Toán: Kiểm tra
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiểm tra kết qủa ôn tập đầu năm của học sinh.
· Đọc viết số có 2 chữ số
· Kĩ năng thực hiên phép tính.
· Giải bài toán bằng 1 phép tính.
· Đọc và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: chuẩn bị đề
Học sinh : giấy kiểm tra.
1. Viết các số: ( 3 điểm )
a. Từ 70 đến 80
b. Từ 89 đến 95
2. a. Số liền trước của 61 là . . .
b. Số liền sau của 99 là . . .
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 3 - Trường tiểu học Đông Lễ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/09/2006
Ngày giảng:18/09/2006
Toán: Kiểm tra
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiểm tra kết qủa ôn tập đầu năm của học sinh.
· Đọc viết số có 2 chữ số
· Kĩ năng thực hiên phép tính.
· Giải bài toán bằng 1 phép tính.
· Đọc và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: chuẩn bị đề
Học sinh : giấy kiểm tra.
1. Viết các số: ( 3 điểm )
a. Từ 70 đến 80
b. Từ 89 đến 95
2. a. Số liền trước của 61 là . . .
b. Số liền sau của 99 là . . .
3. Tính ( 2,5 điểm )
42 84 60 66 5
+ – + – +
54 31 25 16 23
4. Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa
5. Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số thích hợp vào dấu chấm.
•—————————————————•
A B
Độ dài đoạn thẳng AB là . . . cm hoặc . . .dm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng
- Giáo viên đọc lại đề, dò đề.
- Học sinh làm bài kiểm tra.
- Giáo viên theo dõi.
- Thu bài
4. Nhận xét giờ học.
Tập đọc: BẠN CỦA NAI NHỎ ( 2 tiết )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài: đọc đúng: ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng …
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
- Thấy được các đức tính ở bạn của Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.
- Rút ra được nhận xét: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động 1: Giáo viên kiểm tra bài “ Mít làm thơ ” ( 2 học sinh: mỗi em 1 đoạn )
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc
→ Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề
Học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm và truyện đọc.
2. Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài
• Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh đọc đúng.
- Đọc từng đoạn trước lớp
· Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi và nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
· Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới.
Giáo viên giải nghĩa từ “ rình ”.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
· Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh chậm.
- Thi đọc giữa các nhóm
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Đọc đồng thanh
Học sinh chú ý lắng nghe
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
hích vai, hãy kể, ngã ngửa, bờ sông
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
Học sinh đọc phần “ chú giải ”
Học sinh họat động nhóm.
Các nhóm thi đọc
Lớp đồng thanh toàn bài
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1:
? Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu
? Cha Nai Nhỏ nói gì
Câu 2:
? Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn
Câu 3: Giáo viên hỏi:
? Những hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào
→ Giáo viên khẳng định lại
Câu 4:
? Theo em người bạn tốt là người bạn như thế nào
Giáo viên giúp học sinh phân tích để thấy: Người sẵn lòng giúp người là người bạn tốt, đáng tin cậy.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm
4. Luyện đọc lại
Giáo viên kết luận.
1 Học sinh đọc câu hỏi
Học sinh đọc đoạn 1 → Trả lời
1 Học sinh đọc câu hỏi
Học sinh đọc đoạn 2, 3, 4 → Trả lời
Học sinh thuật lại 3 hành động của Nai Nhỏ.
Học sinh yếu thuật lại từng hành động.
Học sinh nêu ý kiến cá nhân kèm lời giải thích.
1 Học sinh đọc câu hỏi
Học sinh thảo luận nhóm 4
→ phát biểu ý kiến
Học sinh thi đọc theo kiểu phân vai ( mỗi nhóm 3 em ).
→ Nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hỏi: Đọc xong câu chuyện, em biết được vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa?
- Nhiều học sinh phát biểu ý kiến → Giáo viên tổng hợp.
- Dặn: về tiếp tục luyện đọc chuyện, ghi nhớ nội dung để chuẩn bị cho tiết học kể chuyện.
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI ( tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu qúy như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
- Học sinh biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
- Học sinh biết ủng hộ cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
? Nêu những việc cần làm để học tập đúng giờ
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Phân tích truyện “ Cái bình hoa ”
Giáo viên kể chuyện “ Cái bình hoa ”
( từ đầu → chuyện cái bình vỡ )
Giáo viên nêu câu hỏi:
? Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra
? Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩ và làm gì sau đó
? Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao
• Giáo viên kể nốt đoạn kết câu chuyện.
- Giáo viên phát phiếu thảo luận:
? Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi
? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì
→ Giáo viên kết luận
c. Bày tỏ ý kiến thái độ của mình
Giáo viên quy định: tán thành ghi (+), không tán thành (-), không đánh giá được ghi 0.
Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến
→ Giáo viên kết luận
Học sinh thẽo dõi.
Học sinh thảo luận nhóm 4 và phán đoán phần kết → đại diện nhóm trình bày.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh thảo luận nhóm 4 → trình bày
Học sinh nêu ý kiến của mình vào bảng con..
Học sinh bày tỏ ý kiến, thái độ của mình
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên tóm tắt những ý chính vừa học.
- Dặn: Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em.
- Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 17/09/2006
Ngày giảng:19/09/2006
Kể chuyện: BẠN CỦA NAI NHỎ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn, nhớ lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.
- Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai ( người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ )
2. Rèn kĩ năng nghe
- Biết lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Băng giấy đội đầu ghi tên nhân vật Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ, người dẫn chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện “ Phần thưởng ” theo 3 tranh gợi ý.
B - Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
• Dựa vào tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình: 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ 3 tranh minh họa trong sách giáo khoa, nhớ lại từng lời kể của Nai Nhỏ được diễn tả bằng hình ảnh.
- 1 Học sinh khác nhắc lại lời kể lần thứ nhất về bạn của Nai Nhỏ. Giáo viên khuyến khích học sinh nói tự nhiên, đủ ý, diễn đạt bằng lời của mình.
- Học sinh tập kể theo nhóm 3: Lần lượt từng em nhắc lại lời kể theo một tranh.
- Đại diện các nhóm thi kể
→ Giáo viên nhận xét , khen ngợi
• Nhắc lại lời kể của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.
Học sinh nhìn lại từng tranh, nhớ và nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ.
Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý ( nếu cần )
- Học sinh tập nói theo nhóm
Đại diện các nhóm lần lượt nhắc lại từng lời của cha Nai Nhỏ nói với con
→ Lớp, giáo viên nhận xét, bình chọn học sinh nói tốt nhất.
• Phân các vai dựng lại câu chuyện
- Lần 1: Giáo viên làm người dẫn chuyện, 1 học sinh nói lời Nai Nhỏ, 1 học sinh nói lời cha Nai Nhỏ.
- Lần 2: Một tốp 3 học sinh xung phong dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lần 3: Học sinh tự hình thành nhóm, nhận vai. 2 → 3 nhóm thi dựng lại chuyện.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn: về nhà kể lại câu chuyện đã học.
Toán: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh
- Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10 và đặt tính cộng theo cột dọc.
- Củng cố về xem đồng hồ đúng trên mặt đồng hồ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Bảng gài có ghi các cột đơn vị, chục
10 que tính
Học sinh : 10 que tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
Giáo viên trả bài kiểm tra
→ Nhận xét, sửa lỗi.
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Giới thiệu phép cộng 6 + 4 = 10
Giáo viên đưa 6 que tính
? Có mấy que tính – Vài học sinh trả lời
- Yêu cầu học sinh lấy 6 que tính để lên bàn.
- Giáo viên gài 6 que tính vào bảng gài
? Viết 6 vào cột đơn vị hay cột chục – Học sinh trả lời
- Giáo viên viết 6 vào cột đơn vị
- Giáo viên giơ 4 que tính
? Lấy thêm máy que tính nữa ( 4 que tính )
- Yêu cầu học sinh lấy thêm 4 que tính để lên bàn
- Giáo viên gài 4 que tính vào bảng gài
? Viết tiếp số mấy vào cột đơn vị ( số 4 )
- Giáo viên viết 4 vào cột đơn vị
? Có tất cả bao nhiêu que tính ( 10 que tính )
- Học sinh kiểm tra số que tính của mình. Học sinh bó thành một bó 10 que tính
? 6 + 4 bằng mấy
- Giáo viên viết dấu cộng trên bảng gài. Giáo viên ghi bảng sao cho 0 thẳng cột với 6 và 4, viết 1 ở cột chục
Chục
Đơn vị
+
6
4
1
0
? 6 + 4 = 10, viết 0 ở đâu ? viết 1 ở đâu – học sinh trả lời
- Giáo viên nêu phép cộng 6 + 4 = …, hướng dẫn học sinh đặt tính → tính
- Giáo viên lưu ý học sinh: viết 6 + 4 = 10 gọi là phép tính hàng ngang. Còn viết:
6
+ 4
——
10
gọi là đặt tính rồi tính.
C - Thực hành
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu
Học sinh tự làm rồi tự chữa bài theo nhóm 2.
Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu
Học sinh tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để chữa bài.
- Giáo viên lưu ý học sinh: Viết tổng 10 ở dưới dấu gạch ngang sao cho chữ số 0 thẳng cột đơn vị, chữ số 1 thẳng cột chục
Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu
Học sinh thi đua tính nhẩm nhanh và nêu ( miệng ) kết qủa nhẩm
Bài 4: Giáo viên nêu yêu cầu
Học sinh nhìn vào tranh vẽ rồi nêu đồng hồ chỉ mấy giờ
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
? Cách tính phép cộng có tổng bằng 10 ( đặt tính cộng theo cột rồi tính )
- Dặn: Ôn bài, làm các bài tập ở vở bài tập
- Nhận xét giờ học.
Chính tả: BẠN CỦA NAI NHỎ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Chép lại chính xác nội dung tóm tắt truyện. Bạn của Nai Nhỏ. Biết viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu.
- Cung cấp quy tắc chính tả ng/ngh, làm đúng các bài tập, phân biệt các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết sẵn bài tập chép
- Viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 Học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con: 2 tiếng bắt đầu bằng g, 2 tiếng bắt đầu bằng gh.
- 7 chữ cái đứng sau chữ cái r ( s, t, u, ư, v, x, y )
B - Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn học sinh chép
• Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc bài lên bảng – 2 Học sinh nhìn bảng đọc lại bài chép.
? Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn
? Kể cả đầu bài, bài chính tả có mấy câu
? Chữ đầu câu viết như thế nào
? Tên nhân vật trong bài viết hoa thế nào
? Cuối câu có dấu gì
• Học sinh tập viết bảng con: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, yên lòng.
• Học sinh chép vào vở
• Chấm, chữa bài
- Giáo viên đọc học sinh soát lại bài, tự chữa bằng bút chì ra lề.
- Giáo viên chấm 5 → 7 bài, nhận xét.
C - Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên chép lên bảng 1 từ - 1 học sinh lên bảng làm.
. . .ày tháng → ngày tháng
- Lớp làm bảng con
Giáo viên nhận xét, sửa lỗi.
Bài 3: Giáo viên đọc yêu cầu
Học sinh làm vào vở
→ Chữa bài: cho nhiều học sinh đọc kết quả
Giáo viên, lớp nhận xét, chốt lại lời giải
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét tiết học, nhắc nhỡ học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả ng/ngh.
- Dặn: Soát lại bài chính tả và các bài tập, sửa hết lỗi.
Mỹ thuật: GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
BUỔI CHIỀU
BỒI DƯỠNG, PHỤ ĐẠO
Rèn kỹ năng toán: TIẾT 1+2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS luyện tập dạng toán phân tích một số thành 1 tổng .
- Luyện dạng hêm vào 1 số đẻ có kết quả tròn chục.
- HS làm được các bài tập ở vở bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
B - Bài mới:
1, Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn học sinh luyện tập.
a, Hướng dẫn học sinh àm bài ở vở bài tập theo thứ tự.
- HS làm bài, HS đọc kết quả, HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
b, Luyện tập dạng phân tích một số thành một tổng.
- HS dùng que tính để phân tích số theo thứ tự: số 2, số 3....số 9.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm phân tích trước lớp. Nhóm khác nhận xet bổ sung.
- HS làm bài vào vở theo mẫu.
8 = 2 + 6 = 3 + 5 = 4 + 4
2 = ............................ 3 = ...................... 4 = ..................
5 = ............................ 6 = ...................... 7 = ..................
8 = ............................ 9 = ...................... 10 = .................
- HS đổi vở kiểm tra bài bạn, nhận xét.
c, Hướng dẫn HS làm bài tập theo mẫu:
8 + 2 + 5 = 5 + 5 + 6 = 7 + 3 + 9 =
10 + 5 = 15 ... + ... = ... .... +.... = ...
4 + 6 + 7 = 1 + 9 + 8 = 9 + 1 + 6 =
.... + ... = ... ... + ... = ... .... + .... = ...
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm bài trên bảng.
- GV và HS nhận xét chửa bài.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Thu vở, chấm bài, nhận xét.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh củng cố:
- Khái niệm từ và câu.
- Mối liên hệ giữa sự vật, hoạt động với tên gọi của chúng.
- Biết tìm từ có liên quan đến tên gọi của học sinh theo yêu cầu.
- Cách dùng từ để dặt câu đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
B - Bài mới:
1,Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu (vở bài tập)
- HS làm bài, đọc kết quả.
- Lớp cùng GV nhận xét chữa bài.
bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm những từ chỉ đồ dùng học tập.
+ Nhóm 2: Tìm những từ chỉ hoạt động của học sinh.
+ Nhóm 3: Tìm những từ chỉ tính nết của học sinh.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV chữa bài trên bảng, HS chữa bài vào vở.
Bài 3: Đặt câu với từ "Đi học", "Học giỏi", "Tập đọc", "Tập viết"
- HS thảo luận nhóm 2, đặt câu với các từ trên.
- Các nhóm thi đua đặt câu.
- HS cùng GV nhận xét, ghi điểm.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương.
Ngày soạn: 18/09/2006
Ngày giảng: 20/09/2006
Tập đọc: DANH SÁCH HỌC SINH TỔ 1, LỚP 2A
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng những chữ ghi tiếng có vần khó và dễ lẫn.
- Đọc bản danh sách với giọng rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lý sau từng cột, từng dòng.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Nắm được những thông tin cần thiết cho bản danh sách. Biết tra tìm những thông tin cần thiết.
- Củng cố kĩ năng sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giấy khổ to, bút dạ, băng dính
Danh sách học sinh của lớp chép từ sổ điểm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 Học sinh đọc bài “ Bạn của Nai Nhỏ ”.
- 3 Học sinh đọc thuộc lòng thứ tự bảng chữ cái.
→ Nhận xét, đánh giá
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Luyện đọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Luyện đọc
- Hướng dẫn học sinh đếm số cột, đọc tên từng cột
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc bản danh sách: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các chữ số ghi ngày sinh. Đọc đúng và rõ ràng nơi ở.
→ Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi luyện đọc:
· Lần 1: Học sinh lần lượt đọc theo từng cặp
Vd: Học sinh 1 nêu số thứ tự ( số 3 ), học sinh 2 đọc đúng nội dung của số thứ tự đó.
· Lần 2: Học sinh 1 nêu họ tên 1 người, chỉ định học sinh 2 nói nhanh ngày sinh ( hoặc nơi ở ) của bạn đó. Nếu học sinh 2 nói đúng nhanh thì sẽ được đố tiếp, nếu không phải đứng tại chỗ để bạn khác nói hộ.
c. Tìm hiểu bài
Câu 1: Bản danh sách gồm những cột nào?
Câu 2: Đọc bản danh sách theo hàng ngang.
Câu 3: Giáo viên hỏi
? Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự nào
Câu 4: Sắp xếp tên các bạn trong tổ của em dựa theo thứ tự bảng chữ cái.
- Giáo viên phát giấy, bút cho học sinh.
d. Luyện đọc lại
Giáo viên chọn người đọc tốt nhất → Khen.
Học sinh theo dõi.
Học sinh tập đọc danh sách theo thứ tự, mỗi em đọc 2, 3 dòng. 2, 3 Học sinh thi đọc toàn bài.
Học sinh tham gia chơi.
1 Học sinh đọc câu hỏi.
→ Học sinh khác trả lời
1 Học sinh đọc câu hỏi → Học sinh nối tiếp nhau đọc từng hàng ngang.
Học sinh trả lời.
1 Học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi nhóm 4
→ đại diện các tổ lên dán kết quả → nhận xét.
1 số học sinh thi đọc bản danh sách → Lớp nhận xét.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên giới thiệu danh sách của lớp mình – 1,2 học sinh đọc.
- Dặn: Tiếp tục tập đọc bài.
- Nhận xét tiết học
Toán: 26 + 4 ; 36 + 24
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thực hiện phép cộng có tổng là số tròn chục dạng 26 + 4, 36 + 24.
- Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 4 bó que tính và 10 que tính rời
Bảng gài
Học sinh : 4 bó que tính và 10 que tính rời
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 Học sinh lên bảng làm, mỗi bạn làm 2 bài
3 5 4 1
+ + + +
7 5 6 9
—— —— —— ——
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Giới thiệu phép cộng 26 + 4
- Giáo viên giơ 2 bó que tính hỏi: Có mấy chục que tính?
Giáo viên gài 2 bó que tính vào bảng - Học sinh lấy 2 bó que tính đặt trên bàn.
- Giáo viên giơ 6 que tính hỏi: Có thêm mấy que tính?
Giáo viên gài 6 que tính vào bảng - Học sinh lấy 6 que tính, đặt ngang với 2 chục que trên bàn.
? Có tất cả bao nhiêu que tính
? Có 26 thì viết vào cột đơn vị chữ số nào
? Viết vào cột chục chữ số nào
- Giáo viên giơ 4 que tính hỏi: Có thêm mấy que tính? ( 4 que tính )
Giáo viên gài 4 que tính dưới 6 que tính - Học sinh lấy 4 que tính đặt ngang dưới 6 que tính.
? Có thêm 4 que tính, viết 4 que tính vào cột nào
? 26 cộng 4 bằng mấy
- Giáo viên viết dấu cộng và gạch ngang vào bảng gài.
→ Học sinh lấy 6 que tính rời bó lại cùng với 4 que tính thành 1 chục.
? Bây giờ có mấy bó que tính
? 3 Bó que tính có mấy chục que tính
- Giáo viên: 26 que tính thêm 4 que tính được 3 chục que tính hay 30 que tính. Vậy 26 + 4 bằng bao nhiêu? ( = 3 chục hoặc 30 )
? Viết 30 vào bảng như thế nào - Học sinh trả lời. Giáo viên viết vào bảng.
- Giáo viên viết: 26 + 4 = … Học sinh lên ghi kết quả → đọc 26 + 4 = 30.
• Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và tính - Học sinh chỉ vào phép tính, nêu lại cách tính như trên.
c. Giới thiệu phép cộng 36 + 24: tương tự phần a
- Học sinh dùng các bó tính và các que tính để tự tìm được 36 + 24 = 60.
- Học sinh đặt tính rồi tính.
- Giáo viên viết: 36 + 24 = … Học sinh lên ghi kết quả → đọc: 36 + 24 = 60.
C - Thực hành
Bài 1: Học sinh đọc thầm bài tập
- Học sinh tự làm bài vào vở - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh.
→ Học sinh tự chữa bài – Giáo viên lưu ý học sinh viết thẳng cột và phải nhớ 1 vào tổng các chục.
Bài 2: 1 Học sinh đọc bài toán, lớp đọc thầm
? Muốn giải bài toán ( có lời văn ) phải thực hiện những bước nào
Học sinh trả lời: - Tóm tắt
- Lựa chọn phép tính
- Giải bài toán
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- Giáo viên chấm, chữa bài.
Bài 3: 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm → Học sinh làm bài, chữa bài.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra nhiều phép cộng khác nhau nhưng đều có tổng bằng 20.
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài vừa học.
- Dặn: Làm các bài tập trong sách giao khoa vào vở bài tập ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu: TỪ CHỈ SỰ VẬT: CÂU KIỂU "AI LÀ GÌ"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật ( danh từ )
- Biết đặt câu theo mẫu “ Ai ( hoặc con gì, cái gì ) là gì? ”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Tranh minh hoạ các sự vật trong sách giáo khoa.
Bảng phụ viết nội dung Bài Tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 1 vài học sinh làm Bài Tập 1, 3.
→ Nhận xét.
B - Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 ( miệng ): 1 Học sinh đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm
- Lớp quan sát từng tranh, suy nghĩ, tìm từ, nhẩm
- Học sinh phát biểu ý kiến. Lớp, giáo viên nhận xét.
- Giáo viên ghi bảng các từ đúng.
Bài 2 ( miệng ): 1 Học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- Giáo viên nhắc: Trong bảng từ đã nêu, có từ không chỉ sự vật.
-Học sinh nêu miệng. Giáo viên ghi bảng.
→ Chữa bài.
Bài 3 ( viết): Giáo viên nêu yêu cầu, viết mẫu lên bảng.
Ai ( hoặc cái gì, con gì )?
Là gì?
Bạn Vân Anh
…
Là học sinh lớp 2A
…
- 1 Học sinh đọc mô hình câu và câu mẫu.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh phát biểu ý kiến. Giáo viên viết vào mô hình một số câu đúng.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhắc lại các kiến thức cơ bản vừa luyện tập.
- Dặn: Về tập đặt câu theo mẫu để giới thiệu về bạn bè người thân.
- Nhận xét tiết học.
Âm nhạc: Ôn bài hát “ Thật là hay ”
( Giáo viên bộ môn dạy )
BUỔI CHIỀU
Tập viết: CHỮ HOA B
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Rèn kĩ năng viết chữ
- Biết viết chữ cái viết hoa B theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết câu ứng dụng: “ Bạn bè xum họp ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, điều nét và nối chữ đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Mẫu chữ B đặt trong khung chữ
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cơ nhỏ trên dòng kẻ li
Học sinh : Vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 Học sinh lên bảng, lớp viết bảng con Ă, Â.
- 1 Học sinh nhắc lại cụm từ đã viết “Ăn chậm nhai kĩ ”.
→ Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn viết chữ hoa
• Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét chữ B
- Nhận xét: Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ chữ B và nêu các nhận xét về chiều cao, các nét cuẩ chữ B
- Giáo viên chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu
- Giáo viên viết mẫu và nói lại cách viết.
• Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
- Học sinh đọc: Bạn bè xum họp
- Học sinh nêu cách hiểu ý nghĩa của cụm từ ừng dụng.
- Học sinh quan sát mẫu chữ
→ Nhận xét.
- Giáo viên viết mẫu chữ “ Bạn ” trên dòng kẻ
- Học sinh tập viết chữ “ Bạn” 2 lượt
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn nhắc lại cách viết
c. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
- Giáo viên nêu yêu cầu viết
- Học sinh luyện viết, giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yêu kém.
C - Chấm, chữa bài
- Giáo viên chấm 5 đến 7 bài - Nhận xét
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện viết tiếp vào vở.
Thực hành: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS năm được các bước và gấp được một chiếc máy bay phản lực.
- HS có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh khi học tiết thủ công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy bay phản lực mẫu.
- Giấy màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học thủ công của HS.
B - Bài mới:
1, Giới thiệu bài:
2, Hướng dẫn học sinh thực hành:
- HS nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực.
- GV nhắc lại kế hợp với thao tác.
- HS thực hành gấp theo nhóm 4.
- GV theo dõi giúp HS gấp đúng.
3, Đánh giá sản phẩm.
- Các nhóm chọn sản phẩm đẹp nhất trình bày.
- GV cùng HS chọn bài gấp đẹp nhất tuyên dương.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết gấp máy bay phản lực tuần sau.
HĐNG: LAO ĐỘNG LÀM SẠCH TRƯỜNG LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS biết cách làm vệ sinh trường lớp và giữ cho trường lớp luôn sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chổi đót, khăn lau, sọt rác, xô nước…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của HS.
B - Bài mới:
1, Giới thiệu yêu cầu tiết học:
2, Phổ biến các cong tác làm vệ sinh tiết học.
- GV hướng dẫn cách làm vệ sinh.
- Phân cong công việc cho các tổ.
+ Tổ 1: Quét nhà.
+ Tổ 2: Lau cửa kính.
+ Tổ 3: 2 bạn quét mạng nhện, số HS còn lại của tổ lau bảng, bàn ghế.
- HS làm vệ sinh, GV giúp HS làm đúng.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét, tuyên dương tỏ và cá nhân làm tốt.
- Để giữ cho trường lớp luôn sạch đẹp ta cần phải àm gì?
- Dặn HS thực hiện theo những điều đã học.
Ngày soạn: 19/09/2006
Ngày giảng: 21/09/2006
Tập đọc: GỌI BẠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Rèn luyện kỷ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn đoạn 1,2: Đọc đúng các từ: thuở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo.
- Biết ngắt nhịp hợp lý ở từng câu thơ.
- Biết đọc với giọng tình cảm, nhấn giọng lời gọi bạn tha thiết của Dê Trắng.
2. Rèn kỉ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài.
- Nắm được ý của mỗi khổ thơ
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng
3. Học thuộc lòng cả bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Tranh minh hoạ
Bảng phụ viết sẵn câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 Học sinh đọc bài “ Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A ”. Trả lời câu hỏi 1, 3 sách giáo khoa.
B - Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt độ
File đính kèm:
- giao an lop 2 tuan 3(1).doc