Giáo án lớp 2 tuần 26 đến 29

Tập đọc: Tôm Càng và Cá con

I, Mục tiêu:

1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.

 - Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

2, Rèn kỹ năng đọc hiểu

 - Hiểu các từ ngữ: búng càng, trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh léo, quẹo,

 - Hiểu nội dung truyện: Cá con và Tôm Càng đều có tài riêng, Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn giữa họ vì thế mà càng khăng khít.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 26 đến 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ 2 ngày tháng năm 2007 Tập đọc: Tôm Càng và Cá con I, Mục tiêu: 1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. - Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật. 2, Rèn kỹ năng đọc hiểu - Hiểu các từ ngữ: búng càng, trân trân, nắc nỏm, mái chèo, bánh léo, quẹo, - Hiểu nội dung truyện: Cá con và Tôm Càng đều có tài riêng, Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn giữa họ vì thế mà càng khăng khít. II, Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn học thuộc bài “Bé nhìn biển” trả lời câu hỏi về nội dung của bài Hoạt động 2: (3’) Hs xem tranh minh họa, chỉ ra các nhân vật trong tranh. Gv giới thiệu bài “Tôm Càng và Cá con” Hoạt động 3: (32’) Hướng dẫn luyện đọc a, gv đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc chung toàn bài b, Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu: Hs đọc từng câu nối tiếp. Gv hướng dẫn đọc từ ngữ khó. * Đọc từng đoạn trước lớp - Gv hướng dẫn hs chia đoạn, nêu giới hạn đoạn. - Hs nối tiếp nhau đọc đoạn - Hướng dẫn đọc từng bài Đoạn 1: Hs hiểu nghĩa từ: “Bóng càng”, “nhìn trân trân” - Hướng dẫn giọng đọc các nhiệm vụ: “Tôm Càng, Cá con, người dẫn truyện” Đoạn 2: Hs hiểu nghĩa từ: Nắc nỏm, mái chèo, hướng dẫn đọc câu dài Cá con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái, vút cái, nó quẹo sang phải. Bơi một lát, Cá con uốn đuôi sang phải thoắt cái nó lại quẹo trái. Tôm càng thấy vậy phục lăn. Đoạn 3: Hướng dẫn giọng đọc hồi hộp, căng thẳng. Đoạn 4: Hướng dẫn giọng đọc hồn nhiên, thể hiện lời khoe khoang của Cá con. * Đọc từng đoạn trong nhóm - hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm: Đại diện các nhóm thi đọc. - Gv và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Tiết 2: Hoạt động 4: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu bài Câu 1: Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm càng gặp chuyện gì? - Hs đọc đoạn 1 – trả lời Câu 2: Cá con làm quen với Tôm càng như thế nào? - Hs đọc đoạn 1 – trả lời Câu 3: Đuôi và vây cá con có lợi ích gì? - Hs đọc đoạn 2- trả lời Câu 4: Kể lại việc Tôm càng cứu Cá con? - Hs đọc đoạn 3 - trả lời Câu 5: Em thấy Tôm càng có gì đáng khen? - Hs thảo luận trả lời. ? Câu truyện này nói lên điều gì? * GVKL: Cá con và Tôm càng đều có tài riêng, Tôm càng cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn ngày càng khăng khít. Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện đọc lại - Các nhóm tổ chức đọc phân vai trong nhóm - Từng nhóm lên đọc phân vai trước lớp - Gv và cả lớp bình bầu nhóm đọc hay nhất Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (3’) - Hs nêu lại nội dung của bài - gv nhận xét tiết học Dặn: về nhà tập đọc chuẩn bị cho tiết kể chuyện. ************************** Toán: Luyện tập I, Mục tiêu: giúp hs - Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (kim phút chỉ số 3 và số 6) - Tiếp tục phát triển biểu tượng về thời gian + Thời điểm: + Khoảng thời gian + Đơn vị đo thời gian Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày II, Chuẩn bị: Mô hình đồng hồ III, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố nội dung bài cũ (5’) - Kiểm tra 2 em. ? 1 giờ có bao nhiêu phút Hoạt động 2: luyện tập thực hành (30’) Bài 1: Củng cố bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn - Hs làm vào vở bài tập. - 1 em nêu miệng kết quả bài làm, lớp nhận xét, gv kết luận bài đúng Bài 2: Tương tự bài 1 - Gv thực hành trên đồng hồ khi kết luận kết quả đúng. Bài 3: Hs thảo luận nhóm 4 hoàn thành bt. - Từng hs nêu miệng kết quả. - Lớp theo dõi nhận xét, gv kết luận bài đúng. ********************************* Thứ 3 ngày tháng năm 2007 Đạo đức: Lịch sự khi đến nhà người khác I, Mục tiêu: như tiết 1 II, Chuẩn bị III, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Đóng vai (20’) Mục tiêu: Hs tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác Cách tiến hành: - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sắm vai 1 tình huống, bài tập 1 trang 40. Nhóm 1: Tình huống a Nhóm 2: Tình huống b Nhóm 3: Tình huống c - Các nhóm thảo luận phân vai - Các nhóm lên đóng vai trước lớp - Lớp thảo luận nhận xét - GVKL cách cư xử trong mỗi tình huống. TH a: Em phải hỏi mượn. Nếu được chủ nhà cho phép mới được lấy ra chơi và giữ gìn cẩn thận TH b: Em có thể đề nghị chủ nhà, không nên tự tiện bật tivi xem khi được chủ nhà cho phép. TH c: Em cần đi nhẹ nhàng nói khẽ hoặc ra về (chờ lúc khác sang chơi sau) Hoạt động 2: Trò chơi đố vui (10’) Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại cách cư xử khi đến nhà người khác Cách tiến hành - Gv phổ biến luật chơi 1. Gv phổ biến luật chơi. - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm 2 câu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác. VD: Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không? Vì sao cần phải lịch sự khi đến chơi nhà người khác? - Tổ chức cho 2 nhóm đối nhau. Nhóm nào đưa ra câu đố thì nhóm kia đưa ra câu trả lời. - Các nhóm còn lại sẽ là trọng tài ghi điểm - Nếu nhóm nào được nhiều điểm hoa thì nhóm đó thắng cuộc 2. Hs tiến hành cách chơi 3. Gv nhận xét đánh giá KL chung: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - áp dụng bài học vào thực tế ************************* Toán : Tìm số bị chia I, Mục tiêu: Giúp hs - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia - Biết cách trình bày bài giải dạng toán này II, Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Củng cố nội dung bài cũ - Kiểm tra 2 em. Nói giờ trên đồng hồ khi gv chỉnh kim phút đến số 3 hoặc số 6 Hoạt động 2: Ôn lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia a, Gv gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng như sgk. Có 6 ô vuông xếp thành 2 hành, hỏi mỗi hàng có mấy ô vuông - Hs trả lời - Gv gợi ý để hs viết phép chia 6 : 2 = 3 ? Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. b, Gv nêu vấn đề - Mỗi hàng có 30 ô vuông, hỏi 2 hàng có mấy ô vuông? - Hs trả lời 3 x 2 = 6 Tất cả có 6 ô vuông có thể viết: 6 = 3 x 2 c, Nhận xét Hướng dẫn hs đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của số trong 2 phép tính à Số bị chia bằng thương nhân với số chia Hoạt động 2: Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết a, Gv nêu phép chia: x : 2 = 5 - Yêu cầu hs dựa vào nhận xét trên tìm x - Yêu cầu hs lên bảng trình bày b, Kết luận: Như sgk Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Bài 1: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia - Hs làm bài vào vở nêu miệng kết quả - Gv và hs nhận xét Bài 2: Củng cố tìm số bị chia - Hs làm bài vào vở, 3 em lên bảng trình bày - Lớp đối chiếu bài, nhận xét Baì 3: Củng cố về giải toán - Hs nêu yêu cầu bài toán. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng trình bày bài giải. - Lớp nhận xét, Gv kết luận bài đúng. Bài4: Củng cố tìm số bị trừ, số bị chia. - Hs làm bài vào vở. - Yêu cầu hs nêu quy tắc. - Gv thu vở chấm, nhận xét. *************************** Kể chuyện: Tuần 26. I, Mục tiêu: 1, Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại từng đoạn câu chuyện “Tôm càng, Cá con” - Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện 1 cách tự nhiên. 2, Rèn kỹ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể; nhận xét đúng lời kể của bạn có thể kể nối tiếp lời của bạn. II, Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: (5’) Hs nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” Hoạt động2: (2’) Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động3: (15’) Kể lại đoạn theo tranh. - Hs đọc yêu cầu bt1. - Gv yêu cầu hs quan sát tranh minh họa, nêu vắn tắt nội dung từng tranh. - Hs tập kể trong nhóm, sau mỗi bạn kể bạn khác nhận xét. - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp: Gv lưu ý gọi 3 lượt, mỗi lượt một đối tượng hs khác nhau. - Gv và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Hoạt động4: (15’) Phân vai, dựng lại chuyện. - Gv hướng dẫn các nhóm ( mỗi nhóm 3 em) tự phân vai dựng lại chuyện. - Lên dựng lại chuyện trước lớp. - Gv và cả lớp nhận xét, bình tổ dựng lại hay nhất. Hoạt động5: (3’) Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn: Về nhà kể lại cho người thân nghe. ****************************** Chính tả: Tiết 1 tuần 26 I, Mục tiêu: - Chép chính xác truyện vui “vì sao Cá không biết nói” - Viết đúng một số tiếng có âm đầu r/d hoặc vần út/ưc II, Chuẩn bị: VBT III, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Nêu mục đích yêu cầu tiết học (2’) Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép a, Hướng dẫn chuẩn bị - Gv treo bảng phụ chép sẵn bài chính tả, 3 hs đọc lại - Tìm hiểu nội dung ? Việt Anh hỏi điều gì ? Câu trả lời của Lân có điều gì đáng buồn cười - Hướng dẫn nhận xét ? Khi trình bày những câu hội thoại, các em phải trình bày ntn? - Hs viết bảng con từ khó: say sưa, việt, lân, ngẩn ngơ. b, Hs chép bài vào vở: Gv lưu ý cách trình bày. c, Chấm bài, nhận xét: Chấm 1/3 lớp - Nhận xét bài viết và chữa bài Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bt. Bài 1a, Điền vào chỗ trống r hay d? - Hs làm vào vở bt. - 1 em chữa bài trên bảng. - Gv và cả lớp chốt kết quả đúng - Gv hướng dẫn để hs hiểu nghĩa từ: da diết, rạo rực. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò (5’) - Gv nhận xét tiết học - Về nhà làm bt 1b. Thứ 4 ngày tháng năm 2007 Tập đọc : Sông Hương I, Mục tiêu: 1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ dấu câu và những chỗ cần tách ý, gây ấn tượng trong những câu dài. - Biết đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng 2, Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ khó: Sắc độ, đặc ân, êm đềm. - Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng luôn biến đổi của sông Hương qua cách miêu tả của tác giả. II, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: (4’) - Hs nối tiếp nhau đọc bài “Tôm càng và Cá con” - Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Hoạt động 2: (2’) Hs quan sát tranh và gv giới thiệu bài a, Gv đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc chung toàn bài. b, Hướng dẫn luyện đọc: Kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu: Hs nối tiếp nhau đọc câu; Gv hướng dẫn hs đọc từ hs đọc sai. * Hs đọc đoạn trước lớp: Hs chia đoạn nêu giới hạn đoạn. - Hs nối tiếp nhau đọc đoạn. - Hướng dẫn từng đoạn: Đoạn 1: Hs hiểu nghĩa từ “Sắc độ” hướng dẫn câu dài Đoạn 2: “Hương Giang”, lụa đào, đặc âm, thiên nhiên, êm đềm. Hướng dẫn câu dài: * Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Hs nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm - Đại diện giữa các nhóm lên thi đọc. * Gv và cả lớp nhận xét Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu bài Câu 1: Tìm các từ chỉ mầu xanh khác nhau của Sông Hương? - Hs đọc đoạn 1 – trả lời Câu 2: Những mầu xanh ấy do cái gì tạo nên? - Hs đọc đoạn 1 trả lời Câu 3: Hs đọc đoạn 2 trả lời Câu 4: Hs thảo luận nhóm đôi – trả lời. ? Đọc xong đoạn văn em cảm thấy điều gì? * GVKL: Nội dung của bài Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện đọc lại (8’) - Hs thi đọc cả bài văn. - Gv và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (6’) - Hs nêu lại nội dung cuả bài. - Chuẩn bị bài sau. **************************** Toán: Luyện tập I, Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng giải bt “ Tìm số bị chia” - Rèn kỹ năng giải bài toán có phép chia. II, Các hoạt động dạy học. Hoạt động1: Củng cố nội dung bài cũ. - Kiểm tra 3 em: Nêu quy tắc tìm số bị chia. Hoạt động2: Luyện tập thực hành. Bài1: Củng cố tìm số bị trừ. - Hs làm vào vở, 1 số em nêu miệng kết quả. - Gv cùng hs bổ sung, nhận xét chốt kết quả đúng. Bài2: Củng cố tìm số bị trừ, số bị chia. - 3 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung chốt kết quả đúng. - Hs nhắc lại quy tắc, tìm số bị trừ, số bị chia. Bài3: Củng cố tìm thương, số bị chia. - Hs nêu cách làm, cả lớp làm vào VBT. - Đổi chéo vở cho nhau kiểm tra kết quả. Bài4: Củng cố giải toán có lời văn. - Hs đọc đề toán, tóm tắt và giải. - 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT. - Gv thu bài chấm, nhận xét. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Về nhà hoàn thành bt. *************************** Tự nhiên xã hội: Một số loài cây sống dưới nước. I, Mục tiêu: Giúp hs - Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước. - Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rể bám sâu dưới bùn. - Hình thành kỹ năng, quan sát mô tả. - Thích sưu tầm và bảo vệ loài cây. II, Chuẩn bị: - Hình vẽ sgk trang 54 - 55 - VBT III, Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Củng cố nội dung bài cũ (5’) - Kiểm tra 2 em: Nêu tên một số loài cây sống trên cạn và nói lên lợi ích của chúng – gv giới thiệu bài. Hoạt động 2: Làm việc với sgk Mục tiêu: - Nói lên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước - Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn dưới đáy nước Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - Hs quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sgk. “chỉ và nói tên những cây có trong hình” - Yêu cầu hs tự đặt câu hỏi để trả lời lẫn nhau. H1: Cây lục bình (bèo tây) H2: Các loại rong H3: Cây sen Bước 2: Làm việc cả lớp - Gọi một số nhóm lên trình bày trước lớp - Các nhóm khác theo dõi nhận xét. * GVKL: Cây lục bình, cây rong sống trôi nổi trên mặt nước, cây sen có rễ cắm sâu dưới bùn. Loại cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước Hoạt động 3: Làm việc với việc thật và tranh ảnh Mục tiêu: - Sưu tầm và bảo vệ các loài cây Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ (4em) - Các nhóm đưa ra tranh ảnh, vật thật mình sưu tầm được đưa ra thảo luận. 1, Tên cây 2, Đó là cây sống trôi nổi trên mặt nước hay loại cây có rễ bám sâu có bùn 3, Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá (nếu có) 4, Tìm ra đặc điểm giúp cây sống trôi nổi hay bám dưới bùn Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các trình bày kết quả sưu tầm, thảo luận của nhóm mình - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - Các loài cây sống dưới nước chia thành mấy nhóm? ? Về nhà sưu tầm thêm các loài cây sống dưới nước ************************ Luyện từ và câu: Tuần 26 I, Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về sông biển. (Các loài cá các con vật sống dưới nước) - Luyện về dấu phẩy. II, Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi bài tập 3 III, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Hs lên bảng trả lời câu hỏi cho phần gạch chân cho những câu sau: ? Cây cỏ héo khô vì hạn hán? ? Đàn bò héo tròn vì được chăm sóc tốt. Hoạt động 2: nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ về các loài cá, loài vật sống dưới nước - Hs đọc yêu cầu bt 1. - Hs quan sát tranh minh họa, nêu tên từng loài cá - Hs trao đổi theo cặp cách làm bt1. - Chia lớp 2 tổ thi làm thẻ từ - đại diện lên gắn thẻ tổ nào gắn đúng sẽ thắng. - Gv ghi bảng những từ khó. - Gv giới thiệu bt 2; Hs đọc yêu cầu bt 2, Hs đọc lại yêu cầu của bài. - Gv phát giấy to và bút dạ cho 2 tổ làm bài. - Xong dán kết quả lên bảng, cả lớp kiểm tra và công bố nhóm tìm đúng và nhiều con vật. *GVKL: Môi trường biển là nơi lý tưởng cho nhiều loài sinh sống, không chỉ riêng loài cá mà còn nhiều loài vật khác như ba ba, thuồng luồng, hà mã, rùa…đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá - cần bảo vệ Hoạt động 4: (10’) Thực hành về dấu phẩy. - hs đọc yêu cầu bt 3 – hs làm vào vở. - Gv treo bảng phụ – yêu cầu hs chữa bài. * GVKL: Khi các ý có tính liệt kê đi kề nhau, các em cần đặt dấu phẩy để tách các ý đó. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò. -Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết tập đọc sau. Ôn toán: Ôn tập nâng cao tuần 26 I, Mục tiêu: giúp hs - Củng cố tìm số bị chia, phép nhân, phép chia - Giải toán có lời văn, củng cố về giờ, phút - Đố vui toán học, tổ chức trò chơi II, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố tìm số bị chia, phép nhân, phép chia: Bài 1: Tính 3 x 8 + 21 2 x 9 + 34 18 : 3 + 64 36 : 4 x 2 4 x 7 – 12 95 – 12 : 4 Hs làm vào vở bt, - 3 em lên bảng làm bài, lớp theo dõi, nhận xét GVKL bài đúng Bài 2: Tìm x X x 4 = 24 x + 16 = 34 x – 12 = 24 28 – x = 14 x : 5 = 8 16 + x = 38 - Hs làm vào VBT - Yêu cầu hs nêu quy tắc tìm số bị trừ, thương số, số hiệu, số bị trừ, số trừ. - 3 em lên bảng trình bày, lớp theo dõi nhận xét Bài 3: Điền dấu >, <, = thích hợp vào ô trống 40 : 5 3 x 3 32 : 8 4 x 7 … … …. … 5 x 5 5 + 5 3 x 7 3 + 7 … … … … - Hs đọc vào vở, 2 em lên bảng trình bày - Gv và hs nhận xét, kết luận bài đúng. Hoạt động 2: Củng cố về giờ, phút, giải toán Bài 4: a, Một giờ có bao nhiêu phút? b, Trên mặt đồng hồ có bao nhiêu số. c, Kim phút chuyển dịch từ số 2 đến số 3 thì thời gian chuyển dịch là bao nhiêu phút. - Hs trả lời miệng - Gv và hs nhận xét, kết luận bài đúng. Bài 5: Tùng có số bi bằng số lớn nhất, Nam có số bi bằng số liền sau số 15. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu hòn bi? - Hs tự giải vào vở - 1 em lên bảng trình bày bài giải - Lớp đối chiếu kết quả, nhận xét, gv kết luận bài đúng Bài 6: Tuấn có 35 viên bi. Tuấn cho bạn 1/5 số bi. Hỏi a, Tuấn cho bạn bao nhiêu viên bi? b. Tuấn còn lại bao nhiêu viên bi? - Hs làm vào vở - Gv thu bài chấm, nhận xét Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi “làm tính nối tiếp” Mục tiêu: Rèn kỹ năng làm 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Chuẩn bị: Gv vẽ sẵn lên bảng hai “lưu đồ” sau: Cách chơi: 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi gv ra hiệu lệnh “bắt đầu” thì em đầu tiên chạy lên điền số vào hình tròn (ô trống) thứ 2 rồi trao lại phấn cho em tiếp theo. Em này chạy lên điền số vào hình tròn (ô trống) thứ 3…cứ như vậy em cuối cùng điền vào ô cuối cùng. - Đội nào làm đúng, nhanh hơn sẽ thắng cuộc. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. ******************************** Thứ 5 ngày tháng năm 2007 Toán: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác I, Mục tiêu: Giúp hs - bước đầu nhận biết chu vi hình tứ giác, chu vi hình tam giác. - Biết cách tính chu vi hình tứ giác, chu vi hình tam giác. II, Chuẩn bị Thước đo độ dài III,Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: (15’) giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Gv vẽ hình tam giác abc lên bảng. Hs nhận biết các cạnh hình tam giác và đọc tên các cạnh đó. - Hs quan sát hình vẽ sgk tự nêu độ dài của mỗi cạnh - Hs tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác abc. - Gv ghi bảng: 3cm + 4cm + 5cm = 12cm. - Gv giới thiệu chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. - Nhiều hs nhắc lại * Gv hướng dẫn hs nhận biết các cạnh của hình tứ giác AEGH. Rồi tự tính tổng độ dài các cạnh đó. Gv giới thiệu về chu vi hình tứ giác tương tự như đối với chu vi hình tam giác. - Hs nêu kết luận về tính chu vi hình tam giác, tứ giác. - Hs nhắc lại ghi nhớ cách tính Hoạt động 2: Thực hành (20’) Bài 1: Biết tính chu vi hình tam giác - 3 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vbt. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung Bài 2: Biết tính chu vi hình tứ giác - Hs nêu cách tính chu vi hình tứ giác - Hs tự làm, đổi chéo vở kiểm tra kết quả Bài 3: Củng cố đo đoạn thẳng và tính chu vi hình tứ giác - Hs nêu cách đo và rồi tự đo và làm bt - Yêu cầu hs nêu cách làm - Gv cùng hs nhận xét,bổ sung, chốt kết quả đúng Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò ? Nêu quy tắc tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác - Gv nhận xét tiết học ********************************* Tập viết: Chữ X, xuôi chèo mát mái I, Mục tiêu: 1, Rèn kỹ năng viết chữ - Biết viết chữ x theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Biết vận dụng để viết cụm từ theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết đúng mẫu, nối đúng quy định II, Chuẩn bị. - Chữ mẫu hoa X. - Bảng phụ ghi dòng ứng dụng III, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: (5’) - Hs viết bảng con chữ “vượt” - Gv và hs nhận xét. Hoạt động 2: (10’) Gv nêu yêu cầu tiết học. Hoạt động 3: (5’) Hướng dẫn luyện viết chữ hoa. a, Hướng dẫn hs quan sát. - Gv treo chữ mẫu- hs quan sát. ? Cao mấy ly? Gồm mấy nét? - Gv viết mẫu chữ x lên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. - Hs nêu lại quy trình bằng que chỉ. b, Hs viết chữ X vào bảng con: Gv nhận xét, uốn nắn. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a, Giới thiệu cụm từ ứng dụng. - Gv treo bảng phụ hs đọc - Giúp hs hiểu nghĩa từ. b, quan sát, nhận xét. - Gv hướng dẫn hs nhận xét về + Độ cao các con chữ + Cách đặt dấu thanh + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. - Gv viết mẫu tiếng xuôi trên dòng kẻ - Lưu ý cách nối x và u. c, Hướng dẫn viết chữ xuôi và bảng con. - Hs viết, gv uốn nắn. Hoạt động 5: Hướng dẫn viết vào vở. - Hs viết theo yêu cầu của vở tiếng việt. - Gv lưu ý cách trình bày. Hoạt động 6: Chấm, chữa bài. - Gv chấm 1/3 lớp - Nhận xét, chữa lỗi thường mắc. Hoạt động nối tiếp: củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà viết bài ở nhà. ********************** Chính tả: tiết 2 tuần 26. I, Mục tiêu: Nghe viết chính xác trình bày một đoạn đúng trong bài “Sông Hương” - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r/d/gi. - Có vần ưt/ưc. II, Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1 (5’) 2 hs lên bảng viết mỗi em 6 từ có âm đầu là r/ d/ gi Hoạt động 2: (2’) Gv nêu yêu cầu mục đích tiết học. Hoạt động 3: (2’) Hướng dẫn nghe – viết. a, Hs chuẩn bị - Gv đọc cả bài, 2 hs đọc lại. - Tìm hiểu nội dung. ? Vào mùa hè những đêm trăng Sông Hương thường đổi mầu ntn? ? Trong bài có từ nào được viết hoa . vì sao? - Hs viết bảng con từ khó : đỏ rực, dải lụa, đất vàng b. Hs viết bài vào vở; Gv đọc hs viết c, Chấm, chữa bài: - Hs đổi chéo cho nhau chữa lỗi - Gv nhận xét chấm bài. Hoạt động 5 (10’) Hướng dẫn làm bt Bài 1a: Chọn những từ thích hợp điền vào chỗ chấm. - Hs làm vào vở bt. - 1 em lên bảng chữa bài. - gv và hs chốt lời giải đúng. Bài 2a: Hs đọc đề bài. - Hs làm bài vào vở, phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét, gv chốt lời giải đúng Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn: Về nhà làm bt 1b, 2b. ******************************* Tập làm văn: Tuần 26. I, Mục tiêu: Rèn kỹ năng nói: tiếp tục luyện tập cách đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp. - Rèn kỹ năng viết: trả lời câu hỏi về biển II, Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: (6’) Hs thực hành đóng vai nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý trong tình huống bài tập 1 – tuần 25. Hoạt động 2: (2’) Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hoạt động 3: (10’) Đáp lời đồng ý. - Hs đọc yêu cầu và tình huống bt1. - Hs suy nghĩ về nội dung lời đáp và thái độ phù hợp với mỗi tình huống. - Nhiều cặp hs thực hành đóng vai, cả lớp và gv nhận xét. ? Khi đáp lời đồng ý em cần đáp với thái độ ntn? *GVKL: Khi đáp lời đồng ý cần tỏ thái độ biết ơn và lịch sự. Hoạt động 4: (17’) Dựa vào tranh để viết về biển. - hs đọc bài tập 2. - Vài hs trả lời miệng lại câu hỏi của bài tuần 25. - Gv lưu ý cách liên kết các câu để chép thành đoạn văn. - Hs làm vào vở bt. - Nhiều hs đọc bài viết. Gv và cả lớp nhận xét. - Gv chấm bài. Hoạt động 5: (5’) Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Thực hành nói lời đồng ý, lịch sự. Thứ 6 ngày tháng năm 2007 Thủ công: Làm dây xúc xích trang trí (T2) I, Mục tiêu: như tiết 1 II, Chuẩn bị III, Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng môn thủ công (5’) Giấy màu, keo, kéo Hoạt động 2: Thực hành làm dây xúc xích trang trí (30’) - Yêu cầu hs nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thủ công. Bước 1: Cắt thành các nan giấy Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích - Yêu cầu hs làm theo nhóm. - Chú ý cắt các nan cho thẳng. - Quan sát giúp đỡ các em còn lúng túng. - Động viên hs làm dây dài để trang trí góc học tập Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò - Trưng bày sản phẩm nhận xét, đánh giá - Chuẩn bị để học bài “làm đồng hồ đeo tay” **************************** Toán: Luyện tập I, Mục tiêu: Giúp hs - Củng cố tính độ dài đường gấp khúc, nhận biết và tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. II, Các hoạt động dạy học. Hoạt động1: Củng cố nội dung bài cũ (5’) - Kiểm tra 2 em: Nêu cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Hs tự làm bài, đổi chéo vở kiểm tra kết quả Hoạt động2: (30’) Luyện tập thực hành. Bài1: Củng cố nối các điểm để được đường gấp khúc hình tam giác, hình tứ giác. - Hs tự làm bài rồi đổi chéo kiểm tra kết quả. Bài2: Củng cố tính chu vi hình tam giác. - 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT. - Gv cùng hs nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài3: Củng cố về tính chu vi hình tứ giác. - Tương tự bt2. - Hs làm bài, đổi chéo vở kiểm tra kết quả. Bài4: Củng cố tính độ dài đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác. - Hs làm bài vào VBT, gv chấm, chữa bài. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò. ? Nêu cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Nhận xét tiết học. ************************************** Luyện viết: Nhóm nét tròn: o, ô, a, ă, â, d, đ từ ứng dụng: công cộng, cái ca, da dê, đắn đo I, Mục tiêu: - Giúp hs nắm được kỹ thuật viết các con chữ thuộc nhóm nét tròn theo đúng mẫu chữ hiện hành. - Rèn kỹ năng viết đẹp, viết đúng tốc độ quy định. - Giáo dục hs yêu thích chữ việt, viết đẹp, cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch đẹp. II, Đồ dùng dạy học: - Gv: Chữ mẫu - Hs: bảng con, vở ô ly. III, các hoạt động dạy chủ yếu a. Kiểm tra bài cũ (3 – 5’) Cung cấp kĩ năng viết con chữ o, ô, ơ trong từ ứng dụng. Gv đọc cho hs viết bảng con: con tôm, cơn gió. Gv nhận xét sửa sai cho hs. B, Bài mới: Giới thiệu bài từ (1 – 2

File đính kèm:

  • doctuan 28(2).doc