Giáo án lớp 2 tuần 32 - Trường Tiểu học Văn Hải

Tập đọc - tiết 94 + 95

CHUYỆN QUẢ BẦU

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 + Đọc mạch lạc cả bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.

 + Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên.(Trả lời được CH1,2,3,5)

 + HS khá,giỏi trả lời được câu hỏi 4.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 32 - Trường Tiểu học Văn Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn : 1/4/2013 Ngày dạy : Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013 Tập đọc - tiết 94 + 95 Chuyện quả bầu I/ Mục đích, yêu cầu : + Đọc mạch lạc cả bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng. + Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên.(Trả lời được CH1,2,3,5) + HS khá,giỏi trả lời được câu hỏi 4. II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III/ Các hoạt động dạy - học : Tiết 1 TG Các hoạt động dạy và học Nội dung 5’ 35’ - Đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác và trả lời các câu hỏi nội dung bài: - GV nhận xet, ghi điểm a) Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ đọc truyện Chuyện quả bầu - một truyện cổ tích của dân tộc Khơ mú, giải thích về nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước Việt nam ta. Ghi đầu bài. b) Luyện đọc : * Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài ; giọng kể chậm rãi (đoạn 1) ; chuyển giọng nhanh hơn, hồi hộp, căng thẳng (đoạn 2 : tai hoạ ập đến) ; ngạc nhiên (đoạn 3: hai vợ chồng thấy có tiếng người trong quả bầu rồi nhữngcon người bé nhỏ từ đó chui ra). *Đọc từng câu và luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng. - Yêu cầu HS đọc từng câu. GV nghe và chỉnh sửa cho HS. * Đọc theo đoạn và hướng dẫn ngắt giọng . - Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và luyện đọc các câu dài - Hướng dẫn HS giọng đọc phù hợp của từng đoạn và luyện đọc từng đoạn. - Gọi HS đọc các từ được chú giải trong SGK. * Đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm. * Đọc đồng thanh A. Bài cũ : B. Bài mới : 1. Luyện đọc - luyện đọc các từ : lạy van, ngập lụt, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt, biển nước. - luyện đọc câu : + Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.(nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm ; nhấn giọng ở những từ ngữ được in đậm, giọng đọc dồn dập) + Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người nhỏ bé nhảy ra. Người Khơ - mú nhanh nhảu ra trước, dính than / nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê -đê, người Ba-na, người Kinh... / lần lượt ra theo. (nhịp đọc nhanh hơn, giọng ngạc nhiên) Tiết 2 40’ - Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt ? - Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì ? - Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt ? - Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt ? - Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt - Những con người đó là tổ tiên những dân tộc nào ? - Kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết ? - Đặt tên khác cho câu chuyện. - 3, 5 HS thi đọc lại truyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân đọc hay. Luyện đọc lại * Câu chuyện về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam giúp cho em hiểu điều gì ? - Nhận xét tiết học. - Bài sau : Quyển sổ liên lạc 2) Tìm hiểu bài - Lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật. - Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên hai vợ chồng cách phòng lụt. - Làm theo lời khuyên của dúi : lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. - Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không còn một bóng người. - Người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất bầu lên giàn bếp. Một lần hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp, lấy bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra Khơ-mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh - Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam / Cùng là anh em / Anh em cùng một tổ tiên / Anh em cùng một mẹ ... 4) Luyện đọc lại C. Củng cố, dặn dò : - Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Phải thương yêu, giúp đỡ nhau. -------------------------------------------------------- Toán - tiết 156 Luyện tập(tr 164) I/ Mục đích, yêu cầu : + Biết sử dụng một số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.. + Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. + Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản . + HS cả lớp làm các BT 1,2,3. + HS khá, giỏi làm hết các BT. II/ Đồ dùng dạy học : - Các tờ giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.. - HS có đầy đủ SGK, vở viết… III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy Nội dung 4 33 2’ - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau : Tính : 200 đồng + 500 đồng = 200 đồng + 700 đồng = 200 đồng + 500 đồng + 300 đồng = - Nhận xét, cho điểm. a) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập một số kĩ năng liên quan đến việc sử dụng tiền Việt Nam. Ghi đầu bài. b) Luyện tập : - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS đọc chữa bài lớp đổi vở kiểm tra. - Nhận xét chữa bài. *Gọi 1HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét chữa bài. *Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét chữa bài. * Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét chữa bài. * Nhận xét giờ học. A. Bài cũ : B. Bài mới : Luyện tập * Bài 1: Mỗi túi có bao nhiêu tiền ? * Bài 2 : Mua rau : 600 đồng Mua hành : 200 đồng ? đồng * Bài 3: Viết số tiền trả lại vào ô trống (theo mẫu) : An mua rau hết An đưa người bán rau Số tiền trả lại 600 đồng 700 đồng 100 đồng 300 đồng 500 đồng 700 đồng 1000 đồng 500 đồng 500 đồng C. Củng cố, dặn dò : ------------------------------------------------------------- Thể dục – Tiết 63 (Đ/c Phong dạy) -------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 1/4/2013 Ngày dạy : Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013 Đạo đức - tiết 32 Quyền và bổn phận của trẻ em I/ Mục đích, yêu cầu : Giúp HS nắm được những quyền và bổn phận của trẻ em. II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học. III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy và học Nội dung 5’ 30’ 2’ - Vì sao phải bảo vệ loài vật có ích ? - Bảo vệ loài vật có ích có lợi gì ? - Nêu ghi nhớ của bài. - GV nhận xét và đánh giá. a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ học về quyền và bổn phận của trẻ em. Ghi đầu bài . b) Các hoạt động chính : Chủ đềi 1: Tôi là một đứa trẻ - Trẻ em khi được sinh ra có những quyền gì? - Trẻ em khi được sinh ra có những bổn phận gì ? - HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại kết luận. - GV kết luận : Chủ đề 2: Gia đình - Trong gia đình, trẻ em có những quyền gì ? - Trong gia đình, trẻ em có những bổn phận gì ? - HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại kết luận. - GV kết luận : Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng - Đối với đất nước và cộng đồng, trẻ em có những quyền gì ? - Đối với đất nước và cộng đồng, trẻ em có những bổn phận gì ? - HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại kết luận. + GV kết luận : Chủ đề 4: Trường học - Khi đến trường, trẻ em có những quyền gì ? - Khi đến trường, trẻ em có những bổn phận gì ? - HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nh ắc lại kết luận. + GV kết luận : Chủ đề 5: ý kiến của em - Trẻ em có những quyền gì ? - Trẻ em có những bổn phận gì ? - HS trả lời theo hiểu biết của mình, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại kết luận. + GV kết luận : * GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học. A. Bài cũ: B. Bài mới: 1. Chủ đề 1: Tôi là một đứa trẻ *KL: Trẻ em là một công dân tương lai, được quyền bảo vệ chăm sóc để phát triển toàn diện. Trẻ em không phân biệt màu da, giàu nghèo, giới tính, dân tộc đều được đối xử bình đẳng. Do vậy chúng ta có bổn phận tôn trọng các đặc điểm riêng, các sở thích riêng của mỗi người 2.Chủ đề 2: Gia đình *KL: Công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ghi nhận những quyền mà các em được hưởng trong gia đình như : quyền được yêu thương chăm sóc, quyền được nuôi dạy để em ttrưởng thành. Do vậy mà các em cũng cần có bổn phận yêu quý và chăm sóc những người trong gia đình. 3. Chủ đề 3: Đất nước và cộng đồng *KL: Trẻ em không phân biệt trai gái giàu nghèo dân tộc đều được hưởng các quyền từ cộng đồng : được chăm sóc về thể chất, tinh thần, an toàn xã hội, được bảo vệ tránh phải lao động nặng nhọc, tránh bị xâm hại về thân thể. 4.Chủ đề 4: Trường học * KL: Trường học là nơi em được họctập, vui chơi và tham gia những hoạt động để phát triển tài năng. Mọi trẻ em đều có quyền được hưởng sự giáo dục trong điều kiện tốt nhất có thể được 5.Chủ đề 5: ý kiến của em * KL: trẻ em có quyền bày tỏ nhứng suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của mình về tất cả những vấn đề có liên quan. Mỗi người đều có ý kiến riêng về những vấn đề có liên quan và có quyền bảy tỏ những ý kiến đó. Chúng ta cần tự hào về quyền đó và mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến của mình C. Củng cố, dặn dò: ----------------------------------------------------------------------- Chính tả - tiết 63 Tập chép: Chuyện quả bầu I/ Mục đích, yêu cầu : - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn trích trong bài Chuyện quả bầu. Qua đó biết viết hoa đúng tên các dân tộc Việt Nam trong bài chính tả. - làm được BT2a/b hoặc BT3a/b II/ Đồ dùng dạy - học : GV: Bảng phụ viết bài tập chép, nội dung bài tập 2. HS : Có đủ đồ ding học tập III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy và học Nội dung 4’ 1’ 5’ 15’ 10’ 2’ - 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con - Nhận xét bài viết Cây dừa, chữa lỗi HS sai nhiều. a) Giới thiệu bài : Trong giờ chính tả hôm nay, cô b) b, Tiến hành các hoạt động HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết : * Ghi nhớ nội dung đoạn viết : - Treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần viết. - Gọi HS đọc lại đoạn văn. - Bài tập chép này nói điều gì ? * Hướng dẫn viết từ khó : - Tìm những tên riêng trong đoạn chép - Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con. - Chỉnh sửa lỗi cho HS. *Hướng dẫn cách trình bày : - Viết tên truyện vào giữa trang vở, khi xuống dòng, chữ đầu viết lui vào 1 ô, viết hoa các chữ cái đầu câu và các tên riêng. * Chép bài : - Nhìn bảng chép bài. - GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS. * Soát lỗi : - Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. * Chấm bài : - Thu và chấm 10 - 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS. c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả : - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét chữa bài. * Nhận xét tiết học. - Bài sau Tiếng chổi tre A. Bài cũ : B. Bài mới : 1. Hướng dẫn chính tả - Bài giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta Khơ - mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê- đê, Ba - na, Kinh - Viết các từ : Khơ - mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê- đê, Ba - na, Kinh 2. Luyện tập a, Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống + l hay n ? Bác làm nghề chở đồ đã năm năm ...ay. Với chiếc thuyền ...an ...ênh đênh trên mặt nước, ngày ...ày qua tháng khác, bác chăm ...o đưa khách qua ...ại trên sông. + v hay d Đi đâu mà ...ội mà ...àng Mà ...ấp phải đá mà quàng phải ...ây Thong thả như chúng em đây Chẳng đá nào ...ấp, chẳng ...ây nào quàng. C. Củng cố, dặn dò : -------------------------------------------------------- Toán - tiết 157 Luyện tập chung (tr 165) I/ Mục đích, yêu cầu : + Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. + Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị + Xác định của một nhóm đã cho. + Biết giải bài toán về “nhiều hơn” có đơn vị đồng. + HS cả lớp thực hiện làm các Bt 1, 3, 5 + HS khá, giỏi làm hết BT còn lại. II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, 2, 4. III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy Nội dung 4’ 33’ 2’ - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau : Viết số con thiếu vào chỗ trống : 200 đồng + ... đồng = 500 đồng 200 đồng + ... đồng = 700 đồng 200 đồng + ... đồng + 200 đồng = 900 đồng - Nhận xét, cho điểm. a) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập củng cố về kĩ năng đọc, viết, so sánh và phân tích các số có ba chữ số. Ghi đầu bài. b) Luyện tập : * Gọi 2HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét chữa bài. - Nêu cách đọc và viết các số có ba chữ số? * Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét chữa bài. - Nêu cách so sánh hai số có ba chữ số *Gọi 2 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét chữa bài. - Bài toán này thuộc dạng toán nào ? * Nhận xét giờ học A. Bài cũ : B. Bài mới : Luyện tập chung * Bài 1: Viết số và chữ số thích hợp (theo mẫu) Đọc số Viết số TR CH ĐV Một trăm hai mươi ba 123 1 2 3 Bốn trăm mười sáu 5 0 2 299 9 4 0 * Bài 3: 875 ... 785 321 ... 298 697 ... 699 900 + 90 + 8 ... 1000 599 ... 701 732 ... 700 + 30 + 2 * Bài 5: Bài toán về nhiều hơn C. Củng cố, dặn dò : Kể chuyện - tiết 32 Chuyện quả bầu I/ Mục đích, yêu cầu : + Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV, kể lại được từng đoạn truyện Chuyện quả bầu(BT1, 2). * HS khá, giỏi;Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước(BT3). II/ Đồ dùng dạy - học : + 3 tranh minh hoạ SGK III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy và học Nội dung 5’ 33’ 2’ - Gọi 4 HS kể lại chuyện Chiếc rễ đa tròn. - Nhận xét cho điểm a, Giới thiệu bài : Tiết tập đọc hôm qua, các em đã học bài tập đọc Chuyện quả bầu. Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này. b, Hướng dẫn kể chuyện : a, Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý : - Gọi HS đọc yêu cầu của BT 1. - Yêu cầu HS quan sát 2 tranh và dựa vào câu hỏi gợi ý đê kể lại từng đoạn. + Đoạn 1 : - Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì ? - Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì + Đoạn 2 : - Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Cảnh vật xung quanh như thế nào ? - Tại sao cảnh vật lại như vậy ? - Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt - Gọi HS đọc yêu cầu BT2 + Đoạn 3 : - Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng ? - Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí ? - Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì ? - Những người nào được sinh ra từ quả bầu ? - Yêu cầu HS kể từng đoạn dựa theo nội dung từng tranh trong nhóm - Gọi đại diện các nhóm thi kể từng đoạn theo 2 hình thức : + Mỗi nhóm 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn + 3 HS đại diện cho 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn. b, Kể lại toàn bộ câu chuyện : - Gọi HS đọc yêu cầu BT 3 - Yêu cầu HS đọc phần mở đầu. - Phần mở đầu nêu lên điều gì ? - Đây là cách mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn - Gọi 2, 3 HS đại diện cho 2, 3 nhóm HS thi kể toàn bộ câu chuyện theo phần mở đầu trước lớp - Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt. * Nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể cho người thân nghe. A. Bài cũ : B. Bài mới : 1. Kể từng đoạn truyện theo gợi ý - Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con dúi. Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông - Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa - Vì lụt lội, mọi người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước - Mưa to, gió lớn, sấm chớp đùng đùng, nước ngập mênh mông, tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước - Người vợ sinh ra một quả bầu - Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu - Người vợ lấy que đốt thành cái dùi rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu - Người Khơ mú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ba na, người Êđê, người Kinh ... 2. Kể toàn bộ câu chuyện C. Củng cố, dặn dò : -------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 1/4/2013 Ngày dạy : Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013 âm nhạc - Tiết 32 (Đ/c Dự dạy) ------------------------------------------------------------- Tập đọc - tiết 96 Tiếng chổi tre I/ Mục đích, yêu cầu : + Biết ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các câu thơ theo thể tự do. + Hiểu nội dung: Chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn sạch đẹp.(Trả lời được CH trong SGK; thuộc 2 khổ tơ cuối bài) + HS khá,giỏi trả lời được câu hỏi 4 II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy và học Nội dung 38’ 2’ - Đọc bài Chuyện quả bầu và trả lời câu hỏi nội dung bài. - Nhận xét cho điểm . a) Giới thiệu bài : Bài thơ Tiếng chổi tre viết về một người lao động bình thường trên đất nước ta. Qua bài thơ các em sẽ hiểu nhờ công sức của ai mà đường phố của chúng ta được gìn giữ sạch đẹp và chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn người lao động đó. Ghi đầu bài. b) Luyện đọc * Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm, đọc vắt dòng nhờ kết hợp nghỉ hơi đúng mức cuối mỗi dòng thơ, nghỉ hơi dài hơn ở giữa các ý thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. * Luyện đọc từng câu và phát âm. - Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó dễ lẫn đã viết trên bảng. - Gọi HS đọc từng ý thơ. * Luyện đọc từng đoạn và ngắt câu dài. - Yêu cầu HS tìm cách ngắt nhịp, nghỉ hơi ở một số câu thơ - Gọi HS đọc từng đoạn thơ, chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài. *Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc từng đoạn, cả bài giữa các nhóm. - Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ? - Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công ? - Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ? - HS tự đọc nhẩm thuộc bài thơ. - Nhiều HS nối tiếp nhau thi đọc thuộc bài thơ. - Nhận xét và cho điểm. * Nhận xét tiết học . - Bài sau : Bóp nát quả cam A. Bài cũ : B. Bài mới : Tiếng chổi tre 1. Luyện đọc - luyện đọc các từ : lắng nghe, quét. - luyện đọc đoạn thơ : Những đêm hè/ Những đêm đông / Khi ve ve / Khi cơn giông / Đã ngủ // Vừa tắt // Tôi lắng nghe / Tôi đứng trông / Trên đường Trần Phú Trên đường lạnh / ngắt/ Tiếng chổi tre / Chị lao công/ Xao xác / Như sắt / Hàng me // Như đồng // Tiếng chổi tre / Chị lao công / Đêm hè / Đêm đông / Quét rác...// Quét rác ... // 2) Tìm hiểu bài - Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những đêm hè rất muộn, khi ve cũng đã mệt, không kêu nữa và vào những đêm đông lạnh giá, khi cơn giông vừa tắt. - Những câu thơ Chị lao công / Như sắt / Như đồng tả vẻ đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ của chị lao công. - Chị lao công làm việc rất vất vả cả những đêm hè oi bức, cả những đêm đông giá rét. Nhớ ơn chị lao công, em hãy giữ cho đường phố sạch đẹp 4) Học thuộc lòng bài thơ C. Củng cố, dặn dò : -------------------------------------------------------- Toán - tiết 158 Luyện tập chung (tr 166) I/ Mục đích, yêu cầu : - Biết sắp thứ tự các số có ba chữ số - Cộng trừ các số có ba chữ số. - Biết cộng trừ nhẩm các số tròn choc, tròn trăm có kèm đơn vị đo. - Biết xếp hình đơn giản. - HS cả lớp: Thực hành làm lần lượt các BT2, 3,4,5 - HS khá, giỏi làm hết các BT còn lại II/ Đồ dùng dạy học : GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 5. HS: Có đầy đủ đồ dùng III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy Nội dung 4’ 33’ 2’ - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau : Phân tích các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị : 456 ; 698 ; 704 ; 260 - Nhận xét, cho điểm. a) Giới thiệu bài : b) Luyện tập : * Yêu cầu HS làm bài, - Nhận xét chữa bài. - Nêu cách so sánh hai số có ba chữ số *Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài, 1HS đọc bài làm, lớp đổi vở chữa - Nhận xét chữa bài. - Nêu cách xếp thứ tự các số trên *Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét chữa bài. - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 635 + 241 ; 896 - 133 * Gọi 2 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét chữa bài. - Nêu cách tính nhẩm các phép tính trên * Gọi HS đọc đề bài -Yêu cầu HS làm bài.Nhận xét chữa bài. - Nhận xét chữa bài. - Hình tam giác có đặc điểm gì ? * Nêu cách đặt tính và thực hiện phép cộng và phép trừ hai số có ba chữ số (không nhớ) trong phạm vi 1000 - Nhận xét giờ học. A. Bài cũ : B. Bài mới : Luyện tập chung(tr 166) * Bài 2 : Viết các số 857 ; 678 ; 599 ; 1000 ; 903 theo thứ tự : a, Từ bé đến lớn b, Từ lớn đến bé * Bài 3: Đặt tính rồi tính : 635 + 241 970 + 29 896 - 133 295 - 105 * Bài 4: Tính nhẩm 600m + 300m 700cm + 20cm 20dm + 500dm 1000km - 200km * Bài 5: Xếp 4 hình tam giác nhỏ thành hình tam giác to C. Củng cố, dặn dò : -------------------------------------------------------- Luyện từ và câu - tiết 32 Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy I/ Mục đích, yêu cầu : + Biết sắp xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau(từ trái nghĩa) theo từng cặp(BT1). + Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống(BT2) II/ Đồ dùng dạy - học : - GV: + Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2 - HS: Có đầy đủ đồ ding học tâp. III/ Các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động dạy và học Nội dung 4’ 33’ 3’ - Gọi HS làm bài tập 2, 3 tuần 31 - Nhận xét, cho điểm a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen với khái niệm từ trái nghĩa, luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. Ghi đầu bài. b) Hướng dẫn làm bài tập : * Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét bài làm của bạn. - GV chốt lại lời giải đúng, gọi HS đọc lại bài làm. *Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Trò chơi : Ô chữ + GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống : đen, no, khen, béo, thông minh, nặng, dày + Gọi HS xung phong lên lật chữ, HS lật được từ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài - Nhận xét tiết học. A. Bài cũ : B. Bài mới : Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy * Bài tập 1: Xếp các từ cho dưới đây thành tứng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) a, đẹp, ngắn, nóng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài b, lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen c, trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm Lời giải a, đẹp - xấu, ngắn - dài, nóng - lạnh, thấp - cao. b, lên - xuống, yêu - ghét, khen - chê. c, trời- đất, trên - dưới, ngày - đêm. * Bài tập 2: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau C. Củng cố, dặn dò : -------------------------------------------------------- Tự nhiên & Xã hội - tiết 32 Bài 32 : Mặt trời và phương hướng I/ Mục tiêu : Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt trời mọc và lặn. * Dựa vào Mặt Trời, biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào? II/ Đồ dùng dạy - học : + Tranh vẽ sgk. III/ Các hoạt động dạy - học : TG Các hoạt động dạy Nội dung 5’ 30’ 2’ 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra. - Mặt trời có hình dạng thế nào ? - Tại sao ta không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, đặc biệt là lúc giữa trưa ? - Em hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt trời lặn rồi không bao giờ mọc nữa ? a) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Mặt trời và phương hướng. Ghi đầu bài. b) Các hoạt động chính : Hoạt động 1 : Làm việc với sgk Mục tiêu: HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt trời mọc là phương Đông. Cách tiến hành - Yêu cầu HS mở sgk và đọc câu, trả lời câu hỏi - Hằng ngày Mặt trời mọc vào lúc nào, lặn vào lúc nào ? - Trong không gian có mấy phương chính đó là phương nào ? - Mặt trời mọc ở phương nào lặn ở phương nào ? * Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt trời” ? Mục tiêu : + HS biết nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt trời + HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt trời Cách tiến hành + GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trong sgk và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt trời - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình - GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt trời : - Cho HS chơi trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm, mỗi nhóm có 7HS - GV tuyên dương các nhóm làm đúng * Nhận xét tiết học - Bài sau Mặt Trăng và các vì sao A.Bài cũ: B. Bài mới : Mặt trời và phương hướng 1. Làm việc với sgk - Hằng ngày Mặt trời mọc vào lúc sáng sớm, lặn vào lúc chiều tối - Tr

File đính kèm:

  • docGA - TUAN 32.doc
Giáo án liên quan