Tập đọc
T(13, 14): CHIẾC BÚT MỰC
(Dự kiến : 70 phút SGK trang40)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu được nội dung bài.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên đọc bài: “Trên chiếc bè” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
25 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Trường Tiểu Học Đức Hạnh 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
Tập đọc
T(13, 14): CHIẾC BÚT MỰC
(Dự kiến : 70 phút SGK trang40)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết nghỉ hơi sau các dấu câu. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu được nội dung bài.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên đọc bài: “Trên chiếc bè” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu, từng đoạn.
- Giải nghĩa từ:
+ Hồi hộp: không yên lòng, chờ đợi một điều gì đó.
+ Loay hoay: xoay trở mãi, không biết nên làm thế nào.
+ Ngạc nhiên: lấy làm lạ.
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm.
- Thi đọc cả bài.
Tiết 2:
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
a) Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực ?
b) Chuyện gì đã xảy ra với Lan ?
c) Vì sao Mai loay hoay với hộp đựng bút ?
d) Vì sao cô giáo khen Mai ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên hệ thống nội dung bài.
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn.
- Học sinh đọc phần chú giải.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất.
- Đọc đồng thanh cả lớp.
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Hồi hộp nhìn cô, Mai buồn lắm,
- Lan được viết bút mực nhưng Lan lại quên không mang bút.
- Cô khen mai vì Mai ngoan ngoãn biết giúp đỡ bạn.
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài theo vai.
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất.
Toán
T(21): 38 + 25
(Dự kiến : 35 phút SGK trang21)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng dạng 38 + 25
- Cộng có nhớ dạng tính viết.
- Củng cố phép cộng đã học dạng 8 + 5; 28 + 5.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: que tính: 5 bó 1chục; 13 que tính rời.
- Học sinh: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên bảng làm bài tập 1 trang 20.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 38 + 25.
- Giáo viên nêu: Có 38 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính: 38 + 25 = ?
+ Đặt tính,
+ Tính từ phải sang trái.
38
+ 25
63
* 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1
* 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6.
* Vậy 38 + 25 = 63.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, riêng bài 3 giáo viên cần hướng dẫn kỹ hơn để học sinh đọc được tên của mỗi hình.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
- Học sinh nêu lại bài toán.
- Học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả bằng 63.
- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính.
+ Bước 1: Đặt tính.
+ Bước 2: Tính từ phải sang trái.
- Học sinh nhắc lại.
- Ba mươi tám cộng hai mươi lăm bằng sáu mươi ba.
- Học sinh làm lần lượt từng bài theo yêu cầu của giáo viên.
Bài 1: Học sinh làm bảng con
38
+ 45
83
68
+ 4
72
58
+ 36
94
44
+ 8
52
Bài 2: Học sinh làm miệng
Số hạng
8
28
38
18
80
Số hạng
7
16
41
34
8
Tổng
15
44
79
52
88
- Bài 3: Học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở.
Đạo đức
T(5): GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Tiết 1)
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 8)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Học sinh hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.. biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp. Học sinh biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
- Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai, bộ tranh thảo luận nhóm.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên làm bài tập 3.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu ?
- Giáo viên kể chuyện
- Giáo viên chia nhóm để học sinh thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Tính bừa bãi của Dương khiến nhà cửa lộn xộn, khi cần phải mất công tìm kiếm, mất thời gian,
* Hoạt động 3: Thảo luận nhận xét nội dung tranh.
- Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ
- Cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3, 4.
- Kết luận: Tranh 1, 3 là ngăn nắp, gọn gàng. Còn tranh 2, 4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp.
* Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến.
- Giáo viên nêu một số tình huống để học sinh bày tỏ ý kiến.
- Kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong nhà không được để đồ dùng lên bàn học của mình.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- 1 Vài học sinh đọc lại.
- Học sinh thảo luận nhóm để đóng vai
- Đại diện các nhóm đóng vai.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhắc lại kết luận.
- Học sinh các nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Các nhóm học sinh trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh nhắc lại kết luận.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Học sinh lắng nghe.
Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2008
Thể dục
T(9): CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH VÒNG TRÒN
VÀ NGƯỢC LẠI.
ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
I. Mục tiêu:
- Học cách chuyển đội hình vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Ôn 4 động tác thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Ôn trò chơi: kéo cưa lừa xẻ.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, cờ và kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Khởi động:
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Phần mở đầu.
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
* Hoạt động 2: Phần cơ bản.
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số từ 1 đến hết.
- Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn vòng tròn.
- Ôn 4 động tác: Vươn thở, tay, chân, lườn.
- Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ.
+ Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
+ Cho học sinh chơi trò chơi.
* Hoạt động 3: Kết thúc.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Về ôn lại 4 động tác đã học.
- Học sinh ra xếp hàng.
- Học sinh thực hiện 1, 2 lần
- Học sinh tập theo hướng dẫn của giáo viên 2, 3 lần.
- Học sinh thực hiện mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cán sự lớp điều khiển cho cả lớp chơi 1, 2 lần.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Tập một vài động tác thả lỏng.
- Về ôn lại bài.
Toán
T(22): LUYỆN TẬP
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 22)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh
- Củng cố và rèn kỹ năng thực hiện phép cộng các dạng đã học.
- Củng cố giải toán có lời văn và làm quen với loại toán trắc nghiệm
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi một số học sinh lên đọc bảng công thức 9 cộng với một số.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
yêu cầu học sinh làm nhanh theo nhóm.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi,
- Riêng bài 5 trước khi làm giáo viên hướng dẫn để học sinh làm quen với bài kiểu trắc nghiệm
28 + 4 = ?
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học bài
- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh.
- Cả lớp cùng chữa bài.
- Học sinh làm bảng con.
38
+ 15
53
48
+ 24
72
68
+ 13
81
78
+ 9
87
58
+ 26
84
Bài 3: Học sinh làm vào vở.
Bài giải
Cả hai gói có tất cả là:
28 + 26 = 54 (Cái kẹo):
Đáp số: 54 cái kẹo.
Bài 4: Học sinh làm nhóm
- Một số nhóm học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh nêu cách làm rồi khoanh vào kết quả đúng.
- Khoanh vào đáp án: c) 32
Tập đọc
T(15): MỤC LỤC SÁCH
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 43)
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó.
- Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê.
- Biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả và trong mục lục sách.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu được nghĩa của các từ khó.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Mục lục một số sách.
- Học sinhBảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên đọc bài: “Chiếc bút mực” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
-GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng.
- Giải nghĩa từ: Tuyển tập; Hương đồng cỏ nội;
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm.
- Thi đọc cả bài
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
a) Tuyển tập này gồm có những truyện nào ?
b) Truyện “ Người học trò cũ” ở trang nào ?
c) Truyện“ Mùa quả cọ” là của nhà văn nào ?
d) Mục lục sách dùng để làm gì ?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 5: Củng cố dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài.
- Học sinh về nhà đọc bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nối nhau đọc từng dòng.
- Học sinh đọc phần chú giải.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Nhận xét nhóm đọc tốt nhất.
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh nêu tên từng truyện.
- Ở trang 52.
- Quang Dũng.
- Cho biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần nào.
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài.
-Cả lớp cùng nhận xét khen nhóm đọc tốt.
Chính tả
T(9) Tập chép: CHIẾC BÚT MỰC
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 42)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt nội dung bài: “chiếc bút mực. ”
- Viết đúng qui tắc viết chính tả với ia/ ya.
- Làm đúng các bài tập có phụ âm đầu l/n; vần en/eng.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ: Hòn cuội, băng băng, trong vắt.
- Học sinh ở dưới lớp viết vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép.
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Mai, Lan, bút mực, hoá, quên.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 vào vở.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2a.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 Học sinh đọc lại.
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh luyện bảng con.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh chép bài vào vở.
- Soát lỗi.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 1 Học sinh lên bảng làm.
Tia nắng, đêm khuya, cây mía.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh.
- Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất.
Nón, lợn, lười, non.
Thủ công
T(5): GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (Tiết 1)
(Dự kiến : 35 phút )
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp máy bay đuôi rời và gấp được máy bay đuôi rời.
- Học sinh biết cách phóng máy bay.
- Học sinh yêu thích và hứng thú gấp hình.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Mẫu máy bay bằng giấy.
- Học sinh: Giấy màu, kéo,
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi một số học sinh lên nói lại các bước gấp máy bay phản lực.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn và giới thiệu mẫu gấp máy bay đuôi rời và gợi ý cho học sinh nhận xét về hình dáng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
- Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay.
- Bước 3: làm thân và đuôi máy bay.
- Bước 4: lắp thân máy bay hoàn chỉnh.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh gấp máy bay đuôi rời.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh về tập gấp lại.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nhắc lại các bước gấp máy bay.
- Học sinh làm theo nhóm.
- Trưng bày sản phẩm.
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2008
Toán
T(23): HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TỨ GIÁC
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 23)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: 1 số miếng bìa có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Giáo viên đưa một số hình trực quan có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật và ghi tên các hình rồi cho học sinh đọc.
- Giáo viên vẽ lên bảng hình tứ giác điền tên rồi cho học sinh đọc.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh tập vẽ vào bảng con.
- Cho học sinh đọc tên các hình đó.
Bài 2: Học sinh làm miệng.
Bài 3: Học sinh làm vào vở.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà làm bài.
- Học sinh quan sát và nhận ra hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Học sinh đọc: Hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNPQ.
- Học sinh quan sát và nhận ra hình tứ giác.
- Học sinh đọc: Hình tứ giác GHIK, hình tứ giác DEGH.
- Học sinh tập vẽ vào bảng con
- Đọc tên: Hình chữ nhật ABDE; hình tứ giác MNPQ.
- Học sinh trả lời:
+ Hình a có1 hình tứ giác.
+ Hình b có 2 hình tứ giác.
+ Hình c có 1 hình tứ giác.
- Học sinh làm vào vở.
- 1 Em lên bảng kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình để có 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác: Để có 3 hình tứ giác.
Kể chuyện
T(5): CHIẾC BÚT MỰC
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 41)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: “Chiếc bút mực. ”
- Biết phân vai dựng lại câu chuyện.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giábạn kể và kể tiếp lời kể cảa bạn.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên kể lại câu chuyện “Bím tóc đuôi sam”.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể.
- Kể từng đoạn theo tranh.
- Cho học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể tóm tắt nội dung của mỗi tranh.
+ Kể theo nhóm.
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Kể toàn bộ câu chuyện theo vai.
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện.
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. Giáo viên khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình.
- Phân vai dựng lại câu chuyện.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Về kể cho cả nhà cùng nghe.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh kể nội dung mỗi tranh theo nhóm.
- Nối nhau kể trong nhóm.
+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
+ Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.
- Cử đại diện kể trước lớp.
- Một học sinh kể lại.
- Các nhóm thi kể chuyện.
- Nhận xét.
- Các nhóm cử đại diện lên kể.
- Cả lớp cùng nhận xét.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đóng vai đạt nhất.
- Học sinh lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét.
Tự nhiên và xã hội
T(5): CƠ QUAN TIÊU HOÁ
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 9)
I. Mục đích - Yêu cầu:
Sau bài học học sinh có thể:
- Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tranh vẽ sơ đồ cơ quan tiêu hoá trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Muốn cho xương và cơ phát triển tốt em cần phải làm gì ?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Trò chơi “chế biến thức ăn”.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Em học được gì qua trò chơi này ?
* Hoạt động 3: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ.
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ.
- Nhận xét đưa ra kết luận: Thức ăn vào miệng đến thực quản đến dạ dày đến ruột non và biến thành chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể các chất cặn bã được đưa xuống ruột già rồi thải ra ngoài.
* Hoạt động 4: Nhận biết cơ quan tiêu hoá.
- Cho học sinh quan sát lại cơ quan tiêu hoá.
- Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá.
- Cho học sinh chơi trò chơi ghép hình các cơ quan tiêu hoá.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà ôn lại bài.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát sơ đồ.
- Một số học sinh lên chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ trên bảng.
- Học sinh lên điền tên các cơ quan của ống tiêu hoá.
- Học sinh nhắc lại nhiều lần.
- Học sinh quan sát lại và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
- Nhắc lại kết luận.
- Học sinh chơi trò chơi ghép hình các cơ quan tiêu hoá.
MĨ THUẬT
Tiết 5: Tập nặn tạo dáng tự do: NẶN HOẶC VẼ XÉ DÁN CON VẬT
(thời gian toàn bài: 35 phút)
I/ MỤC TIÊU:
-HS nhận biết được tên và hình dáng 1 số con vật.
-HS nặn hoặc vẽ được 1 số con vật gần giống với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, đất nặn, 1 số tranh ảnh về con vật.
-HS: Vở tập vẽ, viết, màu...
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (6’) Quan sát và nhận xét.
-GV giới thiệu bài và giới thiệu 1 số tranh ảnh vè các con vật.
-HS quan sát và trả lời 1 số câu hỏi.
-Câu hỏi: Em hãy kể tên một số con vật mà em biết?
Em vừa được quan sát những con vật có tên là gì?
Em hãy nêu hình dáng, màu sắc của: một số con vật này...?
Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
-GV nhận xét và chuyển ý.
Hoạt động 2: (8’) Hướng dẫn cách vẽ hoặc nặn.
-GV vẽ hoặc nặn mẫu và hướng dẫn HS vẽ hoặc nặn.
-Chọn con vật, cách vẽ - nặn, phác họa và chỉnh hình. HS chú ý lắng nghe và nhắc lại.
*GV vẽ hoặc nặn mẫu:
Hoạt động 3: (20’) Thực hành vẽ hoặc nặn.
-GV cho HS tiến hành vẽ, nặn. Trong quá trình HS vẽ, nặn. GV theo dõi để giúp đỡ.
-HS vẽ hoặc nặn xong trưng bày sản phẩm. HS nhận xét và GV nhận xét chung.
Hoạt động 4: (1’) Nhận xét và dặn dò tiết học.
Luyện từ và câu
T(5): TÊN RIÊNG, CÁCH VIẾT HOA TÊN RIÊNG
CÂU KIỂU AI LÀ GÌ ?
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 44)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật.
- Biết viết hoa tên riêng.
Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu ai (con gì, cái gì) là gì ?
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Bảng phụ;
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 Học sinh lên bảng làm bài 3 của giờ học trước.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh so sánh 2 cách viết
- Giáo viên dẫn dắt học sinh hiểu vì sao các từ ở nhóm 2 lại viết hoa.
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
- Hãy viết tên 2 bạn trong lớp.
- Hãy viết tên 1 dòng sông hoặc suối, kênh, rạch, hồ, núi, ở địa phương em.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét – sửa sai.
- Giáo viên thu một số bài để chấm.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà ôn lại bài.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Các từ ở cột 2 là tên riêng của 1 dòng sông, 1 ngọn núi, 1 thành phố, hay tên riêng của 1 người nên phải viết hoa.
- Học sinh làm vào vở.
+ Nguyễn Thuỳ Dương.
+ Vũ Minh Hiếu.
+ Sông Krông Ana; hồ Lăk, hồ Eakao.
- Học sinh làm vào vở.
+ Trường em là trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu.
+ Môn học em yêu thích là môn tiếng việt.
+ Thôn em là thôn văn hoá.
- Một số học sinh đọc bài của mình.
Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2008
Thể dục
T(10): ĐỘNG TÁC BỤNG.
CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG THÀNH VÒNG TRÒN
VÀ NGƯỢC LẠI
I. Mục tiêu:
- Ôn 4 động tác đã học, học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi “ qua đường lội. ”
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Khởi động:
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Phần mở đầu.
- Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Ôn bài tập đội hình đội ngũ
* Hoạt động 2: Phần cơ bản.
- Ôn bốn động tác đã học.
- Giáo viên điều khiển.
- Học chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
- Học động tác bụng.
+ Giáo viên làm mẫu.
+ Hướng dẫn học sinh tập.
+ Hô cho học sinh tập toàn động tác.
- Trò chơi: qua đường lội
Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
* Hoạt động 3: Kết thúc.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Về ôn lại trò chơi.
- Học sinh ra xếp hàng.
- Học sinh ôn lại một vài lần.
- Học sinh thực hiện 2 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thực hiện 2 lần.
- Học sinh tập mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh các tổ thi đua xem tổ nào nhanh nhất.
- Tập một vài động tác thả lỏng.
Chính tả
T(10) Nghe viết: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
(Dự kiến : 35 phút SGK trang 46)
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Nghe viết chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài: “Cái trống trường em”.
- Biết trình bày một bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, để cách một dòng khi viết hết một khổ thơ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu l/n và vần en/eng dễ lẫn.
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3b của giờ trước.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết.
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài.
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con:
Nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn,
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
- Chấm và chữa bài.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tậ
File đính kèm:
- Tuần 5.doc