Toán: 29 + 5
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5
- Củng cố những hiển biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời + bảng gài.
Học sinh : 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 1 Học sinh giải bài 4 → Nhận xét, ghi điểm.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 4 - Trường tiểu học Đông Lễ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn: 23/09/2006
Ngày giảng:25/09/2006
Toán: 29 + 5
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5
- Củng cố những hiển biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời + bảng gài.
Học sinh : 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 1 Học sinh giải bài 4 → Nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- Giáo viên nêu phép cộng để dẫn ra phép cộng 29 + 5 =?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác với các que tính → Kết quả: 29 + 5 = ?
? 29 que tính thêm 5 que tính là mấy que tính ( 34 que tính )
? 29 + 5 = ? ( 29 + 5 = 34 )
- Giáo viên giúp học sinh tự nhận biết và sử dụng các thao tác “ phân tích ” “ tổng hợp ” số như sau.
29 + 5 = 20 + 9 + 5
= 20 + 9 + 1 + 4
= 20 + 10 + 4
= 30 + 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt tính rồi tính.
C - Thực hành
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những học sinh lúng túng.
- Học sinh tự chữa bài.
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn mẫu phần a.
- Học sinh tự làm phần b, c.
- Khi chữa bài nên yêu cầu học sinh nêu cách tính.
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên giúp học sinh vẽ các điểm, ghi tên điểm vào vở.
- Học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh nên nêu từng hình vuông: ABCD, MNPQ.
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại bài.
- Dặn: Ôn bài + xem các bài tập ở vở Bài tập toán.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc: BÍM TÓC ĐUÔI SAM ( 2 tiết )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng từ ngữ: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, nghượng nghịu, …
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Biết đọc phân biệt người kể chuyện với giọng nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa được các từ ngữ được chú giải trong bài: bím tóc, đuôi sam, tết, loạng choạng, nghượng nghịu, phê bình.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học: cần đối xử tốt với các bạn gái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 1 Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ gọi bạn ” và nêu nội dung bài thơ.
B - Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
• Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp với giair nghĩa từ.
- Đọc từng câu
· Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp
· Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi, nhận giọng đúng.
· Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải sau bài.
? Khóc như thế nào ta nói là đầm đìa nước mắt.
? Em hiểu đối xử tốt là đối xử như thế nào? →đặt câu có từ “đối xử tốt ”
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Học sinh chú ý lắng nghe.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh trả lời → đặt câu.
Nhóm 4.
Học sinh đọc đồng thanh 1, 2 đoạn.
Tiết 2
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1:
? Các bạn gái khen Hà như thế nào
Câu 2:
? Vì sao Hà khóc
Giáo viên hỏi: Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn?
Câu 3: Giáo viên hỏi
? Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào.
? Vì sao lời khen của Thầy làm cho Hà nín khóc và cười ngay.
Câu 4:
?Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì
d. Luyện đọc lại
1 Học sinh đọc câu hỏi
Học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 → Trả lời
1 Học sinh đọc câu hỏi.
Học sinh trả lời.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh đọc thầm đoạn 3.
Học sinh trả lời.
Học sinh phát biểu.
Học sinh đọc thầm đoạn 4 → Trả lời.
2, 3 nhóm tự phân vai và thi đọc toàn truyện.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
? Qua câu chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
→ Giáo viên chốt.
- Dặn: Tập đọc thêm bài ở nhà để chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Đạo đức: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI ( tiết 2 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Sách giáo khoa trang 23.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai cho hoạt động 1.
Phiếu giao việc ( hoạt động 2 ); Phiếu giao việc ( hoạt động 1 ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên chia nhóm học sinh ( nhóm 4 ), phát phiếu giao việc.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai 1 tình huống
- Các nhóm lên trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm.
- Cả lớp nhận xét.
→ Giao viên kết luận
- Giáo viên kết luận cho từng tình huống → Kết luận chung.
B - Thảo luận
- Giáo viên chia nhóm học sinh ( nhóm 4 ), phat phiếu giao việc
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Cả lớp nhận xét.
→ Giáo viên nhận xét.
C - Tự liên hệ
- Giáo viên mời 1 số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi
- Học sinh lên trình bày.
- Giáo viên cùng học sinh phân tích tìm ra cách giải quyết đúng.
- Giáo viên khen những học sinh trong lớp biết nhận lỗi và sữa lỗi.
→ Kết luận chung: Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- Nhận xét giờ học.
BUỔI CHIỀU
Mỹ thuật:
( Giáo viên bộ môn dạy )
Thể dục: BÀI 7
( Giáo viên bộ môn dạy )
Âm nhạc: XOÈ HOA
( Giáo viên bộ môn dạy )
Ngày soạn: 24/09/2006
Ngày giảng: 26/09/2006
Kể chuyện: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 câu chuyện bằng lời nói của mình.
- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 2 tranh minh hoạ trong sách giáo khoa ( phóng to ).
Những mãnh bìa ghi tên nhân vật Hà, Tuấn, Thấy giáo, người kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh kể lại câu chuyện “ Bạn của Nai Nhỏ ” theo lối phân vai.
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn học sinh kể
- Kể lại đoạn 1, 2.
· Học sinh quan sát từng tranh trong sách giáo khoa, nhớ lại nội dung các đoạn 1, 2 của câu chuyện để kể lại.
- Câu hỏi gợi ý
? Hà có bím tóc ra sao? Khi Hà đến trường mấy bạn gái reo lên thế nào? ( tranh 1 )
? Tuấn có trêu chọc Hà thế nào? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì? ( tranh 2 )
- 2 Học sinh thi kể đoạn 1 theo tranh 1, 2 học sinh thi kể đoạn 2 theo tranh 2. - Lớp, giáo viên nhận xét.
- Kể lại đoạn 3: 1 học sinh đọc yêu cầu.
· 1 vài học sinh kể.
· Học sinh tập kể trong nhóm.
· Đại diện nhóm thi kể lại đoạn 3 → Lớp, giáo viên nhận xét.
- Phân vai, dựng lại truyện.
· Bước 1: Giáo viên làm người dẫn chuyện, 1 học sinh nói lời của Hà, 1 học sinh nói lời của Tuấn, 1 học sinh nói lời của Thầy giáo.
· Bước 2: 4 học sinh kể lại chuyện theo 4 vai.
· Bước 3: 2 Nhóm thi kê theo vai ( học sinh tự hình thành nhóm )
- Lớp, giáo viên nhận xét.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn: Về kể lại cho người thân nghe, tập dựng hoạt cảnh theo nhóm.
Toán: 49 + 25
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25 ( tự đặt tính rồi tính ).
- Củng cố phép cộng dạng 9 + 5 và 29 + 5 đã học.
- Củng cố tìm tổng của 2 số hạng đã biết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 7 bó 1 chục que tính và 25 que tính rời + bảng gài.
Học sinh : 7 bó 1 chục que tính và 25 que tính rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên ghi bảng: 39 + 5, 59 + 7
- 2 Học sinh lên bảng đặt tính rồi tính
→ Nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Giới thiệu phép cộng 49 + 25
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn ra phép cộng 29 + 5 =?
- Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả của phép cộng 49 + 25 = ?
? 49 que tính thêm 25 que tính là mấy que tính ( 74 que tính )
? 29 + 5 = ? ( 29 + 5 = 34 )
- Hướng dẫn học sinh tự đắt tính rồi tính.
· 1 Học sinh lên bảng đặt tính rồi tính. Lớp làm bảng con.
→ Học sinh nhận xét, nêu cách thực hiện.
C - Thực hành
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm rồi chữa bài.
- Khi chữa bài cho học sinh nêu cách tính.
Giáo viên lưu ý học sinh viết tổng sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tự kẻ ô và viết từng phép tính vào vở rồi tính.
· Trước khi học sinh làm bài vào vở, cho học sinh củng cố đâu là số hạng đâu là tổng trong phép tính 9 + 6.
· Hướng dẫn học sinh tự trao đổi vở, chấm bài cho nhau.
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Giáo viên giúp học sinh tóm tắt bài toán.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Học sinh tự giải bài toán vào vở.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh chậm
→ Chấm, chữa bài.
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Dặn: Ôn bài
- Nhận xét giờ học.
Chính tả: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn đối thoại trong bài.
- Luyện viết đúng quy tắc chính tả với iê/yê ( iên/ yên ) làm đúng các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Bảng lớp chép bài chính tả
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh lên bảng viết lớp viết bảng con:
· nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngả
· cây gỗ, màu mỡ
- 2 học sinh lên bảng viết họ tên 1 bạn thân của mình
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn nghe - viết
Giáo viên đọc bài chép – 2 học sinh đọc lại.
? Đoạn văn nói về cuộc trò chuyên giữa ai với ai
? Vì sao Hà không khóc nữa
? Bài chính tả có những dấu câu gì
Giáo viên lần lượt hỏi - học sinh trả lời
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ hay nhầm vào bảng con: Thầy giáo, khuôn mặt, nín, …
- Học sinh chép bài vào vở
- Giáo viên nhắc học sinh: ghi tên bài ở giữa, chữ đầu mỗi dòng viết cách lề 1 ô, ghi đúng dấu gạch ngang, nhìn bảng đọc từng cụm từ rồi viết.
- Học sinh soát lại bài .
- Giáo viên chấm, chữa bài.
C - Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: 1 Học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- Lớp làm vào bảng con.
- 2 học sinh lên bảng thi làm đúng, nhanh, đọc kết quả.
- Lớp – giáo viên nhận xét.
- 1 Học sinh đọc lại quy tắc chính tả iê/yê
- Học sinh nhắc lại quy tắc:
- Lớp làm bài vào vở.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài tương tự bài 2.
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét tiết học, nhắc học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả với iê/yê.
- Dặn: Xem lại bài chính tả sửa hết lỗi.
Mỹ thuật: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY ĐƠN GIẢN
( Giáo viên bộ môn dạy )
BUỔI CHIỀU
BDPD: RÈN KỸ NĂNG ĐỌC, VIẾT BÀI: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS tiếp tục luyện dọc bài tập đọc đã học và trả lời được các câu hổi trong bài.
- Viết đúng chính tả đoạn 4 trong bài.
- Rèn ý thức tự giác trong học tập cho HS.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở chính tả của học sinh.
B - Bài mới:
1, Giáo viên nêu mục đích tiết học.
2, Học sinh luyện đọc.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- HS luyện đọc theo lối phân vai.
- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi (lưu ý HS yếu: Thắng, Thức, hồng Anh)
3, Hướng dẫn viết chính tả đoạn 4.
- GV đọc đoạn 4, HS tìm từ khó luyện viết bảng con.
- GV đọc bài - HS viết bài.
- GV đọc bài - HS dò bài, chữa lỗi.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
- Nhận xét giờ học.
Thực hành: THI KHÉO TAY GẤP HÌNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS biết gấp tên lữa, máy bay phản lực theo quy trình đã học.
- Biết trang trí sản phẩm đẹp và có thói quen giữ gìn vệ sinh lớp học.
- HS biết cách phóng tên lửa, máy bay phản lực.
- Rèn luyện đôi bàn tay khéo léo cho HS.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B - Bài mới:
1, Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học.
2, Tổ chức cho HS thi khéo tay.
- GV giúp HS nhớ lại các hình đã học.
- HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa, máy bay phản lực.
- HS thực hành gấp 1 trong 2 hình đã học.
- GV theo dõi giúp HS yếu hoàn thành sản phẩm.
3, Đánh giá sản phẩm.
- HS đánh giá sản phẩm của mình theo: Tổ, các tổ lần lượt dán sản phẩm của tổ mình đã chọn để thi cùng tổ bạn.
- HS tự đánh giá và bình chọn bài đẹp nhất.
- GV đánh giá xếp loại.
4, Thi phóng tên lửa:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS chơi theo nhóm của mình.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét s thức chuẩn bị và tinh thần làm bài của HS.
- Tuyên dương tổ, cá nhân có sản phẩm đẹp, đúng quy trình.
HĐNG: GIÁO DỤC THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp HS biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Rèn thói quen đánh răng hàng ngày.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Ca nước, kem đánh răng, bàn chải, khăn lau mặt.
B - Bài mới:
1, Ổn định tổ chức lớp:
2, Hướng dẫn HS thực hành:
- GV nêu câu hỏi, HS nêu quy trình đánh răng.
- Hằng ngày chúng ta cần đánh răng mấy lần? ( GV hướng HS nên đánh răng ngày 3 lần)
- 1 HS lên bảng thực hiện quy trính đánh răng, lớp nhận xét.
- GV thực hành trên mô hình các quy trình đánh răng.
- HS thực hành đánh răng theo nhóm 3.
- Hằng ngày chúng ta cần phải làm gì để bảo quản răng (Đánh răng hằng ngày, không được ăn đồ ăn quá nong hoặc quá lạnh …không nên ăn đồ ngọt vào buổi tối )
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- Dặn thực hành đánh răng hằng ngày.
Ngày soạn: 25/09/2006
Ngày giảng: 27/09/2006
Tập viết: CHỮ HOA C
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Rèn kĩ năng viết chữ.
- Biết viết chữ C theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ “ Chia nhọt sẽ bùi ” cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Mẫu chữ cái viết hoa C.
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cở nhỏ trên dòng kẻ li.
Chia ( dòng 1 ), Chia ngọt sẻ bùi ( dòng 2 )
Học sinh : Vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con B, Bạn
B - Bài mới:
a. Giáo viên giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn viết chữ hoa
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét chữ C
· Giáo viên giới thiệu chữ mẫu - học sinh quan sát, nhận xét.
· Giáo viên hướng dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
· Giáo viên viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
· Học sinh tập viết 2 lượt chữ C – Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- Học sinh đọc: Chia ngọt sẻ bùi.
- Học sinh hiểu nghĩa cụm từ: thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Học sinh quan sát mẫu chữ → Nhận xét về chiều cao từng chữ, cách đặt dấu thanh.
- Giáo viên nhắc học sinh viết đúng khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng
· Giáo viên viết mẫu: Chia
· Học sinh luyện viết chữ “ Chia ” vào bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn.
d. Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết.
- Học sinh tập viết, giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu kém.
C - Chấm, chữa bài
- Giáo viên chấm 5 đến 7 bài - Nhận xét
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn: Về nhà luyện viết tiếp vào vở.
Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh
- Củng cố và rèn kĩ năng thực hiên phép cộng dạng 9 + 5, 29 + 5, 49 + 25 ( cộng qua 10, có nhớ dạng tính viết ).
- Củng cố kĩ năng so sánh số, kĩ năng giải toán có lời văn.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng ( trắc nghiệm và lựa chọn ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
A -Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên ghi bảng: 39 + 23; 59 + 37
- 2 Học sinh lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, gi đề.
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: 1 Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm
- Học sinh sử dụng bảng cộng “ 9 cộng với 1 số ” để làm tính nhẩm vào vở
- Học sinh nêu kết quả - giáo viên ghi bảng chữa bài.
Bài 2: Học sinh tự đọc đề và làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh chậm.
- Học sinh đổi chéo vở, kiểm tra bài.
- Chữa bài làm ở bảng.
Bài 3: 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài tập vào vở → Tự chữa bài.
- Học sinh giải thích cách thực hiện.
Bài 4: 1 Học sinh bài toán, lớp đọc thầm.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì
- Học sinh tự làm bài, chữa bài
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh chậm.
Bài 5: 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đọc tên các đoạn thẳng.
Giáo viên gợi ý học sinh tìm số các đoạn thẳng: Bắt đầu từ điểm M, có 3 đoạn thẳng MO, MP, MN; bắt đầu từ O có 2 đoạn thẳng: OP, ON; bắt đầu từ P có 1 đoạn thẳng: PN
Như vậy có tất cả là: 3 + 2 + 1 = 6 (đoạn thẳng )
? Vậy khoanh vào chữ nào ( chữ D ).
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại bài vừa luyện tập.
- Dặn: Về ôn bài và xem các bài tập ở vở Bài tập Toán.
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu:
TỪ CHỈ SỰ VẬT, TỪ NGỮ NGÀY, THÁNG, NĂM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Mở rộng vốn từ chỉ sự vật.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.
- Biết ngắt 1 đoạn văn thành những câu trọn ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại từ chỉ sự vật ở BT1.
Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên ghi bảng: Ai ( cái gì, con gì ) là gì?
- 2 học sinh đặt câu theo mẫu trên.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1( miệng ): 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài vào vở bài tập: Ghi từng dòng theo hàng ngang chỉ người chỉ đồ vật.
- Giáo viên chữa bài, lần lượt học sinh nêu miệng
- Lớp nhận xét, sửa lỗi.
Bài 2 ( miệng ): 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- 2 học sinh lên bảng nhìn sách giáo khoa nói theo mẫu sau đó tự nghĩ ra câu hỏi, câu trả lời ( 1 học sinh hỏi - 1 học sinh đáp, sau đó đổi vai ).
- Từng cặp học sinh thực hành hỏi đáp.
- Từng cặp học sinh thi hỏi – đáp trước lớp.
- Lớp, giáo viên nhận xét, bình chọn.
Bài 3 ( viết ): 1 học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập, nhắc học sinh sau khi ngắt đoạn văn thành 4 câu nhớ viết hoa những chữ đầu câu, cuối mỗi câu đặt dấu chấm.
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Giáo viên giúp học sinh chữa bài.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà tìm thêm các từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối xung quanh.
Âm nhạc: XOÈ HOA
(Giáo viên bộ môn dạy)
BUỔI CHIỀU
BDPD:LUYỆN BẢNG CỘNG 8 VỚI 1 SỐ,
ĐẶT TÍNH DẠNG: 29+5, 49+5. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 8+5
-Biết cách đặt tính các phép tính dạng 29+5, 45+5
-Biết giải toán có lời văn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra vở toán của HS
-HS xung phong đọc công thức cộng 8
B - Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS ôn tập
Bài tập: Tính
8+5= 8+6= 8+7=
8+4= 8+3= 8+8=
-HS làm bài, đọc kết quả
-HS cùng GV chữa bài
Bài 2: Tính nhẩm theo mẫu
8 + 4= 8+2+2
= 10 +2 = 12
8 +9 = 8+3= 8+7=
8 +6 = 8+8= 8+5=
-HS làm bài theo nhóm 5
-Đại diện 3 nhóm lên bảng làm bài
-GV nhận xét 3 nhóm làm bài , thu phiếu chấm bài cho các nhóm. Nhận xét.
Bài 3: >, <, = ?
GV ghi bảng
8+7…8+4 8+6…6+8 9+3…4+9
8+2…4+8 9+2…9+1 7+8…8+7
-3 HS lên bảng làm bài, Lớp làm bài vào vở
-HS cùng GV nhận xét chữa bài.
Bài 4:Đặt tính rồi tính
37+28= 49+35= 54+42=
67+18= 75+19= 73+18=
-Hs làm bài vào vở
-3 HS lên bảng chữa bài
- HS nhận xét, chữa bài vào vở
Bài 5:
- GV ghi bảng bài 54( TNC lớp 2)
- HS đọc bài toán, Tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở, chữa bài.
Bài 6: Giải bài toán theo tóm tắt
Cành trên có: 13 quả cam
Cành dưới hơn cành trên: 8quả cam
Hỏi cành dưới có:…quả cam?
- HS đọc tóm tắt
- Đọc bài toán theo tóm tắt
- HS xung phong lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài
Bài 6: Điền số còn thiếu vào ô trống( bài 62 TNC lớp 2)
- HS làm bài vào phiếu
-GV tổ chức cho HS chơi TC" điền đúng điền nhanh "
-HS 1nhóm 4 em (2nhóm) cùng lên bảng thi làm bài đúng, nhanh, HS còn lại ở dưới lớp làm BGK
-HS nhận xét
-GV nhận xét tuyên dương
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét tuyên dương
-Dặn HS học thuộc CT cộng 8
Ngày soạn: 26/09/2006
Ngày giảng: 28/09/2006
Tập đọc: TRÊN CHIẾC BÈ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: bãi lầy, bái phục, lăng xăng, hoan nghênh.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu
- Nắm được nghĩa các từ mới: ngao du thiên hạ, bèo sen, bái phục, lăng xăng.
- Hiểu nội dung. Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Tranh minh hoạ
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 Học sinh nối tiếp nhau đọc bài “ Bím tóc đuôi sam ”(mỗi em đọc 2 đoạn)
B - Bài mới:
BM1 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Luyện đọc
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
• Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
· Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh đọc các từ khó
- Đọc từng đoạn trước lớp
· Giáo viên hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng 1 số từ gợi tả gợi cảm
· Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới.
· Giáo viên giúp học sinh hiểu thêm từ: âu yếm, hoan nghênh
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh
c. Tìm hiểu bài
Câu 1:
? Dế Mén và Dế Trũi đi xa bằng cách nào
Giáo viên dòng sông với chỉ 2 chú dế có thể chỉ là 1 dòng nước nhỏ.
Câu 2:
? Trên đường đi đôi bạn thấy cảnh vât ra sao
Câu 3:
? Tìm những từ ngữ chỉ thái độ của con vật đối với 2 chú dế.
Giáo viên: Các con vật mà 2 chú dế gặp trong chuyến du lịch trên sông đều bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh 2 chú dế.
d. Luyện đọc lại
Học sinh chú ý lắng nghe.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
Say đắm, săn chắc, bãi, …
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh đặt câu có từ “âu yếm ”
Học sinh đọc theo nhóm 3.
Thi đọc từng đoạn, cả bài
Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
1 Học sinh đọc câu hỏi
Học sinh đọc đoạn 1, 2 → Trả lời
1 Học sinh đọc câu hỏi
Học sinh đọc thầm 2 câu đầu của đoạn 3 → Trả lời
1 Học sinh đọc câu hỏi
Học sinh đọc các câu còn lại → Trả lời
1 sô học sinh thi đọc lại bài văn.
→ Lớp nhận xét.
C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
? Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của 2 chú dế có điều gì thú vị
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Dặn: “ Tập đọc truyện dế mèn phiêu lưu kí ”.
- Nhận xét giờ học.
Toán: 8 CỘNG VỚI 1 SỐ: 8 + 5
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 từ đó lập và thuộc công thức 8 cộng với 1 số ( cộng qua 10 ).
- Chuẩn bị cơ sở để thực hiện phép cộng dạng 28 + 5, 38 + 25.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 20 que tính và bảng gài.
Học sinh : 20 que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 1 Học sinh lên bảng giải bài 4
→ Nhận xét, ghi điểm.
B - Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề
b. Giới thiệu phép cộng 8 + 4
- Giáo viên nêu bài toán: có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Học sinh thao tac trên que tính tìm ra kết quả.
Giáo viên nhận xét → hướng dẫn: Gộp 8 que tính với 2 que tính thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính cón lại là 13 que tính.
- Học sinh ghi nhớ: 8 + 5 = 13
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 8 + 5 theo sách giáo khoa:
Bước 1: Nêu bài toán: giáo viên nêu 8 + 5
Bước 2: Thực hiên trên que tính.
Bước 3: Đặt tính rồi tính: Học sinh tự đặt tính rồi tính vào bảng con → Nêu cách thực hiện.
c. Hướng dẫn học sinh tự lập bảng cộng dạng 8 cộng với 1 số
- Học sinh tự tìm kết quả như trên.
- Học sinh thuộc lòng các công thức vừa tìm.
C - Thực hành
Bài 1: 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tự nêu kết quả ở mỗi phép tính.
- Học sinh đọc kết quả → Lớp chữa bài.
Bài 2: 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm tính dọc, tìm kết quả dựa vào công thức 8 cộng với 1 số.
Lưu ý: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
Bài 3: 1 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm bài → Nêu kết quả tính nhẩm
Bài 4: Học sinh đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì
- Học sinh tự toán tắt và giải bài toán vào vở.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh yêu kém.
→ Chấm, chữa bài.
D - CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại bài.
- Dặn: Ôn bài.
- Nhận xét giờ học.
Chính tả: TRÊN CHIẾC BÈ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe, viết chính xác 1 đoạn trong bài “ Trên chiếc bè ”, biết trình bày bài.
- Củng cố quy tắc viết chính tả với iê/yê, làm đúng bài tập phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc vần ( d/r/gi/ân/âng ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung Bài tập 3a.
Học sinh : Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A -Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh
File đính kèm:
- giao an lop 2 tuan 4(1).doc