chuyện nói lên điều gì có thật? - GV nhận xét giờ học Quả tim khỉ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Bài 1: Sắp xếp lại thứ tự các tranh bên theo nội dung câu chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”: Tranh 1: Cuộc chiến đấu giữa 2 vị thần. Tranh 2: Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về núi. Tranh 3: Vua Hùng tiếp hai vị thần. Thứ tự 3 – 2 – 1 Bài 2: Dựa vào kết quả bài tập 1 hãy kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh: Bài 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện - Nhân dân ta chiến đấu chống lũ rất kiên cường từ nhiều năm nay. ------------------------------------------------------------------------ Chính tả Sơn Tinh, Thuỷ Tinh I. Mục tiêu - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu; thanh dễ lẫn: ch/tr; ?/~. II. Đồ dùng Bảng phụ viết nội dung bài tập chép. Bảng lớp viết bài 2a. Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học A/ Kiểm tra bài cũ 5’ - GV đọc – 2 HS viết trên bảng. - Dưới lớp viết vào nháp B/ Bài mới 32’ 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn tập chép a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả - 2 HS đọc lại. - GV yêu cầu HS tìm và viết vào bảng con các tên riêng - HS viết bảng con từ khó b. GV đọc học sinh chép bài vào vở. - GV đọc HS viết bài - GV theo dõi uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút. c. Chấm, chữa bài: - HS chữa lỗi bằng bút chì. - Đổi chéo bài để soát lại lỗi - GV chấm bài khoảng 5 em, nhận xét rút kinh nghiệm. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân – 2 HS chữa bài trên bảng. - Dưới lớp nhận xét. - GV nhận xét - 2 HS đọc lại toàn bài - 1 HS nêu yêu cầu. - GV tổ chức cho HS thi tiếp sức : 2 đội , mỗi đội 5 HS, chơi trong vòng 3 phút - Dưới lớp nhận xét - GV nhận xét các đội chơi và đánh giá 4. Củng cố, dặn dò 3’ - GV nhận xét chung bài viết của HS - GV nhận xét giờ học. sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Hùng Vương, Mị Nương. - tuyệt trần, chàng trai, kén. Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống ch hay tr: trú mưa – chú ý truyền tin – chuyền cành chở hàng – trở về. Bài tập 3: Thi tìm từ ngữ a. Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr: - cha mẹ, chả nem, cháo thịt , chính thống - tra kiếm, trả bài, tráo nỏ , trồng trọt --------------------------------------- toán luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS : Học thuộc Bảng chia 5 , rèn luyệnkĩ năng vận dụng các bảng chia đã học Nhận biết 1/5 II/ Chuẩn bị: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. KTBC 5’ - 1 HS lên bảng- Dưới lớp đọc Bảng chia 5 - HS nhận xét - GV nhận xét - đánh giá B. Bài mới 32’ 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp nêu kết quả- GV ghi nhanh - Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đọc bài làm + GV kiểm tra xác suất GV: Lưu ý vận dụng bảng chia 5 ------------------- Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên bảng - Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đổi chéo vở H: Nhận xét gì về cácphép tính trong một cột? ( Phép chia được lập từ phép nhân cùng cột, lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia) ----------------------- Bài 3. 2 HS đọc đề bài - GV tóm tắt: H: Bài cho biết gì ? H: Bài hỏi gì ? - Hs làm bài vào vở- 1HS làm trên bảng - Chữa bài : + Nhận xét đúng sai + Dưới lớp đọc bài làm + Nêu câu lời giải khác GV: Lưu ý cách đặt câu lời giải cho phù hợp ------------------ Bài 4. 2 HS đọc đề bài - GV tóm tắt H: Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì? - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đọc bài làm – Nhận xét + GV cho biểu điểm HS tự chấm H: Em làm như thế nào để biết số đĩa cam được xếp ? ------------------- Bài 5 1 HS nêu yêu cầu - Thảo luận cả lớp đưa ra kết quả đúng - Giải thích cách làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng 3. Củng cố dặn dò 5’ - 2 HS đọc thuộc Bảng chia 5 - GV NX giờ học - Tô màu 1/5 số bông hoa * * * * * * * * * * Luyện tập Bài 1. Tính nhẩm 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3 20 : 5 = 4 30 : 5 = 6 45 : 5 = 9 35 : 5 =7 25 : 5 = 5 50 : 5 = 10 Bài 2. Tính nhẩm 5 x 2 = 10 5 x 3 = 15 5 x 4 = 20 10 : 2 = 5 15 : 3 = 5 20 : 4 =5 10 : 5 =2 15 : 5 =3 15 : 5 = 4 Bài 3. Tóm tắt 5 bạn : 35 quyển vở 1 bạn : . . . quyển vở? Bài giải Mỗi bạn có số quyển vở là : 35 : 5 = 7 ( quyển vở ) Đáp số : 7 quyển vở Bài 4. Tóm tắt 5 quả : 1 đĩa 25 quả : . . . đĩa? Bài giải Xếp được số đĩa cam là: 25 : 5 = 5 ( đĩa cam) Đáp số : 5 đĩa cam Bài 5. Hình nào khoanh vào 1/5 số con voi Hình a -------------------------------- Luyện từ và câu Từ ngữ về Sông biển Đặt và trả lời câu hỏi: vì sao? I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về sông biển. - Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với: vì sao? II. Đồ dùng: Bảng phụ viết 1 đoạn văn để kiểm tra bài cũ. Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ 5’ - 2 HS nêu những cụm từ so sánh. - Lớp nhận xét - GV nhận xet - đánh giá B/ Bài mới 32’ 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. H: Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng? H: Trong mỗi từ tiếng biển đứng trước hay đứng sau? - GV viết sơ đồ cấu tạo từ. - GV tổ chức trò chơi: 4 HS / 1 đội; 2 đội thi tiếp sức trong thời gian 3 phút + Đội nào ghi đúng được nhiều từ hơn là thắng cuộc - HS tham gia trò chơi - Dưới lớp nhận xét, chữa và bổ sung. - HS giải nghĩa một số từ vừa tìm được. - GV yêu cầu HS dưới lớp tìm thêm các từ khác - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân- HS nêu kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. - HS nhắc lại khái niệm sông, suối, hồ. - GV yêu cầu HS kể tên một số con sông suối, hồ ( sông Hồng, sông Đà, hồ Y-a-ly, suối Lê Nin...) - 1 HS đọc yêu cầu. - GV phân tích câu mẫu + Yêu cầu HS đọc mẫu H: Dùng câu hỏi nào để hỏi cho bộ phận được gạch chân? H: Câu hỏi Vì sao được viết ở vị trí nào thong câu ? - HS làm bài cá nhân. - Lớp nêu kết quả - GV ghi bảng H: Bộ phận gạch chân chỉ gì? H: Để hỏi về nguyên nhân, lí do ta dùng câu hỏi nào? H: Câu hỏi vì sao thường đặt ở vị trí nào trong câu? - 1 HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại điện một số nhóm báo cáo kết quả ( hỏi đáp trước lớp). - Lớp nhận xét. H: Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về điều gì? H: Bộ phận câu chỉ nguyên nhân thường nằm ở vị trí nào trong câu và đi kèm với từ nào? 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét giờ học . - Dặn HS về nhà tìm thêm từ ngữ về sông biển. Nhanh như thỏ To như gấu Từ ngữ về Sông biển Đặt và trả lời câu hỏi: vì sao? Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng biển. M: tàu biển, biển cả. Có 2 tiếng: tàu + biển biển + cả - Trong từ tàu biển, tiếng biển đứng sau. - Trong từ biển cả, tiếng biển đứng trước. Biển + .... .... + Biển biển cả,biển rộng, biển khơi,biển xa biển xanh, biển lớn tàu biển,đồ biển sóng biển,miền biển , nước biển, cá biển, bãi biển , bờ biển, tôm biển, rong biển Bài 2: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: Dòng nước chảy tương đối lớn trên có thuyền bè đi lại được lại (sông) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi (suối) Nơi đất trũng có chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền (hồ) Bài 3: Đặt câu hỏi cho phần gạch chân trong câu sau: M: Không được bơi ở dòng sông này vì có nước xoáy. Vì sao không được bơi ở đoạn sông này? Bài tập 4: Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau: Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì đã đem lễ vật đến trước. Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh vì ghen tức muốn cướp đoạt Mị Nương. ở nước ta có nạn lụt vì năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&& Soạn: 15/3/2009 Giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009 Tập đọc Bé nhìn biển. I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn cả bài. - Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên. 2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu: - Hiểu các từ ngữ khó: bễ, còng, sóng lừng. - Hiểu nội dung bài: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. -Bảo vệ biển II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. Tranh ảnh về biển III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ 5’ - 2 HS đọc đọc bài cũ. H: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá B/ Bài mới 32’ 1. Giới thiệu bài H: Lớp mình bạn nào đã được đi biển?Hãy nói về biển cho các bạn nghe? - GV cho HS xem tranh ảnh chụp về biển. - GV giới thiệu và ghi tên bài. 2. Luyện đọc a. Đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài - GV nêu cách đọc khái quát b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc dòng thơ: - Từng HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ. - Luyện đọc từ khó * Đọc từng khổ thơ trước lớp: - HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. - HS luyện đọc khổ thơ 3 - HS đọc chú giải SGK - GV giải nghĩa thêm. * Đọc từng đoạn trong nhóm: - Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý. * Thi đọc giữa các nhóm: - Đại diện các nhóm thi đọc từng khổ thơ. - Lớp nhận xét.- GV nhận xét 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm cả bài. H: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? H: Biển được bạn nhỏ so sánh với hình ảnh gì? H: Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? GV giải nghĩa: H: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? 4. Học thuộc lòng khổ thơ - GV tổ chức cho HS luyện học thuộc lòng bài thơ dựa vào các từ điểm tựa là các tiếng đầu từng dòng thơ. - HS xung phong học thuộc lòng cả bài. - Lớp nhận xét – GV nhận xét 5. Củng cố, dặn dò: 3’ - 1 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ. H: Em có thích biển trong bài thơ này không?Vì sao? H: Để giữ cho biển luôn sạch đẹp, đáng yêu em và mọi người phải làm gì? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS học thuộc lòng bài thơ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Bé nhìn biển - Giọng vui tươi, hồn nhiên, đọc đúng nhịp Từ khó - sóng lừng, lon ton, khoẻ. Luyện đoạn Phì phò như bễ// Biển mệt thở rung// Còng giơ gọng vó// Định khiêng sóng lừng.// - Còng, sóng lừng, bễ - Phì phò: tiếng thở to của người và vật. 1. Biển rất rộng - Mà to bằng trời - Như con sông lớn Chỉ có 1 bờ. 2. Biển giống như trẻ con Bãi giằng với sóng Chơi trò kéo co Nghìn con sóng khoẻ Lon ton lon ton - Giằng: dùng 2 tay kéo về phía mình bằng 1 lực rất mạnh. - Lon ta lon ton: dáng đi của trẻ em nhanh nhẹn và vui vẻ. Nghỉ ..... Phì phò....... Bé........ Biển ....... Tưởng....... Còng ........ Mà............ Định....... - Luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ biển, không vứt rác xuốngbiển khi đi tham quan.. . --------------------------- toán luyện tập chung I/ Mục tiêu: Giúp HS : Củng cố vềtìm một thừa số chưa biết Củng cố về 1/2; 1/3; 1/4 ; 1/5 II/ Chuẩn bị: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. KTBC 5’ - 2 HS lên bảng - HS nhận xét - GV nhận xét - đánh giá B. Bài mới 32’ 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn mẫu: Yêu cầu HS nêu các phép tính có trong dãy tính + Yêu cầu HS thựchiện tính từ trái sang phải - HS làm bài vào vở - 3 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng + Giải thích cách làm bài + Dưới lớp đổi chéo vở GV: Lưu ý với dãy tính dạng này thực hiện tính từ tái sang phải. ------------------- Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên bảng - Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đọc bài làm + GV kiểm tra xác suất H: x là thành phần gì trong các phép tính ? H: Nêu cách tìm số hạng , thừa số chưa biết trong phép tính? ----------------------- Bài 3. 1 HS đọc yêu cầu - HS thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm báo cáo - Thảo luận cả lớp để tìm kết quả đúng - Các nhóm giải thích cách làm bài - GV nhận xét- đưa ra đáp án đúng GV: Lưu ý cách đặt câu lời giải cho phù hợp Bài 4. 2 HS đọc đề bài - GV tóm tắt H: Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì? - HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đọc bài làm – Nhận xét + GV cho biểu điểm HS tự chấm + Yêu cầu HS nêu câu lời giải khác H: Em làm như thế nào số con thỏ có trong 4 chuồng? GV: Lưu ý viết câu lời giải phù hợp ------------------- Bài 5 1 HS đọc yêu cầu - GV tổ chức trò chơi: Theo hiệu lệnh của GV cả lớp cùng xếp . Tổ nào có nhiều HS xếp đúng và nhanh nhất là thắng cuộc - GV nhận xét - đưa ra cách xếp đúng - GV nhận xét phần chơi của các tổ 3. Củng cố dặn dò 3’ - 4 HS đọc thuộc các bảng chia - GV NX giờ học - Đọc bảng chia 5 , 4, 3, 2 Luyện tập chung Bài 1. Tính ( theo mẫu ) M: 3 x 4 : 2 = 12 : 2 = 6 a. 5 x 6 : 3 = 30 : 3 = 10 b. 6 : 3 x 5 = 2 x 5 = 10 c. 2 x 2 x 2 = 6 x 2 = 12 Bài 2. Tìm x x + 2 = 6 3 + x = 15 x = 6 - 2 x = 15 - 3 x = 4 x= 12 x x 2 = 6 3 x x = 15 x = 6 : 3 x = 15 : 3 x = 2 x = 5 Bài 3. Hình nào đã tô màu Bài 4. Tóm tắt 1 chuồng : 5 con thỏ 4 chuồng : . . . con thỏ? Bài giải 4 chuồng có số con thỏ là: 5 x 4 = 20 ( con thỏ ) Đáp số : 20 con thỏ Bài 5. Xếp 4 hình tam giác thành hình chữ nhật -------------------------------- Thủ công Làm dây xúc xích trang trí( tiết 1) I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cách làm dây xúc xích trang trí - Làm được dây xúc xích trangtrí ,yêu cầu đúng đẹp - Yêu thích làm dây xúc xích để trang trí II/ Chuẩn bị: - Mẫu - Qui trình - HS : Giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ dán III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. GTB: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hương dẫn quan sát và NX - GV đưa mẫu - HS quan sat mẫu H: Dây xúc xích đượclàm từ gì ? Dùng để làm gì ?( Làm từ các nan giấy màu dán thành các vòng tròn dính vào nhau , dùng để trang trí ) 3. GV hướng dẫn mẫu Bước 1. Cắt thành các nan giấy - Lấy 3-4 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan giấy rộn 1ô dài 12 ô - Cắt mỗi màu 4-6 nan Bước 2. Dán các nan giấy thành dây xúc xích - Dán nan thứ nhất thành vòng tròn mặt màu quay ra ngoài - Luồn nan 2 vào vòng tròn nan 1 dán tiếp thành vòng tròn nan 2 - Luồn tiếp đến khi được dây xúc xích dài như ý muốn - Gv cho HS thực hành làm dây xúc xích( bước 1) 4. Nhận xét dặn dò 3’ - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&& Soạn: 16/3/2009 Giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2009 Tập viết Chữ hoa : V I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chữ - Biết viết chữ cái hoa V cỡ vừa và nhỏ - Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: “ Vượt suối băng rừng ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II. Đồ dùng: - Mẫu chữ V hoa đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li. Vượt (dòng 1) Vượt suối băng rừng (dòng 2) - Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ 5’ - 2 HS viết bảng lớp. Lớp viết bảng con - GV nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới 32’ 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn viết chữ hoa a. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét - HS quan sát mẫu chữ đặt trong khung. H: Chữ V hoa cỡ nhỡ cao mấy ô? rộng mấy đơn vị chữ? H: Chữ V hoa gồm mấy nét, là những nét nào? - GV hướng dẫn cách viết. - GV viết mẫu chữ V hoa cỡ nhỡ trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết. b. Luyện viết bảng con. - HS luyện viết chữ V hoa 2 lượt - GV nhận xét, uốn nắn 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - 1 HS đọc cụm từ ứng dụng. - HS nêu cách hiểu cụm từ b. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: H: Cụm từ có mấy tiếng? tiếng nào được viết hoa? H: Nêu độ cao của các chữ cái? H: Vị trí các dấu thanh? H: Khoảng cách giữa các chữ cái được viết bằng chừng nào? - GV viết mẫu chữ Vượt trên dòng kẻ li - Lưu ý HS khoảng cách giữa chữ ư với chữ V gần hơn bình thường. c. Hướng dẫn viết bảng con: - HS viết bảng con chữ Vượt 2 lượt - GV nhận xét uốn nắn thêm về cách viết. 4. Viết vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết. - HS viết bài theo yêu cầu. - GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút. - GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu. 5. Chấm bài: - GV thu và chấm bài 5 em. - Nhận xét rút kinh nghiệm bài viết của HS 6. Củng cố, dặn dò:3’ - GV nhận xét chung bài viết - GV nhận xét chung giờ học - Dặn HS hoàn thành bài ở nhà. Ư Ươm Chữ hoa : V ............................................................... .............................................................. - Cao 5 ô . Rộng 5 li - Chữ V hoa gồm 3 nét : Nét 1 là nét kết hợp giữa nét cong trái và nét lượn ngang.Nét 2 là nét lượn dọc. Nét 3 là nét móc xuôi phải .............................................................. .............................................................. - Vượt qua nhiều đoạn đường, không quản ngại khó khăn, gian khổ. - Cụm từ có 4 tiếng. - Tiếng Vượt được viết hoa. - V, b, g: 2,5 li t: 1,5 li s,r: 1,25 li Các chữ còn lại:1 li - Dấu nặng đặt dưới ơ, dấu sắc đặt trên chữ ô, dấu huyền đặt trê

File đính kèm:

  • docTuan 2528 cac mon .doc
Giáo án liên quan